What's new

[Chia sẻ] Phượt thủ chuyên nghiệp đã trải nghiệm chưa ? Các loại cây nên tránh xa

Re: Phượt thủ chuyên nghiệp đã trải nghiệm chưa ?

Em sắp đi rừng mà đọc topic của anh thì thấy hãi quá :D
Còn cách cấp cứu khi rắn cắn thì sao anh? Ở giữa núi thì chạy sao kịp? :(
Em có lần phượt về vùng có con Bù Lạch (hay Bù Mắt?, em cũng ko nhớ rõ nữa), nó cắn lúc nào em cũng ko hay, khi về thì ngứa lắm, có chỗ lặn, chỗ lại làm độc để lại sẹo, cả năm trời vẫn còn di tích.
Đi phượt có nhiều nguy cơ tiềm ẩn, có những kinh nghiệm của anh thật hay (c)
Mong anh chia sẻ nhiều hơn nữa. Cảm ơn anh!!!
 
Re: Phượt thủ chuyên nghiệp đã trải nghiệm chưa ?

Lá ngón, câu chuyện thứ 2:

Năm 2008, ở Thôn N, một thôn của người Dao Đỏ trong vùng lõi của Khu bảo tồn Loài và Sinh cảnh Nam Xuân Lạc cũng xảy ra một việc đau lòng liên quan đến lá ngón. Trong thôn, có nhà anh M không hiểu vì lý do mâu thuẫn gì trong gia đình anh lấy 3 người vợ và cả 3 người này đều chết vì ăn lá ngón. Hai người vợ đầu, em chỉ nghe kể. Người vợ cuối thì em được chứng kiến.

Một hôm, em đi vào họp với bà con trong thôn. Mới đến đầu thôn đã thấy anh phó chủ tịch xã đứng ở đầu đường mà nhà văn hóa thôn thì không có ai. Anh PCT xã bảo trong thôn có người chết, đang cho người đi báo công an Huyện đến khám nghiệm. Trong thôn có tang thì không họp được rồi. Đành ngồi nói chuyện, hỏi han nguyên nhân. Từ đó em biết được đầu đuôi câu chuyện.

Người vợ thứ 3 của anh M vì lý do buồn chán chuyện gia đình, nhân một hôm đi canh nương đã tự tử bằng lá ngón. Nếu ăn lá ngón tươi mà phát hiện sớm, cố gắng làm mọi cách để họ nôn ra thì may cứu được. Trường hợp của chị này thì không cứu được vì 2 lý do.

- Phát hiện muộn, đường từ nương về lại xa quá. Dù mọi người đã thay nhau cõng chạy về làng nhưng không kịp
- Chị này quyết chết nên không cứu được. Người ta phát hiện ra chị này đã nấu chín lá ngón sau đó uống loại nước này. Nồng độ độc tố quá cao sau khi được xử lý nhiệt khiến cái chết đến rất nhanh.

Người chết từ chiều qua, nhưng đợi đến trưa hôm sau công an cũng chả thấy đến. Mà theo phong tục của người Dao Đỏ thì người chết để nằm dưới đất, phủ chăn, mắc màn trông rất thương.

Những cái chết liên quan đến lá ngón đều rất tang thương. Vậy nên các ACE cẩn thận để không đưa mình vào hoàn cảnh khó khăn vì ngu dốt(NT)
 
Re: Phượt thủ chuyên nghiệp đã trải nghiệm chưa ?

Tạm thời bài viết đến đây ngưng vài ngày để nhà phượt vào xem, quan sát kỹ và ghi nhớ một số cây độc đã nói trên để tránh “TẨU HOẢ NHẬP MA” vì quá nhiều loài nên nhớ lộn tùm lum. Mình sẽ tiếp tục bài viết này trong thời gian sớm nhất. Cám ơn các Phượt thủ đã đọc và ủng hộ cho topic này và để tìm hiểu thêm, chi tiết chuyên sâu về các loài thực vật, cùng đồng hành bảo vệ thiên nhiên hoang dã Việt Nam theo địa chỉ sau: http://www.vncreatures.net/hinhanh.php?page=9&loai=2&nhom=0&
 
Re: Phượt thủ chuyên nghiệp đã trải nghiệm chưa ?

Em xin bổ sung thêm 1 cách chữa ngứa do cây lá Han gây ra

Làng em gọi cây này là Chút Chít, mọc nhiều lắm, nhổ đi cũng khó vì nếu không vứt hết rễ đi thì nó lại mọc lại ầm ầm, Cây này mọc hoang khắp nơi, mà thường cứ đâu có lá Han là đấy có Chút chít, như người dân tộc hay nói là đâu có lá bùa thì bên cạnh đó có lá giải (bùa)

Em phải lấy hình trên mạng vì tuần trước nhà em vừa làm vườn nên còn nhõn 1 cây bé tẹo. Khi chạm phải lá Han, bứt vài lá Chút Chít vò qua rồi xát nhẹ vào chỗ bị đau, sau vài phút sẽ đỡ rất nhiều. Em đã bị đôi lần và dùng lá này rất ổn ạ.

Bitter-dock3-1024x768.jpg


Lá Han em nói tới là loại Han hình dưới đây:

7301996284_fcc44c0ff1_z.jpg


Bu em bảo lá non nấu canh ăn ngon mà em chưa thử bao giờ, mà em thấy Bu em là cứ tay không ngắt lá Han mà không bị đau, Bu bẩu cái lá này chẳng may chạm vào mới đau chứ chủ động chạm vào thì không sao, nói chung là trình của em nó không như thế lân nào chẳng may chạm vào em cũng dính chưởng nên em không muốn nghịch dại :D

7301993494_e797924098_z.jpg
 
Re: Phượt thủ chuyên nghiệp đã trải nghiệm chưa ?

MÓC ĐÙNG ĐÌNH Caryoya sp
1. Móc lớn Caryota rumphiana
c0.jpg




Em mượn cái ảnh của bác. Em lười không muốn lục tìm đống ảnh cũ nữa=))

Trong họ với Móc, ở vùng Bắc Kạn có thêm mấy loại nữa mà dân địa phương gọi là Đao, Báng...

Đao thì người ta hay lấy làm rượu đao. Cách làm là chặt cây xuống, đẽo lớp vỏ cứng bên ngoài thi bên trong lộ ra lớp lõi non, có nhiều tinh bột. Ở đoạn non, có thể băm nhỏ cho gà vịt ăn. Em đã nếm thử, có vị ngọt thanh nhan nhát. Người dân băm nhỏ, ủ với men để cho loại rượu đao uống thơm, có vị chua, nồng độ rượu chắc cũng cỡ như rượu vang. Một cây đao lớn có thể cho 50-80kg lõi như vậy. Và một đám cưới uống rượu tẹt ga cũng chỉ hết một cây đao. Còn để có cây đao ấy, phải mất hơn chục năm:D.

Một hồi, chả biết mấy bạn Khựa mua quả móc làm gì giá rất cao. Người dân thường cắt cả buồng đem bán. Rồi có lúc chẳng ai mua, lại bỏ không.

Nhưng cái em muốn kể là loại sâu móc-một loại đặc sản mà không phải ai cũng có cơ hội chén no như tụi em.

Sâu này có thể có ở cả đao, báng, móc nhưng người ta cứ gọi tất là sâu móc. Nó cũng như con đuông dừa ở miền Nam nhưng to và nhiều. Đuông dừa ăn đọt non làm cây dừa chết. Còn ở đay muốn có sâu móc thì chặt cả cây.

Bất cứ là Đao, Báng, Móc cứ to là được. Vì nó là NTFP (lâm sản ngoài gỗ) nên kiểm lâm cũng không quản lý, bảo tồn quá ngặt nghèo. Cách rằm tháng 7 khoảng 2-3 tháng, bà con đi kiếm cây to, chặt đổ cả cây xuống. Trên thân cây đổ, lấy búa đục các lỗ nhỏ dọc thân để bọ cánh cứng vào đẻ trứng. Trứng mở thành sâu non. Sâu ăn phần lõi chứa tinh bột bên trong và lớn thành những con sâu to tướng. Trước khi chúng lột xác bay đi, người dân bổ cây ra và nhặt lấy sâu để ăn hoặc bán. Trời ơi, có hôm vào bản vớ được cả 3-4 kg. Thoạt nhìn thì rất kinh, nhưng ăn thì ngon khỏi bàn luôn.

Mấy năm gian khổ trong rừng, thỉnh thoảng cũng được nếm tí sản vật, cũng gọi là được bù đắp đôi chút.

Sâu móc đây các bác.

IMG_00451.jpg
 
Re: Phượt thủ chuyên nghiệp đã trải nghiệm chưa ?

Cây Ngót nghẻo - Gloriosa superbaNữ hoàng rừng ngập mặn chỉ để ngắm

Cây Ngót nghẻo - Gloriosa superba là một loại cây sống lâu, cây thảo có thân leo dài 1 - 2m. Lá hình mũi mác, đầu tận cùng bằng một tua cuộn hình xoắn ốc quấn bám cho thân leo. Trái dạng nang hình chùy dài, chứa nhiều hạt, khi chín có màu đỏ tươi. Mùa hoa vào tháng 5 - 6, mùa quả từ tháng 6 - 8. Cây này gặp nhiều ở các tỉnh phía Nam từ Huế đến Cà Mau
Toàn cây đều có chứa chất độc colchicin, superbine, glucosine. Độc nhiều nhất ở rễ củ. Chất độc đáng lưu ý có trong cây là colchicin rất độc, chỉ cần 5mg cho 1kg thể trọng cũng đủ gây chết rất nhanh. Ngộ độc do ăn phải cây ngót nghẻo gây bệnh cảnh cấp tính sau 2 - 6 giờ, đau rát miệng, khát nước sau đó nôn, buồn nôn dữ dội, đau bụng và tiêu chảy, tiêu máu nặng dẫn tới trụy tim mạch, rối loạn tri giác, co giật, suy hô hấp, tiểu máu, thiểu niệu. Diễn tiến xuất huyết, thiếu máu, yếu cơ vào những ngày thứ 2, thứ 3 tiếp theo. Nếu qua khỏi thường bị rụng tóc xảy ra sau 1 - 2 tuần.

n1.jpg


n2.jpg



Tham khảo = http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=2&ID=2462
 
Re: Phượt thủ chuyên nghiệp đã trải nghiệm chưa ?

Cây sừng trâu: Strophanthus caudatusCái chết khi mũi tên trúng đích

Như đã nói ở trên hầu hết các loài thuộc họ Trúc đào Apocynaceae thì đều là cây có độc tính vấn đề là nhiều hay ít. Hôm nay mình giời thiệu cùng nhà phượt một loài nữa thuộc họ này. Cây này rất phổ biến ở nước ta, có hoa rất đẹp, quả rất ngộ nghĩnh như chiếc sừng trâu và độc tính của nó thì cũng thuộc loại mạnh như một số cây đã nêu trên.
Còn gọi là cây sừng bò, sừng trâu. Nhựa rất nhiều và có độc; thường được trộn với nhựa cây Thuốc bắn - Antiaris toxicaria – đã nói ở trên. Làm thuốc bắn. Khi chế xong, pha thêm dịch lá thuốc lá để làm mềm. Thường người ta hơ lửa các mũi tên bằng sắt trước khi nhúng vào thuốc bắn. Hạt là nguyên liệu chế strphanthin pha thuốc tiêm trị bệnh tim. Cây sừng dê cả lá, rễ, hạt và nhựa mủ đều độc. Trong hạt có chứa các glycozit. Có tác động đối với tim là paricozit và postrozit. Nếu dùng đúng liều lượng và chỉ dẫn của bác sĩ thì kết quả tốt trong điều trị suy tim. Nếu dùng quá liều chỉ định sẽ gây ngộ độc. Cây độc làm thuốc diệt sâu bọ. Cây cũng có thể trồng làm cảnh trong chậu.
Khi ngộ độc người bồn chồn vật vã, nôn kéo dài gây hội chứng mất nước và rối loạn điện giải, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu, ù tai thở khó, mắt mờ dần và rối loạn nhịp tim, lúc nhanh, lúc chậm, triệu chứng rầm rộ. Nếu không cấp cứu kịp thời có thể tử vong trong vòng 48 giờ. Bị ngộ độc cần xử trí nhanh, khẩn trương loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể bằng cách gây nôn, rửa dạ dày, cho uống thuốc tẩy, nằm nơi thoáng, yên tĩnh và truyền dịch, tiêm thuốc trợ tim...

sd3.jpg


sd1.jpg


sd.jpg


sd2.jpg


Tham khảo tại đây = http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=2&ID=2149
 
Re: Phượt thủ chuyên nghiệp đã trải nghiệm chưa ?

.................
Nếu bị dính lông mắt mèo, các bạn không nên gãi ngứa, dùng băng keo to bản dán áp lên vùng da ngứa rồi lột ra, lông mắt mèo sẽ dính theo băng keo ra khỏi da.
Mắt mèo có rất nhiều ở Đồng Tháp Mười nhất là ở Bình Hòa Đông . Vào những năm 1976-1978 vùng này được mệnh danh là "xã muỗi ", "huyện đĩa", "thành phố mắt mèo", "thủ đô Bình Hòa Đông" . Loại này gây ngứa rất khó chịu nhưng cũng rất dễ trị, nếu không có sẵn băng keo dính thì có thể dùng quẹt gaz (hoặc mồi lữa) lướt qua chỗ ngứa là lông mắt mèo cháy và hết ngứa ngay (tất nhiên là phải khéo tay không lại bị phỏng)

Cán bộ lớp can tội không ngăn chặn được nên phải hì hục khiêng bàn ghế đi cọ rửa và phơi nắng.

Bạn Chitto chưa gặp những tay cao thủ dùng mắt mèo rồi, không trét vào bàn ghế đâu mà rải xuống nền phòng học vào sáng sớm. Lúc học sinh vào quét lớp sẽ biết ...
 
Re: Phượt thủ chuyên nghiệp đã trải nghiệm chưa ?

Mắt mèo có rất nhiều ở Đồng Tháp Mười nhất là ở Bình Hòa Đông . Vào những năm 1976-1978 vùng này được mệnh danh là "xã muỗi ", "huyện đĩa", "thành phố mắt mèo", "thủ đô Bình Hòa Đông" . Loại này gây ngứa rất khó chịu nhưng cũng rất dễ trị, nếu không có sẵn băng keo dính thì có thể dùng quẹt gaz (hoặc mồi lữa) lướt qua chỗ ngứa là lông mắt mèo cháy và hết ngứa ngay (tất nhiên là phải khéo tay không lại bị phỏng)

Bạn có thể đọc lại phần này để xác định chính xác nhé vì có nhiều cây được đặt tên Mắt mèo nhưng cây gây ngứa là loại dây leo thân gỗ và mọc trong rừng thường xanh nhé bạn
Ghi chú: Có nhiều loài được gọi là mắt mèo nhưng không ngứa ví dụ như loài Mắt mèo (mai dương) Mimosa pigra đây là loài thực vật nhập nội xâm hại ở hầu khắp các vùng ngập nước ở Việt Nam, nhất là ở miền tây như U Minh ... loài này là thảm hoạ môi trường khác với cây mắt mèo - Mucuna pruriens – Bị mù mắt tạm thời nếu dính lông vào mắt
 
Re: Phượt thủ chuyên nghiệp đã trải nghiệm chưa ?

Cây bồng bồng Calotropis giganteanCây độc ở bên ta


Chỉ cần nhìn hình loài này thì có lẽ tất cả Phượt thủ đều ồ lên là gần như đi phượt lần nào cũng gặp cây này ở khắp nơi thuộc các tỉnh miền Trung ven biển Việt Nam. Một loài thực vật có hoa to, đẹp và mọc rất nhiều ven đường và không ít trong chúng ta đã có vài tấm ảnh đẹp về loài hoa này làm kỷ niệm trong bộ ảnh trên đường du Phượt. Tuy nhiên Nhựa mủ dùng với liều thấp làm thuốc gây nôn, liều cao sẽ gây độc mạnh như nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn (ói) nếu liều cao có thể gây ra các triệu chứng gây sốt, nổi ban khắp người và sức yếu sẽ gây ép tím, ngủ lịm, khó thở.
Mặc dù có độc tính cao nhưng đây cũng là cây thuốc với nồng độ kiểm soát chặt chẽ. Thường dùng chữa kiết lỵ nhẹ. Dùng ngoài đắp trị viêm khớp, đắp lên các ghẻ mụn, các vết loét, lậu, giang mai. Trộn với mật ong dùng để đắp lên các mụn loét trong miệng. Tẩm vào bông rồi vò viên nhét vào lỗ răng đau sẽ làm ngưng đau nhức.
Ghi chú: nếu chúng ta không kiểm soát được độc tính của loài này xin đừng tự dùng chữa bệnh như đã nêu

cl1.jpg


cl2.jpg


cl3.jpg


Tham khảo: http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=2&ID=2081
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,719
Bài viết
1,136,143
Members
192,496
Latest member
screenreach
Back
Top