What's new

North Pole Selection Camp - Thuỵ Sỹ những ngày không bao giờ quên

Lần đầu em viết bài lên diễn đàn là vay mượn đồ đi TS, được mọi người giúp đỡ nhiệt tình. Bây h xin kể lại cho anh em nhà mình, dù rằng em bây h vẫn còn chưa kết thúc trại. Có điều em chỉ up ảnh lên facebook thôi, cho nên anh em muốn xem ảnh chắc phải lên facebook xem rồi.

http://www.facebook.com/note.php?note_id=10150092686560748

Chuyến bay thực sự quá dài.
Bay từ Nội Bài đến Bangkok, Tới Doha. Sau đó chuyển máy bay đi Geneve, ngồi ô tô thêm 2 tiếng mới tới nơi. Hết khoảng 22 tiếng. Coi như nguyên 1 ngày chỉ có vạ vật. Mang theo cái hộp quà như là quả bom, lúc nào cũng sợ bị người ta đụng vỡ.

Cái thị trấn này nằm ở trên núi, có phần giống với Sapa của Việt Nam, khắp nơi đều có thể nhìn thấy những ngọn núi, trên đỉnh là tuyết trắng. Thời tiết có thể nói là ấm áp, không hề lạnh như tưởng tượng. Mặc dù mặt hồ luôn đóng băng.

180655_10150146222985992_649430991_7897612_6693823_n.jpg


Đến nơi mới biết, mình là những người cuối cùng. Đến nơi cái là vứt đồ xuống ra ngoài ngắm cảnh ngay. Sau đó bị tận dụng để đi chụp ảnh chân dung từng người một, chuẩn bị post lên website của YEP.

Cả đội thực sự toàn những người rất cởi mở. Mặc dù gặp nhau lần đầu mà đều nói chuyện rôm rả thân mật như bạn bè lâu năm, không khí cực kỳ vui vẻ. Khách sạn cũng là của riêng nhóm, có cảm giác giống 1 gia đình, cực ấm áp. Điều đặc biệt là rất nhiều thành viên trong đoàn nói nhiều thứ tiếng, chủng tộc lai rất đa dạng. Có 1 đồng chí còn có tới hộ chiếu của 3 quốc gia. Thành ra ngoài tiếng anh thì các thứ tiếng như Nga, Đức, Pháp, Trung đều được lấy ra dùng hết.

180303_10150146223260992_649430991_7897618_3196356_n.jpg

Tối đầu tiên, được giảng giải về các quy định, tiêu chí của trại. Mọi người cùng phân công dọn dẹp, giặt giũ. Mỗi sáng sớm đều chạy bộ 45 phút. Ngày đầu tiên sẽ học về quay phim, chụp ảnh. Thêm vào đó còn được dạy cách lái ô tô thân thiện với môi trường. Hoá ra cả đoàn chỉ có 2 người chưa có bằng lái ô tô. Tuy nhiên ngày mai vẫn sẽ được lái. Mà là Mercedes hẳn hoi.
Mỗi ngày cả nhóm sẽ chia thành 4 đội, hàng ngày sẽ lại thay đổi vị trí thành viên các đội. Cạnh tranh lẫn nhau. Các tiêu chí xét tuyển chủ yếu là khả năng làm việc theo nhóm, mức độ hoà đồng, và thể lực tối thiểu.

Sau khi ăn cơm tối, các thành viên gom quà lại, cho vào hộp rồi tặng cho Mike Horn Team. Sau đó phía ban tổ chức cũng phát áo đồng phục cho thành viên. Kết thúc 1 ngày thành công và vui vẻ. Mặc dù mới 9h ở bên này nhưng quả thật mình nặng đầu còn hơn là 2 h sáng bên kia.


Sáng mai phải dậy lúc 6h30. Mỗi ngày đều có 2 ngừoi được phân công viết blog update tình hình cho cả đội. May mắn thay là mình đc viết ngay hôm đầu. Buổi đầu tiên lúc nào cũng có nhiều cái để nói.

Ngày đầu tiên thể hiện tương đối tốt, ngày mai sẽ bước vào cuộc đua thể lực đầu tiên. Mọi người chúc mình may mắn đi. Đi trên đường đột nhiên thấy lo lắng, bây h đến nơi lại lấy lại tự tin rồi. Hắc hắc
 
Last edited:
Thể dục sáng thứ 4 - Cảm xúc mới

Thể dục sáng thứ 4 - Cảm xúc mới

Khi huấn luyện viên thông báo: "Hôm nay các bạn sẽ có 1 bất ngờ, chúng ta sẽ ko chạy lên núi nữa." Cả lũ thở phào nhẹ nhõm, cười sung sướng. Nhưng nghe đến câu tiếp theo thi hết sạch vui mừng : "MInh leo cầu thang lên tới nhà thờ trên đỉnh đồi, sau đó leo xuống. 3 vòng. Đếm thời gian". Hãi. Vậy là chuyển sang leo câu thang, mà lại còn 3 vòng. Cái nhà thờ trên đỉnh đổi, đường leo lên là cầu thang, leo xuống là dốc. Vậy là chỉ cần cố hết sức leo lên, sau đó thả người chạy xuống. Đoạn chạy xuống là đoạn tâng tốc, cũng là đoạn thở lấy sức để leo lên.
Mấy bạn khoẻ, tuýt còi cái là chạy phăm phăm, mình nhìn mà ngán.
Kết thúc cuộc đua, về thứ 13. 9phút 57. Cu Daniel về đầu, mình chạy đến vòng thứ thì nó đã về đích.
Sau đó chạy lên đỉnh núi thêm 1 lần nữa. Bây h chuyển sang luyện cơ. Hít đất, gập cơ bụng. Mà hít đất, chân còn gác lên bờ đã. Hãi.Sau đó còn điệu nhảy ngôi sao: Ngồi xổm gập tay xuống như con ếch, sau đó bật lên, tay chân dạng hết ra (Y hệt như kiểu nhảy để chụp ảnh của dân nhà mình). kết thúc của tất cả các bài tập đó, HLV hỏi: "How are you now?". Mọi người tinh thần phấn chấn: "Very good". Đáp lại là: "Bây h chạy tiếp 3 vòng nữa, đếm thời gian xem có nhanh hơn lần trước không?"
Hãi
Hãi
Chưa chắc đã chạy được 3 vòng, nói gì đến việc phá kỷ lúc.

Có điều ko thằng nào hé răng phàn nàn một câu. Ở chỗ này không có phàn nàn, không than vãn, không nhượng bộ. Chỉ có tiếp tục, hoặc bỏ cuộc.

3 vòng trôi qua, không có ai vượt trội hơn người khác 1 vòng như trước. Có điều, tất cả mọi người đều về đích. Sung sướng, hạnh phúc. Tất cả cùng về đich, ấy là điều mà ko phải năm nào các nhóm YEP cũng làm được.. Mọi người nắm tay nhau đi về khách sạn. Ở đây chưa bao giờ tồn tại sự cạnh tranh, thuần tuý là sự thử thách giới hạn của bản thân.
Ở đây không bao h nói : "Never give up". Chúng tôi nói: "If you can keep up, don't give up."
Ai đó nói: "sáng mai lại bắt đầu 1 buổi thể dục mới". Ai nấy đều nhìn nhau cười, cười hãi hùng.

10 ngày, có lẽ không đủ để biến chúng tôi thành những con người khác, thế nhưng đã cho chúng tôi trải nghiệm 1 thế giới hoàn toàn khác. Thế giới của cực hạn.
 
Ngày thứ 4 - Niềm vui bất ngờ

Ngày thứ 4 - Niềm vui bất ngờ.

Theo lịch thì học về: Sơ cứu và cứu hộ. Nghe có vẻ cũng bình thường.

Vào phòng học, được dạy rất nhanh về các kiến thức sơ cứu cơ bản. Sau đó được giới thiệu 1 dụng cụ cố định xương gãy cực kỳ tiện dụng. Nó giống như 1 miếng xốp, lõi kim loại. Bề ngoài giống 1 miếng bìa cacton. Có điều nó có khả năng uốn gập rất linh động để áp vào chỗ xương gãy. Câu chuyện về sự ra đời của miếng cố định "Sam's Sprint" : HLV Martin và 1 người bạn đã cứu 1 người đàn ông bị gẫy chân bằng 1 thiết bị tự tạo. Sau khi trở về, họ phát triển ý tưởng và biến nó thành 1 sản phẩm hoàn chỉnh. Kết quả là khi họ đi đăng ký bằng phát minh, người ta thông báo rằng sản phẩm này đã được đăng ký. Khi họ tìm hiểu thì phát hiện ra Sam, người đàn ông được cứu đã lấy ý tưởng của họ và bắt đầu sản xuất hàng loạt. Ngày nay, Sam là một triệu phú với thương hiệu Sam's Sprint.



Sau đó thì được thực hành mấy chiêu cứu hộ cơ bản. Trong đó có 1 chiêu rất hay là nối 3 cái ba lô với nhau lại thành 1 cái cáng cực êm. Siêu chuẩn.

Tiếp theo đó: Ra ngoài thử nghiệm tình huống thật.


Cuộc đời có những niềm vui bất ngờ: Leo núi. Cả đoàn được thông báo: chúng ta sẽ lên núi băng, rất lạnh, mặc đồ chuyên dụng vào. Hăc hắc. Vậy là quần áo, giầy dép bao công chuẩn bị cũng đã có chỗ dùng. Xe chở cả nhóm lên đỉnh núi. Phần hay mới chỉ bắt đầu. Mọi người được phát mũ bảo hộ, và đai lưng. Rồi sau đó, kỷ niệm của cuộc đời tôi đã đến : Buộc dây rồi leo xuống.

Hắc. Độ cao chỉ có tầm 50 m, nhưng thực tế là phía dưới còn là 1 cái vực tầm 50 m nữa. Nhìn từ trên xuống, vách núi dựng đứng luôn, tầm 89, 90 độ. Hắc hắc. Chả có đứa nào sợ cả, đứa nào cũng sướng cười không ngậm được miệng. Mình ban đầu cũng sướng mờ cả mắt, đến lúc nhìn xuống cái vực thì cũng chùn chân 1 chút. Cuối cùng đến lúc xuống thì nhảy 1 mạch, rất chuyên nghiệp. Hắc hắc. Bình thường thì chắc cũng phải sợ phen. Có điều ở cái nơi này, chỉ có lao đầu tiến lên, chả có thời gian mà sợ.
Mỏi nhừ cả tay, có điều người không sứt mẻ. 1 cảm giác thật là Yomost.
176345_10150149723780992_649430991_7936120_5547220  _o.jpg


Xuống đến nơi, đến phần tình huống khẩn cấp. Minh được chọn làm nạn nhân, giả vờ leo núi ngã gẫy chân. Được mọi người băng bó, cho lên cáng, cuối cùng là bọc vải cách nhiệt toàn thân, khiêng ra khỏi vùng nguy hiểm.

183567_10150148892215992_649430991_7929807_4860497  _n.jpg


Kết thúc 1 buổi sáng tràn đầy cảm giác sảng khoái (ngoại trừ vụ tập thể dục).

Buổi chiều học về chụp ảnh. Bác thợ ảnh chuyên nghiệp vô cùng, có điều nói tiếng Anh - Nga, thành ra nghe câu được câu chăng. Cũng chẳng có mấy tác dụng. Có điều sau đó thì phải ra ngoài làm ảnh chuyên đề, chủ đề là về con dao Thuỵ Sĩ mà mọi người được tặng. Upload 1 bức ảnh, có con dao, và kể 1 câu chuyện qua bức ảnh đó. Cuối dòng là add thêm cái link về chương trình bốc thăm trúng thưởng của Mike Horn.

Kết quả thế nào thì mời mọi người sang album ảnh: Mike Horn để xem. http://www.facebook.com/photo.php?f...=a.10150148813910992.330046.649430991&theater

182420_10150148822900992_649430991_7929280_1404209  _n.jpg


Có 1 chuyện nhỏ là lúc bác nhiếp ảnh gia người Nga nói về thiết bị, có 1 cái nhỏ là cái khăn để lau ống kính. Tốt nhất ai cũng nên mua, mặc dù thậm chí đôi khi nó bán tới 10 USD. bác ấy bảo là ở VN chắc chỉ vài đô. (Làm sao mà bác này lại biết VN thì cái đó rẻ nhỉ?). ??? Cái khăn lau kính ở VN ta hình như là cho không mà nhỉ?. hơ hơ. Có ngày em đi buôn khăn lau kính

Trước bữa tối là buổi thuyết trình của Nespresso. Đây cũng là 1 trong những đối tác tài trợ của Mike Horn. Đại diện Nespresso hỏi: Ở đây ai ko biết đến Nespresso. Natalia(USA) và Ariana (Canada) giơ tay ko biết. Hắc. Đến lúc ông ấy hỏi mọi người ở đây đến từ đâu, mình bảo là Việt Nam. Vị ấy ngạc nhiên hỏi: Việt Nam cũng biết Nespresso? Bởi vì ở VN làm gì có hãng phân phối. Hắc hắc. Cái thằng không uống cà phê như mình bao giờ, nhưng mà tai nghe đến Nespresso bao nhiêu lần rồi, thì nào là Capuchino, espresso, ... cứ tưởng đấy là 1 cách pha cà phê, ở đâu cũng có. Hoá ra là cả 1 tên hãng. Mà Cái hãng này thuộc tập đoàn Nestle, hãng này thì chắc nhà mình ko ai ko biết. Giờ mới được mở mang đầu óc ra một tý. Sau đó thì là thuyết trình về các biện pháp bảo vệ môi trường, giảm carbon v.v của Nespresso. Nói chung là cũng chẳng có gì phàn nàn. Cuối buổi được tặng 1 cái USB vỏ gỗ (theo đúng tinh thần chị Nguyệt là có thể phân huỷ được).

Buổi tối là 1 tin tức vô cùng ấm áp lòng người: Ngày mai không phải tập thể dục. Bởi vì ngày mai sẽ đi Picnic trên núi băng. Sau bữa cơm là buổi kiểm tra và phân phát trang bị. Mọi người được phát 1 balo chuyên dụng, 1 giày đi tuyết, thiết bị leo núi (dây, móc, đai lưng, mũ bảo hiểm), và 1 cuốc phá băng (cái này gọi là vũ khí lạnh). Cơ bản là đều phải trả lại vì thiết bị quá đắt tiền, ví như cái giày đi tuyết giá là 600 EUR (Tầm 18 triệu 1 đôi giày). Sau đó lại phải mang đồ của mình xuống đề kiểm tra: Quần trượt tuyết, kính chắn UV, 3 lớp áo Trượt tuyết (Áo lót, Áo ấm và áo chống thấm), găng tay chống thấm. Kết quả là quá quan xuất sắc. Rất cảm ơn anh Hà của Mitiz và anh Chiến của Umove đã giúp đỡ có được những thiết bị trên. Lần sau có bạn nào cần đồ chống thấm (đi mưa khỏi mặc áo mưa) hoặc đồ du lịch thì cứ google 2 cái tên trên. Thậm chí là khi bác HLV nhìn thấy cái áo của Mitiz cũng phải buông ra mấy câu khen không ngớt. (Bác ấy mà biết ở Việt Nam giá rẻ bằng 1/5 đến 1/10 giá bên này chắc bác ấy cũng nhờ mua rồi). Cái quần trượt tuyết cũng chỉ có giá 350 k của mình, bên này giá tầm 2 triệu. (Lần này đành phải cảm ơn giá cả tiêu dùng của hàng Việt).
Natalie là thiết bị thiếu thốn nhất, bị HLV chế giễu lên, chế giễu xuống. Thấy cũng hơi quá đáng. Có điều đúng là như thế: Thiết bị là yếu tố sống còn với người thám hiểm. Lạnh: chết. Nước thấm vào: Chết. Trượt chân: Chết. Không đủ dụng cụ cứu hộ: Chết. Nếu bạn ko mang đủ trang bị đủ, bạn có thể ở nhà.

Kế hoạch ngày mai là. Sáng 7h30 ăn sáng. 8 h lên xe. Đi lên núi, vượt dãy bằng cáp treo. Sau đó là bắt đầu hành trình đi bộ trên băng. 1 h đến nơi hạ trại. Hạ trại ăn uống rồi 2h quay trở lại. Cái này gọi là picnic, thực ra là 1 cuộc hành trình gian khổ với lưng vác nặng, nhiệt độ -8 độ C trong tuyết giày và băng trượt. 1 số đoạn sẽ phải leo lên xuống bằng dây thừng. Hắc. Dù sao vẫn tốt hơn là thể dục buổi sáng.

Hôm nay có dịp chat với 1 bạn tên là Sophia, người Áo. Được biết 1 thông tin: Có thể nói trại YEP lần này là trại khó nhất từ trước đến nay. Mọi khi buổi sáng chỉ tập thể dục bằng đạp xe thôi. Hắc. Đạp xe lên núi và chạy bộ lên núi, nghe mà thấy đời bất công. Dù sao thì cũng có thể nói, lần đi Bắc Cực này cũng là 1 trong những chuyến khó khăn và nguy hiểm nhất. Cũng biết thêm 1 thông tin là từ ngày hôm nay trở đi sẽ nhẹ nhàng hơn 1 chút.

[video=vimeo;20162635]http://vimeo.com/20162635[/video]
 
Last edited:
Vì hôm qua chuyến đi leo núi tuyết quá mệt nên ko làm sao viết được. Các bác thông cảm. em chỉ up tạm mấy cái ảnh. Khoe luôn cái áo Mitiz và cái quần của Umove
Đi bộ trong băng tuyết cả hàng tiếng đồng hồ
756bb_DIM_8303.jpg


f8c74_DIM_8179.jpg


d81ea_DIM_8187.jpg


Em là cái thằng đi thứ 2 trong đoàn ấy ạ

779cb_DIM_8345.jpg

Có những chỗ phải ròng dây để leo hoặc thả xuống.

176201_10150149734450992_649430991_7936253_3957239_o.jpg

Vầng, cái kinh là của anh Hà Mitiz cho mượn, quần là của anh Chiến tặng, và áo cũng là mua ở Umove. Phía xa xa là trị trấn. Đây là lúc trời nắng còn nhìn thấy, sương mù lát sau là khỏi thấy đường luôn,
 
Ngày thứ 6 - Amazing Day

Ngày hôm qua là 1 ngày khác biệt. Sáng, không có tập thể dục (nụ cười nở trên môi. Hắc hắc). 7h30: Dụng cụ sẵn sàng. 8h ăn sáng xong xuôi. Mọi người vác đồ lên xe. Phần ăn trưa mang theo là 1 cái sandwich, 1 quả táo hoặc chuối v.v, 1 cái bánh quy, 1 cái kẹo socola. 1 chai nước và 2 người chung 1 bình trà nóng. Dụng cụ gồm có đai lưng (dùng để móc dây), mũ bảo hiểm, balo, cuốc phá băng, 2 người chung 1 cái xẻng, ván đi tuyết, túi cứu hộ, lưới đi băng (tấm lưới có gai dùng để móc vào đế dày, dùng để leo núi băng) và 1 đôi gậy trượt tuyết. Nặng, phải nói là rất nặng. Quần áo 3 lớp, tất chống thấm, găng chống thấm, mắt kính chống UV, kem chống nắng. Trang bị tận răng.

Xe đến nơi, cái chỗ này tên gọi là Glacier 3000 (Kiểu như 1 trung tâm trượt tuyết gì đó). Dải núi tuyết liên miên 1 phần thuộc dãy Alph với ngọn Mont Blanc cao hơn 4000 m. Đầu tiên phải đi tới 2 lần cáp treo để tới điểm xuất phát. Riêng tiền cáp treo tính ra đã hơn triệu tiền Việt. Trò chơi xa xỉ.

Điểm xuất phát là trên đỉnh một mỏm núi, bắt đầu đi bộ mà không dùng ván. Thực sự là không vui vẻ gì. Chân ngập sâu trong tuyết, trên vai mang nặng, ba lô chỉ trực tuột xuống. Tốc độ đi có thể nói là như rùa bò, mệt không kém gì chạy bộ. Thử tượng tượng, mồ hôi tuôn như mưa, mặt trời chói trang, trong khi không khí bạn hít vào lạnh tới -7 độ. Bây giờ thì mới hiểu tại sao người ta lại có bài kiểm tra thăng bằng. Bởi chân bạn luôn sụt sâu xuống tuyết, độ sâu mỗi chỗ 1 khác, lại còn tuỳ thuộc vào góc độ đặt chân, sức nặng cơ thể.
Bây h mới hiểu được sự quý giá của trang bị tốt. Găng tay của mình rất tốt, rất ấm, chống thấm, duy nhất 1 điều là quá rộng. Hậu quả là mỗi lần muốn mở, khoá, cầm nắm cái gì đó lại phải cởi găng tay ra. (Đoạn đường về có thể nói là tay đau như kim châm, suýt nữa thỉ bỏng lạnh, may mà về kịp).

Đi gần nửa tiếng đồng hồ, bị rớt lại tít phía sau cùng với Siqi và Look (HLV). May mà ở cái nơi này, tốc độ rất chậm, rớt lại phía sau cũng chỉ khoảng vài trăm mét. Sau này nhờ Look mới biết, tốc độ của mình chậm, quá nửa là do balo không cân, làm mất sức.

Đi nửa tiếng đồng hồ nữa, vượt qua 1 đoạn núi đá bằng dây thì đến điểm dừng chân đầu tiên. Lúc này mới được dùng đến ván đi tuyết. Hoá ra là vì khỏi mất công tháo ra tháo vào lúc leo dây nên không được dùng ván, hơn nữa trên mặt phẳng, ván đi chậm hơn. Ván thực ra chỉ là 1 dụng cụ gắn vào đế dày, tăng diện tích tiếp xúc giữa chân với mặt đất, nhằm làm người ta khỏi lún quá sâu xuống tuyết, giảm mất sức và tăng độ thăng bằng (nhược điểm là chỉ có thể đi với địa hình tuyết đủ dày, tốc độ chậm và không thể đi lùi). Đi nửa tiếng nữa thì đến điểm dừng chân thứ 2. Trên đượng này có 1 đoạn được trượt từ trên núi xuống ( đặt mông xuống và cứ thế trượt thôi). Hậu quá là tuyết vào trong giày. Hắc, lại do buộc giày ko đúng. Cũng may, giày chống thấm, quần chống thấm và đôi tất cũng chống thấm luôn.

Tại địa điểm thứ 2, tách ra làm 2 đoàn. 1 đoàn tiếp tục đi lên 1 ngọn núi, cao 3200 m, 1 đoàn ở lại thực hành cứu hộ trong điều kiện băng tuyết và thực hành lấy số liệu tuyết.

Mình ở đoàn 1, tiếp tục đi tiếp. Có thể nói, đi bằng ván tuyết là 1 trải nghiệm khác. Không phải là giới hạn về thể chất, mà là giới hạn về tinh thần. Mỗi bước đi nặng nề là 1 cuộc đấu tranh của tinh thần. Bạn biết bạn có thể bước tiếp, nhưng mỗi bước lại không hề thoải mái gì. Nếu chạy bộ buổi sáng là sự thử thách giới hạn về thể chất, bạn phải chạy cho đến khi bạn không thể chạy được nữa, có nghĩa là, bạn phải chạy xa nhất có thể. Còn lúc này, là bạn phải duy trì lâu nhất có thể. Mọi người bị buộc dây vào nhau, chủ yếu là để tránh lạc (khi mà sương mù dày đặc) và để bảo hộ (đường đi thì dốc, lên cao gió lại thổi mạnh). Điều đó cũng có nghĩa là tốc độ của bạn sẽ ảnh hưởng đến cả đoàn.

Thực tế mà nói, không phải là kiệt sức, nhưng mà 2 bàn chân đau tê tái. Bởi vì cho dù có ván, đường đi vẫn rất nghiêng. Vâng, nghiêng chứ không phải dốc. Trọng lượng của cơ thể dồn vào 1 phía của bàn chân (và sau đó là phía còn lại trên đường về). Chưa kể mỗi lần dẫm vào tuyết mềm, bàn chân lại phải vặn vẹo để lấy lại cân bằng.

Có điều bạn luôn biết rằng bạn có thể bước tiếp, chỉ là bạn có đủ tinh thần để nhấc chân lên hay ko mà thôi.
1 tiếng đồng hồ không dừng lại. Cuối cùng thì cũng đến nơi, 1 cảm giác chiến thắng tràn ngập cả đoàn. Mọi người cùng dừng lại, uống nước và chụp ảnh. Ở trên đỉnh núi cắm 1 cây thập tự, 1 hòm ghi lưu bút.
5 phút nghỉ ngơi. Chỉ 5 phút.
Sau đó là đoạn đường leo xuống. Lần này, mọi người bảo Minh hát, hát cho quên đi đoạn đường dài dằng dẵng. Hắc, cũng không nên bỏ qua cơ hội. Bởi vì bên cạnh thể lực, 1 điều quan trọng là vai trò của bạn trong đoàn. Nếu bạn có thể làm giảm bớt bầu không khí căng thẳng của đoàn trong những khi khắc nghiệt, bạn có giá trị. Có điều, chỉ hát được nửa bài, ngã chổng vó. Hát nốt nửa bài, tuột cả ván trượt.
Hắc
Mỗi bước đi của bạn chỉ có chục centimet, nhưng là cần toàn bộ sự chuyên tâm để giữ thăng bằng. Chỉ cần bạn phân tâm, bạn rất nhanh bị ngã. Thử tưởng tượng, bạn bước đi chậm rãi như 1 con rùa trong 1 tiếng đồng hồ, và mỗi giây mỗi phút bạn đều phải chú ý vào từng bước chân của mình. Đấy là 1 sự thử thách tâm lý.
Thực tế, nếu đi tới Bắc Cực, đó sẽ là 8 tiếng 1 ngày.

Đấy là sự thay đổi về tâm lý. Mình biết, lần này mình đã vượt qua được. Nhưng nếu là chuyến đi thực thì sao? Nếu lần này không được lựa chọn, cũng không có gì để nuối tiếc. Hàng chục nhà tài trợ, đầu tư số tiền cả triệu USD vào chương trình này. Mình đã được hưởng những điều kiện hiếm có mà không phải ai cũng có cơ hội. Nếu bạn không được lựa chọn để đi tiếp, bạn cũng không có gì phải tiếc nuối.

Cái quan trọng, thử thách giới hạn của bản thân, đó chẳng phải mới là ý nghĩa chân chính của 1 người mạo hiểm sao? Bắc Cực, đó là 1 địa điểm đầy thử thách, nhưng nếu thực sự giới hạn của bạn không đủ, cũng ko cần phải tiếc nuối.

Ngoài lề 1 chút về mấy cái ảnh. Có thể ai đó cho rằng mấy cái ảnh là lấy từ đâu đó chứ ko phải là ảnh của đoàn. Quả thực là đi theo đoàn có đầy đủ quay phim và thợ ảnh đẳng cấp, thế cho nên là có những hình ảnh hoành tráng mà các bạn thấy. Còn thế nào là đẳng cấp, đẳng cấp khác chuyên nghiệp thế nào. Vậy thì thợ ảnh đẳng cấp là phải chạy nhanh hơn cả thằng thám hiểm, vác nặng hơn cả thằng thám hiểm, thế thì mới chụp được mấy cái ảnh này. Bạn có nghĩ tìm được ở Việt Nam bác thợ ảnh nào mang theo bộ dụng cụ 5,6 cân chạy trong điều kiện -7 độ, tuyết dày 10 mét để chụp ảnh không?

30 phút sau, về đến điểm tập kết. Ăn trưa. 15 phút sau, 2 đội đổi vị trí, đoàn kia leo lên, còn đoàn mình ở lại thực tập cứu hộ.
Tính huống là 1 người bị rơi xuống khe núi, 1 bên là vách đá, 1 bên là băng tuyết. Cách cứu hộ là đào 1 hố băng, sau đó thả 1 cuốc phá băng có ròng dây xuống rồi lấp lại. Như vậy ta có được 1 điểm tựa chắc chắn để buộc dây. Sau đó 1 đầu dây thả xuống và buộc vào nạn nhân. Đầu dây kia lắp vào ròng rọc 1 chiều (nghĩa là chỉ kéo được chứ thả ra dây cũng ko chạy). kéo nạn nhân lên. Kể thì đơn giản, có điều mấy cái thao tác buộc dây cứ gọi là loạn cả lên. Chưa kể là thời tiết lạnh giá, cởi găng ra 1 tý là tay lạnh cóng. Mỗi người đều xuống khe làm nạn nhân 1 lần. (Phải nói là tính huống gần như thật, nhảy xuống khe rồi là cũng không thể tự lên được nữa)

Sau phần nạn nhân là phần đào tuyết. Ở đây các nhà khoa học rất nhiều khi phải trực tiếp đi đo độ dày của tuyết, đo nhiệt độ, lấy mẫu băng. Nhiều lúc ảnh vệ tinh ko đủ đảm bảo. Thế là phải đi đo bằng tay. Cắm cái que xuống tuyết, để xem tuyết day bao nhiêu. Rồi thì đào hố, đào đến tận lớp băng cứng (Băng này có thể nói gần như là vĩnh cửu). Qua nghiên cứu độ cứng mềm, rỗng chặt của từng lớp tuyết mà có các thông tin. 4 nhóm thay nhau đào, đến lượt mình thì đào xuống được đến tận băng. Tuyết dày 7 mét. băng cứng hơn đá. Thật là sung sướng, nhóm mình đào cuối cùng nên được hưởng thành quả.

Vừa đào xong thì cũng đến lúc đi về. Hãi. Hành trình đầy mệt nhọc. HLV Luke cực kỳ chiếu cố, biết găng tay của mình ko tốt, buộc lại toàn bộ đồ đạc cho mình, đến lúc lên lại giúp tháo ra.
Đến gần điểm tập kết thì hoa cả mắt. Bởi nhìn thấy cái dốc quá khủng khiếp (cái này bọn trượt tuyết nhìn thì lại cười sung sướng). Hơn thế nữa, ván thì cũng đả cởi ra. Dốc đến nỗi, bước 1, 2 bước lại bị tụt lại 1 bước. Cả người như dán vào mặt tuyết. Bất ngờ nhất là với lòng tốt bụng của Christopher. Đồng chí này 18 tuổi, người Thuỵ Sĩ, đẹp trai nhất đoàn, tính tình lại cũng có vẻ trẻ con nhí nhố. Thế nhưng thấy mình vừa đi vừa há mồm nhắm mắt mà thở, bèn bắt mình cởi balo ra để đeo hộ, vậy là 1 ba lô trước, 1 ba lô sau, leo qua đoạn dốc. Trời ạ. Ko có ba lo như thoát cả 1 gánh nặng, vậy mà cũng phải òng lưng mới qua được đoạn dốc. Vậy mà hắn 2 ba lô vẫn đi trước mình. Qua đến nơi, bắt hắn cởi ra trả lại. Dù sao thì cũng không thể dựa vào người khác mãi được. Về đến nơi còn có 30 mét mà lại nhìn thấy 1 cái dốc cao hơn cả dốc trước, điểm tập kết trên đỉnh dốc. Nhớ tới lúc khởi hảnh, chỗ này là chỗ mọi người lăn xuống. Bây h phài leo lên.
Cắn răng cắn lợi leo lên.
Nằm trong tốp về đầu. Ko đến mức hổ thẹn.

Sau nguyên 1 ngày mệt mỏi và lạnh giá, chưa được nghỉ ngơi. Cả đoàn tới bể bơi. Bơi đua.
Hắc
Mình không biết bơi. Thành ra xuống bể tắm thôi. Có điều nước lạnh quá. Cả đoàn vừa nhẩy xuống, đã lũ lượt nhảy lên. Chạy sang bể trẻ em. Hắc. Đến lúc khởi động cho ấm người, quen với độ lạnh của nước xong mới quay lại.
Thú vị phát hiện ra là Siqi mặc dù thể lực rất yêu nhưng khả năng bơi lại cực tốt, nhanh nhất đoàn.

Một ngày mệt mọi vẫn chưa kết thúc khi sau bữa ăn tối là phần thuyết trình về GIS và GPS của 2 vị giảng viên ĐH. Có thể nói là mắt nhắm mắt mở ngồi nghe. Có điều ko thể ngủ, bởi vì cả phòng có 16 người, ngồi ghế ko có bàn.Mà nói cho bạn nào chưa biết, mình học GIS từ lớp 11, sang hawaii cũng học về GIS, còn GPS thì thầy Tuấn Anh vừa mới dậy trước tết. Cuối ngày lại phải ngồi nghe toàn cái biết rồi, ko muốn buồn ngủ cũng khó.

[video=vimeo;20165320]http://vimeo.com/20165320[/video]
 
Last edited:
Ngày thứ 7 - 1 ngày hơi nhẹ nhàng.

Ngày thứ 7 - 1 ngày hơi nhẹ nhàng.

Còn vài ngày nữa là đến vòng kiểm tra cuối cùng, và sau đó là công bố kết quả.
So với mọi ngày, hôm nay có thể nói là hơi bị nhẹ nhàng.

Nhẹ nhàng là khi buổi sáng không phải chạy như điên lên núi, HLV Martin ko dẫn đoàn, thay vào đó là anh Luke. Anh ấy dễ tính, nên chỉ chạy 1 mạch đến bìa rừng. Sau đó là lên xà 30 cái (10 cái thường, 10 cái xoay eo và 10 cái đầu gối chạm cằm), chạy qua cột gỗ 2 vòng, bật người 2 vòng, chạy luồn qua xà 3 vòng (cái này có lợi cho đứa nào lùn như mình). Rồi thì chạy về. Đấy, so với mọi hôm thì phải nói là nhẹ cả đầu.

Thế rồi buổi sáng lại tiếp tục học về GIS. Cơ bản là có 8 phần giống bài thầy giảng trên lớp, dễ hiểu hơn 1 tý. Phần quan trọng là chia làm 4 nhóm, mỗi nhóm phát 1 cái máy GPS (riêng nhóm mình có 2 đứa mà lại có tới 2 cái). Nhóm cùng với Daniel (US). có 2 cái toạ độ bắt buộc và 2 toạ độ bonus. Dùng máy GPS để đi tới toạ độ đó, đên nơi ghi lại thông tin về vật đánh dấu, sau đó trở về. Sau khi hoàn thành 2 toạ độ bắt buộc, nếu còn thời gian thì đến toạ độ thêm. Vâng, và cái toạ độ thêm thứ 1 xa tới 1 km. Toạ độ thêm thứ 2 cách toạ độ thêm 1 800 m.
Nên biết là cái máy GPS chuyên dụng khác với GPS đơn giản trong máy chúng ta là nó có khả năng đo độ cao, đánh dấu toạ độ, la bàn điện tử, đo tốc độ v.v. Chỉ riêng 1 chức năng không có là không có bản đồ. Nghĩa là bạn có thể sẽ phải đi xuyên qua cánh đồng, leo xuống dốc, trèo lên đồi để đến được toạ độ.
Cuối cùng, toạ độ số 1 là 1 cái cây trên đỉnh đồi, toạ độ số 2 là 1 cái cột đèn, và toạ độ thêm số 1 là 1 cái máng nước trên núi.
uhm, dù sao thì so với chạy bộ hay leo núi băng thì vẫn còn nhẹ nhàng gấp trăm lần.
Về đến nơi, tải lại thông tin vào trong google earth. Vô cùng cụ thể và đầy tính hình ảnh. Công nghệ thật là đẹp.

a9b3a_DIM_8388.jpg

Đây là Felix, Sinh ra ở Đức, lớn lên ở Singapore và bây h đang ở Thượng Hải. Chuẩn bị sang Đức học tiếp

Buổi chiều là phần Chỉnh sửa phim. Hôm trước học về làm phim, thảo luận 1 tý ra kịch bản. Sau đó cứ thỉnh thoảng rỗi ra 1 tý là các nhóm lại tranh thủ đi quay. Chiều hôm nay được dạy về chỉnh sửa, cụ thể là edit luôn các đoạn đã quay. Dù sao thì cũng ko có giá trị gì lắm. Cái phần mềm nó dạy là Premier pro, máy mình có cài cũng chạy ko nổi. Quá nặng, quá chuyên nghiệp. Còn mấy thằng bên này, mua không nổi vì giá tầm 1500 USD 1 bản.
Hắc hắc, có điều mấy bạn trọng đội làm phim bắt đầu nhìn mình không hài lòng lắm. Maria thì đã làm diễn viên, coi như bây h cũng ko có việc gì làm, ngồi xem Rick edit. Rick vừa làm đạo diễn, sau đó thì hứng lên cầm luôn cả máy quay, bây h là edit. Daniel ngồi tìm nhạc với ảnh. Rốt cuộc là Minh tham gia ít nhất, mỗi thứ 1 tý. Khổ nỗi là không tim được việc cho Minh làm, lại ngứa mắt Minh ngồi viết blog. Thế nên là Rick có vẻ ức chế. Mà Minh thì ko ức chế, Minh biết là Minh mà ra comment cách Rick edit thì thể nào Rick cũng cãi. Thế nên thà im lặng vẫn hơn.
Dù sao sau đó Minh cũng đóng góp trong việc cài đặt cái phần mềm quay lại màn hình, thực hiện quay lại 1 số cảnh kỹ xảo trong bộ phim.

b4e32_DIM_8412.jpg

Đây là bạn Rick và bạn Maria. Bạn Rick này ăn mảnh với bạn Maria, tự quay cho nhau.

Theo kế hoạch thì buổi tối sẽ là phần các thành viên của các chuyến trước sẽ thuyết trình. Cả ngày hôm nay các thành viên đó đã rôm rả trò chuyện với các thành viên mới, chỉ tội mọi người quá bận nên cũng không có nói được nhiều. Công nhận YEP này quá tốn tiền. Chỉ 1 phần chia sẻ như vậy, đã tốn cả chục nghìn USD để tập hợp 1 số thành viên cũ.

Có điều 1 ngày ở đây không bao giờ thiếu những bất ngờ. Khi nhóm mình đang ngồi edit phim, 1 vài người đi tắm, 1 vài người đang blog. Nhận được thông tin: "Tất cả chuẩn bị đồ đạc, chạy bộ trong vòng 10 phút". Hắc hắc. Mọi người không tin nổi vào tai mình. Cả người đi báo lẫn người nhận được tin báo. THậm chí có thông tin Martin cho chạy bù buổi sáng nay tập thể dục quá nhẹ nhàng.
Tin tức bổ sung, mang theo cả đai lưng. Hắc, đai lưng chủ yếu dùng để buộc dây leo núi, vậy có nghĩa là leo núi chứ ko phải chạy bộ. Thế nhưng Martin vẫn thông báo rõ ràng, đi giầy chạy bộ chứ ko phải leo núi.
Cả đoàn bắt đầu chạy, chạy rất nhanh. Khi đến nơi mới rõ ràng câu chuyện: Chạy kéo theo lốp xe trên băng.
2 cái lốp ô tô, mỗi lốp nặng 20 kg, móc vào đai lưng. Chạy 1 vòng là 300 m. Về đến nơi thì đổi cho người tiếp theo.
Sau 1 vòng, 2 đội đổi làn chạy cho nhau và tiếp tục.

Có đôi khi 3 km là cả 1 sự cố gắng, cũng có lúc 300 m đã là nỗ lực lớn lao. Mọi người kêu gào cổ vũ khản cả cổ họng. Nam nữ chênh lệnh rõ rệt, Maria, Kim và Siqui đều tỏ ra vô cùng đuối sức. Mặc dù tất cả mọi người đều về tới nơi.
Uh thì về đến nơi, nhưng mà eo lưng đau rã rời. Nghĩ đến đoạn chạy về lại muốn cười ra nước mắt.

fe3e7_DIM_8597.jpg


Đến lúc HLV Martin nói mới vỡ lẽ, tại sao lại có trò chơi này. Bởi chuyến đi bắc cực sẽ ko có chó, ko xe kéo. Tất cả đồ đạc cho chuyến đi sẽ được kéo bằng sức người. THức ăn, quần áo, chất đốt, lều trại, máy móc v.v Mỗi người sẽ phải kéo không chỉ 40 kg như thế, không chỉ có 300 mét như thế, và cũng ko phải chỉ có 1 lúc như thế. Mike Horn và 1 người bạn đã từng kéo theo 80 kg thiết bị đi trong 60 ngày dưới điều kiện Bắc Cực vào mùa đông. Trở thành người đầu tiên đi bộ tới Bắc Cực ko sử dụng chó kéo và máy móc.(Lần đó ông cũng gần chết vì ngộ độc thức ăn). Trước khi trở về ăn tối, còn được nhận được 1 câu: "Các bạn sẽ còn gặp lại những cái lốp này, vì thế đừng vội nói tạm biệt, hãy nói hẹn gặp lại". Có lẽ 2 ngày thử thách thực tế cuối cùng sẽ bao gồm cả việc kéo dụng cụ theo hành trình.

8b079_BO_SPOL09_001_09.jpg

Đây là hình ảnh của đoàn Mike Horn chuyến đi Nam Cực. Lần đó chỉ có duy nhất 2 thành viên trẻ tuổi. Chuyến đi kéo dài trong 8 ngày.

Lạy chúa cho những linh hồn yếu đuối. Hành trình tới 2 cực là những hành trình buồn chán nhất, và trại tuyển chọn này cũng là khắc nghiệt nhất.
Thử thách làm người ta sợ hãi, cũng làm người ta mạnh mẽ. Không thể nói mình không sợ, sợ là chính mình sẽ được lựa chọn.

[video=vimeo;20194127]http://vimeo.com/20194127[/video]
 
Last edited:
Ngày thứ 8 - Bình yên trước cơn bão

Ngày thứ 8 - Bình yên trước cơn bão

Sáng nay Martin đã trở lại với chương trình chạy lên núi. Sáng sớm tuyết đã rơi rất nặng, mặt đường ngập tuyết, chỗ dày lên tới 10 phân. Thay vì mang giày chạy, phải chuyển sang dùng giày Trecking. Mặc dù đau chân, nhưng bám đường tốt. Vì đường trơn, tốc độ của mọi người chậm lại, làm kéo ngắn khoảng cách giữa mình và tốp đầu.
Chạy lên đỉnh núi, chợt nhận ra rằng cho dù hôm nay tuyết rơi, cả đoàn thực tế chạy nhanh hơn hẳn hôm đầu tiên. Khoảng cách giữa các tốp ngắn hẳn lại, và số lần nghỉ giữa chừng cũng giảm đi. Đoạn chạy về là cả 1 sự thư giãn, chân cứ thế bước, miệng cứ thế thở thành phản xạ. Lần đầu tiên chạy về đến nơi mà không kiệt sức.

1 sáng thể dục không kinh khủng như mọi khi, sau đấy là buổi giảng về Bắc Cực. 3 tiếng thuyết trình về Bắc Cực dài dằng dẵng. Mặc dù không buồn tẻ nhưng thực sự cũng phải cố hết sức mới mở mắt ra được. Cũng chả hiểu sao. Cứ nghe thuyết trình là lại buồn ngủ. Nào là vai trò của Bắc Cực đối với khí hậu toàn cầu, các tranh chấp về chính trị, sự khác biệt giữa Cực địa lý và cực từ, phân biệt các loại băng, tuyết, hậu quả của Biến đổi khí hậu... Có thể nói là lượng kiến thức khổng lồ.

aa0a5_DIM_8606.jpg


**** chiều tiếp tục với các phương pháp lấy thông số băng tuyết. Thực tế những kỹ năng này được trang bị bởi vì các thành viên được tuyển chọn sẽ phải thực hiện nghiên cứu khi đến Bắc Cực. Sau phần lý thuyết, cả đoàn lại được chở lên núi đo băng. Cơ bản là dùng 1 cái thước để đo độ sâu của tuyết, sau đó đào 1 cái hố rộng sâu tới tận mắt đất (hoặc mặt băng). Sau đó thì phân loại từng lớp tuyết 1 (dựa vào độ cứng), xác định độ dày, độ ẩm, hàm lượng nước, hình dáng tinh thể, nhiệt độ của mỗi lớp. Ghi vào báo cáo.
Tuyết rơi dày đặc, trong khi đó mọi người phải tự đi giày của mình (Giờ mới thấy sáng suốt khi chọn mua đôi dày chống thấm). Bản báo cáo thì ướt nhoè. Kết thúc phần đo đạc, mọi người tự động chuyển sang tiết mục ném tuyết. Cả HLV Luke cũng bị kéo vào ném. Daniel thể hiện là 1 tay ném bóng có hạng, ném không khác gì súng bắn - thẳng tắp. Felix thì thể hiện tính cách Trung Hoa - Bắn tỉa. Mình thì tinh thần hy sinh anh dũng - liều mình bám chặt lấy Luke để đồng đội tẩm quất.

443d4_DIM_8651.jpg


phpThumb.php


Lần đầu chơi ném tuyết. Thật là thích.
Trên đường về, HLV Martin thông báo, nếu ai thích thì sẽ đi cùng 2 HLV đi leo núi trong nhà (cái trò mà bám vào vách tường rồi leo lên ấy). Có điều sau bữa cơm tối, các nhóm phải chiếu đoạn phim đã làm hôm trước. Hôm qua chưa edit xong. Martin sau đó tuyên bố thêm: nhóm nào chưa xong thì cả nhóm phải ở lại. Duy nhất 1 nhóm làm xong, chỉ có 3 người được đi leo. Bó tay.
Vậy là cả 1 buổi chiều chỉ có ngồi edit phim, edit xong thì quây quần trong phòng ăn, chán nản nhìn nhau. Ngày nào cũng hoạt động nặng nhọc, đột nhiên có 1 lúc rỗi rãi, ai cũng như người mất hồn.

phpThumb.php


Sau bữa tối, Martin thông báo về chương trình 2 ngày tới.
Tất cả các Selection Camp đều có 1 chương trình thử thách được gọi là Pangaea Raid. Được mệnh danh là thử thách tử thần của YEP.
2 đội xuất phát tại 1 địa điểm, đi theo 2 lộ trình khác nhau. Mục tiêu là phải đến được đích vào chiều ngày hôm sau. Trên đường có 1 số trạm tiếp tế và chỗ nghỉ. Hành trình là 1 sự tổng hợp của tất cả các môn thể thao: Chạy bộ, leo núi, vượt tuyết, ... Mỗi đội có 4 tiếng để ngủ. Và cũng ko thể ngủ cho tới khi đến được điểm dừng chân quy định. Nếu không thể đến được địa điểm trước thời hạn, sẽ được đội cứu hộ tới đưa về. 2 ngày ấy thử thách tinh thần, thể lực, và quan trọng nhất là sự phối hợp của đồng đội.

Sự khắc nghiệt và khó khăn làm mọi người lo lắng, sợ hãi, hào hứng, mong chờ. Thử thách làm người ta sợ hãi, cũng làm máu trong người sôi trào. Không ai nghĩ tới việc đội mình cần phải về trước, không ai nghĩ tới việc mình phải đánh bại người khác để được lựa chọn. Tất cả chỉ có 1 mong muốn: về được tới đích. Mình biết, thể lực của mình không tốt bằng trung bình của cả đội. Điều ấy cũng có nghĩa là, tốc độ của cả đội sẽ phụ thuộc vào mình. Áp lực, áp lực, áp lực.
Sợ hãi và mong chờ.

[video=vimeo;20406986]http://vimeo.com/20406986[/video]
 
Last edited:
Nhìn chung là thích kinh khủng và đúng là một trải nghiệm hết sức quý giá của tuổi trẻ nhỉ.

Tiếc là mình già ( ồ thực ra cũng ko già lắm, mới 30 thôi sao nó không cho từ 15 - 35 cho đẹp nhỉ) và thể lực thì không chơi lại được nếu không mình cũng xin bon chen mất.

Em ơi khi nào về nhớ promote cái này tới các bạn trẻ khác vì cơ hội thật là quý giá í...
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,668
Bài viết
1,171,079
Members
192,337
Latest member
inhopcartong
Back
Top