Đi dọc Việt Nam từ Bắc chí Nam, du khách sẽ dễ dàng nhận thấy đất nước ta tuy nhỏ hẹp nhưng có rất nhiều núi non. Thật vậy, Việt Nam có đến ¾ diện tích đất đai là đồi núi và cao nguyên trong đó phần lớn là những đồi núi thấp nằm ở phía Bắc và trải dài theo dải đất miền Trung. Núi cao chiếm số nhỏ nhưng rất hùng vĩ như đỉnh Tây Côn Lĩnh cao 2.419m ở phía Tây tỉnh Hà Giang, Pu Xai Lai Leng 2.711m cao nhất dãy Trường Sơn, Bạch Mộc Lương Tử 2.998m trên dãy Hoàng Liên Sơn. Và vượt ngưỡng 3000m có ba ngọn là Phanxipang 3.143m, Phu Ta Leng 3.096m và Pu Si Lung 3.076m.
1. Phanxipang (3.134m). Vị trí địa lý năm trên danh giới giữa lai Châu và Lào cai (ngã ba biên giới 3 huyện Tân Uyên Tam Đường và Sa Pa)
Đỉnh Phanxipang cao nhất nằm trên dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ kéo dài từ Phong Thổ - Lai Châu đến Hòa Bình, đây cũng là ngọn núi cao nhất Đông Dương nên được mệnh danh là "nóc nhà Đông Dương". Theo các nhà địa chất thì Phanxipang hình thành từ kỷ Phấn Trắng _ Đại Trung Sinh cách nay khoảng 100 triệu năm. Người Mông bản địa gọi nơi này là Hủa Xi Pan nghĩa là phiến đá khổng lồ chênh vênh, một vùng núi cao linh thiêng được họ chọn làm nơi sinh sống từ khi mới di cư vào vùng đất này.
2. Đỉnh Phu Ta Leng - 3.096m - Đỉnh núi hoang vu và hiểm trở bậc nhất việt Nam(Vị trí: Lai Châu)
Ngọn cao thứ hai là Phu Ta Leng (3.096m) cũng nằm trên dãy Hoàng Liên Sơn, ở phía Tây Bắc đỉnh Phanxipăng. Giữa hai đỉnh núi có đèo Hoàng Liên (Ô Quy Hồ) cao 2.600m và đường quốc lộ 4D chạy qua, đi từ Lào Cai sang Lai Châu. So với Phanxipang được nhiều người chọn làm điểm đến khó quên trong cuộc đời thì đỉnh núi này vô cùng hoang vu, hiểm trở và từ lâu vắng dấu chân người.
3. Đỉnh Pu Si Lung (3.076m)
Là khối núi nằm ở tây bắc tỉnh Lai Châu, giữa Sông Đà và thượng nguồn sông Nậm Na (phụ lưu tả ngạn Sông Đà), tại biên giới Việt - Trung. Cách Mường Tè khoảng 28 km về phía tây bắc. Diện tích khoảng 2.400 km2, đỉnh cao 3.076 m (đứng thứ ba của Việt Nam về độ cao, sau Phansipan và Phu Ta Leng). Cấu tạo bởi đá granit. Có các đai cao nhiệt đới, á nhiệt đới, ôn đới . Nơi cư trú của tộc người La Hủ.
Ngoài ra còn một Ngọn nữa giáp danh Biên giới Trung Hoa (Thuộc địa phẫn xã MỒ Sì Sang huyện Phong Thổ) Cao 2998m, và còn rất nhiều những ngọn núi cao 1900 - 2700m thuộc địa Lai Châu và Lào cai. Hai tỉnh cao nhất cả nước.
Bổ xung thông tin núi Pu Ta Leng:
Bổ xung thêm thông tin vị trí chuẩn trên bản đồ của ngọn Pu Ta Leng, Bản đồ của google có một chút nhầm lẫn trong chú thích Ngọn núi này thực chất thuộc địa phận huyện Tam Đường Lai Châu (không phải Tam Đường Lào Cai) - huyện này có địa thế bao bọc gần như xung quanh thị xã Lai Châu (vì thị xã lai Châu thực chất được tách ra từ huyện Tam Đường cũ khi chia tách tỉnh năm 2003). Nó rất gần thị xã Lai Châu và thị trấn tam đường. khi trời nắng từ khu vực quảng Trường thị xã Lai Châu có thể quan sát thấy khu vực này bằng mắt thường.
vị trí Núi Pu Si Lung
1. Phanxipang (3.134m). Vị trí địa lý năm trên danh giới giữa lai Châu và Lào cai (ngã ba biên giới 3 huyện Tân Uyên Tam Đường và Sa Pa)
Đỉnh Phanxipang cao nhất nằm trên dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ kéo dài từ Phong Thổ - Lai Châu đến Hòa Bình, đây cũng là ngọn núi cao nhất Đông Dương nên được mệnh danh là "nóc nhà Đông Dương". Theo các nhà địa chất thì Phanxipang hình thành từ kỷ Phấn Trắng _ Đại Trung Sinh cách nay khoảng 100 triệu năm. Người Mông bản địa gọi nơi này là Hủa Xi Pan nghĩa là phiến đá khổng lồ chênh vênh, một vùng núi cao linh thiêng được họ chọn làm nơi sinh sống từ khi mới di cư vào vùng đất này.
2. Đỉnh Phu Ta Leng - 3.096m - Đỉnh núi hoang vu và hiểm trở bậc nhất việt Nam(Vị trí: Lai Châu)
Ngọn cao thứ hai là Phu Ta Leng (3.096m) cũng nằm trên dãy Hoàng Liên Sơn, ở phía Tây Bắc đỉnh Phanxipăng. Giữa hai đỉnh núi có đèo Hoàng Liên (Ô Quy Hồ) cao 2.600m và đường quốc lộ 4D chạy qua, đi từ Lào Cai sang Lai Châu. So với Phanxipang được nhiều người chọn làm điểm đến khó quên trong cuộc đời thì đỉnh núi này vô cùng hoang vu, hiểm trở và từ lâu vắng dấu chân người.
3. Đỉnh Pu Si Lung (3.076m)
Là khối núi nằm ở tây bắc tỉnh Lai Châu, giữa Sông Đà và thượng nguồn sông Nậm Na (phụ lưu tả ngạn Sông Đà), tại biên giới Việt - Trung. Cách Mường Tè khoảng 28 km về phía tây bắc. Diện tích khoảng 2.400 km2, đỉnh cao 3.076 m (đứng thứ ba của Việt Nam về độ cao, sau Phansipan và Phu Ta Leng). Cấu tạo bởi đá granit. Có các đai cao nhiệt đới, á nhiệt đới, ôn đới . Nơi cư trú của tộc người La Hủ.
Ngoài ra còn một Ngọn nữa giáp danh Biên giới Trung Hoa (Thuộc địa phẫn xã MỒ Sì Sang huyện Phong Thổ) Cao 2998m, và còn rất nhiều những ngọn núi cao 1900 - 2700m thuộc địa Lai Châu và Lào cai. Hai tỉnh cao nhất cả nước.
Bổ xung thông tin núi Pu Ta Leng:
Bổ xung thêm thông tin vị trí chuẩn trên bản đồ của ngọn Pu Ta Leng, Bản đồ của google có một chút nhầm lẫn trong chú thích Ngọn núi này thực chất thuộc địa phận huyện Tam Đường Lai Châu (không phải Tam Đường Lào Cai) - huyện này có địa thế bao bọc gần như xung quanh thị xã Lai Châu (vì thị xã lai Châu thực chất được tách ra từ huyện Tam Đường cũ khi chia tách tỉnh năm 2003). Nó rất gần thị xã Lai Châu và thị trấn tam đường. khi trời nắng từ khu vực quảng Trường thị xã Lai Châu có thể quan sát thấy khu vực này bằng mắt thường.
vị trí Núi Pu Si Lung
Last edited: