Hệ thống định vị GLONASS
Bên cạnh hệ thống định vị toàn cầu GPS do quân đội Mỹ phát triển và đã được áp dụng rộng rãi vào trong thực tế cuộc sống thì còn một số hệ thống định vị khác như GLONASS do Liên Xô và nay là Nga phát triển; GALELIO do Liên minh châu âu đang phát triển; BEIDU do Trung Quốc đang phát triển. Trong đó hệ thống định vị GLONASS đã được hoàn thiện ở mức tương đối và đã có thể sử dụng vào các mục đích dân sự. Dự án GLONASS được Liên Xô lên kế hoạch triển khai từ năm 1976, cho đến 12/10/1982 các tên lửa đã bắt đầu được phóng để đưa vệ tinh lên quỹ đạo và đến năm 1995 việc đưa các vệ tinh lên quỹ đạo đã cơ bản hoàn thành. Sau giai đoạn khủng hoảng của Liên bang Nga trong những năm 1990 thì đến năm 2001 dưới thời của tổng thống Vladimir Putin, Nga đã có những đầu tư mạnh mẽ cho hệ thống định vị toàn cầu GLONASS, GLONASS trở thành dự án hàng không vũ trụ đắt đỏ nhất của Nga và chiếm đến 1/3 ngân sách dành cho hàng không vũ trụ của Nga trong năm 2010. Kết quả đến nay hệ thống định vị GLONASS đã có 24 vệ tịnh với độ phủ trùm toàn cầu.
Tích hợp định vị GLONASS
Navitel là một trong những nhà phát triển phần mềm dẫn đường tiên phong trong việc tích hợp GLONASS cho các thiết bị định vị và dẫn đường. Như vậy, với phần mềm dẫn đường Navitel Navigator cùng thiết bị hỗ trợ GLONASS thì độ phủ toàn cầu sẽ là 55 vệ tinh (31 vệ tinh GPS + 24 vệ tinh GLONASS) và tất nhiên việc định vị sẽ nhanh hơn đồng thời kết quả sẽ chính xác hơn nhờ số lượng trị đo thừa gia tăng. Ngoài ra, với sự cải tiến này của Navitel sẽ cho phép các thiết bị dẫn đường nhận được tín hiệu định vị với xác suất cao hơn ngay tại các khu vực mà tín hiệu GPS yếu hoặc không có.
Về phía các nhà sản xuất thiết bị định vị GPS, họ đã bắt đầu phát triển các module phần cứng mới có khả năng thu thêm tín hiệu vệ tinh GLONASS. Đặc biệt với các thiết bị di động thông minh thì từ năm 2015 các nhà sản xuất đã định hướng sử dụng các loại chipset 2 trong 1 cho phép thu đồng tín hiệu vệ tinh GPS và GLONASS.
Lợi ích mang lại
Việc tích hợp nhiều hệ thống định vị vệ tinh trong phần mềm cũng như các thiết bị dẫn đường sẽ là một xu hướng tất yếu trong thời gian tới vì những lợi ích mà nó đem lại là rất rõ ràng:
• Tốc độ định vị vị trí được gia tăng nhanh chóng nhờ số lượng vệ tinh lớn
• Kết quả định vị chính xác hơn nhờ có nhiều trị đo thừa hơn
• Nhiều hệ thống định vị, nhiều quỹ đạo vệ tinh giúp tăng xác suất định vị thành công tại nhiều khu vực khác nhau trên mặt đất