What's new

[Chia sẻ] Praha - thành phố độc nhất vô nhị

Mặc dù hiện tại, hiện tại thôi nhớ, em rất không ưa bọn Tiệp thế nhưng em vần rất khoái bạn Praha này. Mở Topic này để các bác cùng góp vui.
--------------

Praha, thủ đô của Cộng hoà Czech, nằm cách nơi chúng tôi sống có 160 km, một khoảng cách quá ngắn với dân Phượt, ấy vậy mà mãi năm ngoái tôi mới quay lại thành phố đọc nhất vô nhị này sau lần đầu tôi tới nơi đây khi Tiệp khắc vẫn còn là một nước XHCN.

Giữa 2 lần đi là cả một chặng đường dài tôi sống, học tập và làm việc ở nước ngoài. Lần này so với lần đi trước thành phố đã có quá nhiều đổi thay, lộng lẫy hơn, thân thiện hơn cái thời tôi sang lần đầu tiên.

Lần ấy tôi đi chơi mà cứ mắt trước mắt sau xem có "Phủi" không - thủa ấy các bạn tôi bên Tiệp cũng thường xuyên gặp vạ bởi bọn này.

Bây giờ Praha đã khác hơn nhiều so với ngày ấy, vẫn những chỗ đã quen đã biết nhưng cảm giác khác xưa - bình yên hơn, lãng mạn hơn, gần gũi hơn.
 
Thêm một vài hình ảnh bên phố mới

National Theater




Casino



Bồn rửa mặt, bồn cầu làm đồ trang sức cho đường phố (cuối đường Vaclave street, gần Casino)



Facade



Nhìn từ bên kia sông sang Dancing Building

 
Nếu bác Arvil vào đọc thì bác xem cái ảnh cuối cùng em post í , cái quán lần trước em chỉ cho bác cách chỗ em đứng chụp ảnh có vài bước thôi. Ăn ngon uống rẻ, nói chung vào ăn sướng. Mà bao giờ bác định sang Praha thế, không hiểu có còn có ích cho bác không?
 
Đi thì cũng phải (được) ăn phải (được) uống phỏng ạ. Ở Praha tuy không rẻ bằng những nơi khác ở Tiệp, nhưng nói chung so với Đức nhà em cũng là rẻ hơn nhiều rồi. Đồ uống thì khỏi phải chọn, cứ bia các bác táng cho em, nhiều loại lắm tiêu biểu là
- Pilsner Urquell hay tiếng Tiệp Plzensky Prazdroij - bia dân Tiệp thích nhất
- Gambirinus
- Radegast
- Budweiser (của Tiệp chứ đừng nhầm với của bọn Mẽo uống như nước đ.. , tsb bọn Mẽo)
- Staropramen
Bia nào cũng ngon cả.

Các bạn Tiệp có trò này em thấy hay: Trước khi uống sẽ nâng cốc rồi chạm cốc, sau đấy đập mạnh xuống bàn 1 phát rồi mới uống nhá. Na zdraví!

Đồ ăn của các bạn ấy theo em không phong phú lắm nhưng mà cũng ngon. Thường có bột khoai tây nhào trộn thành một nắm hình tròn rồi luộc lên ăn với thịt rán đại loại thế. Hay còn có món gan vịt nữa, thit gà quay etc.

Lang thang trên đường thấy có ông quán này hay (Vinarna Certovka), ở khu Mala Strana thì phải, em quên mất tên phố rồi, đường đi vào (xuống) quán còn có đèn xanh đèn đỏ





Ở đây cũng thú vị này, ngay cạnh cầu Charles phía Mala Strana, trên 1 phố đẹp phết

 
Cũng trên phố của cái ảnh cuối cùng em post í có 1 cửa hàng bán những con rối bằng gỗ đẹp dã man, nhưng cũng đắt kinh dị, bạn đi cùng em mắt cứ sáng như sao khi nhìn thấy cửa hàng này, em thì hổng có tiền để mua cho bạn í được :(. Toàn 700, 800 €/con, ít cũng cả trăm khiếp quá. Gần quê em họ cũng làm nhiều đồ chơi bằng gỗ, đặc biệt là đồ cho Noel cũng đắt kinh khủng, đồ tầu thì giá bằng 1/10 nhưng nhìn phát biết ngay.

Đây cửa hàng đấy đây ạ :



 
Ăn uống lượn cửa hàng mãi thì cũng mỏi chân tìm chỗ nghỉ ngơi tí. Thế là bọn em lượn vào vườn của Waldstein Palace - hiện tại quốc hội Czech vẫn họp và làm việc tại đây. Ở trên lâu đài nhìn xuống ở mấy bức tường trong vườn cứ tưởng họ xếp đầu lâu, hóa ra không phải - toàn nhũ đá, nhìn xa giống như Killing Field ở Căm bốt - khi ở trên lâu đài đã hí hửng rồi sẽ xuống sờ mấy cái sọ dừa ai ngờ đầu lâu hóa ra nhũ đá :))

Vườn đẹp dã man con ngan, rất nhiều tượng đồng, tiếc chỉ là copie thôi, đồ xịn các bạn Thụy điển ăn cắp mang về nước trưng bày hết rồi :(



Trên trần



Tưởng đầu lâu hóa ra nhũ đá đây ạ

 
Một điểm đáng đến nữa ở Praha là khu Do Thái (Josefov), một trong những khu Do Thái lớn nhất châu Âu. Khu này luôn đông khách du lịch. Ngày ngày hàng nghìn người tấp nập đổ về đây để xem lại một thời đã qua của dân Do Thái. Nổi tiếng nhất là các nhà thờ Synagoge (Spanish Synagogue, Pinkassynagogue, Old New Synagogue) và nghĩa trang Do thái vốn đã có từ cuối thế kỷ 15.

Người Do Thái đến định cư ở Praha từ thế kỷ thứ 9 thứ 10. Khi đó họ còn sống và buôn bán quanh vùng Prague Castle. Đến khoảng thế kỷ thứ 12 thì họ bị nhà thờ Thiên chúa giáo tách ra khỏi vùng có người theo đạo Thiên chúa, vì vậy họ đã dựng lên khu Josefov như ngày nay.

Quan hệ của người Do Thái với dân bản xứ nói chung lúc thăng lúc trầm. Thời kỳ thăng hoa nhất của dân Do thái ở Praha là dưới thời trị vì của vua Rudolf II, khi mà họ cũng được quyền định cư vĩnh viễn tại Praha. Thời đó là thời kỳ Rabbi Judah Löw sống và làm việc ở Praha. Ông này có nguồn gốc ở Đức. Theo huyền thoại kể rằng ông là người tạo ra Golem hình người từ đất sét có sức lực phi thường có thể thực hiện được nhiều việc khác nhau nhưng không nói được - ông này mà sống thời nay chắc còn hơn cả nhà ảo thuật David Copperfield. Thời kỳ ấy dân Do Thái hay bị vu oan là giết trẻ con tế thần nên thường bị đưa oan ra tòa vì vậy ông Rabbi này đã tạo ra 1 con Golem để đêm đêm đi thám thính và loại bỏ việc vứt trẻ con chết vào khu người Do Thái ở tránh tiếng xấu cho họ. Hiện mộ ông vẫn còn ở nghĩa trang Do Thái ở Praha.

Thời khi đen tối nhất cho dân Do Thái không những ở Praha tất nhiên là trong chiến tranh thế giới thứ hai. Khi đó hơn 2/3 số dân Do Thái ở đây đã bị phát xít Đức giết hại. Hiện tại trên tường của Pinkassynagogue vẫn còn ghi lại họ tên ngày sinh ngày bị giết hại của trên 80 nghìn người Do Thái. Nhìn vào những dòng chữ này mà nổi gai ốc, bủn rủn chân tay, tàn bạo quá.

(Ảnh ọt chốc nữa đi làm về nhà em mới post được)
 
Last edited:
Ảnh khu Do Thái đây ạ

Old-New-Synagogue, một trong những nhà thờ Do thái lâu đời nhất (cuối TK 13)



Bên trong Spanish Synagogue





Bên trong Pinkas Synagogue là những bức tường ghi tên nạn nhân người Do thái trong thế chiến thứ 2





Tòa thị chính Do Thái duy nhất ở ngoài Israel

 
Last edited:
Nghĩa trang Do thái với hơn 12 nghìn bia mộ, thực ra thì có đến trăm nghìn ngôi mộ ở đây chồng chéo lên nhau, vì nghĩa trang tương đối bé có 1 ha thôi, nổi tiếng nhất là bia mộ của Rabbi Löw.





Kafka's Memorial trước nhà thờ Spanish Synagogue

 
Huyền thoại Libuše và Vyšehrad

Ngày cuối cùng ở Praha bọn em lượn qua Vyšehrad, nơi được coi là điểm xuất phát dựng lên Praha ngày nay. Nơi đây được gắn liền với tên tuổi của công nương Libuše mà theo truyền thuyết là bà tổ của dân tộc Tiệp.

Công nương Libuše đươc coi là biểu tượng của đất nước và là người bảo trợ của cả dân tộc Tiệp. Xoay quanh con người bà có rất nhiều huyền thoại. Nhà soạn nhạc nổi tiếng của Tiệp Bedrich Smetana đã sọan vở nhạc kịch Libuše nổi tiếng dựa trên huyền thoại sau:

Chuyện kể rằng khi hai anh em Chrudos và Stahlas tranh chấp gia tài để lại của cha họ thì công nương Libuše là người đưa ra lời phán quyết chia đôi tài sản cho hai anh em nhưng người anh là Chrusdos không những không chấp thuận phán quyết này của bà mà còn không chấp nhận bà là người trị vì quốc vương và yêu cầu quốc vương phải có bàn tay một người đàn ông trị vì do dân chúng chọn. Bà giận lắm và thề quyết tâm lấy cho bằng được tấm chồng cho ra tấm ra món. Và với sự thông minh và tài ăn nói bà đã thuyết phục được dân chúng để bà tự quyết định và chọn chồng, người sẽ trị vì đất nước. Và theo chân bà về lâu đài và lên ngôi là anh nông dân Přemysl Oráč, người cùng bà lập lên dòng họ Přemyslovci trị vì Bohemia suốt mấy thế kỷ. (Chính mẹ của Hoàng đế Karl IV là người cuối cùng của dòng họ này)

Khi Přemysl lên ngôi ông yêu cầu Chrusdos xin lỗi công nương và đã được chấp thuận, từ đó trên lâu đài bình yên và tình yêu đã ngự trị. Trong thời gian yên bình này trong công nương Libuše lại xuất hiện khả năng tiên tri. Và bà đã tiên đoán một tương lai sáng lạn cho Praha và cả dân tộc Tiệp - và điều này quả cũng đúng, ít nhất là cho Praha.
 
Last edited:
Vyšehrad nghĩa là „Pháo đài cao“ (thực ra thì thấp tè hè hè) nằm trên một ngọn núi ngay cạnh sông Vltava phía nam thành phố bây giờ. Nó chiếm 1 vị trí rất quan trọng ở Praha nếu không muốn nói là vị trí quan trọng nhất. Vyšehrad là nơi ngự trị của công nương Libuše mà qua lời tiên tri của bà Praha được khởi nguồn xây dựng từ đây. Thực ra theo các nhà khảo cổ học thì Vyšehrad còn được xây dựng sau lâu đài Pražský hrad. Con người ta hay tin và thích huyền thoại hơn là thực tế vả lại thưc tế và huyền thoại hoàn toàn có thể đứng cạnh nhau mà không ảnh hưởng gì đến nhau cả.

Vyšehrad được bắt đầu xây dựng và thành lập nửa đầu thế kỷ thứ 10, nghĩa là còn sau lâu đài Pražský hrad đến hơn 100 năm. Đến thời vua Bohemia đầu tiên Vratislav Đệ Nhị mới dời nơi trị vì của mình từ Pražský hrad đến Vyšehrad vào năm 1070. Ông đã cho xây dựng nhà thờ St. Peter và Paul, nhà thờ St. Laurentius và nhà thờ tròn St. Martins Rotunda. Vyšehrad có tất thảy chỉ 70 năm là nơi đóng đô của Bohemia, đến thời vua Vladislav Đệ Nhị (1140-1172) ông lại rời nơi trị vì của mình về Pražský hrad, sau đấy Vyšehrad bị bỏ bê.

Mãi đến thời Hoàng Đế Karl IV trị vì Vyšehrad mới lại tiếp tục được tu sửa và mở rộng cũng để tỏ lòng kính trọng và làm rạng danh thêm dòng họ Přemyslovci mà mẹ ông là người cuối cùng tồn tại. Vyšehrad cũng là nơi mẹ ông sống tới khi bà qua đời.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,316
Bài viết
1,175,099
Members
192,038
Latest member
bepbee
Back
Top