What's new

Phượt – Sau ba lần sẽ thành trò nhảm???? (Nhảm quá!)

Đúng không AnhGia? Tớ thấy xuxu hay susu chắc cũng thế nhỉ. Còn Dugia thì chơi nguyên con trên báo rồi. Bài này cũng đáng xem đấy. Gọi là hiệu chỉnh hay hồi tiếp (feedback) cho nhà phượt. :)
 
Chà chà vui nhỉ. Cái này tớ viết bên kia, Ctrl V vào đây anh em và bạn Susu ném bê tông. Vì viết trên TTVN nên tớ cố gắng hết sức để dùng lời lẽ lịch sự, chứ như ở Ta thy chắc nhiều tự đệm hơn nhiều :)

“Người viết báo” – cái danh hiệu đáng ra là cao quý – Phương Anh giật một cái title rất kinh “Phượt – sau ba lần sẽ là trò nhảm” với câu mở đầu là một kết luận hàm hồ: trào lưu phượt rầm rộ hiện nay có dấu hiệu của một sự khủng hoảng, rất đáng báo động của lớp trẻ.

Để chứng minh cho cái ý kiến đó, PA đưa ra một ví dụ về cô em cugu89 – một sản - phẩm – khó – kiểm – chứng cùng những lời lẽ “đầy vẻ khiêu khích” với lời cam đoan rằng cô ta “ sẽ bị sạc cho một bài giáo lý nghiêm khắc về những quy tắc của nhà phượt”, điều mà bác Dugia – dù “ngao ngán” nhưng cũng chẳng có tý lên gân nào để giảng cái thứ giáo lý và quy tắc đó, một thứ chỉ này sinh trong trí tưởng tượng hạt nho của PA. Với một cô em cugu89 (một sản - phẩm – khó – kiểm – chứng), PA nhanh chóng kết luận về dân phượt trẻ tuổi: chỉ biết đi một “cuộc hành xác “nho nhỏ” để đi ngắm cảnh”. Với cái đầu óc hết sức mông muội và đơn giản một chiều như vậy, giống như con bò chỉ biết cắm đầu theo cái luống cày trước mũi, PA mượn lời của những “tay phượt thuộc loại “có đai có đẳng” ở Hà Nội” (tay phượt nào có đai có đẳng tuyên bố thế xin mời đứng lên cho em kính cẩn diện kiến cái ạ) tuôn ra cái câu khó nghe nhất: “những “phượt gia” trẻ tuổi nhiều như nấm bây giờ sống hời hợt và nông cạn lắm”. Liệu có nông cạn không khi ít nhất họ cũng biết yêu những địa danh, những con đường, những rừng những núi của đất nước. Thật kính nể cho cái trí thông minh của nhà báo PA khi nhìn cỏ dại thấy rừng cây, nhìn giọt nước biết đại dương như vậy.

Về việc tranh cãi và Show hàng, bản thân tôi cũng không hài lòng với việc khoe mẽ, những câu khích bác coi thường, những tranh luận không biết thế nào là sai đúng. Nhưng đằng sau những chí chóe mà PA cho là những thứ đáng buồn nhất đó, cần thấy thêm những mặt tích cực. Cái họ vượt qua không phải là đại dương để đến với châu Mỹ, mà chính là họ đang vượt qua những rào cản của thời gian, công việc, của hào nhoáng phố phường, của đơn điệu bản thân, của tù túng đô thị để đến với cảm giác tự do, núi non hùng vĩ, con đường hiểm trở và những con người VN chân thật. Vượt qua chính mình là điều đáng quý hơn hết thảy và họ có quyền trao đổi tự hào về điều đó.

Tuy nhiên đừng đánh đồng với việc họ hùng hồn tuyên bố, họ phấn khởi khoe những bức ảnh, những địa danh họ đã từng qua với việc họ KHÔNG “hiểu và cảm thông với những vất vả, thiếu thốn của người dân sống ở những nơi họ đã đặt chân”. Cái này là một sự suy diễn đáng đánh giá là ngu xuẩn. Thế hóa ra ko đi đâu, ko nhìn thấy gì thì tốt hơn là đi và thấy những mặt khác của cuộc sống??? Liệu có thể trưởng thành hơn nếu không đi? Hay tất cả những đứa chụp ảnh phong cảnh đẹp đều không thể thành người nếu họ không biết cảm thông??? Chẳng lẽ PA không biết năm nào box DL cũng có những hoạt động từ thiện giúp đỡ những người thiếu may mắn hơn. Chẳng lẽ PA không thấy những người có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa, tôn trọng pháp luật, có ý thức giúp đỡ bạn bè đồng bào… Thật không thể hiểu những câu chữ của nhà báo Phương Anh đang đòi hỏi những điều kỳ dị nào khác kỳ dị hơn nữa.

Thêm một tay phượt Nguyễn Thị Thu - theo PA - với thâm niên lên tới “3 năm” xếp ngang hàng việc đi du lịch với những hoạt động “sành điệu” với - nghĩa – tiêu - cực, như kiểu những hoạt động ăn chơi xa hoa như đi vũ trường, vi phạm pháp luật như đua xe máy, hay tệ nạn xã hội như “dạt vòm”. Khốn thay cho số lượng của 30% phượt trẻ, các bạn chớ có nên đi, kẻo có ngày sẽ bị khoác vào người những hoàn cảnh đáng thương, những bố mẹ không quan tâm đến con cái, những chạy trốn bản thân và gia đình vì chán chường. Không khéo thêm bước nữa, phượt cũng chả khác gì thuốc phiện và hoạt động băng đảng mất.

May thay tay phượt Nguyễn Thị Thu cũng nhận ra rằng nếu đi mà không có đam mê, nhiều kẻ “tệ nạn” đó thấy chán chường và không cảm xúc nên rời bỏ cuộc chơi (xin lỗi các bạn không thể có thâm niên đến 3 năm như chị Thu vì những hoàn cảnh cá nhân như công việc, gia đình, kinh tế…) Nhưng chị Thu thân mến, chị cũng nên cởi mở mà nhận ra rằng để đi, dù đi lấy được, thì cũng cần có chút đam mê, và để nuôi cái đam mê khá tốn tiền và thời gian này, họ cần tiết kiệm thời gian, tiền bạc, đổi sức khỏe lấy sự thỏa chí lãng du. Ấn tượng hay không, xin đừng áp đặt suy nghĩ của mình lên các bạn ý, bạn thấy Hạ Long đẹp, tôi lại thích Phong Nha. Mỗi người ấn tượng về cuộc sống ở những khía cạnh khác nhau, nhất là họ cần có thời gian, có khi phải đến 3 năm thâm niên chị nhỉ, để biết chắt lọc ra được những tinh hoa của các lần du ngoạn. Ý kiến của bác Dương – qua lời của PA – cũng có chút ngán ngẩm về việc tham đường của các bạn trẻ. Tuy nhiên các bạn trẻ cần có thời gian để tự nhìn, tự cảm nhận và chắt lọc, giống con ong cần phải đi thu nhặt ở hàng ngàn bông hoa để có được một vài giọt mật cho đời, phải không chị và bác Dương.

Một điều buồn cười về PA và đem bác Dương ra so sánh với lũ trẻ ranh. Tuổi đi lại của bác có khi bằng tuổi đời chúng nó, so thế nào đc, phỏng ạ. Làm sao các bạn trẻ có thể đi đi lại lại một địa danh nhiều lần, nhiều mùa, khi họ mới chỉ bắt đầu niềm đam mê du lịch chưa lâu??? Chả khác gì bắt học trò lớp 5 thi olimpic quốc tế, rồi khi nó không làm được bài thì kết luận chúng mày hời hợt không nghiêm túc, từ đó nâng tầm lên thành cái kết luận khù khằm nhất trần đời: “họ hời hợt với cuộc sống, những chuyến đi sẽ kéo dài thêm sự khủng hoảng, vô lối của họ trước cuộc sống hiện tại và trước tương lai của chính họ.”

Bạn có biết giới trẻ các nước Phương Tây đi lại còn nhiều hơn, trong những khoảng thời gian còn ngặt nghèo hơn? Có thật đáng báo động khi các bạn trẻ VN càng ngày càng có điều kiện hơn để đi, để chụp ảnh và kể chuyện??? Có đáng để hổ thẹn không khi trong cuộc sống gấp gáp của thời đại thông tin, vẫn có nhiều bạn trẻ cố gắng giành những đồng tiền để dành, những phương tiện đơn giản, tranh thủ một khoảng hở thời gian quý báu, để được thỏa mãn một đam mê lành mạnh và có ý nghĩa như du lịch.

Tôi rất thích một danh ngôn, tôi đọc được trên áo của một bạn trẻ người Anh “A thousand-mile journey starts with one step” mà ở nhà mình có câu tương đương: cái khó nhất của mỗi chuyến đi là đi từ nhà ra ngõ. Muốn trưởng thành, họ phải đi đã. Đi, trước là để vui vẻ bạn bè, sau là thêm hiểu biết, và qua thời gian, kinh nghiệm và từng trải mới dần tích lũy để các bạn ý trưởng thành. Chớ đánh giá đó là nhảm nhí hay là sự kéo dài của một cuộc sống khủng hoảng.

PA cho rằng giới trẻ hiểu về phượt đơn giản quá, thực ra PA hiểu về giới trẻ quá nông cạn. Điều duy nhất tôi có thể cảm thông, và tự an ủi: có thể PA cũng không thực lòng mất niềm tin đến thế và giới trẻ. Lý do là PA là “nhà báo” ắt cũng phải viết bài kiếm sống. Dưới áp lực của thời gian và TBT, thôi thì đành vào mạng xào xáo cũng được một bài.

Thương thay, cái gọi là áp lực của công việc ấy nó thể hiện thành một ngòi bút quăn queo, một suy luận khiên cưỡng và một cảm nhận hời hợt vô hồn.
 
À hóa ra Chị Thu trong bài này là bạn Susu quen thuộc. He he nếu có gì không ưng ý, trước là bạn PM, sau hãy quẳng lựu đạn nhé.
 
Anh zoro ạ !
Ngay ở đầu bài anh đã bảo là Susu rồi thì cần gì phải đệm thêm ở bài dưới là "À hóa ra Chị Thu trong bài này là bạn Susu quen thuộc" - nghe giả tạo kinh !!

Cũng chả cần PM làm gì anh ạ ! Anh nghĩ gì,viết nấy,thoải mái thôi !

Trưa nay,có anh bạn nhắn cho cái tin bẩu "đc lên báo" e cũng chả hiểu dư nào - hoàn toàn bất ngờ.Đến khi vào đọc thì còn bất ngờ hơn.
Cũng định chửi toé lên đấy,nếu o phải rõ là cái tên mình (o phải họ và nick nhá) và tên cơ quan chình ình ra kia,he he !!
Thôi thì,ai cần biết cái gì đúng hay o đúng.Rõ là em phải chịu trách nhiệm với những gì đc coi là "phát ngôn" của mình rồi !!

Cũng chả đọc hết bài của anh Zoro đâu vì dài quá và lắm điều răn dậy quá!!Dưng đồng í với anh là chả nên áp đặt suy nghĩ của mình vào người khác làm gì ! Mong anh cũng hãy làm như thế nhá :)

Trong buôỉ gặp gỡ với anh bạn phóng viên kia.E đã không hề đồng í là đăng bài lên báo gì cả.Cũng chả biết mình đã nói những cái đao to búa nhớn kia khi nào,he he !! hay là mình bị mất trí nhớ tạm thời nhở,đểu thật ... :))

Dưng có một điều đúng.Ấy là khi bạn í vừa nhắc đến từ Phượt,em gợi í cho vào phuot.com mà ngâm kíu.Vì bản thân em cũng chả hiểu đúng được thế nào là Phượt kia mà.
Có remark với bạn ấy rằng : trong đó có định nghĩa thế nào là Phượt và những người được gọi là Phượt,he he !!

Chốt hạ thế này,anh Zoro ạ !!
Anh nghĩ sao là việc của anh ! Ai nghĩ sao là việc của người ấy .... cũng như thế nào là đi ? ai đi thế nào ?... là việc của mỗi người thôi
Thực lòng cũng đủ buồn khi đọc bài báo rồi,chả hơi đâu tranh qua cãi lại làm gì !! ;) Mệt ...........

Trước tới nay,ngoài ttvn thì Phượt là diễn đàn thứ 2 em tham gia.Những gì được là rất nhiều bạn bè,rất nhiều niềm vui.:D

Ném đá,ném bê tông ?? tuỳ lúc tuỳ người .. tuỳ nhiều thứ anh ạ :))
 
Last edited:
Ném đá,ném bê tông ?? tuỳ lúc tuỳ người .. tuỳ nhiều thứ anh ạ :))

Cô sang bên "SonTT tập bắn tập sốp" chơi với anh, anh mua có mỗi cái máy ảnh anh thích mà cũng bị các phượt gia, đạo sĩ... ném đủ các thứ vào người rồi... huống chi cô lên báo... bị ném tá lả cũng có gì lạ đâu chớ =))=))=))

Mình đã phát hiện ra và nay tiếp tục khẳng định là có rất rất rất nhiều người sống vì ước mơ của thằng bên cạnh.

Hố hố hố
 
Chà chà vui nhỉ. Cái này tớ viết bên kia, Ctrl V vào đây anh em và bạn Susu ném bê tông. Vì viết trên TTVN nên tớ cố gắng hết sức để dùng lời lẽ lịch sự, chứ như ở Ta thy chắc nhiều tự đệm hơn nhiều :)

“Người viết báo” – cái danh hiệu đáng ra là cao quý – Phương Anh giật một cái title rất kinh “Phượt – sau ba lần sẽ là trò nhảm” với câu mở đầu là một kết luận hàm hồ: trào lưu phượt rầm rộ hiện nay có dấu hiệu của một sự khủng hoảng, rất đáng báo động của lớp trẻ.

Để chứng minh cho cái ý kiến đó, PA đưa ra một ví dụ về cô em cugu89 – một sản - phẩm – khó – kiểm – chứng cùng những lời lẽ “đầy vẻ khiêu khích” với lời cam đoan rằng cô ta “ sẽ bị sạc cho một bài giáo lý nghiêm khắc về những quy tắc của nhà phượt”, điều mà bác Dugia – dù “ngao ngán” nhưng cũng chẳng có tý lên gân nào để giảng cái thứ giáo lý và quy tắc đó, một thứ chỉ này sinh trong trí tưởng tượng hạt nho của PA. Với một cô em cugu89 (một sản - phẩm – khó – kiểm – chứng), PA nhanh chóng kết luận về dân phượt trẻ tuổi: chỉ biết đi một “cuộc hành xác “nho nhỏ” để đi ngắm cảnh”. Với cái đầu óc hết sức mông muội và đơn giản một chiều như vậy, giống như con bò chỉ biết cắm đầu theo cái luống cày trước mũi, PA mượn lời của những “tay phượt thuộc loại “có đai có đẳng” ở Hà Nội” (tay phượt nào có đai có đẳng tuyên bố thế xin mời đứng lên cho em kính cẩn diện kiến cái ạ) tuôn ra cái câu khó nghe nhất: “những “phượt gia” trẻ tuổi nhiều như nấm bây giờ sống hời hợt và nông cạn lắm”. Liệu có nông cạn không khi ít nhất họ cũng biết yêu những địa danh, những con đường, những rừng những núi của đất nước. Thật kính nể cho cái trí thông minh của nhà báo PA khi nhìn cỏ dại thấy rừng cây, nhìn giọt nước biết đại dương như vậy.

Về việc tranh cãi và Show hàng, bản thân tôi cũng không hài lòng với việc khoe mẽ, những câu khích bác coi thường, những tranh luận không biết thế nào là sai đúng. Nhưng đằng sau những chí chóe mà PA cho là những thứ đáng buồn nhất đó, cần thấy thêm những mặt tích cực. Cái họ vượt qua không phải là đại dương để đến với châu Mỹ, mà chính là họ đang vượt qua những rào cản của thời gian, công việc, của hào nhoáng phố phường, của đơn điệu bản thân, của tù túng đô thị để đến với cảm giác tự do, núi non hùng vĩ, con đường hiểm trở và những con người VN chân thật. Vượt qua chính mình là điều đáng quý hơn hết thảy và họ có quyền trao đổi tự hào về điều đó.

Tuy nhiên đừng đánh đồng với việc họ hùng hồn tuyên bố, họ phấn khởi khoe những bức ảnh, những địa danh họ đã từng qua với việc họ KHÔNG “hiểu và cảm thông với những vất vả, thiếu thốn của người dân sống ở những nơi họ đã đặt chân”. Cái này là một sự suy diễn đáng đánh giá là ngu xuẩn. Thế hóa ra ko đi đâu, ko nhìn thấy gì thì tốt hơn là đi và thấy những mặt khác của cuộc sống??? Liệu có thể trưởng thành hơn nếu không đi? Hay tất cả những đứa chụp ảnh phong cảnh đẹp đều không thể thành người nếu họ không biết cảm thông??? Chẳng lẽ PA không biết năm nào box DL cũng có những hoạt động từ thiện giúp đỡ những người thiếu may mắn hơn. Chẳng lẽ PA không thấy những người có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa, tôn trọng pháp luật, có ý thức giúp đỡ bạn bè đồng bào… Thật không thể hiểu những câu chữ của nhà báo Phương Anh đang đòi hỏi những điều kỳ dị nào khác kỳ dị hơn nữa.

Thêm một tay phượt Nguyễn Thị Thu - theo PA - với thâm niên lên tới “3 năm” xếp ngang hàng việc đi du lịch với những hoạt động “sành điệu” với - nghĩa – tiêu - cực, như kiểu những hoạt động ăn chơi xa hoa như đi vũ trường, vi phạm pháp luật như đua xe máy, hay tệ nạn xã hội như “dạt vòm”. Khốn thay cho số lượng của 30% phượt trẻ, các bạn chớ có nên đi, kẻo có ngày sẽ bị khoác vào người những hoàn cảnh đáng thương, những bố mẹ không quan tâm đến con cái, những chạy trốn bản thân và gia đình vì chán chường. Không khéo thêm bước nữa, phượt cũng chả khác gì thuốc phiện và hoạt động băng đảng mất.

May thay tay phượt Nguyễn Thị Thu cũng nhận ra rằng nếu đi mà không có đam mê, nhiều kẻ “tệ nạn” đó thấy chán chường và không cảm xúc nên rời bỏ cuộc chơi (xin lỗi các bạn không thể có thâm niên đến 3 năm như chị Thu vì những hoàn cảnh cá nhân như công việc, gia đình, kinh tế…) Nhưng chị Thu thân mến, chị cũng nên cởi mở mà nhận ra rằng để đi, dù đi lấy được, thì cũng cần có chút đam mê, và để nuôi cái đam mê khá tốn tiền và thời gian này, họ cần tiết kiệm thời gian, tiền bạc, đổi sức khỏe lấy sự thỏa chí lãng du. Ấn tượng hay không, xin đừng áp đặt suy nghĩ của mình lên các bạn ý, bạn thấy Hạ Long đẹp, tôi lại thích Phong Nha. Mỗi người ấn tượng về cuộc sống ở những khía cạnh khác nhau, nhất là họ cần có thời gian, có khi phải đến 3 năm thâm niên chị nhỉ, để biết chắt lọc ra được những tinh hoa của các lần du ngoạn. Ý kiến của bác Dương – qua lời của PA – cũng có chút ngán ngẩm về việc tham đường của các bạn trẻ. Tuy nhiên các bạn trẻ cần có thời gian để tự nhìn, tự cảm nhận và chắt lọc, giống con ong cần phải đi thu nhặt ở hàng ngàn bông hoa để có được một vài giọt mật cho đời, phải không chị và bác Dương.

Một điều buồn cười về PA và đem bác Dương ra so sánh với lũ trẻ ranh. Tuổi đi lại của bác có khi bằng tuổi đời chúng nó, so thế nào đc, phỏng ạ. Làm sao các bạn trẻ có thể đi đi lại lại một địa danh nhiều lần, nhiều mùa, khi họ mới chỉ bắt đầu niềm đam mê du lịch chưa lâu??? Chả khác gì bắt học trò lớp 5 thi olimpic quốc tế, rồi khi nó không làm được bài thì kết luận chúng mày hời hợt không nghiêm túc, từ đó nâng tầm lên thành cái kết luận khù khằm nhất trần đời: “họ hời hợt với cuộc sống, những chuyến đi sẽ kéo dài thêm sự khủng hoảng, vô lối của họ trước cuộc sống hiện tại và trước tương lai của chính họ.”

Bạn có biết giới trẻ các nước Phương Tây đi lại còn nhiều hơn, trong những khoảng thời gian còn ngặt nghèo hơn? Có thật đáng báo động khi các bạn trẻ VN càng ngày càng có điều kiện hơn để đi, để chụp ảnh và kể chuyện??? Có đáng để hổ thẹn không khi trong cuộc sống gấp gáp của thời đại thông tin, vẫn có nhiều bạn trẻ cố gắng giành những đồng tiền để dành, những phương tiện đơn giản, tranh thủ một khoảng hở thời gian quý báu, để được thỏa mãn một đam mê lành mạnh và có ý nghĩa như du lịch.

Tôi rất thích một danh ngôn, tôi đọc được trên áo của một bạn trẻ người Anh “A thousand-mile journey starts with one step” mà ở nhà mình có câu tương đương: cái khó nhất của mỗi chuyến đi là đi từ nhà ra ngõ. Muốn trưởng thành, họ phải đi đã. Đi, trước là để vui vẻ bạn bè, sau là thêm hiểu biết, và qua thời gian, kinh nghiệm và từng trải mới dần tích lũy để các bạn ý trưởng thành. Chớ đánh giá đó là nhảm nhí hay là sự kéo dài của một cuộc sống khủng hoảng.

PA cho rằng giới trẻ hiểu về phượt đơn giản quá, thực ra PA hiểu về giới trẻ quá nông cạn. Điều duy nhất tôi có thể cảm thông, và tự an ủi: có thể PA cũng không thực lòng mất niềm tin đến thế và giới trẻ. Lý do là PA là “nhà báo” ắt cũng phải viết bài kiếm sống. Dưới áp lực của thời gian và TBT, thôi thì đành vào mạng xào xáo cũng được một bài.

Thương thay, cái gọi là áp lực của công việc ấy nó thể hiện thành một ngòi bút quăn queo, một suy luận khiên cưỡng và một cảm nhận hời hợt vô hồn.

Chửi được trực tiếp cái thằng/con viết báo thì hay hơn :))
Thực ra chửi ở đây cũng vui đấy... nhưng mà lại chả giải quyết cái gì cả :))
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,671
Bài viết
1,171,005
Members
192,333
Latest member
Phanduchoa
Back
Top