Phong vị tuyệt vời cho những ngày đầu thu
Ngày 02/8/2012
Cái khoảng thời gian thảnh thơi nhất là mở cửa quán buổi sớm.
Tôi thay nước ban thờ, thắp một nén hương, rồi lục tục bê bàn ghế ra xếp ngoài vỉa hè, quét nhà, lau nhà, rửa đống cốc chén bẩn còn trên bàn. Và đun một ấm nước sôi để pha mẻ cà phê mới cho ngày hôm đó.
Do cũng quen nếm thử cà phê nên giờ tôi mới có khái niệm thế nào là cà phê đậm đặc, thế nào là loãng, thế nào là thơm, thế nào là có vị, thế nào là có hương. Và giờ nếu mình có làm một cốc đen đá cũng không bị say cà phê như cách đây nửa tháng. Không tự dám nhận là biết uống, chỉ có điều tôi cần biết nếm cà phê, để pha cho chuẩn hơn mà thôi.
Mọi diễn biến trôi qua thật nhanh.
Nó cũng giống như việc say xe ô tô là nỗi ám ảnh suốt cả một đời đi học của tôi. Thế rồi tôi xin việc vào một công ty bất động sản có dự án trên Hòa Bình. Bình quân mỗi tuần tôi phải đi theo xe lên dự án 2,3 lần. Rồi bỗng một ngày chợt nhận ra rằng mình hết say xe ô tô tự lúc nào không biết.
Thời điểm quán xá chưa đông khách, tôi hay ngồi một bàn ngoài trời, trên bàn là một cuốn tiểu thuyết nào đó, một mặt để ngắm phố phường đang vận động náo nhiệt giữa cái tiết trời chớm thu, một mặt để làm quen với khách và mời khách vào quán cafe. Thực ra, tôi cũng không thuộc dạng si mê thể loại tiểu thuyết lắm, nhưng từ khi nghỉ làm ra trông quán, tôi nghĩ rằng đây là cơ hội hiếm có để mình đọc được hết đống sách ở nhà mình, mà không hề cảm thấy tội lỗi và dằn vặt mình vì cái tội lỗi vô hình: "nghỉ việc chỉ để ngồi nhà đọc sách như một con mọt". Dẫu sao, tôi cũng thấy việc mình ngồi bàn cà phê này đọc tiểu thuyết, cũng là mình đang làm việc.
Hôm trước đón được một vài khách Tây rẽ vào quán và ngồi bàn bên cạnh. Nhưng hôm nay, đã gần 2 tiếng mà chưa đón được một khách nào. Bỗng cảm thấy nhức đầu bởi tiếng ồn ã của còi xe, tôi rút lui vào bên trong quán. Tôi nhức đầu, trong 2 tiếng, tôi chỉ chú tâm đọc được vỏn vẹn 3 trang của cuốn "Biên niên ký chim vặn dây cót" của Haruki Murakami.
Có lẽ công việc trông coi quán cà phê là mình sẽ tiếp nhận đủ mọi thứ tạp âm trong ngày, từ ngoài đường phố, vỉa hè, lẫn tiếng nhạc trong quán, những cuộc gặp nói chuyện với bạn bè đến quán hàng ngày ... nên đã tự lúc nào, tôi không còn muốn nghe những âm thanh chát chúa của Heavy Metal, hay sự tươi trẻ của Rock n' Roll, sự quằn quại của Blues, ngay cả đến những nốt nhạc bỏ ngỏ nhẹ như lông hồng của Trịnh Công Sơn, cùng với tiếng hát của Khánh Ly hay Hồng Nhung, cũng đủ làm tôi cảm thấy quá ồn ào và đau đầu, trong tôi có cảm giác như hàng triệu con muỗi đang vo ve, ong ong. Tôi chợt nhớ đến một cuốn tiểu thuyết khác của Haruki, trong đó nhân vật chính cũng có cuộc sống bình dị, anh ta không thích làm nghề gì, cũng không biết làm gì, nhưng vì áp lực cần có nghề ngỗng và chí ít phải tự kinh doanh để cho gia đình tài phiệt phía nhà vợ ko có cảm giác mình là thằng chồng chỉ biết ăn không ngồi rồi trên đống tiền của vợ; nên anh ta mở quán bar có phục vụ nhạc jazz, mang tiếng mục đích là để kinh doanh, nhưng thực ra chỉ là che mắt thiên hạ, và phục vụ cái sở thích nghe nhạc jazz của anh ta mà thôi. Trong truyện đó, anh ta là một con người quá đỗi trầm lặng so với cái cuộc sống náo nhiệt này, một kẻ không theo kịp tốc độ của xã hội, bị văng ra bên lề và cố gắng thỏa hiệp với xã hội đó. Vì vậy anh ta luôn phải đóng kịch, khoác bên ngoài mình một vẻ lịch lãm, hồ hởi, dễ mến, có tốc độ và thích đua tranh; nhưng trong thâm tâm sâu thẳm của mình, anh ta chẳng quan tâm cái mẹ gì ngoài kia, chỉ muốn cuộn tròn lại mà ngủ yên, đi tìm lại hình bóng một cô bạn gái tự thuở thiếu niên thanh bình, trên nền những bản nhạc của Bing Crosby, Nat King Cole hay Rossini.
Nhưng đời người đâu có ai trú ngụ trong cái tuổi thơ bình yên đó mãi được, phải không? Chúng ta vẫn phải lớn lên, chúng ta vẫn phải có công ăn việc làm, phải hòa vào chung với những chuẩn mực, định kiến xã hội đó, phải sống, phải lập gia đình, phải kiếm cái ăn hàng ngày, chăm chút cho hiện tại và toan tính cho tương lai. Nếu anh muốn hàng ngày nghe những bản nhạc yêu thích của mình bên chiếc đĩa vinyl, ngồi trên chiếc ghế đẩu bập bênh bên hiên cửa sổ hướng ra biển, bên tay trái là con mèo đang cố chọn tư thế gọn nhất trên tay vịn, nằm ngủ và cố tận hưởng nốt những tia nắng vàng vọt cuối cùng còn sót lại của một chiều hoàng hôn thu lạnh giá; anh nên để đến khi anh 60 tuổi, về hưu, và hãy làm những gì mình thích. Việc một anh chàng gần 30 tuổi đầu, cảm thấy vô nghĩa với những danh vọng, tiền đồ và mưu cầu sự nghiệp, hàng ngày chỉ muốn hoài niệm về thời thơ ấu, đó như một sự mơ mộng không hợp thời. Những anh chàng nghệ sĩ như vậy rồi cũng chìm đắm trong rượu, tuyệt vọng và ngỡ ngàng. Những anh chàng đó dường như chỉ lớn đến tuổi 15,18; và rồi mãi mãi về sau cũng chỉ dừng ở độ tuổi 15,18 đó. Nếu điều đó xảy ra với cá nhân chúng ta, thì đó là một bi kịch.
"Người không muốn lớn" - Đó cũng chính là bi kịch của Hajime, nhân vật chính trong cuốn tiểu thuyết "Phía Nam biên giới, phía Tây mặt trời" của Haruki Murakami - một tác phẩm mà được nhiều người đánh giá là gần gũi với "tiểu sử ngoài đời" thật của Haruki nhất. Chúng ta cũng có thể bắt gặp lại cái bi kịch không tên đó trong các tác phẩm khác của ông, như "Kafka bên bờ biển", và tác phẩm nổi tiếng cũng như rõ rệt nhất là "Rừng Nauy", trong vai nhân vật Toru Wantanabe - tâm hồn và thể xác đẹp như một con búp bê nhưng chỉ đi ngược đi xuôi trong câu chuyện, quá ít việc để làm và không hề tồn tại một mục đích nào để sống.
Nếu bạn nào từng đọc "Phía Nam biên giới, phía Tây mặt trời", chắc các bạn sẽ nhớ được, là Hajime đã mở thành công quán bar đầu tiên của anh, và anh nhân rộng nó ra, mở một quán thứ 2, với tên đặt là "Ro****s Nest" (Tổ chim cúc cu) - bản jazz yêu thích nhất của anh, một tác phẩm nổi tiếng để đời của nghệ sĩ dương cầm Oscar Peterson.
Quán vắng khách, nên tôi có thể bật nhạc gì tôi thích. Tôi tìm bản "Ro****s Nest" trên Youtube, và bật nó nghe thử qua bộ loa nhỏ trong quán. Những tiết tấu ngẫu hứng, giai điệu dập dìu, lơ đễnh đặc trưng của jazz. Từng nốt nhạc rời khỏi phím đàn của Oscar, thoát ra và tạo thành những xoắn nhỏ li ti như xoắn của bào gỗ, lả tả rơi rụng quanh không gian. Tôi có cảm nhận rằng người chơi đàn hoàn toàn biến mất, hay toàn bộ thân thể, trí óc của anh ta đã vỡ tan như từng giọt nước và hòa vào bản nhạc, chỉ có những nhạc cụ nhảy múa và phát ra âm thanh sơ bản của chúng. Tôi cũng cảm thấy cái stress nặng chình chịch đè xuống lông mày và thái dương tôi, như đang được ai chọc ống tiêm vào và rút bớt chúng ra cho đầy một ống xi-lanh, và rồi người nghe cũng tan biến trong bản nhạc đó.
Tôi tiếp tục tìm và nghe những bài khác của Tam tấu Oscar Peterson như "Hey, Raymond", "Stardust", "I confessin' that I love", "Rent party" ... kết thúc bằng Corcovado trong tiếng hát trong trẻo của Astrud Gilberto, cũng là lúc phía bên ngoài có một đôi khách ngoại quốc đến quán.
Một phong vị tuyệt vời cho những ngày đầu thu tháng 8.
Ngày 02/8/2012
Cái khoảng thời gian thảnh thơi nhất là mở cửa quán buổi sớm.
Tôi thay nước ban thờ, thắp một nén hương, rồi lục tục bê bàn ghế ra xếp ngoài vỉa hè, quét nhà, lau nhà, rửa đống cốc chén bẩn còn trên bàn. Và đun một ấm nước sôi để pha mẻ cà phê mới cho ngày hôm đó.
Do cũng quen nếm thử cà phê nên giờ tôi mới có khái niệm thế nào là cà phê đậm đặc, thế nào là loãng, thế nào là thơm, thế nào là có vị, thế nào là có hương. Và giờ nếu mình có làm một cốc đen đá cũng không bị say cà phê như cách đây nửa tháng. Không tự dám nhận là biết uống, chỉ có điều tôi cần biết nếm cà phê, để pha cho chuẩn hơn mà thôi.
Mọi diễn biến trôi qua thật nhanh.
Nó cũng giống như việc say xe ô tô là nỗi ám ảnh suốt cả một đời đi học của tôi. Thế rồi tôi xin việc vào một công ty bất động sản có dự án trên Hòa Bình. Bình quân mỗi tuần tôi phải đi theo xe lên dự án 2,3 lần. Rồi bỗng một ngày chợt nhận ra rằng mình hết say xe ô tô tự lúc nào không biết.
Thời điểm quán xá chưa đông khách, tôi hay ngồi một bàn ngoài trời, trên bàn là một cuốn tiểu thuyết nào đó, một mặt để ngắm phố phường đang vận động náo nhiệt giữa cái tiết trời chớm thu, một mặt để làm quen với khách và mời khách vào quán cafe. Thực ra, tôi cũng không thuộc dạng si mê thể loại tiểu thuyết lắm, nhưng từ khi nghỉ làm ra trông quán, tôi nghĩ rằng đây là cơ hội hiếm có để mình đọc được hết đống sách ở nhà mình, mà không hề cảm thấy tội lỗi và dằn vặt mình vì cái tội lỗi vô hình: "nghỉ việc chỉ để ngồi nhà đọc sách như một con mọt". Dẫu sao, tôi cũng thấy việc mình ngồi bàn cà phê này đọc tiểu thuyết, cũng là mình đang làm việc.
Hôm trước đón được một vài khách Tây rẽ vào quán và ngồi bàn bên cạnh. Nhưng hôm nay, đã gần 2 tiếng mà chưa đón được một khách nào. Bỗng cảm thấy nhức đầu bởi tiếng ồn ã của còi xe, tôi rút lui vào bên trong quán. Tôi nhức đầu, trong 2 tiếng, tôi chỉ chú tâm đọc được vỏn vẹn 3 trang của cuốn "Biên niên ký chim vặn dây cót" của Haruki Murakami.
Có lẽ công việc trông coi quán cà phê là mình sẽ tiếp nhận đủ mọi thứ tạp âm trong ngày, từ ngoài đường phố, vỉa hè, lẫn tiếng nhạc trong quán, những cuộc gặp nói chuyện với bạn bè đến quán hàng ngày ... nên đã tự lúc nào, tôi không còn muốn nghe những âm thanh chát chúa của Heavy Metal, hay sự tươi trẻ của Rock n' Roll, sự quằn quại của Blues, ngay cả đến những nốt nhạc bỏ ngỏ nhẹ như lông hồng của Trịnh Công Sơn, cùng với tiếng hát của Khánh Ly hay Hồng Nhung, cũng đủ làm tôi cảm thấy quá ồn ào và đau đầu, trong tôi có cảm giác như hàng triệu con muỗi đang vo ve, ong ong. Tôi chợt nhớ đến một cuốn tiểu thuyết khác của Haruki, trong đó nhân vật chính cũng có cuộc sống bình dị, anh ta không thích làm nghề gì, cũng không biết làm gì, nhưng vì áp lực cần có nghề ngỗng và chí ít phải tự kinh doanh để cho gia đình tài phiệt phía nhà vợ ko có cảm giác mình là thằng chồng chỉ biết ăn không ngồi rồi trên đống tiền của vợ; nên anh ta mở quán bar có phục vụ nhạc jazz, mang tiếng mục đích là để kinh doanh, nhưng thực ra chỉ là che mắt thiên hạ, và phục vụ cái sở thích nghe nhạc jazz của anh ta mà thôi. Trong truyện đó, anh ta là một con người quá đỗi trầm lặng so với cái cuộc sống náo nhiệt này, một kẻ không theo kịp tốc độ của xã hội, bị văng ra bên lề và cố gắng thỏa hiệp với xã hội đó. Vì vậy anh ta luôn phải đóng kịch, khoác bên ngoài mình một vẻ lịch lãm, hồ hởi, dễ mến, có tốc độ và thích đua tranh; nhưng trong thâm tâm sâu thẳm của mình, anh ta chẳng quan tâm cái mẹ gì ngoài kia, chỉ muốn cuộn tròn lại mà ngủ yên, đi tìm lại hình bóng một cô bạn gái tự thuở thiếu niên thanh bình, trên nền những bản nhạc của Bing Crosby, Nat King Cole hay Rossini.
Nhưng đời người đâu có ai trú ngụ trong cái tuổi thơ bình yên đó mãi được, phải không? Chúng ta vẫn phải lớn lên, chúng ta vẫn phải có công ăn việc làm, phải hòa vào chung với những chuẩn mực, định kiến xã hội đó, phải sống, phải lập gia đình, phải kiếm cái ăn hàng ngày, chăm chút cho hiện tại và toan tính cho tương lai. Nếu anh muốn hàng ngày nghe những bản nhạc yêu thích của mình bên chiếc đĩa vinyl, ngồi trên chiếc ghế đẩu bập bênh bên hiên cửa sổ hướng ra biển, bên tay trái là con mèo đang cố chọn tư thế gọn nhất trên tay vịn, nằm ngủ và cố tận hưởng nốt những tia nắng vàng vọt cuối cùng còn sót lại của một chiều hoàng hôn thu lạnh giá; anh nên để đến khi anh 60 tuổi, về hưu, và hãy làm những gì mình thích. Việc một anh chàng gần 30 tuổi đầu, cảm thấy vô nghĩa với những danh vọng, tiền đồ và mưu cầu sự nghiệp, hàng ngày chỉ muốn hoài niệm về thời thơ ấu, đó như một sự mơ mộng không hợp thời. Những anh chàng nghệ sĩ như vậy rồi cũng chìm đắm trong rượu, tuyệt vọng và ngỡ ngàng. Những anh chàng đó dường như chỉ lớn đến tuổi 15,18; và rồi mãi mãi về sau cũng chỉ dừng ở độ tuổi 15,18 đó. Nếu điều đó xảy ra với cá nhân chúng ta, thì đó là một bi kịch.
"Người không muốn lớn" - Đó cũng chính là bi kịch của Hajime, nhân vật chính trong cuốn tiểu thuyết "Phía Nam biên giới, phía Tây mặt trời" của Haruki Murakami - một tác phẩm mà được nhiều người đánh giá là gần gũi với "tiểu sử ngoài đời" thật của Haruki nhất. Chúng ta cũng có thể bắt gặp lại cái bi kịch không tên đó trong các tác phẩm khác của ông, như "Kafka bên bờ biển", và tác phẩm nổi tiếng cũng như rõ rệt nhất là "Rừng Nauy", trong vai nhân vật Toru Wantanabe - tâm hồn và thể xác đẹp như một con búp bê nhưng chỉ đi ngược đi xuôi trong câu chuyện, quá ít việc để làm và không hề tồn tại một mục đích nào để sống.
Nếu bạn nào từng đọc "Phía Nam biên giới, phía Tây mặt trời", chắc các bạn sẽ nhớ được, là Hajime đã mở thành công quán bar đầu tiên của anh, và anh nhân rộng nó ra, mở một quán thứ 2, với tên đặt là "Ro****s Nest" (Tổ chim cúc cu) - bản jazz yêu thích nhất của anh, một tác phẩm nổi tiếng để đời của nghệ sĩ dương cầm Oscar Peterson.
Quán vắng khách, nên tôi có thể bật nhạc gì tôi thích. Tôi tìm bản "Ro****s Nest" trên Youtube, và bật nó nghe thử qua bộ loa nhỏ trong quán. Những tiết tấu ngẫu hứng, giai điệu dập dìu, lơ đễnh đặc trưng của jazz. Từng nốt nhạc rời khỏi phím đàn của Oscar, thoát ra và tạo thành những xoắn nhỏ li ti như xoắn của bào gỗ, lả tả rơi rụng quanh không gian. Tôi có cảm nhận rằng người chơi đàn hoàn toàn biến mất, hay toàn bộ thân thể, trí óc của anh ta đã vỡ tan như từng giọt nước và hòa vào bản nhạc, chỉ có những nhạc cụ nhảy múa và phát ra âm thanh sơ bản của chúng. Tôi cũng cảm thấy cái stress nặng chình chịch đè xuống lông mày và thái dương tôi, như đang được ai chọc ống tiêm vào và rút bớt chúng ra cho đầy một ống xi-lanh, và rồi người nghe cũng tan biến trong bản nhạc đó.
Tôi tiếp tục tìm và nghe những bài khác của Tam tấu Oscar Peterson như "Hey, Raymond", "Stardust", "I confessin' that I love", "Rent party" ... kết thúc bằng Corcovado trong tiếng hát trong trẻo của Astrud Gilberto, cũng là lúc phía bên ngoài có một đôi khách ngoại quốc đến quán.
Một phong vị tuyệt vời cho những ngày đầu thu tháng 8.