What's new

[Chia sẻ] Phượt Nga - Mùa lá vàng

30706718565_8abeaa0ab9_h.jpg

Đã từ lâu lắm rồi tôi mới đi Phượt nước ngoài lại, kể từ sau chuyến Phượt Nhật Bản vào cuối năm 2012, các bạn có thể xem ở đây:
https://www.phuot.vn/threads/72621-Ph%C6%B0%E1%BB%A3t-Nh%E1%BA%ADt-B%E1%BA%A3n-M%C3%B9a-l%C3%A1-%C4%91%E1%BB%8F-Momijigari

Sau chuyến đi đó về Việt Nam tôi bị tai nạn luôn vào Tết 2013. Lần này tôi được bạn tôi cho đi Nga một tuần, rất cảm ơn mày, Triều àh!
Tôi được đi 2 thành phố là MatxcovaSaint-Perterscburg. Phải nói lúc đầu tôi ko đồng ý với bạn của tôi là thời gian đi sao ít vậy, phải đi từ 2 tuần trở lên mới được chứ! Nhưng tôi cũng thông cảm cho nó vì nó còn kẹt công việc nữa.
Sáng ngày 16/10/2016 tôi ra sân bay Tân Sơn Nhất để bay đi Nga, nhưng bạn tôi lại ko đi cùng, nó nói phải 3 ngày nữa nó mới qua được. Thế là tôi đi cùng với 3 người khác mà tôi chưa từng biết mặt. Vậy là đoàn của tôi lúc đầu có 4 người: tôi, anh Hải, và 2 vợ chồng Dương - Thủy. Tôi đã dự phòng mua truyện Conan để đọc giết thời gian cho chuyến bay 10 tiếng, nhưng lúc lên máy bay tôi đã xem 1 lúc 5 bộ phim luôn, thế là máy bay đến nơi.
Tôi nói thêm là vì sao tôi đặt tên topic là mùa lá vàng, vì qua Nga thì tôi dược nghe là đã trễ lá đỏ rụng hết rồi, giờ chỉ còn lá vàng thôi.
Tôi đi chuyến này cũng ko phải là Phượt lắm, vì qua Nga có người dẫn đi, ăn uống thì cùng dồn tiền vô để chia sẻ chung, nhưng vui lắm các bạn àh. Do ko phải đi một mình nên tôi vừa chụp hình vừa chạy để theo kịp với các bạn đi cùng :p
 
... Thế là chúng tôi tìm chỗ ăn tối. Tôi vẫn cứ nghĩ về nhà thờ hồi chiều chúng tôi đi thăm, cũng nhờ chuyến đi này mà ước mơ trong tôi bỗng trở lại là tôi mơ ứớc mình sẽ thiết kế được một nhà thờ! Nhưng đó chỉ là mơ ước thôi vì tôi là người ngoại đạo mà :p


33505980753_d14a5770b1_c.jpg







33931812730_675c18cfef_c.jpg







34185012901_a06aaa4c78_c.jpg
 
Các tấm này bạn chụp dọc Đại lộ Nevsky

Biển hiệu của "Salon làm đẹp Paradise"




Bên này đường là biển hiệu KFC, bên kia đường là quán bán món bánh nướng dân gian kiểu Nga




Bên này đường là biển hiệu KFC, bên kia đường là quán bán món bánh nướng dân gian kiểu Nga




Biển hiệu của một cửa hàng viễn thông, đằng sau là biển hiệu cửa hàng photocopy. Đáng chú ý là tấm biển quảng cáo lớn ở cột đèn vẫn dùng hình ảnh trích từ phim Liên Xô để quảng cáo sản phẩm mới.
 
Woah! Bác @danngoc chú thích kỹ quá, e chỉ đi và chụp thôi ko biết gì cả, 1 chữ Liên Xô bẻ đôi cũng ko biết :(, ước gì e được như bác nhỉ :p.
... Tôi nghe nói là gần đây có sông hay biển gì đó, tôi bèn hỏi người đi đường bằng tiếng Anh thì họ trả lời là có. Tôi bèn đi theo lối họ chỉ dẫn:


34185007321_cc205c0b49_c.jpg







34185006311_4ba1b1076f_c.jpg







34185005641_4ac063d987_c.jpg








34185004901_0ed4133bf6_c.jpg








34185003881_10fcda43d2_c.jpg
 
SanHoBien: mình chỉ biết lõm bõm tiếng Nga qua 7 năm phổ thông thôi. Khi xuất cảnh khỏi Nga, anh hải quan hỏi mình học tiếng Nga ở đâu (theo mình đây là câu hỏi kiểm tra vì Nga họ không khuyến khích nhập cảnh người biết tiếng Nga để có thể lưu trú lại bất hợp pháp. Câu trả lời của mình có thể sẽ được họ lưu lại trong hồ sơ) thì mình đáp học ở Việt Nam (bằng tiếng Anh).


Áp phích quảng cáo buổi diễn của ca sĩ Nga gốc Triều Tiên Anita Tsoi (mình rất thích giọng bà này)
https://www.youtube.com/watch?v=YIRRYSy3w34




Nhà ga Chernyshevsky.

Nikolai Chernyshevsky là nhà cách mạng Nga, người thầy của V. Lenin.






Áp phích quảng cáo của Đảng CS Nga.
 
SanHoBien: mình chỉ biết lõm bõm tiếng Nga qua 7 năm phổ thông thôi. Khi xuất cảnh khỏi Nga, anh hải quan hỏi mình học tiếng Nga ở đâu (theo mình đây là câu hỏi kiểm tra vì Nga họ không khuyến khích nhập cảnh người biết tiếng Nga để có thể lưu trú lại bất hợp pháp. Câu trả lời của mình có thể sẽ được họ lưu lại trong hồ sơ) thì mình đáp học ở Việt Nam (bằng tiếng Anh).



Áp phích quảng cáo buổi diễn của ca sĩ Nga gốc Triều Tiên Anita Tsoi (mình rất thích giọng bà này)
https://www.youtube.com/watch?v=YIRRYSy3w34





Nhà ga Chernyshevsky.

Nikolai Chernyshevsky là nhà cách mạng Nga, người thầy của V. Lenin.







Áp phích quảng cáo của Đảng CS Nga.

Nghĩa của áp phích: Hãy nhân danh tương lại để bảo vệ lịch sử.
 
E mới vừa đi công tác về. Cảm ơn 2 bác @danngoc và kimvanchinh nhiều lắm, 2 bác đã chú thích rất nhiều vào bài viết của e, nhờ đó mà e hiểu thêm về nước Nga hơn nữa :p.
Bác @kimvanchinh chụp nhà thờ nào mà đẹp quá! Hai bác cho e hỏi trên Vnphoto có người hỏi e là :"Nhà thờ ở Nga và đạo của Nga không phải thuộc Tòa Thánh Vatican đúng không bác?", e ko biết trả lời họ ntn nữa :(


34185002971_dc9240eccc_c.jpg







34185002051_dba83ba91a_c.jpg








34185000921_31fa19ed8a_c.jpg







34185000021_40e7e3099f_c.jpg








34275254796_ca6cd6af3a_c.jpg
 
Tuyệt đại đa số nhà thờ ở Nga (và cả ở nhiều nước khác Slavo khác như Ucraina, Bungagia và cả một số nhà thờ mà Đế quốc Nga xây dựng khi chiếm đóng ở Hensinki, Estonia...) là nhà thờ thuộc dòng "Chính thống giáo".
Rất khó giải thích sự khác nhau giữa 2 giáo phái lớn này của châu Âu. Tôi trích dưới đây bài dịch từ the Economics:

“The differences between the Catholic and Orthodox churches”, The Economist, 12/02/2016.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đối với một người không phải là Ki-tô hữu, thậm chí với một tín hữu Ki-tô giáo mong muốn tối giản giáo lý và việc thờ phụng, thì giáo hội Công giáo và Chính thống giáo có thể rất giống nhau. Cả hai đều sử dụng những nghi lễ phức tạp với nguồn gốc xa xưa và có nhiều hàng ngũ tu sĩ mặc áo choàng dài; cả hai bên đều cho rằng họ duy trì tính liên tục từ buổi bình minh của thời đại Ki-tô, cả hai đều có truyền thống thần học và học thuật phong phú, và nói chung là có ký ức tổ chức lâu dài. Chỉ có một khác biệt dường như rất nhỏ phân biệt các phiên bản kinh tin kính của họ, qua đó đặt ra những đức tin cơ bản về Chúa ba ngôi Cha, Con và Thánh Thần. Như vậy thì tại sao hai nhóm tôn giáo không thống nhất với nhau? Vào ngày 12/2, Giáo Hoàng Francis và Thượng Phụ Kirill của Moskva, lãnh đạo Giáo hội Chính thống giáo Nga, sẽ gặp nhau ở Cuba. Dù sự kiện này không phải là không có tiền lệ trong 10 thế kỷ qua, nhưng cuộc gặp như thế vẫn rất bất thường. Tại sao?

Một phần của câu trả lời là bởi vì cả hai giáo hội đều có ký ức lâu dài, vì thế những khác biệt nổi lên nhiều thế kỷ trước vẫn còn quan trọng. Sự chia rẽ chính thức giữa Ki-tô phương Đông và Ki-tô phương Tây diễn ra vào năm 1054, và ở một mức độ nào đó phản ánh sự cạnh tranh về văn hóa và địa chính trị giữa đế chế Đông La Mã nói tiếng Hy Lạp, còn gọi là Đế chế Byzantium, và khu vực Tây Âu nói tiếng Latinh, nơi mà uy quyền của Đế chế (Tây) La Mã đã sụp đổ vào thế kỷ thứ năm, nhưng những trung tâm quyền lực mới đã xuất hiện. Những căng thẳng bắt đầu tăng lên vào đầu thế kỷ thứ 11 khi những người Normandy theo Công Giáo tràn qua khu vực nói tiếng Hy Lạp ở miền nam Ý và áp đặt những lề lối Latinh vào các nhà thờ ở những khu vực trên. Thượng phụ Constantinople đã đáp trả bằng cách ngăn chặn những nơi thờ phụng theo kiểu Latinh tại thành phố của ngài, và Giáo Hoàng đã gửi một phái đoàn đến Constantinople để giải quyết vấn đề. Lãnh đạo phái đoàn, Hồng Y Humbert, đã tuyên vạ tuyệt thông với Thượng Phụ, và Thượng Phụ cũng làm điều tương tự với vị khách của mình ngay sau đó.

Trong những sự kiện dẫn đến sự chia rẽ cuối cùng, đã có những khác biệt ngày càng lớn giữa tuyên bố của Giáo Hoàng về thẩm quyền của ngài đối với thế giới Ki-tô giáo, trái với quan điểm của Chính thống giáo rằng tất cả các trung tâm cổ xưa của thế giới Ki-tô giáo (Antioch, Alexandria, và Jerusalem cũng như Rome và Constantinople) gần như là ngang bằng nhau về tầm quan trọng. Bên Chính thống giáo phản đối việc Giáo Hoàng ủng hộ một phiên bản của kinh tin kính mà theo quan điểm của họ tương đương với việc ngầm hạ thấp vai trò của Chúa Thánh Thần (Holy Spirit).

Thêm vào khác biệt về thần học này là những mâu thuẫn địa chính trị lớn: vào năm 1204 quân đội Latinh đã cướp bóc Constantinople – nơi lúc đó vẫn là trung tâm lớn nhất của thế giới Ki-tô giáo về văn hóa và thương mại – và áp đặt một chế độ Latinh trong 6 thập kỷ. Trong ký ức tập thể của Chính thống giáo, sự phản bội này bởi những người anh em Ki-tô hữu đã làm thành phố vĩ đại này suy yếu dần và khiến việc nó bị chinh phục bởi những người Hồi Giáo Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 1453 trở nên không thể tránh được.

Sau khi hai bên tách ra, thế giới Ki-tô phương Đông và phương Tây sản sinh ra những truyền thống thần học khác nhau. Phương Tây phát triển ý niệm về luyện ngục (purgatory) và về việc “trừng phạt thế” (tư tưởng cho rằng việc Chúa Ki-tô tự hiến thân là cái giá phải trả cho Chúa Cha khắc nghiệt). Cả hai tư tưởng trên không hấp dẫn những người Ki-tô hữu Chính thống giáo. Phương Đông, với thiên hướng pha trộn tri thức và mầu nhiệm, đã đi theo tư tưởng rằng Thiên Chúa là không thể hiểu được bởi lý trí con người nhưng có thể tiếp cận được thông qua trái tim.

Đối với tín hữu Chính thống giáo, thần học Công Giáo dường như quá phạm trù và lề luật; còn đối với người Công giáo, tư tưởng của Chính thống giáo về mầu nhiệm dường như quá mơ hồ và không rõ ràng. Trong cuộc thảo luận được định trước trong vài tiếng tại sân bay Havana vào ngày 12/2, Đức Giáo Hoàng và vị Thượng Phụ sẽ không thể hòa giải những khác biệt đã kéo dài hàng thế kỷ trên. Nhưng ít ra họ có thể hiểu nhau hơn một chút.
- See more at: http://nghiencuuquocte.org/2016/03/...g-giao-khac-nhau-ra-sao/#sthash.XBuFEQmE.dpuf
 
Nhà thờ tôi chụp là một nhà thờ rất nổi tiếng ở St Petersburg tên là "Cứu Chúa chảy máu" - Chúa Thượng huyết (Xpam Cпа́са-на-Крови́ ) tưởng nhớ Chúa phục sinh sau khi bị hành hình. Ở SPB và Moscow đều có nhà thờ mang tên này.
Nhà thờ là một công trình điêu khắc kỳ vĩ cả bên trong và bên ngoài.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,430
Bài viết
1,175,888
Members
192,104
Latest member
lyhoangbaothy
Back
Top