What's new

[Chia sẻ] Những điều cần biết khi du lịch miền tây

Hi toàn thể an hem bà con Phuoter. Mình cũng tham gia trên diễn dàn nhà mình được 1 thời gian cũng khá dài rồi, cũng đi khá nhiều cung đường cung an hem từ bắc vào nam. Nhưng bữa rồi thấy có mấy anh em ngoài bắc vào tham gia cung đường miền tây bao la còn khá là bỡ ngỡ và hơi có chút lạ lẫm về phong tục tập quán của người miền tây. Thế nên hôm nay mình note vài gạch đầu dòng để anh em lấy làm tư liệu tham khảo… Mọi người xem rồi góp ý dùm mình nhé.
pGL.jpg

Hành lý

Ngoài những vật dụng cần thiết, tốt nhất nên đem theo nón đội, nước uống, khăn lạnh và nếu bạn có say xe thì nên mang theo thuốc uống nhé. Ngoài, khi đến những vùng sông nước, bạn cũng nên mang theo giày cao su hoặc dép quai để đi lại dễ dàng.

Phương tiện đi lại

Bên cạnh xe máy, bạn cũng có cơ hội di chuyển bằng tàu thủy, ghe xuồng, cano. Tuy nhiên, khi tham gia các phương tiện này, nên mặc áo phao để bảo đảm an toàn. Nếu đi đoàn đông nên ngồi đều hai bên để tàu di chuyển dễ dàng, tránh bị nghiêng. Ngoài ra bạn cũng không nên để tay lên hông tàu vì bạn rất dễ bị thương khi tàu va chạm với các tàu khác.

Tiền bạc và tài sản giá trị

Khi đi du lịch miền tây, bạn nên hạn chế mang vàng, bạc và nữ trang quý giá. Một điều quan trọng nữa là bạn nên chuẩn bị tiền mặt và mang theo thẻ ATM. Khi sử dụng thẻ này, du khách sẽ có thể dễ dàng giữ tiền, rút tiền hay thanh toán. Lưu ý nên dùng thẻ của Agri Bank nhé vì ngân hàng này ở khu vực nào cũng có. Sẽ rất thuận tiện khi mình cần tiền.
qGL.jpg

Mua sắm
Trước khi chọn mua bất kỳ một sản phẩm nào đó, bạn nên xem qua hạn sử dụng và xuất xứ dán trên sản phẩm, đồng thời cũng nhớ chú ý đến tư trang và hành lý khi vào chợ. Không nên mua quá nhiều sản phẩm trong khi tour còn nhiều ngày.

Một số lưu ý khác

Bạn nên xem xét hành trình cũng như địa điểm sẽ đến tham quan. Nếu bạn đi theo tour, nên lưu lại số điện thoại của hướng dẫn viên cũng như của công ty để phòng trường hợp xấu.
Khi đến những nơi trang nghiêm như nhà thờ, đền chùa, bạn nên ăn mặc chỉnh tề, trang nghiêm và tuân thủ quy định của địa phương. Trong những mùa cao điểm, chẳng hạn như dịp lễ, tết, trường hợp móc túi, giật đồ cũng thường xảy ra nên bạn nhớ giữ điện thoại, tiền, máy ảnh cẩn thận.
Ngoài ra bạn nên chuẩn bị 1 số loại thuốc cơ bản như nizoral, motilum m, thuốc cảm cúm thông thường để đến khi cần dung tránh lung túng
mGL.jpg


Còn tiếp nhé mọi người....
 
có j đâu bác, thì đi phượt a e vẫn nhậu bình thường mà, e cũng biết là nhậu không tốt nhưng hể đi với mấy đứa bạn thân thế nào cũng nhậu, mình ko uống thì chúng nó buồn

Có motilum m chắc e cũng sớm thành cao thủ thôi bác, hôm nào phải luyện tập thử mới được
 
Đọc suốt 6 trang không tìm được thông tin nào hữu ích cả bạn à, bạn nên chia sẻ về các cung đường, đặc sản từng địa phương, các địa điểm đẹp... viết tào lao thế này mất thời gian đọc lắm
 
Chào các anh chị em phuotvn,
mình rất ngưỡng mộ các chuyến phượt của các anh chị, các bạn trong phuotvn. :) Hiện tại mình định làm một chuyến phượt Sài gòn-Tiền Giang-Bến tre.
Mình đi bằng xe máy. Mình cũng có đọc qua một số topic trong diễn đàn, nhưng vẫn còn thắc mắc lắm. Thế nên,
Mong các anh chị, các bạn tư vấn giúp newbie mình: Mình muốn đến vườn trái cây, được đi xuồng vào các rạch, muốn chụp ảnh rùng dừa, hay cánh đồng bát ngát ở miên tây,.. Nói chung là những cái nó "miền Tây" tí ạ. :D
Mình định 2 ngày 1 đêm.
1. Đường đi thế nào ? mình đi từ ngã 7 lý Thái Tổ.
2. Xe cộ có cần mang theo xăng dự trư không? mình xe dream.
3. Trên đường đi, có điều gì cần chú ý khi đi trên các đoạn có CSGT hay để đảm bảo an toàn. Mong anh chị, các bạn tư vấn luôn.
4. Mình muốn ngủ ngoài tự nhiên, đi tới đâu ngủ ở đó. Anh chị, các bạn thấy có khả thi không ạ? (có trộm cướp hay giang hồ gì không, em có mỗi cái xe) :D
5. Mình muốn thăm vườn chim, làng hoa chợ Lách, ... anh chị tư vấn giups đi như thế nào ạ. Em lo nhất là đi bị CSGT tóm thôi.
6. Muốn chụp ảnh lúc đi xuồng, có nơi nào chở mình đi không ạ, ghe xuồng loại nhỏ thôi.
Mong anh chị, các anh em tư vấn giúp nha.
 
CHỦ ĐỀ LÀ " NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ PHƯƠT MIỀN TÂY " TUI THẤY CHỈ CÓ 2 TỪ LÀ CHỦ ĐẠO LÀ :MUỔI VÀ NHẬU .
THẬT RA MIỀN TÂY CÓ NHIỀU ĐIỀU CẦN QUAN TÂM HƠN LÀ 2 THỨ ĐÓ .
- MUỔI THÌ Ở ĐÂU MÀ KHÔNG CÓ , TUY MIỀN TÂY CÓ HƠI NHIỀU CHÚT NHỨT LÀ VÙNG CÀ MAU VÀ U MINH . SÀI GÒN BÂY GIỜ MUỔI CŨNG RẤT NHIỀU , QBT THÌ ÔI THÔI LÀ MUỔI . CHẮC CÓ LẺ CÁC BẠN BỊ ÁM ẢNH MỘT CÂU TRONG TRUYỆN HƯƠNG RỪNG CÀ MAU CỦA NHÀ VĂN SƠN NAM " MUỔI KÊU NHƯ SÁO THỔI , ĐĨA LỀN NHƯ BÁNH CANH " LÊN MỚI VẬY .
- NHẬU : SÀI GÒN BÂY GIỜ CÒN NHẬU NHIỀU HƠN CẢ MT , CHỈ CÓ ĐIỀU DÂN SG NHẬU VỚI BIA HOẶC RƯỢU TÂY ; CÒN DÂN MT NGHÈO CHỈ CÓ NHẬU VỚI RƯỢU ĐẾ MÀ THÔI ( Nghe ông già tui nói rằng thời pháp thuộc - rượu là món cấm sx , bà con ta chui vô đám đế để nấu nên mới có tên là rượu đế ). KHÔNG NÓI LINH TINH NỮA .

MIỀN TÂY KHÔNG CÓ NHỮNG BÃI BIỂN ĐẸP MÊ HỒN NHƯ MIỀN TRUNG ,CŨNG KHÔNG CÓ NÚI NON HÙNG VĨ NHƯ MIỀN BẮC .
CÁI ĐẸP CỦA MIỀN TÂY RẤT ĐƠN SƠ VÀ MỘC MẠC :
- LÀ CÁI ĐẸP CỦA SÔNG NƯỚC BAO LA ( NẾU BẠN ĐI VÀO MÙA NƯỚC NỔI t8-10al )
- LÀ NHỮNG CÁNH ĐỒNG LÚA BÁT NGÁT THẲNG CÁNH CÒ BAY
- LÀ SÔNG NGÒI CHẰN CHỊT ĐỎ NGHỊT PHÙ SA , LÀ NHỮNG CON ĐƯỜNG RỘP CÂY XANH BÓNG MÁT .
- LÀ NHỮNG VƯỜN CÂY TRỈU NẶNG TRÁI : DỪA , CHÔM CHÔM , NHẢN , CAM , QUÍT , BƯỞI , ỔI , XOÀI ,. . . .
- LÀ NHỮNG MÓN ĂN BÌNH DỊ , KHÔNG CẦU KỲ TRONG CÁCH CHẾ BIẾN NHƯNG MÓN NÀO CŨNG NHIỀU RAU ĐỦ LOẠI .
- LÀ NHỮNG MÓN BÁNH GIẢN DỊ MÀ RẤT NGON (mọi thứ để làm đều ở quanh nhà - không cần phải đi chợ ) : bánh xèo , bánh chuối , bánh lá dừa , bánh lá mít , bánh canh , . . . .
- LÀ NHỮNG NGÀY GIỔ CHẠP ,LỂ CÚNG ĐÌNH ,CÚNG CHÙA ( vào những ngày rầm lớn trong năm tháng giêng , 7, 10 ) AI TỚI DỰ CŨNG ĐƯỢC - CÀNG ĐÔNG CÀNG VUI MÀ
- LÀ BUỔI ĐỜN CA TÀI TỬ TÙY HỨNG VÀO NHỮNG NGÀY" ĐẶT BIỆT " MỌI NGƯỜI NAM THANH NỬ TÚ TRANH NHAU HÁT MẶC DÙ KHÔNG CÓ SÂN KHẤU , KHÔNG ĐƯỢC TẶNG HOA ( như ở t/p hoa kèm thứ gì trong đó ) , ĐÔI KHI KHÔNG CÓ CẢ TIẾNG VỔ TAY NỮA .
- LÀ NHỮNG NGÔI NHÀ LÁ ĐƠN SƠ ( không có nhà tranh vì không có tranh để làm nhà - chỉ có lá dừa nước thôi ) BÊN TRONG LÀ CUỘC SỐNG CỦA NHỮNG CON NGƯỜI BÌNH DỊ , THẬT THÀ , CHÂN CHẤT , HIẾU KHÁCH ĐẾN LẠ KỲ .
( có lẻ bây giờ đã có nhiều thay đổi ) .
CÒN RẤT NHIỀU THỨ KHÁC NỮA KHÔNG THỂ NÓI HẾT ĐƯỢC NHƯNG TẤT CẢ CHỈ LÀ NHỮNG ĐIỀU RẤT TẦM THƯỜNG VÀ BÌNH DỊ .

MIỀN TÂY CÔNG NGHIỆP KHÔNG PHÁT TRIỂN MẤY, CHỈ LÀ VÙNG ĐẤT NHIỀU SẢN VẬT TỪ ĐẤT VÀ NƯỚC CÙNG VỚI NHỮNG CON NGƯỜI CŨNG BÌNH THƯỜNG VỚI NỀN VĂN HÓA GẮN LIỀN VỚI NÓ .

MONG RẰNG CÁC BẬC BÔ LÃO , CÁC CHÚ , CÁC BÁC KHI PHƯỢT MIỀN TÂY LÀ CÓ NHIỀU THỨ PHẢI QUAN TÂM HƠN LÀ MUỔI VỚI NHẬU ( mặc dầu tui không phủ nhận 2 món nầy cũng không thể bỏ qua ) .
 
Last edited:
Miền Tây cũng ko chỉ có ruộng không đâu bạn, ở miền Tây còn có một phố núi rất khác với vùng Đồng bằng là vùng Châu Đốc. Mà vẻ đẹp của dãy Thất Sơn cũng rất là độc đáo.
 
Người miền tây nhậu khiếp thế à. Chắc tại hiếu khách quá đấy ...

Có thể người miền Tây nghĩ người ta thích gì thì người khác cũng thích như vậy nhưng mà một số người bị bệnh hay ko ăn được thì ko thể ăn uống một số thức ăn (như cao huyết áp, tiểu đường...). Vì vậy ko phải chê mà đôi khi khách ngại cũng có, mà ăn ko được cũng có. Tự nhiên đến nhà thấy gia chủ nghèo quá mà đem đồ ăn thức uống quá trời ra đãi thì mình cũng thấy hơi kì vì mình làm phiền người ta.
 
Cái ấn tượng nhất ở miền Tây là hệ thồng kênh rạch, nó được ví như vạn lý trường thành ở Trung Quốc mà tổng chiều dài kênh rạch ở đồng bằng Nam Bộ cũng lên đến hàng ngàn km. Ngày xưa Tần Thủy Hoàng Trung Quốc từng bắt xây thành để chặn giặc còn ở miền Nam VN thời Gia Long người dân cũng bị bắt đào kênh rất cực khổ (đường kênh thẳng tắp đi ngang nhiều rừng rú với sông ngòi và đầy thú dữ) nhưng mà bây giờ thì người ta thụ hưởng thành quả. Những con kênh giúp tưới tiêu ruộng đồng mà cũng giúp thoát nước lũ nhanh. Cho nên nếu đến miền Tây thì nên chụp hình ở kênh rạch, nhất là dòng kênh Vĩnh Tế định hình biên giới Việt Nam - Campuchia.
zzz.jpg

Mình cũng không biết tổng chiều dài những con kênh này là bao nhiêu nhưng đo thử những kênh chính thì cũng hơn 2000km (bao gồm kênh Vĩnh Tế và nhiều kênh rạch đào từ xưa đến nay), ngoài kênh chính thì dày đặc kênh phụ do con người đào nên. Thật sự là ấn tượng như vạn lý trường hào.:)
Vạn lý trường thành thì người ta đem đá lại đắp còn "vạn lý trường hào" ở miền Nam thì đào đất lên, mà chiều sâu lượng đất đào lên có khi còn nhiều hơn chiều cao của vạn lý trường thành. Ít ai nghĩ rằng những kênh này mới thấy được từ mặt trăng chứ ko phải vạn lý trường thành.
Nếu mà UNESSCO có công nhận cái này là di sản văn hóa thế giới thì cũng rất xứng đáng.
Một vài số liệu về kênh Vĩnh Tế.
"Vĩnh Tế Hà: Ở về phía tây đồn Châu Đốc. Năm Kỷ Mão (1819) niên hiệu Gia Long thứ 18, đo thẳng từ hào sau phía phải đồn Châu Đốc lên phía tây, qua láng (bưng) bùn Ca Âm đến Kỳ Thọ (tục gọi là Cây Kè) dài 44.412 tầm thành ra 205 dặm rưỡi (mỗi dặm bằng 1.700 thước nam), đặt tên là sông Vĩnh Tế...Ngày 15 tháng 12 khởi công. Trừ đoạn láng bùn 4.075 tầm không đào đến, còn thật sự đào là 26.279 tầm, cân nhắc chỗ đào khó dễ, nhân lực nặng nhẹ, bắt đầu từ miệng hào đến láng bùn đất khô cứng có 7.575 tầm là phần việc của người Việt, còn đất bùn nhão có 18.704 tầm là phần việc của dân Cao Miên (tức Chân Lạp). Đào bề ngang 15 tầm, sâu 6 thước ta, quan cấp mỗi tháng cho mỗi người là 6 quan tiền và 1 phương gạo. Đến ngày 15 tháng 3 năm đầu thời Minh Mạng (1820) thì xong việc, cộng thành sông mới, bề dài 140 dặm, nối tiếp sông cũ đến cửa biển Hà Tiên, tổng cộng dài 205 dặm rưỡi mà đường sông đi lại rất thông. Từ đó kế hoạch quốc gia về biên giới cũng như sự buôn bán của nhân dân cùng hưởng sự tiện lợi vô cùng"

Chuyển đổi theo hệ đo lường ngày nay, thì kênh Vĩnh Tế có chiều dài là 87km, 340, rộng 30 m, độ sâu trung bình khoảng 2,55m. Tuy nhiên, trừ đoạn láng Náo Khẩu Ca Âm (7.650m) và chiều dài sông Giang Thành (42.500m) có sẵn, thì phần phải đào mới chỉ là 37 km, 190m.

Ước tính trong 5 năm, các quan phụ trách đã phải huy động đến hơn 90.000 dân binh . Tổng số ngày công là 3.463.500, và khối lượng đất đào là: 2. 8 45.035 m³ .

Bởi công việc ở chốn “đồng không mông quạnh”, nhiều “sơn lam chướng khí”; việc ăn uống, thuốc men thảy đều thiếu thốn, khiến số người chết vì bệnh tật, kiệt sức, vì thú dữ như sấu, rắn rít... quá cao [18]. Và số người bỏ trốn rồi bỏ mạng cũng lắm, mặc dù luật lệ ràng buộc, nhiều tai ương, nhất là khi phải vượt qua sông Vàm Nao. Cho nên khi tin vui về đến Huế, vua Minh Mạng rất đổi mãn nguyện vì nối được chí cha, liền sắc khen thưởng, dựng bia ở núi Sam và ở bờ kênh mới đào để ghi nhớ thành quả to lớn này.

Năm Minh Mạng thứ 16 (1835), nhà vua cho đúc Cửu đỉnh để làm quốc bảo và tượng trưng cho sự miên viễn của hoàng gia, hình kênh Vĩnh Tế được chạm khắc trên Cao đỉnh.
 
Last edited:
Cái ấn tượng nhất ở miền Tây là hệ thồng kênh rạch, nó được ví như vạn lý trường thành ở Trung Quốc mà tổng chiều dài kênh rạch ở đồng bằng Nam Bộ cũng lên đến hàng ngàn km. Ngày xưa Tần Thủy Hoàng Trung Quốc từng bắt xây thành để chặn giặc còn ở miền Nam VN thời Gia Long người dân cũng bị bắt đào kênh rất cực khổ (đường kênh thẳng tắp đi ngang nhiều rừng rú với sông ngòi và đầy thú dữ) nhưng mà bây giờ thì người ta thụ hưởng thành quả. Những con kênh giúp tưới tiêu ruộng đồng mà cũng giúp thoát nước lũ nhanh. Cho nên nếu đến miền Tây thì nên chụp hình ở kênh rạch, nhất là dòng kênh Vĩnh Tế định hình biên giới Việt Nam - Campuchia.
Rất cảm ơn nguoilun dã chia sẻ thông tin bổ ích này. Mình phải đến kênh này ngóa mục. ^_^ Không biết nguoilun có phải dân địa phương An Giang ko?
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,699
Bài viết
1,135,514
Members
192,445
Latest member
khanhhuyen1234
Back
Top