What's new

[Chia sẻ] Những website cần thiết khi bạn du lịch Sydney - Cabramatta đất cũ đãi người mới

Chạy nhảy lên xuống các bậc thang của con sò xem chừng đã chán và đã mỏi, hai nhóc tì đòi ông bà cho đi tàu. Ừ thì đi! Vòng trở lại Circular Quay, từ nhà con sò góc nhìn đổi khác như cô gái trang điểm tý son phấn cho nét duyên thêm đậm đà:

CircularquaylookfromOperahouse-1.jpg


Circularquay.jpg


Tìm đến Warf 5, là nơi bắt phà đi đến Darling harbour, vé đã tính chung khi bạn mua 1 Day tripper pass hay Family Fun Day Pass như bác già đã mách nước bên trên:

FerrytoDarlingHarbour.jpg


Từ warf này chờ phà, hướng mặt ra vịnh Sydney, về bên trái bạn sẽ nhìn thấy gần là tòa nhà Museum of Comptemporary Art:

Museumofcontemporaryart.jpg


Warf trước museum là bến bắt tàu tour vịnh Sydney của Captain Cook Cruise:

CaptainCookCruise.jpg


Xa hơn tý bạn sẽ thấy những nóc nhà đặc trưng của khu The Rock, phía trước The Rock và sát mé nước là căn nhà nổi là nơi mà các du khách đến Úc bằng du thuyền sẽ làm thủ tục xuất nhập cảnh:

Therock.jpg


A kìa, phà nối từ Circular Quay kia rồi, phà này sẽ dừng ở 3 điểm lên xuống trước khi đến bến Darling Harbour: Milsons Point, McMahons Point, Balmain. Mời bạn lên phà cùng hai bác già và 2 nhóc!
 
Phà chạy, ngang qua dưới cái móc áo:

UndertheSydneybridge2.jpg


UndertheSydneybridge.jpg


Nhìn lại Con Sò:

OperaHousefromtheferry-profile3.jpg


Nhìn qua bờ hướng Bắc là khu North Sydney, khu nhà giàu nổi tiếng và phài là tiền cũ, tiền mới tuy cũng là tiền nhưng khó mà chen chân được vào vùng này hoặc giả có vào được cũng không mua được sự kính trọng, ôi kỳ cục thay là cái phân biệt của con người!:

NorthSydney.jpg


Nhìn ra xa, cò những cánh buồm trắng của trò thể thao trưởng giả - nhưng phải nhận là dáng thuyền tuyệt đẹp:

Sailingboat.jpg


Và 1 anh Captain Cook đang thi hành nhiệm vụ:

CaptainCookcruiseonthewater.jpg
 
Trạm ngừng đầu tiên (tiền đâu thì cũng đúng, vì trạm này dẫn lên khu vui chơi Luna Park và bạn có thể tốn nhiều tiền để tham gia các trò chơi) Milsons Point:

Milsonspointstop.jpg


Rồi đến MCMahons Point:

MacMahonsPointstop.jpg


Qua khỏi bến Balmain, nhìn xa xa là cầu Pyrmont còn gọi là Anzac Bridge, ở 2 đầu cầu có tượng người lính Úc và Tân Tây Lan (Anzac là chữ viết tắt của Australian and New Zealand Army Corps) , cầu Mỹ Thuận nhà mình được xây giông giống như thế với kích thước nhỏ nhắn hơn!

Pyrmontbridge.jpg


Gần đến bến Darling Harbour là viện bảo tàng hàng hải quốc gia Úc, ngay trước bến(cổng) vào có 1 tàu tuần dương của hải quân và 1 chiếc tàu buồm First Fleet. Vào ngày Quốc Khánh Úc 26 tháng 1 thường có First Fleet dương căng buồm và du hành trong vịnh Sydney, có thể chở khách du ngoạn - để nhắc lại chuyện đoàn tàu do Captain Cook chỉ huy ghé vào ngày xưa:

Nationalmarinetimemuseum.jpg


warboatinfrontMarinetimemuseum.jpg
 
Đích đến là đây: Darling Harbour với điểm nhắm là Sydney Wildlife World nằm ngay cầu tàu, cạnh Sydney Aquarium. Các cháu đã đi Aquarium nhiều lần, coi Dungoon (dịch là gì?) và cá mập và Nemo the clown fish nhiều lần rồi, nên lần này 2 bác già đưa 2 cháu đi xem động vật hoang dã Úc như nhện độc rắn độc (eo ơi!), cà Kangaroo, Koala và Kookaburra nữa!

Xếp hàng mua vé: chao ôi là đắt, người lớn 32 đồng Úc, trẻ em dưới 4 tuổi miển phí, trên 4 tuổi 17 dồng! Hai bác già có thẻ hưu cũng phải móc ra 22,50 đồng cho mỗi già, đắt!

SydneyWildlife.jpg


Dẫn 2 cháu đi vòng quanh; nhiều nhà kính trong được tái dựng hình ảnh out back (hoang dã) trong vùng đất khô cằn cũa nước Úc:

Redoutbackre-creation.jpg


Chỉ cho các cháu nhện độc, nào là black widow và red back. Rồi chỉ cho cháu các loại rắn độc để các cháu biết mà tránh xa. Xong, bây giờ đi coi thổ vật Úc! trước nhất là coi Wallaby, giống như Kangaroo nhưng nhỏ con và đầu nhọn hơn :

Wallaby.jpg


Và chính danh Kangaroo, anh to nhất là Red Kangaroo:

RedKangaroos.jpg


Và Koala:

Koalaupcloseandpersonal.jpg


Và Kookaburra, giống chim đặc biệt có tiếng kêu/hót như tiếng cười dòn nên lại được bà con mình âu yếm đặt tên Việt là chim cười:

Kookaburra.jpg
 
Theo 2 bác già, muốn dẫn các cháu đi chơi và cho các cháu biết cách sống, các con vật và độc vật tượng trưng của nước Úc, chứ nếu bạn là khách du lịch thì nên xem ở Sở thú (Taronga Zoo) có nhiều con vật để coi hơn mà giá vé cụng chỉ tương đương, 32 đồng thật không đáng và chỉ nên vào xem nếu bạn thật thích và có rất ít thời gian

Dẫn các cháu ra ngoài, Darling habour là nơi thu hút du khách:

TouristsDarlingHarbour2.jpg


Cho 2 cháu chạy nhảy ở The Terrace:

2Ktheterrace.jpg


Và đi 1 vòng cái Caroussel:

CarouselDarlingHarbour.jpg


Sắc dân Thái chuẩn bị múa biểu diển để quảng bá du lịch

LaosdancersatDarlingHarbour.jpg


Ngày dù có vui cách mấy, 2 cháu và 2 người già cũng bắt đầu mệt mỏi, đã đến lúc trở về! Hy vọng bài viết này giúp ích phần nào thông tin cho các bạn dự định thăm Sydney.
Lần tới bác già sẽ dẫn bạn đi Cabramatta!
 
Úi trời bác ơi, hôm con đến chỗ Warf đi Manly có 1 anh Úc mental có vấn đề bác ạ, cứ hét lên ầm ĩ, xông vào khách du lịch hét mà không thấy có ai ra can thiệp á, con hỏi bạn Úc đi cùng con sao không vác ông ấy vào hosipital thì bạn ấy bảo là như vậy là discrimination đó. ( Ủa thế lúc ông đó xông vào con la hét chả thấy ma nào ra cản cả, con coi như chỉ biết đứng dính chặt bạn Úc kia, vậy cũng "discrimination" với con quá)
Hôm con đi ra Warf 5 đi Darling habour thì trời xầm xì quá, chụp ảnh không đẹp, ở đây sướng ghê, 8h mới tắt nắng, đi chơi thoải mái, chỉ có điều báo hại con ngồi vật vờ 2 tiếng đói meo mà không dám di chuyển để chụp hoàng hôn trên Opera House ;-)
Con cám ơn bác nhiều nhiều về những chỉ dẫn của bác ạ, có cái là dù thêm 1 ngày nhưng con không đi Blue Mt được, hẹn lần sau quay lại Sydney con sẽ đi
 
Úi trời bác ơi, hôm con đến chỗ Warf đi Manly có 1 anh Úc mental có vấn đề bác ạ, cứ hét lên ầm ĩ, xông vào khách du lịch hét mà không thấy có ai ra can thiệp á, con hỏi bạn Úc đi cùng con sao không vác ông ấy vào hosipital thì bạn ấy bảo là như vậy là discrimination đó. ( Ủa thế lúc ông đó xông vào con la hét chả thấy ma nào ra cản cả, con coi như chỉ biết đứng dính chặt bạn Úc kia, vậy cũng "discrimination" với con quá)
Hôm con đi ra Warf 5 đi Darling habour thì trời xầm xì quá, chụp ảnh không đẹp, ở đây sướng ghê, 8h mới tắt nắng, đi chơi thoải mái, chỉ có điều báo hại con ngồi vật vờ 2 tiếng đói meo mà không dám di chuyển để chụp hoàng hôn trên Opera House ;-)
Con cám ơn bác nhiều nhiều về những chỉ dẫn của bác ạ, có cái là dù thêm 1 ngày nhưng con không đi Blue Mt được, hẹn lần sau quay lại Sydney con sẽ đi

Ui thế cháu đã về nhà rồi đấy ư? nhanh nhỉ? Kể chuyện và cho hình đi cháu!
 
dạ chưa bác ơi, con đang ở Mel :D, nhiều chỗ check mail quá, đi rã cẳng lại leo lên mạng check hết mỏi chân thì leo xuống đi tiếp
 
Cabramatta đất cũ đãi người mới

Gọi như thế, vì trước khi người Việt định cư và lập nghiệp tại vùng Cabramatta này, nơi đây chỉ là 1 vùng nhỏ hẻo lánh, bị kẹp cạnh 2 khu lớn hơn là Fairfield và Liverpool. Ngày nay, Cabramatta là nơi định cư chính của người Việt tại tiểu bang New South Wales, ngoài ra các vùng Bankstown, Marrickville cũng là nơi có người Việt nhưng chính yếu vẫn là Cabramatta này.

Vào khoảng hơn chục năm trước, Cabramatta bị bôi đen bởi các hoạt động băng đảng, các tệ nạn xã hội và do đó, các cơ quan truyền thông chính mạch Úc như báo chí, truyền thanh truyền hình mang ra 'làm thịt' dài dài; thậm chí 1 số người Việt do bản tính cầu an và ích kỷ, không muốn dính nhọ đã chối nguồn gốc của mình. Một số khác, đa số là lớp trẻ thế hệ thứ hai, lớn lên và thành tài trên đất Úc; cũng dời ra những khu lân cận quanh đấy. Thật lòng mà nói, vùng Cabramatta có phần nhếch nhác so với các khu có nhiều người Úc hoặc người di dân gốc Tây Âu sống; theo bác già tôi nghĩ cũng do văn hóa và cách sống khác biệt: người mình và nói chung là sắc dân gốc Á thường làm tôm cá, rác thải ra không gói ghém cẩn thận nên thùng chứa rác thường xông mùi khó chịu; người gốc Âu thì thường dùng đồ hộp và họ cũng xử lý chát thải tốt hơn!

Ngày nay, Cabramatta là 1 trong những vùng đất vàng đất bạc: khu trung tâm thương mại sầm uất - tuy rằng muốn mua những loại hàng hiệu thì vẫn phải chịu khó đi Liverpool hoặc Parramatta là những nơi có thương xá Westfield - mang nét đặc trưng Á châu: người nói to, đông đúc, đi phố đông người chật chội vẫn đi hàng 3, hàng 4; đôi khi gặp người quen ngừng lại tay bắt mặt mừng rất ư là hồn nhiên, mặc kệ cô này khó chịu đẩy con qua 1 bên tìm lối đi, ông nọ càu nhàu len qua hàng người để sang được phía đối diện... thức ăn nấu nướng thơm điếc mũi và đủ loại rau cải trái cây y như bên nhà! cuối tuần nghỉ việc: đưa gia đình đi Cabramatta cho bà xã chợ búa, mình và các con ghé làm tô phở hoặc xếp hàng ăn nhẩm xà, mì da dòn Tân Việt! lâu không gặp người quen ư? cuối tuần đi Cabramatta cơ hội tái ngộ sẽ tăng rất cao! Và nhà đất, giá nhà đất tại vùng này thì ngất ngưỡng: 1 căn trong khu chung cư (flat) giá xấp xỉ 1 căn nhà khu xích ra xa 1 chút! không phài đất vàng đất bạc là gì? Tuyệt nhất là trong vòng 10 năm trở lại đây nhờ vào nổ lực của cơ quan công lực và sự hợp tác của cư dân Cabramatta mà tình hình an ninh đã thay đổi 1 cách tốt đẹp; nạn mua bán ma túy hầu như chấm hết tại đây (chạy qua vùng khác :) ) và nhiều tour du lịch đã đưa khách tới đây và giới thiệu 1 vùng đất đặc biệt: Á châu trong lòng đất Úc; chương trình Get Away du lịch của truyền hình số 9 và chương trình The great outdoor của truyền hình số 7 cũng làm nhiều loạt phóng sự giới thiệu Cabramatta như là 1 điểm dửng chân khi thăm Sydney!
 
Khu trung tâm thương mại chính yếu của Cabramatta được bao quanh trong phạm vi 4 con đường: John street - đây là con đường chính huyết mạch của Cabramatta, 1 căn shop buôn bán nơi đây có giá trên 2000 Úc kim tiền thuê 1 tuần , không ngạc nhiền mấy khi thấy những bảng hiệu thay đổi luôn những cái tên mỹ miều!- Hughes street, Hill street và Railway Parade; ngoài ra còn khu Cabramatta east với khách hàng chủ yếu là người Cambodian nhập cư, người Việt mình thì đa số bên khu chính bác già tôi vừa kể trên.

Bạn sẽ ngạc nhiên khi đi chơi trên phố Cabra mà ngỡ như đang đi trên phố quê nhà: quanh tai là tiếng Việt dấu yêu, nhìn quanh là bảng hiệu chữ Việt và Hoa xen kẻ, họaa hoằn lắm mới thấy bảng hiệu tiếng Anh. Điều này mấy năm trước đã gây nên luồng sóng tranh cãi dữ dội giữa dân cư Việt địa phương và hội đồng thành phố Fairfield là hội đồng quản hạt của Cabra. Nói là dân cư Việt địa phương vì người Tàu im lặng trong vụ này: hội đồng thành phố Fairfield cho rằng các bảng chỉ dẫn giao thông bằng tiếng Anh là vô ích do nhiều người dân Cabra vẫn vi phạm luật lệ, nhất là trong việc vi phạm đậu xe (kết quả là FF council bội thu tiền phạt vạ do đậu xe trái luật quy định = phiền lòng FF council chỗ nào???) và mở chiến dịch giáo dục dân Cabra: dốt tiếng Anh thì thay bảng chỉ dẫn bằng.... tiếng Tàu! Cha mẹ ơi!!! tiếng Anh chỉ có các bậc lớn tuổi, quá lắm là cộng thêm 2 bác già không biết đọc mà thôi, chứ chử Tàu thì 2 phần 3 dân cư Cabra sẽ ú ớ: đâu phải chỉ dân Việt, còn dân Serbian, Lào, Cambodge, Ý, Ấn và vài sắc dân khác nửa chi? chỉ có người Tàu mới biết đọc các đường ngang gạch dọc đó, mà tỷ lệ người Tàu thì không cao lắm ở Cabra!

Cốt khỉ lại hoàn cốt khỉ: bảng chỉ dẫn cứ tiếng Anh cho lành, đỡ tốn thêm tiền thuế dân để vẽ lại bảng bằng chử Tàu!

Kết quà cuối cùng: kỳ bầu cử hội đồng địa phương vừa rồi mời mấy ông về nhà nghiên cứu kỹ chử Tàu cho vợ con!
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,687
Bài viết
1,135,248
Members
192,407
Latest member
Dungpham11223344
Back
Top