What's new

[Chia sẻ] Nơi thượng nguồn Đà giang huyền thoại

Việt Nam là một trong những quốc gia có mật độ, sông ngòi kênh rạch dày đặc nhất thế giới, trung bình cứ 20km lại có một cửa sông hoặc cửa biển, còn hệ thống kênh, rạch thì chằng chịt không kể xiết. Mỗi dòng sông lại mang trong mình một linh hồn gắn bó bền vững lâu đời với con người nơi đó.
Sông Hồng là cái nôi của văn minh Lạc Hồng,
LungPo18.jpg


Sông Hương mang đầy vẻ cổ kính với bao đời đế vương dựng nước,
songhuong.jpg


sông Cửu Long gần gũi thân thiết với con người miền tây, và còn nhiều con sông khác.
cucnam38.jpg


Tất cả những nền văn minh đó vẫn còn "sống" và gắn bó với chúng ta đến tận bây giờ. Nhưng Đà giang thì lại khác, nó mang trên mình nhiều huyền thoại, có cái vẫn tồn tại, có cái đã vĩnh viễn biến mất. Đà giang có lúc gào thét dữ đội với hàng chục hàng trăm thác ghềnh.
Datnuoc_Vietnam31.jpg


Có lúc êm ả hiền hòa với bến cát mịn cùng những rặng tre rừng xanh mướt.
Datnuoc_Vietnam32.jpg


Đà giang nơi tộc người Thái, Hà Nhì, Mông, Dao gắn bó lâu đời, mà chỉ cần nghe đến những cái tên đó cũng đủ hình dung được sự đa dạng, kỳ thú về văn hóa và đời sống.

Taybac-QuycoctuNguyen64.jpg
 
1g26p chiều ngày 1/2 chúng tôi đến cửa khẩu U Ma Tu Khòng. Đây là cửa khẩu biên giới Việt Nam- Trung Quốc, thuộc huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu, nằm ở cao độ 1860.

Songda2_Quycoctu17.jpg


Cửa khẩu được xây dựng để kết nối giao thương với huyện Lục Xuân, tỉnh Vân Nam.
Songda2_Quycoctu16.jpg


Vì trời mù quá nên chúng tôi cứ phóng đi mà không biết là đã qua đất TQ, chạy một khúc mới thấy có lán toàn xe biển số tàu, bảng hiệu cũng tàu, hết hồn cắm cổ chạy ngược lại.
Đường biên giới chia đôi tại đây.
Songda2_Quycoctu18.jpg


Nơi đây phần lớn quanh năm chìm khuất trong mây. Bên phía Việt Nam cửa khẩu đang trong giai đoạn xây dựng. Còn phía TQ vẫn trống trơn.
Songda2_Quycoctu27.jpg


Cách cửa khẩu chừng 50m có một dốc nhỏ bên tay trái là đường đến mốc 29. Đi chừng 100m là đến nơi, đây mốc đây.
Songda2_Quycoctu23.jpg


U Ma Tu Khòng theo tiếng địa phương có nghĩa là mây mù sương trắng , không gian lúc này trời lạnh buốt, mây mờ mịt, một cảm giác hoang tàn quạnh quẽ, đem lại cảm giác hắt hiu lay lắt.

Đứng bên cột mốc biên cương mà tâm trạng cứ mông lung, muốn nghĩ cũng không nghĩ được gì. Chụp một vài tấm hình lưu niệm, đây mặt phía Việt Nam.
Songda2_Quycoctu19.jpg


ĐâyTrung Quốc quanh mốc đầy rác của bọn tàu.
Songda2_Quycoctu21.jpg

 

Tọa độ cột mốc
Songda2_Quycoctu20.jpg


Có anh chàng dễ thương làm nhiệm vụ canh giữ. :D
Songda2_Quycoctu26.jpg


Rời mốc 29 chúng tôi vội quay về lại Ka Lăng để đi mốc 17, lại vẫn những con dốc hun hút thăm thẳm thật là ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống. 4g chiều chúng tôi đến ngã 4 vào mốc 17 từ đây đi gần 40km nữa mới đến mốc 17.

Trời về chiều nhanh quá, chúng tôi lao vun vút.
Songda3_Quycoctu1.jpg


Khó diễn tả được cảm giác lúc này, trên cao nắng chiều vàng vọt và hiu hắt, con đường xuyên rừng phủ đầy lá vàng, xe phóng qua rào rạt dưới chân phủ,
Songda3_Quycoctu2.jpg


Bên phải là dòng Đà Giang lặng lẽ trôi,
IMG_1797.jpg


bên trái những vách núi cao vời vợi.
Songda3_Quycoctu3.jpg


Tôi chợt nhớ câu hát: “Ra biên cương trong một chiều hoang âm u…” Cảm giác quan tái buâng khuâng vô cùng.

Chẳng hiểu sao trong đầu lại hiện lên hình ảnh của những trận chiến nơi biên ải ngày xưa. Đâu cô liêu gò hoang trong ánh chiều. Đây hồn chưa tan còn ai oán thiên thu.

 
Đúng 5g chúng tôi đặt chân lên cây cầu Kẻng Mỏ, cây cầu đầu tiên bắt qua sông Đà trên lãnh thổ Việt Nam.
Songda3_Quycoctu5.jpg


Cây cầu mà hơn 2 năm qua tôi luôn mong đợi, ao ước được đứng trên nó một lần, kể từ khi đọc bài chuyến đi của anh Dugia, Haidt,Giang QD, anh longwaves…
Songda3_Quycoctu8.jpg


Có những cảm xúc không diễn tả được bằng lời. Nó là sự trỗi dậy từ trong tiềm thức.
Songda3_Quycoctu10.jpg


Tôi đã có sẵn cả một “kế hoạch” sẽ nhảy nhót, la hét, canh góc chụp… làm rất nhiều thứ khi đứng trên cây cầu này nhưng không hiểu sao lúc này lại chẳng làm được gì cả.
Songda3_Quycoctu21.jpg


Cứ đi chầm chậm chầm chậm, ngắm nhìn. Người cứ phiêu phất. (HÌnh ảnh minh họa này là ngày hôm sau tôi mới chụp lại)
Songda3_Quycoctu12.jpg


Ánh mắt tham lam như muốn thu tất cả từng chi tiết, từng hình ảnh thật nhỏ bé của cây cầu.
Songda3_Quycoctu22.jpg


Từ con ốc, mảnh ván, dây treo
Songda3_Quycoctu18.jpg
 
đến những trụ cầu hiên ngang sừng sững giữa đất trời quan san.
Songda3_Quycoctu20.jpg


Ngảnh đầu nhìn về đất Việt, dưới sâu kia dòng Đà giang buông mình lững lờ bình yên trong ráng chiều
Songda3_Quycoctu4.jpg


Ngảnh đầu nhìn về phương bắc, sao thâm trầm mà phảng phất chút u buồn.
Songda3_Quycoctu16.jpg


Vì sao: "Chúng thủy giai đông tẩu, Đà giang độc bắc lưu"?
Songda3_Quycoctu17.jpg


Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
IMG_1803.jpg

[/SIZE]
 
Thật tuyệt vời! phong cảnh và con người tây bắc, Thanks Quycoctu đã đem lại cho mọi người những cảm xúc thật đặc biệt qua những tấm ảnh và lời bình của bạn!
 
Quỷ nói một chút về vị trí các mốc giới ở thượng nguồn sông Đà. Ngay chân cầu treo Kẻng Mỏ, không qua cầu đi về phía tay phải chừng 50m có đường rẽ xuống lòng sông. Đó là Mốc 18 (2), đối diện phía bên kia là mốc 18(3).
Qua cầu treo rẽ tay phải đi dọc theo bờ sông khoảng 5 km là đến mốc 17(1) đây là mốc chính nơi thượng nguồn sông Đà. Từ mốc 17 đi tiếp 5km là đến mốc 16, từ mốc 16 đi tiếp 2km là đến mốc 15.

Quỷ nói thêm một chút về quy tắc đánh mốc để mọi người dễ theo dõi. Theo thỏa thuận VN và TQ mốc được đánh số liên tục tăng dần từ tây sang đông, tức từ Ngã 3 biên giới A Pa Chải đến giới điểm 62 cửa sông Bắc Luân.
Mốc chia các loại: Mốc đơn, mốc phụ, mốc đôi, mốc ba.
Mốc chính đơn: thể hiện dưới dạng số la tinh bình thường.
Mốc phụ: thì số mốc thể hiện dưới dạng thập thân; tử số là số hiệu mốc chính liền trước, mẫu số là số thứ tự mốc phụ.
Mốc đôi cùng số: Ngoài số mốc chính còn có số 1, 2 trong ngoặc đơn (), mốc trong đất TQ ghi số (1), mốc phía VN ghi số (2)
Mốc ba cùng số: Ngoài số mốc chính còn có số 1, 2, 3 trong ngoặc đơn (), mốc số (1) cho mốc nằm ở quốc gia cắm 1 mốc, rồi thuận theo chiều kim đồng hồ đánh tiếp các mốc (2), (3).
Yêu cầu kiến trúc mốc: có tính chủ quyền cao, thẩm mỹ, hiện đại, quốc tế. Sử dụng vật liệu hiện đại bền theo thời gian. Mốc có thân mốc, đế mốc và đặc biệt không được có CHỈ DẪN NGẦM. Chữ trên thân khắc chìm chữ nước nào quay mặt về nước đó. Ghi tên nước, số thứ tự mốc, năm cắm. ở cửa khẩu thi gắn thêm quốc huy, đường kính 30 cm. Mốc đại nặng 950 kg, mốc trung 500kg, mốc tiểu 300kg.
Cắm mốc: Mốc chính, phụ số lẻ do TQ cắm, Mốc chính phục số chẵn do VN cắm. Mốc đôi, mốc 3 cùng số thì ở nước nào nước đó cắm.
Quay lại với hành trình, chúng tôi qua cầu treo Kẻng Mỏ rồi phóng thẳng vào mốc 17, lúc này trời đã về chiều, phóng thật nhanh vì e là trời tối sẽ lỡ việc hết, và rồi 5g20p chiều ngày 1/2 chúng tôi đã đến mốc 17(1) ngã 3 sông.
Songdacuoi_Quycoctu7.jpg


Nơi con sông Đà chảy vào đất Việt. Chẳng biết sao nhưng những lần đến các điểm mốc tôi thường không hân hoan hú hét được mấy, mà bồi hồi xúc động nhiều hơn.

Bước chầm chậm qua từng bậc thang để lên mốc,

Songdacuoi_Quycoctu1.jpg


khẽ chạm tay thấy lòng dâng trào khó tả.

Songdacuoi_Quycoctu3.jpg


Cũng đã chạm tay vào rất nhiều cột mốc nhưng lần này sao cảm xúc cứ cuồn cuộn mãnh liệt,
Songdacuoi_Quycoctu11.jpg


có lẽ chính sự mong đợi suốt 2 năm qua mà thúc dồn nên chăng.
Songdacuoi_Quycoctu10.jpg


Đứng lặng và ngắm nhìn toàn cảnh nơi ngã 3 sông miền biên ải,
Songdacuoi_Quycoctu17.jpg
 
phía đối diện bên kia là đất TQ rồi, xa xa là cột mốc 17(2).
Songdacuoi_Quycoctu4.jpg


Bờ kè đá vững chắc được xây ngăn xói dòng ,

Songdacuoi_Quycoctu2.jpg


Từ mốc 17 (1) nhìn về phía TQ
Songdacuoi_Quycoctu12.jpg


Tọa độ mốc
Songdacuoi_Quycoctu9.jpg


Nghiêng mình tự hào khi đứng trên mảnh đất thiêng liêng của tổ quốc.

Songdacuoi_Quycoctu13.jpg


Đứng một hồi chúng tôi xuống lòng sông để dạo chơi. Mùa này không nhiều nước, lòng sông trơ đá,
Songdacuoi_Quycoctu20.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,133
Bài viết
1,173,915
Members
191,955
Latest member
creationinfoways
Back
Top