What's new

Nhật ký muộn : Miến Điện mùa hè đỏ lửa (12-19 / 4 / 2010)

Thưa các Bác, do tình hình ..rất tình hình. Đến hôm nay nhà em mới có lại cảm xúc để tường thuật chuyến đi này theo dạng nhật ký . :57::57:
--------
Hai vợ chồng Fatcat lại đi bụi. Kỳ này chọn Miến Điện, một đất nước mà theo chúng tôi rất xa xôi, kỳ bí và hấp dẫn, nhất là qua những lời tường thuật ít ỏi của những người từng đi qua. AirAsia khuyến mãi 50 năm, giảm giá còn US$0 đồng cộng thuế, "đi đâu?" "Myanmar". Vé tổng cộng cho hai vợ chồng bay HCMC-Bangkok-Yangon-Bangkok-HCMC là US$264, rẻ hơn phân nửa giá bình thường.

Ngày đầu quá cảnh ở Bangkok, chúng tôi không ở đâu xa, chỉ cách sân bay khoảng 5 cây số (hết 3km chạy vòng vòng trong sân bay ) vì mai phải đón chuyến bay sớm. Chuyện sân bay ở Bangkok Fatcat sẽ dành riêng một bài, vì có rất nhiều phát hiện rất hay.
IMG_5845.JPG


Miến Điện chào đón chúng tôi bằng cái nóng gay gắt, tưởng như không thể nóng hơn, và lễ hội nước vì đây là giai đoạn năm mới của họ, như đã đề cập trong bài Đi chấm Đi chấm 17N 96E

Lễ hội nước kéo dài 3 ngày giữa tháng 4 Dương Lịch hằng năm
IMG_6021.JPG


Chuyến đi này vợ chồng Fatcat tưởng là mình đã chuẩn bị kỹ càng, tưởng là đã lấy đầy đủ thông tin, và cũng quá tin tưởng vào Lonely Planet Thế nhưng, qua tới nơi mới biết, chúng tôi ở ngay trong giai đoạn trước, trong và sau Tết của họ. Nên, hệ quả, mọi thứ đều ngừng hoạt động, giống y như ở Việt Nam. Ngày đầu còn đỡ, chứ từ ngày thứ 2 trở đi thì chợ búa đóng cửa, các tuyến xe ngừng chạy, máy bay hết vé, và mọi thứ dịch vụ còn mở cửa đều đắt hơn ngày thường rất nhiều.

Đường phố Yangon, được quy hoạch rất đẹp, xe chạy trong thành phố 80km/h (so với VN đi, biết liền )

IMG_5880.JPG


Xe cộ toàn đời ơ kìa nhưng vẫn phóng vèo vèo
IMG_5881.JPG


Buổi sáng có đoàn sư khất thực y như bên Lào, Thái

IMG_5892.JPG
 
Re: Nhật ký muộn : MIẾN ĐIỆN MÙA HÈ ĐỎ LỬA (12-19 / 4 / 2010)

Kính gửi cô chú,

Nhìn tấm hình chùa Ananda với góc chụp ấy, con nhận ra "người quen" ngay. Màu rất trong và góc nhìn rất đẹp.

Thật là ngưỡng mộ khi người bạn đường cũng là người bạn đời mình ạ. Con cũng mong 1 ngày nào đó cũng được như cô chú, được cùng ngao du lang bạt đây đó với người bạn đời của mình. Sau 1 hành trình, lại cùng nhau chia sẻ những hồi ức và kỉ niệm. :).

Cuộc sống như thế, đúng thật là tuyệt lắm!

Chúc cô chú có những hành trình thú vị và những tấm ảnh độc đáo ạ,
 
Re: Nhật ký muộn : MIẾN ĐIỆN MÙA HÈ ĐỎ LỬA (12-19 / 4 / 2010)

Thưa cô Fatcat, với những gì được thấy ở Bagan nếu là "cán bộ nhà nước MY" có thẩm quyền nhất định sẽ đề nghị lột của khách du lịch lệ phí thăm quan gấp nhiều lần cái giá 10$ hiện tại. Lấy 1 ví dụ nhỏ thế này để cô so sánh, thăm 5 cái lăng ở Huế tây đang nộp cỡ 250K vnđ, ta cũng ngót trăm rưởi, thăm "Hạ Long trên cạn" Tam cốc, bích động gì gì đó cũng 55K....
Xin visa với mục đích du lịch thì nằm ở khách sạn chứ nằm trên cánh đồng hoa hướng dương như vài đứa bạn cháu thì cũng phải nộp thôi.
Bảng thông báo trên là việc làm cần thiết, tránh rắc rối phiền toái, nhập gia tùy tục những việc công khai thế này cần cảm ơn họ.

Cám ơn bác góp ý. Đúng là cách viết có thể gây hiểu lầm, em sẽ chú ý câu từ trong những lần viết sau. Em hoàn toàn đồng ý với việc đóng tiền ngay tại điểm đến, chặt chẽ và hiệu quả, nhất là ở những nơi như Bagan.
 
Re: Nhật ký muộn : MIẾN ĐIỆN MÙA HÈ ĐỎ LỬA (12-19 / 4 / 2010)

Nhanh nhanh lên thôi, mặt trời sắp xuống rồi. Lại bước lên những bậc tam cấp cao dựng, chúng tôi lên được hành lang lộ thiên cao nhất nơi đây. Bóng chiều tà đã sẫm hơn nhiều, khói lam chiều cũng tạo cho khung cảnh xung quanh, là những vạt ruộng len lỏi giữa những đền đài, đã thu hoạch nên chỉ còn trơ đất màu vàng / đỏ, thêm cảm giác u tịch phiêu diêu. Những vạt ruộng này vẫn thuộc quyền của người dân Bagan, nhưng chính quyền vì muốn bảo tồn di tích nên dân không được ở trong những khu này nữa mà phải qua New Bagan, chỉ về đây mà làm ruộng thôi.

IMG_6559.JPG


Chúng tôi đã khá thất vọng vì hôm nay trời có mây nhiều phía Tây, và bây giờ mới biết một điều là Bagan được bao quanh bởi những ngọn núi cao, mặt trời lặn trên những đỉnh núi đó. Vì vậy, bạn sẽ không có được cái cảm giác mặt trời đỏ ối lặn xuống đường chân trời như ta vẫn tưởng là sẽ thấy giống như ở những nới khác đâu. Tia mặt trời lúc này vẫn còn gắt lắm, và xuống rất nhanh (đỉnh núi mà).

IMG_6558.JPG


IMG_6553.JPG


Không còn mặt trời, nhiệt độ cảm tưởng được hạ xuống một cách rõ rệt, đứng trên cao thì cảm thấy se lạnh.

IMG_6571.JPG


Trên đường về, thấy một số cái pagoda còn như mới tinh, bèn hỏi tại sao. Bagan hiện giờ không cho phép xây thêm chùa nữa, nhưng những nhà nào có tiền, thì có thể tìm một nền cũ (pagoda đã sụp đổ) và làm đơn, trình kiểu thiết kế, cách xây dựng, được duyệt thì sẽ được phép xây. Tất nhiên, xây dựng như bây giờ thì dùng xi măng mà làm thôi, kỹ thuật xây ngày xưa đã thất truyền lâu rồi.

Hai bác tài thả vợ chồng fatcat ở đền Shwe-zi-gon Paya. Trả tiền cho các bác. À, nói tới tiền nong, để nói luôn ở đây, vợ chồng chúng tôi bị làm giá. Trả cho xe ngựa 1 ngày là US$25, còn bác thuyết minh thì bảo đưa bác ấy bao nhiêu cũng được. Nghĩ tiền hướng dẫn viên tại Việt Nam cao hơn, nên chúng tôi đưa thêm US$10 nữa. Nhưng sau mới biết, giá chúng tôi trả cho xe ngựa cũng là đã cao, ừ thôi, ngày Tết mà; nhưng bác xe ngựa nói tiếng Anh giỏi mà chúng tôi không hề biết, đáng lẽ sẽ là người hướng dẫn luôn cho chúng tôi. Thế nhưng cái bác thuyết minh kia là anh, và bảo "mày im lặng để tao làm việc" và thế là đi theo chung, và thế là nghiễm nhiên có thêm tiền. Vụ này đến tối chúng tôi mới biết, do vô tình gặp bác em tại quán cơm, bác này thật thà phun ra thế, ack ack.


Vào Shwe-zi-gon Paya cũng vào lúc chập choạng, chụp hình lưu niệm để so với Shwe-da-gon. Chỉ bằng 1/20 hoặc thậm chí 1/50 so với bản chính ở Yangon thôi.

IMG_6578.JPG


IMG_6581.JPG
 
Last edited:
Re: Nhật ký muộn : MIẾN ĐIỆN MÙA HÈ ĐỎ LỬA (12-19 / 4 / 2010)

Chụp hình xong thì trời tối hẳn, chúng tôi đi bộ về khách sạn. Cạnh khách sạn chúng tôi ở là một quán cơm, vài quán bar, quán ăn kiểu Ý hoặc phương Tây, cửa hàng bán đồ lưu niệm + tạp hóa cho dân chúng, dài ra phía ngoài là nhà dân và mini hotel cũng khá nhiều, có những cái rất mới. Khu này vậy cũng có thể gọi là khá sầm uất. Do lễ Tết nên người ta dựng một sân khấu, trình diễn múa hát vui vẻ cho đêm nay. Đường bị chặn xe 1 làn, còn làn kia cho chạy, nên xảy ra tình trạng kẹt xe. Có cả xe cứu thương và chữa lửa, rất chu đáo.

Mua một cái bánh xèo Miến to đùng, chỉ 500 kyat (chạt), tính ra là 10K đồng Việt Nam. Có đủ thứ: đậu, hạt gì đó không biết, rau, trứng, giá, v.v.

IMG_6584.JPG


IMG_6594.JPG


Vào quán cơm cạnh khách sạn gọi cơm, trong khi chờ cơm thì nhâm nhi bánh xèo.
IMG_6607.JPG


Chồng fatcat lại chọn món Miến, giá $2.5, và vì là 1 người nên có 1 món chính và 6 món phụ. fatcat chọn cơm chiên kiểu Miến, ngon tuyệt vời. Cơm có vị chua, cay, có cả trứng chiên nguyên khối. Mở ngoặc chỗ này: Fatcat đã bắt chước làm ở nhà, nhưng hạt cơm còn dẻo dính quá chứ không được tơi rời như người ta làm, để hôm nào làm lại mới được :D

IMG_6609.JPG
 
Last edited:
Re: Nhật ký muộn : MIẾN ĐIỆN MÙA HÈ ĐỎ LỬA (12-19 / 4 / 2010)

Ăn xong đi mua đồ lưu niệm. Chồng Fatcat mua một cái váy longi của đàn ông ở Miến thường mặc (sẽ mặc trình diễn khi ở Inle Lake :lol:). Àh, dép Fatcat bị đứt lúc đi chấm, giờ mới đi mua được một đôi dép kẹp để đi lại, dép xoàng thôi, đan bằng loại cây gì ở Miến, thế mà đi sướng ghê.

Tanaka để mài ra bôi mặt ở shop được bán từng khúc to đùng thế này, giá khá mắc, khoảng US$17-19/cây. Ở chợ thì bán từng viên nhỏ cỡ ngón tay cái đã là US$1.

IMG_6590.JPG


Lang thang xung quanh, xem ca nhạc múa hát, đã rồi thì chúng tôi về nhà, tắm rửa đi ngủ thôi. Mai lại phải dậy sớm bay chuyến sáng đi Inle Lake, đã hẹn xe đưa ra sân bay.

Ảnh chụp sáng sớm ngày rời Bagan. Mọi người ngủ trễ do tối hôm qua đón giao thừa, đường phố vắng lặng, thanh bình.
IMG_6622.JPG
 
Re: Nhật ký muộn : MIẾN ĐIỆN MÙA HÈ ĐỎ LỬA (12-19 / 4 / 2010)

Sáng chúng tôi ra sân bay sớm, đường phố còn vắng lặng thanh bình sau đêm đón giao thừa. Chuyến bay này thì số ghế không xếp sẵn, do bắt đầu từ Yangon, nhả khách và đón khách mới tại Bagan đi Inle Lake. Ai lên tự tìm chỗ trống mà ngồi

IMG_6636.JPG


IMG_6639.JPG


Đến sân bay Heho cách Inle Lake 20km là 9g.
IMG_6652.JPG


Ra đường bắt xe. Bãi đất trống đối diện cổng sân bay là cả một đội xe, nhưng xem cách họ chỉ cử 1 người nói chuyện thì có thể hiểu rằng anh này giống như mặt rô ở đây, phán giá nào là đi giá nấy. Họ nhất định đòi 30K kyats (khoảng US$30) cho 1 chuyến (bình thường chỉ US$18-20).
IMG_6659.JPG


Gặp 2 ông bà người Pháp rất tử tế (mà chúng tôi sẽ còn gặp lại sau), họ có xe đón riêng và họ thương lượng lái xe chở chúng tôi về, trả thêm tiền, thế nhưng lái xe nhất quyết không chịu (chắc họ lo vì mặt rô dữ dằn lắm, họ còn lên xuống trong tương lai mà). Cuối cùng, 2 vợ chồng chúng tôi may mắn do gặp 1 nhóm 3 người khách Úc, trong đó 2 người làm việc tại Yangon lên xuống Inle hoài nên biết đường, chàng trai bảo "chúng tôi đi 5 người, mọi lần chỉ US$20 nhưng giờ đồng ý US$30, còn không đi thì tôi ra ngã 3 kia đón xe". Ngã 3 xa phải đến 500m, nhưng hắn nói cứng thế nên mặt rô cũng phải chịu, ngoắc 1 lái xe ra chở chúng tôi. Xe ngồi chỉ được 4 chỗ, thành thử ghế cạnh tài xế thì cô bồ phải ngồi lên lòng của anh chàng này, còn ghế sau thì 3 người ngồi. Hai vợ chồng tui áy náy quá, suốt chặng đường 1 tiếng đồng hồ để đến Inle Lake cứ liên tục hỏi "để tụi tui đổi chỗ cho nghen" mà hắn cứ không chịu. Câu chuyện dọc đường đi thì biết nhóm này sẽ ở Mingala Inn, hắn bảo hắn ở hoài, rất thích, giá cả phải chăng, chỉ US$12-US$15/phòng/đêm thôi. Nên hai vợ chồng tui quyết định sẽ đến đây xem rồi nếu ok thì ở luôn, mặc dù đã search và biết vài chỗ khác.

IMG_6662.JPG


Đường đi tới Inle Lake dọc theo những cánh đồng lúa xanh mơn mởn, cò trắng phấp phới, cũng chả khác gì làng quê Việt Nam. Đâu đâu cũng thấy những đài nước hoặc thùng nước và đám đông tụ tập bên đường, sẵn sàng để tạt vào xe chạy qua. Lễ hội Nước mà, phải chịu thôi. Bác tài cứ tha hồ lầm bầm, kiểu "tạt gì mà tạt lắm thế" bởi bác mắt cứ phải canh chừng và nâng kính xe, hạ kính xe liên tục. Xe thì đời 80, không có máy lạnh nên không thể nâng kính suốt chặng đường, ngộp chết.
IMG_6666.JPG

IMG_6671.JPG
 
Re: Nhật ký muộn : MIẾN ĐIỆN MÙA HÈ ĐỎ LỬA (12-19 / 4 / 2010)

Đến cổng vào Inle Lake, mỗi người khách đóng phí tham quan là US$5.

IMG_6679.JPG


IMG_6685.JPG


Vào Mingala Inn, còn 1 phòng duy nhất cuối dãy, phòng tối, giường twin, chăn chiếu cũng cũ rồi, nhưng giá US$12 thì phải chấp nhận thế thôi. Ở phòng này 2 đêm, đêm thứ 3 tui te rẹt đòi chuyển lên phòng trên lầu, rộng hơn, thoáng hơn, giá US$16. Lại là một sự lựa chọn không khôn ngoan, vì phòng trên lầu nóng điên và do Chính phủ cúp điện liên miên, nên càng hầm kinh khủng. Sẵn nói, ai chọn ở nơi này, thì nên chọn dãy phòng B, tức khối nhà mới, không bị nắng chiếu và mát hơn, sáng hơn, mới hơn. Vợ chồng ông chủ rất nhiệt tình và mến khách, sẽ kể đến trong bài.

Có rất nhiều thư khen của các bạn đã từng ở

DSC00251.JPG


Cũng đã giờ trưa, đi bộ ra chợ tìm cái ăn. Ăn Miến đã rồi, hôm nay ta chuyển sang ăn Ý nhé, gọi pizza nào. Và... thất vọng. Pizza lai Miến nhiều, mỏng lét. Thôi, ăn cho xong, giải trí bằng cách nghe nhạc mở đùng đùng ngoài hiên (lại là một tụ tạt nước).

IMG_6832.JPG


Về ngang chợ, ghé vô xem. Hì hì, chợ vắng teo vắng ngắt. Tết mà. Về ngủ thôi. Khí hậu Inle Lake đỡ hơn Bagan nhiều, nên vợ chồng tui quyết định: đã đi đùng đùng ngày đầu tiên ("chấm" & Yangon) và ngày thứ 2 (Bagan), lên Inle nghỉ ngơi thôi, giảm cường độ lại.

IMG_6860.JPG


Chiều dậy, lại tản bộ xung quanh sau khi đã nói chuyện với chủ nhà đặt thuyền đi chơi hồ cho sáng sớm ngày hôm sau, dặn dò kỹ là ông kiếm người share chung với tụi tui nghe. May, có một cặp người Hà Lan đang đi dập mật sẽ cùng đi. Thành thử giá thuyền US$12 có người chia phân nửa cho mình.

Sân vườn nhỏ nhỏ xinh xinh của Mingala Inn.

IMG_6874.JPG
 
Hẹn 5g thì kém 15 đã thấy cậu lái thuyền đến. Hai vợ chồng tui thì có muốn ngủ thêm cũng không nổi vì chưa 4g sáng kinh chùa đã vang rền qua loa phóng thanh. Tiếng kinh cứ đều đều, ngang phè, không lên bổng xuống trầm như các sư sãi ở Việt Nam hay đọc đâu. Anh chủ nhà chu đáo, phần ăn sáng mà chúng tôi không ăn tại nhà được, anh đã đạp xe ra chợ mua cho chúng tôi mỗi người một túm bánh, giống bánh quai vạc chiên ở Việt Nam, để chúng tôi cầm theo lên thuyền mà ăn. Cậu lái thuyền giục chúng tôi nhanh chân, vì đã trễ, sợ không kịp chụp cảnh mặt trời mọc, vì phải đi bộ đến bến thuyền 10 phút, chạy dọc kênh ra đến ngoài khoảng 30 phút nữa.

IMG_6885.JPG


Chạy dọc kênh, trời khá lạnh. Lúc đầu thì chưa thấy, chứ càng hửng sáng thì càng cảm thấy sương nhiều hơn, dày hơn, bay là là mặt nước thành những làn khói lãng đãng, lúc mỏng lúc dày, tập trung nhiều nhất là ở khúc ngã 3 giữa những rãnh nước đào ngang dẫn nước từ kênh vào đất phía trong. Sớm quá, dường như những con vịt nước thường thấy ở nơi này còn lười biếng rúc trong tổ ấm, chưa chịu dậy kiếm mồi, không gian như lắng đọng yên ả, nhưng lại bị xé toạc bởi tiếng động cơ của thuyền máy chúng tôi. Sáng nay dường như cũng chỉ có chúng tôi đi chụp mặt trời mọc, vì khi ra đến mặt hồ, nhìn rộng ra xung quanh cũng chả có cái thuyền nào trừ các chuyền của dân câu địa phương.

Chờ tí thôi, mặt trời sắp mọc rồi. Chồng tui và cô người Hà Lan thi nhau "bắn" máy ảnh, tui và anh chồng kia thì ngồi cười cười nhìn 2 người này tác nghiệp. Đầu tiên là chụp hình dân câu nhé, mà phải nói là diễn viên thì đúng hơn. Họ thừa biết chúng tôi chụp hình, nên động tác 2 người này rất đều và nhịp nhàng ăn ý với nhau.

IMG_6909.JPG


Còn bác này thì cũng tung lưới, cũng chụp nơm, và góc bác chọn phải nói là tài, vì mặt trời sẽ mọc hướng đó, nằm ngay trong khung hình của chúng tôi. Chúng tôi chỉ cần nhờ tài công dịch lên, dịch xuống để đưa bác và mặt trời vào góc đẹp thôi. Chụp xong rồi thì nhớ trà nước cho bác nhá.

IMG_6924.JPG


IMG_6931.JPG


Mặt trời lên rất nhanh, và lại là mọc trên núi. Hãy tưởng tượng ở đây một tí nhé. Núi xanh thẫm kia, trời hồng hồng đó, hồ nước rộng mênh mông, sương dày kín, bóng một người đánh cá lẻ loi. Phải nói là siêu thực, phiêu bồng. "Còn ta với nồng nàn".

IMG_6937.JPG


IMG_6942.JPG
 
Giờ này thì bắt đầu lục tục có người đi lại trên hồ rồi, chủ yếu là dân Miến Điện đi lễ chùa và các xuồng trĩu nặng rau quả chạy cho kịp buổi chợ. Tiếng xuồng máy phóng hết tốc lực ầm vang trên mặt hồ, nước từ cánh quạt bắn vồng lên như những cái nơm màu bạc.

IMG_7077.JPG


Các vườn trồng cây quả nổi trên mặt hồ đã rõ nét hơn, từng luống cà chua cũng đã bắt đầu giũ những giọt sương khỏi cành. Chúng tôi gọi cậu lái thuyền tắp vào để chụp vài tấm ảnh, nhưng với vốn tiếng Anh hạn chế, cậu giải thích ở đường về sẽ có những vườn đẹp hơn, dễ vào hơn. Vậy là chúng tôi bấm bụng chờ đến chiều vậy.

Đi sâu vào lòng kênh để đến Kaung Daing, qua một xóm được gọi là làng nghề thợ bạc, tí chúng tôi sẽ ghé xem, gần cuối con kênh này là một khu chùa cổ đổ nát, nghe nói tồn tại hàng chục thế kỷ rồi. Chủ yếu 2 vợ chồng Hà Lan xem thôi, chứ 2 vợ chồng tui không vào xem. Con kênh chảy hiền hòa, xanh trong. Dọc kênh, lâu lâu lại gặp một cái giống như đập nước chắn ngang, làm thành một cái ghềnh nho nhỏ, chỉ chừa đủ chỗ cho xuồng chạy ngang. Cậu lái xuồng cứ đến những khúc này lại canh đường 2 bên, mở máy to lấy đà phóng ào qua. Phải nói là cậu giỏi vì không chạm cái cọc tiêu của đập sát rạt 2 bên thành xuồng, chắc là quen tay rồi. Cậu giải thích là nước những chỗ này cạn, họ làm đập để nâng mực nước lên cho xuồng dễ qua.

Những vạt tràm bên bờ, những hàng tre xanh ngát bắt ánh nắng sớm lung linh. Đường vào đã thấy người địa phương lũ lượt đi ra, cứ thắc mắc người ta đi đâu về sớm thế. Ngày hôm sau thì thắc mắc này được giải đáp.

IMG_7036.JPG


Sau nhiều khúc quanh co, đã vào được đến bến đỗ lên đền. Hai vợ chồng tui chỉ vào đi lang thang trong khu chợ vắng tanh vắng ngắt, rồi ra ngồi quán uống nước chờ 2 đồng chí kia. Ngán chùa chiền lắm rồi.

IMG_7008.JPG


Đường ra gặp rất nhiều đoạn có thanh niên xuống kênh tắm (kênh cạn xệu à, cỡ 1m nước là cùng), họ dắt cả những con trâu đen lùi lũi mập mạp xuống để cọ mình cho chúng. Đã 8g rồi mà vẫn còn lạnh, thế mà họ vẫn tắm ngon lành. Vẫn còn đang trong lễ hội nước, nên việc xuồng chúng tôi đi ngang qua và bị các chành thanh niên tinh quái kia tạt nước ướt hết là điều không tránh khỏi. Chồng tui và cô Hà Lan cứ phải loay hoay tìm cách bảo vệ cái tài sản quý giá của mình là cái máy ảnh.

IMG_7050.JPG


Ghé một nhà làm bạc. Ngày xưa nơi đây là một làng nổi, đúng nghĩa đen của chữ nổi luôn. Thế nhưng bây giờ là làng trên doi đất rồi, các nhà cũng vẫn xoay ra kênh rạch và nối với nhau bằng những nhịp cầu ngắn. Họ biểu diễn cách thổi lò nung bạc cho chảy, đổ ra khuôn thành một thỏi hơi dài, rồi cứ thế sẽ kéo qua những vòng tròn ngày càng nhỏ dần cho đến khi được một sợi bạc mỏng dính như ý. Ban đầu tui cũng dự định mua một vài thứ làm quà cho con gái ở nhà. Thế nhưng giá mắc quá, mắc một cách vô lý, nên chúng tôi ai cũng bỏ qua.

IMG_7056.JPG


Ra tới ngoài hồ chính, chúng tôi định đi thăm chợ Nam Pan, dạng chợ nổi, thường được họp xoay tua ở đây, ngày thì ở làng này hồ, ngày thì ở làng kia. Chúng tôi quên mất hôm nay là ngày đầu năm mới, nên chợ không họp là ... điều đương nhiên. Tiếc thật, nhưng biết sao bây giờ.

Mặt hồ giờ đã rộn ràng hơn rất nhiều, hàng chục thuyền máy chở dân đi viếng chùa chạy như bay trên mặt nước, các resort trên mặt hồ đã có người đi lại trên các cây cầu nối, và trời thì đã hết lạnh. Quẹo vào khu làng kéo tơ dệt lụa, vẫn còn dùng phương pháp thủ công, và tui tròn mắt nhìn họ kiên nhẫn làm chỉ dệt từ những sợi tơ của cọng hoa/lá sen. Lấy dao nhọn khía nhẹ cọng, bẻ nhẹ tay kéo ra được những sợi tơ chỉ dài độ 2-3 cm, rồi họ bỏ xuống mặt bàn xe chúng lại với nhau. Phải mấy lần như vậy mới được một cọng có bề ngang như cọng chỉ thô ở ta. Ôi, sự kiên nhẫn mới đáng khâm phục làm sao.

Quanh trở về, ghé một làng đồ thủ công mỹ nghệ của dân tộc cổ dài, cô bé này xinh xắn quá.
IMG_7097.JPG
 
Đi vào những dòng kênh cạn xệu, chúng tôi đến Phaung Daw Oo Paya, được xem là ngôi đền linh thiêng nhất ở khu vực này. Xuồng máy đậu san sát mặt kênh, và người dân đi viếng chùa đông như trẩy hội.

IMG_7103.JPG


Chúng tôi không vào sâu trong đền, do quá đông. Cả 4 người đều quyết định quay ra và đi tiếp đến Chùa Nga Hpe Chaung (Jumping Cat Monastery). Đường vào và ra len lỏi qua những "cánh đồng" trồng cà chua hoặc rau quả, trồng ngay trên mặt hồ bằng những bè cỏ kết lại thành những luống cây nổi trên mặt nước, đầu này và đầu kia được cắm sào giữ lại. Những bè cỏ này thế mà khá chắc chắn, vì anh chàng người Hà Lan (kỹ sư nông nghiệp) do quá thích thú với phương pháp trồng này, đã kêu xuồng tấp lại cho anh trèo lên. Anh ta hứng chí đi qua đi lại, bảo là nó dập dềnh nhưng vui lắm.

IMG_7122.JPG


Lá rau má bự bằng nửa bàn tay của tui

IMG_7130.JPG


Chùa Nga Hpe Chaung này sơn son thếp vàng cũng lộng lẫy, không kém gì những nơi khác, có cả những bộ triều phục và ghế dành cho vua chúa ngồi. Có trình diễn màn những con mèo nhảy qua vòng, nhưng tui tội nó quá nên không có hứng xem chút nào thành thử chả có hình.

IMG_7108.JPG


Đói quá, chúng tôi ăn tạm vài cái bánh giống bánh khoái nhỏ nhỏ được bán ở đây, chứ chờ về được đến nhà thì chết đói mất, ban sáng chỉ bỏ bụng vài cái bánh chiên nhỏ tí thôi mà, mà giờ là đã 2 giờ chiều rồi.

IMG_7116.JPG


Về đến nhà thì trưa trờ trưa trật, thật ra cũng có ghé định ăn trưa trên hồ lúc ở làng người cổ dài, mà thấy sao sao đó, giá mắc nữa, nên chúng tôi quyết định về nhà ăn.

Ở đây, như đã hứa ở bài trước, chồng tui mặc biểu diễn longi mua được ở Bagan đây. Chồng mặc đi ra đường luôn, chả biết có giống người Miến không, chứ tui thì tui cứ cười nắc nẻ. Đi một hồi bị tuột (không quen tay quấn không chặt), chồng lóng ngóng buộc lại, làm mấy ông đàn ông xung quanh cứ nhìn cười cười cái sự vụng về của chồng.

Đến tối, sau khi đi ăn lẩu 1 người bán trên lề đường, chúng tôi lang thang tìm Internet để xem có thư khẩn gì ở nhà không. Phí lắp đặt Internet ở Miến rất đắt, US$1,800.

IMG_7140.JPG
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,676
Bài viết
1,135,085
Members
192,368
Latest member
8kbetmotorcycles
Back
Top