What's new

[Chia sẻ] Pháp và Đức-Khi ta đi,đất bỗng hóa tâm hồn...

Chỉ riêng trong nghệ thuật hội họa, bộ sưu tập của Viện bảo tàng này tập hợp hơn 5000 tấm tranh, trong đó giá trị nhất vẫn là tập tranh của hai trường phái ấn tượng và hậu ấn tượng. Trên khắp thế giới, Orsay là nơi duy nhất sở hữu bộ toàn tập Cathédrales (Nhà thờ), Meules (Đống rơm) và Nympheas (Hoa Súng) của danh họa Claude Monet,cha đẻ của trường phái ấn tượng.

Mèo lười đưa lên đây vài tấm ảnh chụp những bức tranh của họa sĩ Monet trong nhà bảo tàng!:)



Essai de figure en plein-air : Femme à l'ombrelle tournée vers la gauche,được vẽ năm 1886

05072012171.jpg




Poppies at Argenteuil,được vẽ năm 1873

05072012177.jpg




La rue Montorgueil,được vẽ năm 1878

05072012175.jpg
 
Một vài họa phẩm của họa sĩ Van Gogh!!!:)


Portrait de l'artiste(Self-Portrait),được vẽ năm 1889

05072012152.jpg




La nuit étoilée(The Starry Night),được vẽ năm 1888

05072012151.jpg
 
Và những họa phẩm của những họa sĩ khác.....Tiếc là Mèo lười không phải là người giỏi cảm thụ những bức tranh,cho nên vào xem thấy đẹp rồi....thôi:go,chứ thật sự không thể hiểu hết được những ý nghĩa,những giá trị nghệ thuật của những bức họa nổi tiếng này!


05072012159.jpg



05072012164.jpg



05072012165.jpg



05072012172.jpg



05072012173.jpg



05072012179.jpg
 
Trước khi đến với Nhà thờ Đức Bà,mời các bạn cùng với Mèo lười đi qua cây cầu Nghệ Thuật(Pont des Arts Paris),nơi có những móc khóa tình yêu.....

Biểu tượng cụ thể của những lời “thề non hẹn biển” là những cái khoá đủ kiểu, đủ cỡ, đủ màu sắc, được gắn vào hàng rào mắt cáo dọc theo hai bên thành Cầu Nghệ Thuật. Việc dùng ổ khoá để “buộc nhau lại” là một tập quán thường thấy ở các nước phương Tây. Những đôi tình nhân cho khắc tên mình trên ổ khoá, gắn vào thành cầu, rồi sau đó vứt chìa khoá xuống sông.:L


DSCN7685.jpg



DSCN7686.jpg





Tình yêu đâu mà lắm thế,người yêu nhau đâu mà dày đặc chi chít đến như vậy,hix....:hit



DSCN7690.jpg



DSCN7697.jpg
 
Notre Dame de Paris(Nhà thờ Đức Bà Paris)


.......................


Nhà thờ Đức Bà Paris (tiếng Pháp:Cathédrale Notre-Dame de Paris)là một nhà thờ Công giáo tiêu biểu cho phong cách kiến trúc gothic trên đảo Île de la Cité (nằm giữa dòng sông Seine) của Paris. Đây cũng là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Paris.

Tác phẩm kiến trúc độc đáo này đã đi vào văn học Pháp qua tác phẩm nổi tiếng cùng tên (Notre-Dame de Paris), của đại văn hào Pháp Victor Hugo.


DSCN7694.jpg



DSCN7681.jpg



DSCN7680.jpg



DSCN7682.jpg





Nhà thờ được bắt đầu xây dựng từ năm 1163 dưới thời vua Louis VII, kéo dài hai thế kỷ, tới năm 1345 hoàn thành. Trải qua những thăng trầm biến động của lịch sử, nhà thờ vẫn không thay đổi gì nhiều, chỉ có nghiêm trọng nhất là sự phá hoại vào năm 1793 và trong cuộc Cách mạng Pháp nhà thờ bị đổi tên thành Temple of Reason.Napoléon tự phong cho mình làm hoàng đế ngay trong ngôi nhà thờ lịch sử này vào năm 1804.:)


DSCN7606.jpg



DSCN7738.jpg
 
Năm 1845, nhà thờ đã có một cuộc sửa chữa lớn và hoàn tất năm 1863 dưới sự hướng dẫn của kiến trúc sư Jean-Baptiste Lassus, sau khi ông chết thì người kế nhiệm việc xây dựng là công tước Eugene Viollet. Ông cho xây thêm tháp nhọn, đặt thêm những bức phù điêu, tượng điêu khắc, tranh kính màu... vào trong nhà thờ. Trong số đó có một bức tượng điêu khắc của chính ông đang hướng vào nhà thờ và nhìn lên phía bầu trời bao la.


DSCN7665.jpg



DSCN7661.jpg



DSCN7657.jpg





Ngay trước khi hòan thành Nhà thờ Đức Bà Paris đã có những sự kiện lịch sử và chính trị xảy ra nơi đây. Saint-Louis đã để lại đây một vương miện biểu tượng bằng gai vào năm 1239. Vào năm 1302 ông Phillipe Lebel đã tổ chức long trọng làm lễ giới thiệu quốc hội của vương quốc. Vào năm 1431 Henry VI lên ngôi vua Pháp được làm lễ tại đây. Sau đó nhà thờ tổ chức những vụ tang lễ, hôn nhân cũng như ân xá. Thời xa xưa, đạo Thiên Chúa có một uy thế rất lớn trong xã hội, nên bất cứ sự kiện gì quan trọng, đều phải có sự thông qua bằng một lễ lớn của nhà thờ, như một hình thức hợp thức hóa. Năm 1455 nhà thờ làm lễ phục hồi thánh chức cho nữ anh hùng dân tộc Jeanne d’Arc và đức Giáo hoàng Pie VII làm lễ lên ngôi cho Napoléon ngày 02/12/1804.



DSCN7626.jpg



DSCN7652.jpg



DSCN7653.jpg



DSCN7668.jpg
 
Cả hàng triệu tín đồ trước đây cũng như bây giờ đi viếng thăm Nhà thờ Đức Bà Paris như một hình thức hành hương. Đến để tìm hiểu và thấm nhuần những nét thiêng liêng của nơi đây trong những âm thanh không rõ nét của thường lệ. Từ lối kiến trúc thời trung cổ có nền văn minh đi trước lối kiến trúc hiện đại ngày nay, Paris hiến cho đời một kiệt tác mà thời gian và những biến cố lịch sử không làm ảnh hưởng gì đến những kiến trúc đó. Cho đến bây giờ, kiến trúc đó vẫn tỏa sáng mà bất cứ ai, thuộc mọi tầng lớp khi ngắm nhìn cũng phải trầm trồ thán phục.


DSCN7630.jpg



DSCN7640.jpg



DSCN7638.jpg



DSCN7637.jpg



DSCN7642.jpg



DSCN7649.jpg



DSCN7646.jpg
 
Tóm tắt tiểu thuyết "Thằng gù nhà thờ Đức Bà Paris" của Victor Hugo!!!


...................


Chương 1, 2, 3

Bối cảnh lịch sử là ngày 06/01/1482, ngày lễ hội của những người điên diễn ra ở Paris. Trong đại sảnh của pháp đình, công chúng đang xem một vở thánh kịch của Pierre Gringoire (một thi sĩ nghèo). Cô gái người Bohémiens xinh đẹp,tên là Esméralda thì làm nghề múa rong ngoài phố trên quảng trường trước nhà thờ Đức bà. Hành động múa hát này đã bị gặp phải sự cấm đoán của phó giám mục nhà thờ là Claude Frollo vốn được xem là một người đạo hạnh, uyên bác. Nhưng bản thân ông lại là một người rất cô đơn, xanh xao, u uất vì nếp sống tu hành. Hơn hết, ông đã bắt đầu thấy được hiểm họa sa vào địa ngục khi ông bắt đầu say mê cô gái múa rong. Ông đã cố gắng để thoát khỏi “địa ngục” ấy, nhưng cuối cùng bị tình yêu lôi kéo vĩnh viễn. Lễ hội tan, màn đêm buông xuống. Người kéo chuông nhà thờ Đức bà Quasimodo, kẻ dị hình, dị dạng, vừa mù, vừa chột, vừa thọt theo lệnh của phó giám mục Claude Frollo mưu toan bắt cóc Esméralda. Nhưng đội tuần tra của đại úy Phoebus đã kịp giải cứu cô gái và bắt Quasimodo đi. Thi sĩ Gringoire lang thang lạc vào vương quốc ăn mày, suýt bị treo cổ, nhưng nhờ Esméralda nhận làm chồng theo luật lệ cái bang nên thoát chết. Tuy nhiên, cô chỉ nhận trên danh nghĩa để cứu mạng Gringoire vì lòng cô đã hoàn toàn hướng về đại úy Phoebus, người đã cứu cô.


Chương 3 đến Chương 6

Vốn nhân từ, Esméralda bỏ qua vụ bắt cóc và đã đem nước cho Quasimodo uống trong lúc hắn bị xử phạt trên đài bêu vì tội bắt cóc và gây rối loạn ban đêm. Tâm hồn hoang dã của Quasimodo từ lâu không quen giao tiếp với thế giới con người, chỉ biết có cha nuôi là phó giám mục Frollo, người đã đem hắn về nuôi khi hắn còn là một quái thai dị dạng bị bỏ trước cửa nhà thờ. Vẻ đẹp và tấm lòng của Esméralda đã làm thức tỉnh trái tim hoen rỉ của hắn. Quasimodo bắt đầu yêu, một tình yêu bất diệt không cần đền đáp.


Chương 7

Esméralda yêu Phoebus một cách mù quáng, dù Phoebus thực chất chỉ là một gã sở khanh ăn chơi đàng điếm, đã có hôn thê là một tiểu thư quý tộc. Esméralda đã nhận lời hẹn hò của y tại một căn nhà trọ ở vùng ngoại ô. Phó giám mục yêu Esméralda điên dại nên đã theo dõi rình mò đôi tình nhân và y đã không kìm chế được nỗi ghen tuông đã đâm Phoebus rồi bỏ trốn. Esméralda bị kết án vì hai tội: giết người và làm phù thủy.


Chương 8-10

Esméralda bị kết án treo cổ, Quasimodo phá pháp trường để cứu Esméralda, đem cô vào trú ẩn an toàn trong nhà thờ Đức bà. Những người ăn mày đang nóng lòng chờ Esméralda nhưng không thấy cô trở lại đã tấn công vào nhà thờ để cứu cô. Bị Quasimodo đẩy lùi.



Chương 11

Phó giám mục Claude Frollo tuyệt vọng đến mức mất cả lý trí và nhân tính. Hắn phát hiện ra Esméralda đang trú ẩn trong nhà thờ nên đã ép buộc và đe dọa cô. Với sự che chở của Quasimodo, Esméralda vẫn sống bình an và vẫn yêu Phoebus. Frollo cho thi sĩ Gringoire đến để lừa cô ra ngoài, một mặt hắn lại báo cho bọn cảnh binh biết để truy bắt. Frollo đã đặt điều kiện buộc Esméralda phải ưng thuận mình, bằng không ông sẽ giao cô cho bọn cảnh binh đang truy đuổi cô ráo riết. Esméralda quyết chịu chết chứ không ưng thuận nên Frollo đã giao cô cho một bà ẩn tu điên dại đã tự chôn mình trong ngôi mộ lộ thiên từ khi đứa con gái của bà bị người Bohémien bắt cóc và để lại một đứa trẻ dị dạng (bà đã đem đứa trẻ dị dạng đó để trước thềm nhà thờ Đức bà, Frollo đã đem đứa trẻ về nuôi, đó là Quasimodo). Vì thế người ẩn tu này rất ghét bọn Bohémien nên Frollo nghĩ rằng Esméralda sẽ bị bà hành hạ cho đến chết. Nhưng sau đó, hai mẹ con đã nhận ra nhau nhờ vật kỷ niệm (đôi giày của trẻ con mà Esméralda luôn mang bên người là do mẹ làm cho). Cuối cùng, cảnh binh đã tìm được nơi ẩn nấp của hai mẹ con. Người mẹ hết sức bảo vệ con, nhưng Eaméralda vẫn bị bắt đi và bà đã chết ngay vì quá tuyệt vọng. Esméralda bị đem đi treo cổ một lần nữa. Quasimodo biết được đầu đuôi câu chuyện và khi chứng kiến tận nụ cười thâm độc của phó giám mục khi thấy Esméralda bị đưa ra xử tử, đã xô Frollo ngã từ trên tháp chuông nhà thờ xuống đất. Sau đó, Quasimodo đã ôm xác Esméalda vào cùng chết chung trong hầm mộ.
 
Lâu lắm rồi Mèo lười không thấy bạn sam tham gia diễn đàn,mấy ngày nay Mèo lười vừa đăng topic mới là bạn xuất hiện lại liền!!:)Cảm ơn bạn đã dành cho những bài viết của Mèo lười một sự quan tâm nhất định nhé!!(beer)





Xạo quá đi thôi "người quen" ơi!!!:L:L:L


hì hì hì thiệt mà ML ơi, hoàng tráng ghê luôn đó:L
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,672
Bài viết
1,171,146
Members
192,341
Latest member
Hb88compro
Back
Top