What's new

[Chia sẻ] [Phúc Kiến Tân Mão Ký] Thổ Lầu Du Xuân (02/2011)

Nhà nàng ở gốc cây mai trắng,
Trên xóm mai vàng dưới đế kinh.
Có một buổi chiều qua lối ấy,
Tôi về dệt mãi mộng ba sinh.


IMG_8828.jpg


Nhà thơ Nguyễn Bính đã từng dùng những dòng thơ đa tình để viết về “địa chỉ” của cô gái Tú Uyên mà ông yêu quý: ở phố Bạch Mai, trên xóm Hoàng Mai, dưới Phố Huế. Tôi cũng khó ngờ rằng ở một vùng xa xôi phía Tây Nam Phúc Kiến (Fujian), tôi lại có dịp chìm đắm trong một không gian tưởng như chỉ có trong thơ văn như thế, với bóng hoa mai hoa mận trắng đồi, bích đào và pháo hồng ngợp dưới nắng xuân ^^ Tết Tân Mão 2011 là 1 kỷ niệm đẹp, một mộng ba sinh như thế trong mỗi chúng tôi!

IMG_8153.jpg


IMG_8072.jpg


IMG_7987.jpg


Trong khuôn khổ vài ngày ngắn ngủi thăm thú Phúc Kiến, xin lần lượt gửi đến bạn đọc đôi nét về kiến trúc, con người, và đặc biệt là không khí Tết cổ truyền của tộc Khách Gia (Hakka) nơi này.

-----------

Trước hết là lịch trình chi tiết của đoàn:

- Mồng 3 Tết (5/2): khởi hành từ Hà Nội đi Lạng Sơn, qua cửa khẩu Hữu Nghị Quan, bắt xe giường nằm (330 RMB/người) lúc 7pm từ Bằng Tường đi Quảng Châu.

- Mồng 4 Tết (6/2): đến Quảng Châu sáng 6am, tiếp tục mua vé xe giường nằm (280 RMB/người) lúc 9am đi Hạ Môn (Xiamen) tỉnh Phúc Kiến, đến Hạ Môn lúc 9pm. Tiếp tục di chuyển thêm 160km đến Thổ lâu Điền Loa Khanh (Tianloukeng) thuộc

- Mồng 5 Tết (7/2): sáng du ngoạn các thổ lâu và cảnh đẹp huyện Nam Tĩnh (Nanjing county), thành phố Trương Châu (Zhangzhou), tỉnh Phúc Kiến; tối về đốt pháo hoa :p

- Mồng 6 Tết (8/2): thăm thú các thổ lâu thuộc huyện Vĩnh Định (Yongding county), thị Long Nham (Longyan), tỉnh Phúc Kiến. Tối bắt xe về lại Hạ Môn.

- Mồng 7 và 8 Tết (9-10/2): ngược dòng Hạ Môn – Quảng Châu (8.30am – 11.30pm), bay Quảng Châu – Nam Ninh (8.15am – 9.45am, 820 RMB đã bao gồm thuế), rồi chạy một mạch taxi từ sân bay Nam Ninh về cửa khẩu Hữu Nghị Quan, Bằng Tường (550 RMB/xe). Từ đây đi xe nhà Hoa Thêm về Hà Nội, kết thúc chuyến du xuân đầu năm ^^

-----------

Vài nghìn cây số đi về, mấy ngày Tết cổ truyền đất khách với phong vị hội đám pháo hoa câu đối đỏ, thưởng trà Phúc Kiến trong tiết trời cao nguyên mát lạnh, cảnh sắc sinh động và đặc biệt người tộc Khách Gia hiền lành và dễ mến (tuy đôi bên không hiểu nhau hơn câu chào hỏi); chúng tôi đã có những ngày khai xuân khó quên!

IMG_7990.jpg
 
Thăm vùng Nam Tĩnh, Phúc Kiến

Cụm thổ lầu Điền Loa Khanh như đã có dịp giới thiệu sơ lược với bạn đọc, gồm 4 thổ lâu tròn (Zhenchang, Hechang, Ruiyun, Wenchang) và 1 thổ lâu vuông (Buyun) nằm kề nhau; thổ lâu mà chúng tôi trọ là Zhenchang lâu. Một vài hình ảnh các thổ lâu kia lúc nắng tắt:

IMG_8841.jpg


IMG_8846.jpg


IMG_8844.jpg


IMG_8850.jpg


IMG_8838.jpg


IMG_8854.jpg


IMG_8853.jpg
 
Thăm vùng Nam Tĩnh, Phúc Kiến

Sau bữa tối đơn giản, chúng tôi ra ngoài thổ lâu tìm mua pháo đốt! món này dễ kiếm và không quá đắt, cả nhóm tụm lại đốt pháo hoa ngay trước cổng thổ lâu để ôn lại những ngày còn không, chỉ cần chú ý trời hanh vật khô, cẩn thận củi lửa :D

IMG_8883.jpg


IMG_8908.jpg


IMG_8915.jpg


IMG_8916.jpg


Người Việt Nam mình thì mải mê ôn lại kỷ niệm xưa giữa tiết trời rét mướt còn cư dân thổ lầu thì tụ tập giải trí như thế nào ngày Tết? Bạn đọc xem ảnh chắc cũng không lấy làm lạ ;)

IMG_8934.jpg


IMG_8926.jpg


Ngày mồng 5 Tết trôi qua thật nhanh, ngày nào mà chả trôi nhanh hả giời, đời nào mà chả trôi nhanh hở đời ... Chúng tôi đã đi thăm được vùng Nam Tĩnh (Nanjing), cả đoàn hỉ hả về Zhenchang lầu leo lên giường đắp chăn ngủ sớm, sẵn sàng cho ngày mai mồng 6 Tết rời Điền Loa Khanh đi vãn cảnh vùng Vĩnh Định (Yongding). Bài viết ngày đầu tiên du hý thổ lâu Phúc Kiến đến đây là hết, xin chào và hẹn gặp lại anh chị em nhà Phượt trong bài viết tiếp theo ^^

IMG_8928.jpg
 
Thăm vùng Vĩnh Định, Phúc Kiến

Sáng mồng 6 trời trong nắng ấm, chúng tôi lười biếng chui ra khỏi chăn, đúng là Tết nhất chỉ thích dậy muộn; mất một lúc ai nấy mới nhớ ra mình đang ở trong thổ lâu Điền Loa Khanh chứ không phải giữa Hà Nội xuân :D Hôm nay chúng tôi sẽ rời vùng Nam Tĩnh (Nanjing) để khám phá Vĩnh Định (Yongding) trước khi về lại thủ phủ Hạ Môn (Xiamen), tỉnh Phúc Kiến - điểm trung chuyển trên đường đi Quảng Châu.

combo2.jpg


Nói lời tạm biệt với Điền Loa Khanh quả là không dễ, nhất là lúc cảnh sắc tươi vui của cụm thổ lầu xinh đẹp này đang từ từ thức giấc. Chúng tôi nấn ná ở đồi vọng cảnh để thoả sức chụp Điền Loa Khanh cho đến khi nắng sớm đã lên cao:

IMG_9013.jpg
 
IMG_8960.jpg
 
IMG_8991.jpg
 
Thăm vùng Vĩnh Định, Phúc Kiến

1. Vĩnh Định - Cụm thổ lâu Gaobei

Nổi tiếng nhất trong các thổ lầu cổ xưa vùng Vĩnh Định phải kể đến thổ lâu Thừa Khải (Chengqilou), hay còn có biệt danh là Vua Thổ Lâu (King Tulou). Thừa Khải lâu nằm trong cụm các thổ lầu Gaobei thuộc làng Gaotou huyện Vĩnh Định (Yongding), cũng được khởi công xây dựng vào giai đoạn triều vua Minh Tư Tông Sùng Trinh Đế (1627-1644), nhưng phải đến những năm 1709 thì lầu mới hoàn thành, một phần là do kiến trúc phức tạp và kiên cố hiếm có của thổ lâu này.

Nhìn bên ngoài thì Thừa Khải lâu cũng gần giống như các thổ lâu tròn khác:

IMG_9015.jpg
 
IMG_9017.jpg
 
Nhưng những gì tinh tuý nhất của Chengqilou nằm bên trong lớp tường sừng sững cao 22.9m! Thừa Khải lâu có tất cả 3 vòng:

IMG_9024.jpg
 
Vòng ngoài cùng lớn nhất của lâu cao 4 tầng, có 72 phòng mỗi tầng. Vòng giữa của lâu cao 2 tầng, có 40 phòng mỗi tầng. Vòng trong cùng cao 1 tầng với 32 phòng. Chính giữa toàn thổ lâu là nhà thờ tổ cao 1 tầng:

IMG_9023.jpg
 
IMG_9031.jpg

IMG_9062.jpg
 
Last edited:
Re: Thăm vùng Vĩnh Định, Phúc Kiến

Nhưng những gì tinh tuý nhất của Chengqilou nằm bên trong lớp tường sừng sững cao 229m! Thừa Khải lâu có tất cả 3 vòng:

Sao lại 229m bạn ơi ?
Mà mình thắc mắc là ở trong thổ lâu thế này thì về "đầu ra" hay nói khác đi là công trình phụ của họ thì giải quyết thế nào? Nước sinh hoạt nữa?
 
Thăm vùng Vĩnh Định, Phúc Kiến

Chắc là e buồn ngủ quá nên đánh nhầm, 22.9m bác ạ :D Thanks bác Chitto ^^

Về chuyện vệ sinh thì e xin trả lời thế này (cũng đáng sợ lắm ...): trong toàn thổ lâu chỉ có 2-3 nhà vệ sinh gần chân cầu thang và nằm ở tầng trệt, mấy nhà vệ sinh này kinh dị lắm nên ít ai dám xài. Những người sống "lâu năm" ở thổ lầu đều có 1 cái xô to đặt trước cửa phòng và 1 cái xô nhỏ để ở trong phòng cho những khi tắt lửa tối đèn ... Cả đoàn nghe thấy cũng đã run người lắm rồi, đến khi mục kích thì im re ko dám kể :|

Các khu thổ lầu nổi tiếng đông khách du lịch thì bây giờ đã có khu công trình phụ kiểu mới xây phía bên ngoài cạnh đường đi nên đã quy củ hơn, nhưng các khu lầu nhỏ thì vẫn như xưa.

Về nước sạch thì vốn trước kia họ kéo từ giếng chung lên, bây giờ thay bằng bơm máy thôi ạ. Người sống ở thổ lâu cũng ít rồi bác ạ, phần lớn là người cao tuổi chứ thanh niên sinh ra gần như đã đi hết.

====

Em xin post tiếp :)

Từ trên nhìn xuống, các vòng lâu mái xám xếp đều tăm tắp đối xứng nhau qua trục chính chạy xuyên từ cửa nhà thờ tổ ra cổng vào thổ lâu; kiến trúc khoa học và quy củ, chả thế mà người ta xưng tụng đây là 1 trong những thổ lâu Phúc Kiến đẹp bậc nhất Trung Hoa, là vua của mọi thổ lâu:

IMG_9026.jpg


IMG_9034.jpg


IMG_9061.jpg
 
Thăm vùng Vĩnh Định, Phúc Kiến

Phía sau Thừa Khải hiện ra khu đất rộng tràn ngập sắc Xuân rạng ngời, vài ngôi nhà nhỏ với vườn cải mơn mởn, bên bờ tường đất là những rặng bạch đào đang đua nhau khoe sắc:

IMG_9147.jpg


IMG_9153.jpg


Sao chẳng về đây có bạn hiền,
Có hương, có sắc, có thiên nhiên
Sống vào giản dị, ra tươi sáng
Tìm thấy cho lòng một cảnh tiên?
(Sao chẳng về đây - Thơ Nguyễn Bính)

IMG_9125.jpg


IMG_9130.jpg


IMG_9134.jpg


Nhóm chúng tôi đang mải mê tác nghiệp phía sau thổ lầu Thừa Khải (ảnh do anh Ngọc Hùng nick ngochungarch cùng đoàn chụp bằng máy cơ ^^)

gaobei.jpg
 
Thăm vùng Vĩnh Định, Phúc Kiến

Thổ lâu "hàng xóm" của Thừa Khải gọn gàng và quy mô nhỏ nhắn hơn với giếng trời tròn vành vạnh:

IMG_9160.jpg


IMG_9169.jpg


IMG_9170.jpg


Do mới xây nên nơi đây còn khá mới và không quá đông người ở. Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết cộng đồng dân cư sinh sống trong các thổ lâu đều cùng họ với nhau; mỗi gia đình đều sở hữu vài phòng ở mỗi lầu, phòng ở lầu dưới luôn thẳng góc ngay với lầu trên. Vì thế mỗi lần đi giữa các phòng khác tầng, mọi người đều đi qua cầu thang chung và sân chung; nhờ đó mà duy trì được sự bình đẳng không phân cấp trong cuộc sống của tộc người Khách vùng Phúc Kiến. Quy luật này có phần mai một theo thời gian, những người trẻ tuổi ngày nay cũng dần rời bỏ các "khu nhà tròn" để mưu sinh nơi khác, nhưng đây vẫn là điểm nhấn văn hoá đặc trưng riêng biệt của vùng.

IMG_9192.jpg


IMG_9195.jpg


IMG_9198.jpg


IMG_9181.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,671
Bài viết
1,171,030
Members
192,336
Latest member
hakhaclinh
Back
Top