What's new

[Chia sẻ] Paris - Bamberg - Nuremberg - Prague - Seoul 2019: Bà Bọ dẫn cháu đi chơi!

Lâu lắm rồi tôi không nghĩ tới đi chơi bên Tây, giản dị là từ Úc đến bên Tây phải đi ít nhất 2 chuyến bay dài trên 10 tiếng, nghĩ tới thôi đã thấy ngán nhất là tôi đã qua cái thời hăng hái bất chấp tất cả chỉ để đi....chơi!

Tất cả thay đổi hẳn khi A, con gái tôi rủ cùng đi Paris, vì: con muốn đưa con gái con đi Paris!

Tôi, cũng muốn đưa con gái tôi đi Paris! Vậy là quyết: ba mẹ con bà cháu sẽ đi Paris, dẫn theo cháu nội gái (C) để mừng tuổi Sweet sixteen cho cháu! Dễ gì có dịp 3 thế hệ trong cùng gia phả được Tây du thế này, há?

Đúng là không dễ!!! Vài tháng sau, A rút vì chồng sợ đưa con gái còn quá nhỏ đi xa không an toàn, rủi ro có gì thì ở nhà còn 2 đứa con trai lớn hơn (cũng chỉ lớn hơn chút xíu!!! 6 và 4 tuổi!) làm sao một mình bố chúng nó lo nổi!!! Con gái rút nhưng tôi không thể rút vì hứa với cháu nội gái, không thể để cháu bị hụt hẫng! May mà em trai kế C là J đoì theo khi nghe bà nội sẽ đưa chị đi Paris. Vậy là kế hoạch, lộ trình được hoạch định lại. Kết rốt lại: Book vé với Korean Air, Sydney bay đi Seoul ngủ lại 1 đêm (hotel và chi phí ăn uống do hãng bay đài thọ, gọi là STPC (STopover Paid by Carrier) - Seoul bay đi Paris ngày hôm sau - Từ Paris đi sang Đức, thành phố Bamberg bằng train, từ Bamberg đi Nuremberg (tiếng Đức là Nürnberg cũng bằng tàu địa phương) và từ Nuremberg sẽ dùng bus đi đến Prague. Cuối cùng từ Prague bay về lại Seoul chơi và mua sắm thêm vài ngày trước khi bay về nha, về Úc!

À, cháu C gọi Korean Air bằng cái tên ngộ nghĩnh: Pepsi Airlines. Bạn muốn biết tại sao ? Tại cái huy hiệu nó nhìn gần giống như của chai nước Pepsi Cola chứ sao!!!

wysiwyg image
 
Last edited:
Trái với dự báo hôm trước, sáng hôm nay chủ nhật trời thật đẹp không có dấu hiệu gì của âm 4 độ cả. Khách sạn tôi ở nằm ngay trạm metro I.P.Pavlova là một trạm chính và lớn, ngoài metro còn là lộ trình của nhiều line tram mà quan trọng nhất cho khách du lịch là 2 tram line số 22 và số 23. Hai line này sẽ chạy qua hầu hết các điểm nổi tiếng và nếu định thăm Prague castle cùng nhà thờ thánh Vitus mà tránh không phải leo dốc thì chính là 2 tram line này đây:

https://www.spottedbylocals.com/prague/tram-23/
https://www.hrad.cz/en/prague-castle-for-visitors/how-to-get-to-castle
Ngôn ngữ Tiệp đối với tai tôi thật khó nhớ. Tôi dùng mẹo để khỏi dùng bản đồ giấy và khi phone vô dụng vì không có data: Tối hôm trước nhờ WiFi tại hotel, tôi mở các thông tin nơi cần đi, đường đi, phương tiện đi v...v... trên iPad và dùng phone chụp lại từng điểm một. Như vậy trên đường tôi chỉ cần mở phone và soi theo các hình chụp đó mà vẫn giữ được thể diện của một du khách thời đại tân tiến: không cầm bản đồ giấy trên tay :))

Chúng tôi vào lâu đài bằng cổng sau, hai người lính gác nơi đây cũng được/bị du khách đứng ké vào chụp hình . Tôi tò mò muốn có thể đọc được ý nghĩ của họ xem ra thế nào khi người khác chụp hình mình trong phải đứng nghiêm và tỏ ra như không thấy, không nghe, không biết !

48889063013_749c13178e_z.jpg

48889774652_0f8fd989b5_z.jpg

Cổng này sẽ đưa khách vào sân số 3, nhưng trước khi vào sân, hãy sắp hàng mua vé vào xem những điểm quan trọng trong lâu đài; tôi cũng vào nhưng hàng dài quá nên bỏ trở ra.

Sân thứ ba:

48889589101_ee855fc352_z.jpg

Qua cánh cửa ngăn sân này là tất cả mọi người đều ngẩng đầu nhìn lên:

48889766372_f52da6024c_z.jpg

Nhà thờ thánh Vitus lớn quá, cao quá! Điều cần nhớ là mặt nhà thờ khi vào từ sân thứ 3 mới là mặt chính diện còn khi vào cửa chính của lâu đài thì là mặt phía sau:

48889047188_0727b2d4d9_z.jpg


48889039488_0f66854c91_z.jpg


48889042983_183dbbecd4_z.jpg


48889029683_88d991cc29_z.jpg

Có điều, tôi muốn nhắc lại đây: tất cả các nơi trong khuôn viên này, nếu có cổng thì khách phải sẵn sàng vé để vào cổng!!!
 
Nhắc như thế, vì hôm nay là chủ nhật và chúng tôi là người Công Giáo, không dự lễ được chỉ muốn quỳ đọc một vài kinh và cầu nguyện! Ngang qua 1 cánh cửa nhỏ, nghĩ là lối vào nhà thờ nhưng hoá ra chỉ là nơi mua vé vào thăm phòng bảo vật của nhà thờ.

48889014283_e4fa3f8405_z.jpg

Vòng ra cửa trước: Không vé: không được vào!!! Bây giuờ tôi mới thấy cái cứng đầu khi theo nguyên tắc của cháu C khi tôi bảo thôi để tôi mua vé. Cháu cương quyết không, vì : "Nhà Chúa luôn luôn mở cửa cho con chiên!"

Đối diện là nhà thờ St George, nhìn thấy một hàng người cũng đang xếp hàng, định là người chờ xem lễ tôi đến gần nhưng đó là khách du lịch chờ vào xem bên trong, lại: không vé, không vào!!

48888998218_4f77fb63a8_z.jpg

Đến đây thì tôi cũng nản cả lòng!!! Prague không hổ danh là thành phố của du lịch: họ sống nhờ vào du lịch, mọi dịch vụ đều hướng tới phục vụ cho khách du lịch, với một giá tiền kèm theo!!!

Chán ngán vì không sẵn sàng trả tiền, bà cháu vòng quanh xem vài điểm trong sân, cuối cùng vào cửa hàng lưu niệm Tiệp. Tôi bị mất hộp đựng kính trong khách sạn lúc rời Đức, định mua một hộp đựng kính khác có hình bức tranh The Kiss của Gustav Klimt. Thích quá nhưng giá lại quá đắt, tôi đành thôi, chỉ chọn mua cho con gái một hộp đựng nhẫn có cẩn đá nhìn rất đẹp:

48890479557_9c0c94c4b8_z.jpg


48889769533_2fe650dcf9_z.jpg

Và bà cháu trở ra, đón tram 23 về lại trung tâm Prague.
 
Tram 23 trở về trung tâm, vừa qua khỏi sông Vltava chúng tôi xuống ngay stop Narodni Divadlo. Bước xuống xe, bên trái là nhà hát quốc gia Narodni Divadlo, gồm hai kiến trúc một mới một cũ:

Mới:

48889526471_b3961baac5_z.jpg

Toà nhà hát kiến trúc cũ nằm cạnh bên, bên trên có trang trí những bức tượng tượng trưng cho âm nhạc và nghệ thuật :

48889703957_30c6044a63_z.jpg

Băng ngang đường, đây mới chính là nơi chúng tôi đến: Cafe Slavia!

Là một quán cafe nổi tiếng tại Prague, có phong cách sang trọng như những quán cafe danh tiếng tại Paris; Cafe Slavia còn gắn liền với tên tuổi một nhà chính trị rất được dân Tiệp quý trọng: Tổng thống Vaclav Havel, vị tổng thống cuối cùng của Czechoslovakia và là tổng thống đầu tiên của Cộng Hoà Tiệp Khắc. Tại quán cafe này đặc biệt có một chiếc bàn đặt ở một góc, có hướng nhìn ra sông Vltava hầu như dành riêng cho ông, ông thường đến đây, ngồi tại chiếc bàn đó và nhìn ra sông. Người khách như tôi khó lòng đoán được những lúc ấy ông nghĩ gì: Ông lo tính những chuyện quốc sự hay tạm gác mọi bộn bề trong chính trị để hưởng vài phút an nhàn cho chính ông rồi sau đó lại cuốn vào những bão táp của quốc gia?

Chỉ biết, nay ông đã khuất và bên ngoài cửa cafe Slavia có bày ảnh ông cùng chiếc bàn đó vẫn nằm nơi cũ, được bao bọc bởi một vòng dây!

48889517206_eba46bd6bb_z.jpg


48889520261_49dbf2a5a9_z.jpg

Tên ông ngày nay được đặt cho phi trường Prague: Vaclav Havel airport!

Bàn chúng tôi cũng cạnh cửa kính, nhìn sang nhà hát Narodni Divadlo và bờ sông Vltava với những chuyến tram xuôi ngược, trên đầu là những dây điện mắc ngang dọc rối như những màng nhện giăng tơ:

48888979943_04fc601698_z.jpg

Nhìn từ bàn ra cửa:

48889500821_e19b587211_z.jpg

Cháu C gọi cafe latte, cháu J gọi kem và tôi thì một cafe frappe cùng với soup nấm!

48888967933_20525932b0_z.jpg

Cafe nơi đây không ngon mấy nhưng món soup nấm gọi thêm đó thì ngon, thơm mùi nấm và béo ngậy với kem!

48889677987_5b7acfce05_z.jpg

Cafe Slavia, Prague:

48889674152_ff99887c72_z.jpg

Nếu bạn đến Prague và đi xem Dancing House cạnh đó, hãy ghé ngang cafe Slavia nghỉ chân, cafe tuy không ngon lắm nhưng có dịp nhìn một nơi có gắn chút giai thoại với lịch sử và giá cả cũng dễ chịu không quá đắt kể cũng nên lắm!

48889346876_2e6330e6ce_z.jpg
 
Last edited:
Trời tốt trái với dự báo, từ Slatvia chúng tôi thả bộ dọc theo bờ sông vltava vê hướng cầu Charles. Sau những ngày mưa và lạnh, đây là một trong những thời khắc hiếm hoi để sống chậm cùng thành phố trong chuyến đi. Tôi nghĩ sau chuyến đi này, lần kế tiếp của tôi sẽ chẳng có gì đáng để kể vì tôi sẽ trở lại những nơi tôi vừa đi qua đây, để tìm lại những thiếu sót của lần này, để như tôi có nói cùng bạn: tôi muốn ngồi chậm rãi thưởng thức ly cafe, ăn chiếc bánh ngọt và nhìn thời gian trôi quanh tôi!!!

Cầu Charles với đầy những người, nhìn từ hướng này thật đẹp:

48888943913_48627ae8f7_z.jpg

Chếch sang bên trái một chút sẽ là ngọn đồi với tháp nhọn của St Vitus:

48889656757_ba2dd500fe_z.jpg

Trở lại khu công trường Old Town Hall, du khách thường hướng sự chú ý đến chiếc đồng hồ thiên văn mà quên hẳn đi The house at the minute cạnh đó, ngôi nhà này là kiểu mẫu kiến trúc thời ky2 Phục Hưng, từng là nơi ở của nhà văn Tiệp Franz Kafka cùng song thân từ năm 1889 đến năm 1896:

48888900623_c77b1d8455_z.jpg

Theo một ngõ khác với ngày hôm qua, ngang qua một bảo tàng s e x, người đổ về hướng Old Town Hall cũng rất đông:

48889424971_aa157a0ca4_z.jpg

Không tìm mà gặp, đến đầu một chợ hình như dành cho du khách hơn là người bản xứ:

48889432751_b4b7b49ba2_z.jpg


48888856528_20764ee339_z.jpg

Trái cây bày bán nơi đây nhìn rất tươi, trình bày bắt mắt và giá theo đơn vị 100 grs, không rẻ!

48889395206_cd74e38d31_z.jpg


48889404751_e30d73ee13_z.jpg

Tiệp Khắc có quan niệm rất thoáng về cần sa và tôi thấy chocolate hương vị cần sa bày bán rất nhiều và công khai nơi chợ này, trên mỗi phong chocolate có 2 tỷ số phần trăm: một cho độ nguyên chất của cacao và một là độ đậm đặc của marijuana trong đó, giá cao thấp cũng tương ứng với độ cần sa:

48889402321_b673711855_z.jpg


48889579622_77b9783df1_z.jpg
 
Tiệp có số người Việt cư trú khá đông, hình như đã được công nhận chính thức là một sắc dân thiểu số. Không lạ gì tại Prague có rất nhiều nhà hàng Việt và phần lớn các tiệm tạp hoá nhỏ trong khu phố đều do người Việt làm chủ, có cả một khu chợ đă5c trưng của người Việt tại Prague: chợ Sa Pa!

Tọi không có ý định thăm chợ Sa Pa nhưng buổi trưa cuối cùng trước khi lên máy bay rời Prague tôi đưa các cháu đến ăn một nhà hàng Việt, nhà hàng này khá nổi tiếng tại Prague, hình như từng được truyền hình phỏng vấn(?): Madame Lyn restaurant, cách hotel chúng tôi ở chỉ một con phố!

Tôi thích cách bài trí của nhà hàng này, không hẳn đậm chất Việt (nhiều nhà hàng đậm chất Việt đến rối mắt và tối mắt!) nhưng ấm cúng so với bên ngoài:

48888823998_669696c399_z.jpg


48889373146_03904d3d10_z.jpg

Khách khá đông phần lớn là người Tiệp hoặc ngoại quốc, hầu như chỉ có bà cháu tôi là người Việt, điều này khiến tôi hơi ngại về sự thuần tuý của món ăn hơn là chất lượng món ăn vì có ngon thì thực khách địa phương mới đông như thế!

Bún chả giò thịt nướng:

48888827858_308f64a68d_z.jpg

Chén súp kèm với bún:

48889551702_2dcf1be8aa_z.jpg

Cơm chiên gà:

48889547002_ec2f5a56c9_z.jpg

Cà phê sữa đá Trung Nguyên:

48889367731_6ec5186376_z.jpg

Và phở! phở không có vị hẳn là phở mà giống hủ tiếu người Nam thì đúng hơn vì không có mùi hồi hay gừng nhưng lại thôm nồng mùi cần! Không đúng là phở nhưng vị nêm nếm ngon!

48889360936_a97e140ed8_z.jpg

Nắng ấm đẹp, bà cháu ngồi ngắm người qua lại ở khu chợ địa phương ngay đấy:

48889351476_40e5ca8760_z.jpg


48889968731_40539ff538_z.jpg

Và rồi đến phi trường mang tên vị tổng thống đầu tiên của nước Tiệp, chúng tôi rời khỏi Âu Châu!

48889522677_4831e6468c_z.jpg
 
Câu chuyện Âu Châu du ký của 3 bà cháu đến đây đã có thể chấm dứt. Nhưng vì bà cháu còn ghé Seoul thêm vài ngày để mua sắm và ....ăn uống , mà mua sắm và ăn uống thì kể nhiều e các bạn cũng chán nên Seoul xin được kể bằng hình vậy.

Khu Myeongdong

Hotel ngay tại Myeongdong, tiện airport bus và tiện shopping! Buổi tối dạo khu shopping Myeongdong ngay kế đó, cách có vài bước!!!

Nhà hát Myeongdong, đã chỉnh trang lại bộ mặt trông sáng sủa hơn so với chuyến đi mười năm truớc:

48902232203_e034255f94_z.jpg

Khu phố đêm Myeongdong vẫn tấp nập người nhưng cũng khác nhiều, những gian hàng nhỏ đã mất đi, quanh quẩn chỉ là sự lặp lại của các tiệm chuyên bán mỹ phẩm và giày! Tiệm giày, tiệm mỹ phẩm, tiệm mỹ phẩm, tiệm mỹ phẩm, tiệm giày....và cứ như thế, các thương hiệu cứ lặp đi lặp lại....chỉ cách vài căn phố:

48902950292_0eca1d0a7e_z.jpg


48902763406_76a29519e3_z.jpg

Các xe bán hàng ăn mà tôi thấy họ gọi là street food cũng thế, quanh quẩn cũng vài món giống nhau, phần lớn là chiên! Vài gian hàng tiêu biểu:

48902961907_30a8f739d7_z.jpg


48902959047_fecfd39568_z.jpg

Bắt gặp một quán lều như trong phim Hàn nhưng chưa có người bán, hay có thể đây chỉ là hàng mẫu??

48902749956_a5fd90928a_z.jpg

Mười năm trước khu ăn uống Myeongdong này dễ bắt gặp các gian hàng của các ajuma (bà thím) bán bánh gạo tokbokki, chả cá ghim, kimbap..... Mười năm sau khách chỉ thèm ăn tokbokki, tìm suốt con đường khu Myeongdong chỉ còn đúng 1 gian hàng duy nhất!! Người phụ nữ bán tokbokki, chả cá này có gương mặt dịu dàng chút phần nhẫn nhịn và kiệm lời có lẽ do rào cản ngôn ngữ nhưng nụ cười của bà thay tất cả mọi ngôn từ!!! Tiếc vì tôi không thể bất lịch sự chụp chính diện khuôn mặt bà nên chỉ là hoài ức!

Cả khu ăn uống Myeongdong, tôi chỉ ăn món này luôn cả 3 đêm!!!

48902752951_320a67df55_z.jpg

Mỹ phẩm:

48902767057_694951205e_z.jpg

Và khoai nướng lu!

48902030803_a80f379669_z.jpg
 
Đi thẳng tới cuối con đường chính:

48902005023_f64d34ace5_z.jpg

Không tìm mà gặp: nhà thờ Myeongdong:

48902028383_bf97032626_z.jpg

"Cửa nhà Chúa luôn rộng mở", bà cháu bước vào quỳ đọc kinh. Không thể ở lại dự nguyên lễ dù đang co 1thánh lễ bằng tiếng Hàn đang cử hành!

48902551151_ed4c9f1dfd_z.jpg

Đốt nến, đọc kinh và cầu nguyện cho thân nhân!

48902745892_e6175d6fcb_z.jpg

Và trở lại con đường cũ!!!
 
Korean BBQ: đến Seoul dĩ nhiên không thể bỏ qua không thưởng thức bữa thịt nướng hơn nữa lại là món thích khẩu của cháu J.

Quán thịt nướng của Kang Ho Dong: Kang Ho Dong là cựu võ sĩ vô địch môn đấu vật cổ truyền Hàn và hiện là một nghệ sĩ tham gia nhiều chương trình thực tế trên truyền hình Hàn quốc.

Hình của ông chủ ngoài cửa quán:

48902743166_6d3fa89c16_z.jpg

Nguyên tắc của quán là mỗi người phải gọi 1 phần, không thể 3 người mà gọi 2 phần, tuy nhiên không lo dư thức ăn nếu sức ăn yếu: 1 phần rất, rất ít!

48902211828_202df9d61c_z.jpg

Dùng than để nướng thịt chứ không dùng gas, bảo đảm thịt nướng sẽ rất thơm và dù cho có bằng ấy ống hút khói bảo đảm ra khỏi tiệm người bạn vẫn sẽ thơm như miếng thịt hong khói!!:

48902738191_23454f2f4f_z.jpg

Ngoài các món ban chan ăn kèm (quán này dọn hơi ít ban chan!) nhân viên còn đổ một khuôn trứng, phần này miển phí nhưng sẽ tính tiền nếu khách gọi thêm!

48902199518_976ea08c9f_z.jpg


48902936782_f6a917f6b3_z.jpg

Trên tường có treo các bức hí hoạ của ông chủ Kang Ho Dong:

48902934282_c2342f2fbc_z.jpg

Gọi 2 phần sirloin bò, 1 phần ba rọi heo và một canh kimchi với 3 phần cơm:

48902926097_29218411dc_z.jpg


48901700768_6ac2dba604_z.jpg

Như lệ thường tại các nhà hàng Korean Bbq, nhân viên sẽ nướng thịt cho khách, nướng xong từng miếng sẽ cắt nhỏ cho khách và sẽ tiếp tục với miếng thịt khác. Ăn thịt nướng kiểu Hàn không phải vội:

48902928317_7f0cde160f_z.jpg


48902923337_4c158bc39d_z.jpg
 
Cháu J vẫn còn thèm thịt nướng! Hôm sau đưa hai cháu đi ăn một quán khác. Quán này trang trí hơi lạ, khách được đưa vào bàn ăn nằm gọn trong một khu có rào sắt chung quanh, cứ như khách vừa thế chỗ cho con bò hay con heo kia vậy!!!

48902431641_48fdf753da_z.jpg

Cũng nướng bằng than, xem ra trò nướng thịt bằng bếp gas mười năm trước đã tuyệt hẳn!!!

48902631217_9c4197bd7b_z.jpg

Ban chan quán này nhiều về lượng và phong phú về phẩm hơn hẳn quán Ho Dong! khách lại có thể gọi thêm nếu hết! Một lưu ý: muốn gọi thêm thì trong dĩa hoặc chén món đó phải hết, tự động người phụ trách bàn khách sẽ thêm vào, nếu còn 1 miếng dằn dĩa thì phải hỏi xin chứ họ sẽ không tự động thêm!

48902423731_93489d3fb7_z.jpg

Hôm nay gọi nhiều hơn: 4 phần sirloin và 1 phần heo!

48901891338_c45cef7350_z.jpg

Heo được nướng trước:

48902420011_21b641b9eb_z.jpg

Bò theo sau,miếng thịt bò được khứa từng đường như thế rồi mới ướp nên ttịt thấm, thơm và mềm:

48902418176_c77de04f89_z.jpg

Cháu J hoàn toàn hài lòng!!!
 
Còn một món cả hai cháu đều muốn thử: gà chiên!

Kề ngay bên khách sạn có một dãy các tiệm gà chiên kề nhau, một trong những quán đó là của Kang Ho Dong! Coi bộ anh chàng này hạp với nghề nhà hàng (có lẽ vì tính thích ăn của Ho dong, Chàng này có hẳn một chương trình rất vui trên truyền hình: Kang Ho Dong restaurant!).

Lần này mua mang về phòng, phần gà mang về được đặt cẩn thận trong hộp giấy carton dầy:

48902729952_ed64682b1c_z.jpg

Phần này là nửa con gà, gồm thêm 2 hộp ban chan và lon nước coca lạnh! Ngon!

48902525546_a37776ffa5_z.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,146
Bài viết
1,173,964
Members
191,971
Latest member
ykubecom
Back
Top