What's new

[Chia sẻ] Nhật Bản, mùa thu lá đỏ của riêng mình tôi.

Đúng là chỉ riêng mình tôi vì cả nhóm thường đi cùng chỉ có 1 người tham gia được nhưng lại bị từ chối visa nên lại lân nữa làm solo traveller.

Dù đã đến Nhật công tác ngắn ngày vài lần nhưng mình vẫn ấp ủ 1 chuyến đi tự túc, thích vừa đi vừa tìm thông tin, thích được bắt xe nhảy tàu, thích được tự tìm miếng ăn chỗ ngũ … Vậy mà cứ mỗi lần nghĩ đến việc chuẩn bị bao nhiêu giấy tờ để nộp đơn xin visa là lại ngại. May mà đến một ngày bạn Vanilla Air xuất hiện trên facebook của mình với thông tin khuyến mãi quá hấp dẫn 5.1 triệu VNĐ khứ hồi, hành lý xách tay 10kg, transit tại Taipei. Một động lực đáng kể để quyết định lên đường.

Ban đầu dự định chỉ đi đơn giản Tokyo và Kyoto, sau đó lại tham lam nhét thêm vào nào là Himeji tham quan lâu đài, rồi Kawaguchiko ngắm núi Phú Sĩ, rồi lên Nikko xem lá đỏ trên tinh thần là tùy cơ ứng biến. Ngoài ra, thôi thì nhân tiện transit, ghé vào Đài Bắc chơi 1 buổi coi như khởi động.

Rồi cũng đến ngày lên đường. Rời TSN chuyến bay 2h sáng, 6:30 đến sân bay Taoyuan. Vì không có nhiều thời gian nên mình quyết định chỉ lên Núi Con Voi (Xiangshan) vì nằm ngay trong thanh phố có thể đến bằng phương tiện công cộng dễ dàng, có thể ngắm toàn cảnh thành phố nhưng không quá cao để leo không mệt.

Từ sân bay đi bus 1819 đến Taipei Main Station mất khoảng 1 tiếng, chuyển sang MRT line số 2, đi đến ga cuối Xiangshan ra cổng Exit 2 rồi đi bộ theo bảng chỉ dẫn là đến đường lên núi.

Nếu yêu thiến nhiên thì đi theo đường này.


Mình đi đường cầu thang


Đến đài quan sát số 1


Tiếp tục với các bậc thang dốc đứng


Đài quan sát số 2 thấp thoáng trong các lum cây


Mọi người thi nhau chụp


Mình cố đợi mọi người chụp xong để làm 1 tấm panorama. Chỗ trống rồi mà em này cứ say sưa tự sướng hoài. Chắc chụp mà chưa đẹp.


Cuối cùng cũng có thể làm việc.


Mình vẫn thắc mắc về nguồn gốc cái tên gọi Núi Con Voi, hóa ra là do các bạn tưởng tượng ra hình dáng cái đầu voi theo hình dáng ngọn đồi dưới chân núi.


Xong lại theo đường cũ về sân bay Taoyuan. Sân bay Taoyuan có khu vực ngũ nghĩ cho khách sau khi làm thủ tục xuất cảnh, có cả phòng tắm. Mình tranh thủ nằm chợp mắt trước chuyến bay đêm đến sân bay Kansai.
 
Re: Chùa Bạc.

Tên đầy đủ dịch từ tiếng Anh là Chùa Gác Bạc (Temple of Silver Pavilion - Ginkakuji) cho dù đây cũng không phải là tên thật. Nguyên nhân là do công trình nổi tiếng nhất của chùa – Điện Quan Âm (Kannonden) – khi xây dựng được dự tính sẽ dát bạc xung quanh nhưng cuối cùng việc này không thực hiện được.

Đây là công trình khá giản dị có 2 tầng với 2 phong cách kiến trúc khác nhau. Ngay phía trước là hồ Kinkyochi.



Tầng dưới theo phong cách kiến trúc nhà ở truyền thống của Nhật. Tầng trên theo phong cách thiền (zen) Trung Hoa chính là điện thờ với tượng Quan Âm được dát vàng. Du khách chỉ được ngắm bên ngoài, không mở cửa cho tham quan.



Trên đỉnh là tượng phượng hoàng bằng đồng là linh vật bảo vệ của phật Quan Âm.



Theo giải thích trong tờ leaflet hướng dẫn của Ginkakuji thì Chùa là biểu tượng tiêu biểu cho một triết lý thẩm mỹ Wabi-Sabi với các quan điểm về cái đẹp như sự đơn giản (beauty in simplicity, less is more), không hoàn hảo (perfectly imperfect) ... Chính sự đơn giản và đặc biệt là việc không hoàn thiện của Kannonden lại là nét đẹp tạo nên sự nổi tiếng cho nó.

Điểm nhấn tiếp theo chính là khu vườn cát phía trước, bên trái của Kannonden. Khu vườn cát cũng khá đơn giản với 2 phần gồm 1 đụn cát nhỏ có tên là Đài ngắm trăng (Moon viewing platform). Đây cũng tượng trưng cho ngọn núi Phú Sĩ.



Và phần cỏn lại có tên gọi là Biển cát bạc (Sea of silver sand) tượng trưng cho 1 trong 5 hồ nước (Ngũ hồ) dưới chân núi Phú Sĩ với các sọc cát tượng trưng cho sóng nước.



Tổng thể Kannonden và vườn cát



Hình như khu vườn cát được làm them sau chứ không có trong thiết kế ban đầu.


Ngay bên cạnh khu vườn cát là 2 công trình quan trọng khác gồm có Chính điện (Hondo) thờ Phật Thích ca (Sakyamuni) và Togudo Hall. Chỉ có Kannonden và Togudo Hall là 2 công trình không bị phá hủy và cả 2 được công nhận di sản quốc gia (National treasure).



Đa phần các công trình, cây cảnh và hồ nước đều được rào bảo vệ. Du khách đi tham quan theo lộ trình có bảng hướng dẫn. Từ Kannonden, đi vòng gần hết khu vườn cát, băng qua hồ để vào khu vườn cảnh. Đi men theo hồ nước rồi leo lên con đồi phía sau để có thể ngắm toàn cảnh Chùa và khu vực xung quanh.



Đi tiếp sẽ có đường xuống rồi đi theo đường bên kia Chùa để ra cổng.
 
Re: Chùa Bạc (3) – Vườn cảnh.

Đi vòng xung quanh vườn cát sẽ đến điểm giữa hồ Kinkyochi, tại đây có 1 cây cầu nhỏ bắc qua bờ bên kia cũng chính là khu vườn cảnh. Sang cầu rẽ phải đi ven theo hồ sẽ đến lối ra, rẽ trái sẽ có đường đi sâu vào khu sườn núi phía sau.





Vườn cảnh được thiết kế xoay quanh hồ Kinkyochi với các đảo nhỏ, những tảng đá sắp đặt ven hồ hoặc giữa hồ, vườn rêu và khá nhiều loại cây xanh lớn nhỏ được trồng không theo trật tự. Cá nhân mình cảm thấy khu vườn đẹp nhưng khá rối mắt. Thực ra mọi thứ được bố trí hoàn toàn có chủ đích. Theo giải thích việc sắp đặt như vậy là 1 trường phái thiết kế vườn cảnh.


Thay vì bố trí mọi thứ theo đường thẳng, đường đi trong vườn được thiết kế uốn lượn, nhấp nhô làm phong cảnh thay đổi liên tục, vừa hiện ra lại biến mất, sau đó lại xuất hiện với góc nhìn khác.


Đây là góc nhìn khác của Gác bạc (Kannonden), ẩn hiện sau những tán cây.





Đài ngắm trăng.





Lối đi nằm ven theo bờ hồ.





Đi ngang khu vườn rêu phủ kín 1 vùng đồi.





Nơi để du khách cầu may mắn.





Vào sâu bên trong. Cây cối um tùm che cái nắng trưa đang gay gắt.





Cuối cùng cũng lên tới điểm ngắm cảnh chạy men sườn núi. Toàn cảnh khuôn viên Ginkakuji và 1 góc nhỏ Kyoto. Dừng ngắm cảnh và nghỉ chân một lúc, tiếp tục đi theo con đường độc đạo dẫn ra cổng.





Rừng cây cao vút bên cạnh.





Trà quán nằm yên tĩnh và thơ mộng cạnh rừng trúc.





Trà quán và quầy lưu niệm cũng là điểm kết thúc hành trình tham quan Ginkakuji.
 
Re: Chùa Vàng - Kim Các Tự (Kinkakuji)

Ra khỏi Ginkakuji cũng tầm 2h chiều, ăn vội mấy que Yakitory ở con đường trước chùa rồi đón xe bus 102 qua Kinkakuji – Chùa Gác Vàng.


Cả Kinkakuji và Ginkakuji đều nằm ở phía bắc Kyoto và gần như là đối xứng với nhau. Kinkakuji ở phía Tây còn Ginkakuji ở phía Đông. Kinkakuji do vị shogun dòng họ Ashikaga đời thứ 3 xây dựng, sau đó vị shogun đời thứ 8 xây dựng Ginkakuji với nhiều nét tương đồng đặc biệt là đều lấy 1 căn gác thờ Phật làm công trình chính tiêu biểu trong quần thể.


Dù có những nét tương đồng nhưng thực ra 2 ngôi chùa này lại là đại diện cho 2 trường phái văn hóa tương phản nhau. Kinkakuji lại đại diện cho văn hóa Kitayama có đặc thù lộng lẫy, xa hoa. Trong khi đó Ginkakuji đại diện cho văn hóa Higashiyama với đặc thù đơn giản và yên bình.


Ngay lối vào đã thấy khách tham quan rất đông nhưng nhờ đội ngũ điều động tốt nên vẫn khá trật tự, quy củ. Cổng chính không nằm ngay bên ngoài mà phải đi qua một vườn cây. Lối vào rộng rãi, quy mô hơn hẳn Ginkakuji.




Cổng chính nằm ở cuối đường.




Những chiếc lá đỏ nhảy múa dưới ánh nắng chiều.




Một tảng đá có hình dạng như chiếc thuyền đặt bên lối đi.




Phía trước là chiếc cổng thứ 2 có tên là Kara-mon với mái cong đặc trưng.




Bên tay phải là khu vực sinh sống của các sư trong chùa.




Qua cổng Kara-mon tiếp tục đi men theo bờ tường bao quanh khuôn viên chùa. Thấp thoáng vài mái nhà với kiến trúc đặc trưng.




Cảnh quan khá bình thường ở lối vào.




Cảnh vật đều đều bên đường có lẽ làm mọi người xao lãng, quên mất mục tiêu sắp đến. Cho nên khi ra khỏi lối đi bị che khuất tầm mắt vừa bước vào khu vườn cảnh, mọi người đồng loạt Ồ lên vì bị bất ngờ khi hình ảnh Lầu Vàng (Kinkaku) bất chợt hiện ra chói lóa dưới ánh mặt trời.
 
Last edited:
Re: Chùa Vàng - Kinkakuji (2)

Khu vườn cảnh được xây dựng mô phỏng theo cõi Tây phương Cực lạc của Phật A-di-đà tạo thành một nơi giao hòa giữa trời và đất. Trung tâm của khu vườn chính là hồ Kyoko-chi (Mặt Gương) và đặc biệt là Căn Gác Vàng ở phía bắc hồ nước.


Dù cũng đã cuối giờ chiều khách tham quan vẫn đứng đông nghẹt quanh hồ ngắm cảnh và chụp ảnh.





Chờ khá lâu, cuối cùng cũng vào được đến hàng rào ven hồ để chụp ảnh. Tình cờ lại đến Kinkakuji đúng lúc xế chiều là thời điểm đẹp nhất trong ngày. Nhờ ánh nắng vàng rực phản chiếu từ lớp dát vàng, căn Gác trở nên rực rỡ hơn. Mặt hồ, đúng như tên gọi, giống một chiếc gương khổng lồ phản chiếu rõ nét hình ảnh căn Gác vàng và cảnh vật xung quanh.





Trong hồ có 10 đảo nhỏ đều được đặt tên riêng. Hòn đảo to nhất nằm giữa hồ, ngay chính diện căn Gác vàng tượng trưng cho các hòn đảo tạo nên đất nước Nhật Bản.





Trên các đảo nhỏ chủ yếu trồng thông, còn xung quanh thì bố trí đá với nhiều hình thù. Sanzon-seki là quy tắc sắp đặt đá phổ biến gồm 3 viên đá, viên to nhất ở giữa đại diện cho Phật A-di-đà, 2 viên đá nhỏ hơn nằm 2 bên đại diện cho Quan Âm và Đại Thế Chí. Đảo lớn nhất trong hồ cũng có 2 cụm đá bố trí như vậy.


Một cụm đá Sanzon-seki trên đảo lớn nhìn từ bên ngoài (ba viên đá ở giữa hình).





Một cụm nữa nhìn từ căn Gác vàng (bên trái hình).





Ngoài ra, bên cạnh đảo lớn có hai đảo nhỏ có hình dạng rùa và sếu nhưng mình không nhìn thấy được. Hình như hồ cảnh nào cũng phải thiết kế có 2 đảo như vậy.


Và nổi bật nhất ở hồ Kyoko-chi chính là căn Gác vàng – Kim Các Tự (Kinkaku), đây cũng là biểu tượng cho cả quần thể chùa. Đây là công trình 3 tầng, mỗi tầng được xây dựng theo một trường phái kiến trúc khác.


Tầng dưới cùng không dát vàng theo phong cách quý tộc hoàng gia. Bên trong có đặt một tượng Phật quá khứ (bên phải hình) và một tượng chính là Yoshimitsu chủ nhân của ngôi chùa. Nhìn từ xa có thể thấy hai bức tượng nhưng không rõ.





Tầng hai được dát vàng bên ngoài theo phong cách kiến trúc quý tộc samurai bên trong thờ Phật Quan Âm. Tầng ba cũng được dát vàng theo phong cách thiền Trung hoa bên trong thờ 3 vị Phật (Amida triad) có lẽ là Phật A-di-đà và Quan Âm, Đại Thế Chí. Và trên chop nóc là một chú Phượng hoàng cũng được mạ vàng.





Chuẩn bị rời hồ để đi vào khu vườn phía sau thì trời bổng sẩm tối một lúc. Kim Các Tự như nổi bật hơn khi bóng tối bao phủ xung quanh.





Một lúc sau ánh sáng quay lại. Hòa theo dòng người đi r khu vườn phía sau vẫn đông nghẹt khách.

 
Last edited:
Re: Chùa Vàng - Kinkakuji (3)

Tiếp tục đi tham quan khu vực phía sau. Khu vực này nằm trên sườn núi nên địa thế cao hơn khu vực hồ Kyoko-chi. Hai bên lối đi là những tiểu cảnh.


Hình ảnh một khe nước nhỏ, những viên đá như những chú cá đang phóng lên khỏi mặt nước. Ý tưởng lấy từ chuyện cá chép vượt vũ môn để hóa rồng.





Nơi ném đồng xu để cầu may mắn.







Lối đi chạy ven theo một hồ nước khác. Giữa hồ có một đảo nhỏ, trên đảo chỉ có một tháp bằng đá tên là Bạch Xà (White Snake). Theo truyền thuyết thì con rắn trắng là hấu cận của vị Phật Bà Benzaiten (một vị Phật của Nhật Bản nhưng có xuất xứ từ đạo Hindu).





Lên đến điểm cao nhất thì có thể thấy được phần ngọn của căn Gác vàng nhô lên khỏi cây lá xung quanh.





Đi tiếp sẽ gặp một ngôi nhà nhỏ, đơn sơ. Đây là Sekka-tei, nơi thưởng thức trà đạo.





Điểm cuối cùng trong khuôn viên là điện Fudo-do nơi thờ thần Fudo Myoo. Có tài liệu nói Fudo Myoo là thần để cầu sức khỏe đặc biệt là các bệnh về mắt. Cũng có tài liệu lại nói đây là 1 trong 5 vị thần trí tuệ.





Ở Nhật thông thường chùa thờ Phật tiếng Anh gọi là Temple, đền thờ Shinto thì gọi là Shrine. Trong khuôn viên chùa đều có một đền thờ Shinto nhỏ. Ở chùa Gác Vàng cũng vậy, cũng có một đền thờ Shinto gần ngay Fudo-do nhưng không hiểu sao lại quá nhỏ và quá đơn sơ, mà còn nằm ở vị trí hết sức khiêm tốn.





Dãy cầu thang dẫn ra cổng. Kết thúc chuyến thăm Kinkakuji.
 
Re: Chùa Bạc.

Tên đầy đủ dịch từ tiếng Anh là Chùa Gác Bạc (Temple of Silver Pavilion - Ginkakuji) cho dù đây cũng không phải là tên thật. Nguyên nhân là do công trình nổi tiếng nhất của chùa – Điện Quan Âm (Kannonden) – khi xây dựng được dự tính sẽ dát bạc xung quanh nhưng cuối cùng việc này không thực hiện được.

Đây là công trình khá giản dị có 2 tầng với 2 phong cách kiến trúc khác nhau. Ngay phía trước là hồ Kinkyochi.



Tầng dưới theo phong cách kiến trúc nhà ở truyền thống của Nhật. Tầng trên theo phong cách thiền (zen) Trung Hoa chính là điện thờ với tượng Quan Âm được dát vàng. Du khách chỉ được ngắm bên ngoài, không mở cửa cho tham quan.



Trên đỉnh là tượng phượng hoàng bằng đồng là linh vật bảo vệ của phật Quan Âm.



Theo giải thích trong tờ leaflet hướng dẫn của Ginkakuji thì Chùa là biểu tượng tiêu biểu cho một triết lý thẩm mỹ Wabi-Sabi với các quan điểm về cái đẹp như sự đơn giản (beauty in simplicity, less is more), không hoàn hảo (perfectly imperfect) ... Chính sự đơn giản và đặc biệt là việc không hoàn thiện của Kannonden lại là nét đẹp tạo nên sự nổi tiếng cho nó.

Điểm nhấn tiếp theo chính là khu vườn cát phía trước, bên trái của Kannonden. Khu vườn cát cũng khá đơn giản với 2 phần gồm 1 đụn cát nhỏ có tên là Đài ngắm trăng (Moon viewing platform). Đây cũng tượng trưng cho ngọn núi Phú Sĩ.



Và phần cỏn lại có tên gọi là Biển cát bạc (Sea of silver sand) tượng trưng cho 1 trong 5 hồ nước (Ngũ hồ) dưới chân núi Phú Sĩ với các sọc cát tượng trưng cho sóng nước.



Tổng thể Kannonden và vườn cát



Hình như khu vườn cát được làm them sau chứ không có trong thiết kế ban đầu.


Ngay bên cạnh khu vườn cát là 2 công trình quan trọng khác gồm có Chính điện (Hondo) thờ Phật Thích ca (Sakyamuni) và Togudo Hall. Chỉ có Kannonden và Togudo Hall là 2 công trình không bị phá hủy và cả 2 được công nhận di sản quốc gia (National treasure).



Đa phần các công trình, cây cảnh và hồ nước đều được rào bảo vệ. Du khách đi tham quan theo lộ trình có bảng hướng dẫn. Từ Kannonden, đi vòng gần hết khu vườn cát, băng qua hồ để vào khu vườn cảnh. Đi men theo hồ nước rồi leo lên con đồi phía sau để có thể ngắm toàn cảnh Chùa và khu vực xung quanh.



Đi tiếp sẽ có đường xuống rồi đi theo đường bên kia Chùa để ra cổng.

Cái ụ cát trắng không phải hình tượng núi Phú Sĩ bạn ơi. Nó là hình tượng mặt trăng đó. Đứng trên lầu Ginkaku (Ngân Các - Gác Bạc) nhìn xuống sẽ hiểu.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,671
Bài viết
1,171,000
Members
192,331
Latest member
Nganquybaba
Back
Top