Mưa, lạnh, đói, khát, vắt cắn, đo đường, húc đá, ngã suối, mất ngủ, thở không ra hơi, cơ mỏi dừ và những đôi chân tập tễnh sau chặng đường dốc, trơn, và dài đằng đẵng…
Đó là những trải nghiệm khó khăn đối với bất cứ ai. Nhưng với dân leo núi, đó là những trải nghiệm rất khó quên và đầy sức hút, và cùng với những khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, nguyên sơ và huyền ảo, những bản làng, đồng quê và gương mặt trẻ thơ bình yên, những phút cảm nhận vinh quang của kẻ chinh phục và vượt lên chính mình, chạm tới những giới hạn... , tất cả trở thành những men say, ngây ngất. Đó cũng là sự rèn giũa cho một thể chất và tinh thần dẻo dai, bền bỉ, cho tư duy hành động, và nuôi dưỡng những giá trị nhân bản, vốn không dễ tìm trong cuộc bon chen.
Và dù có gian nan mấy, sẽ không có nước mắt và thở than, vì đó đã là y/c tối thiểu đối với những người dám dấn mình vào cuộc chơi này.
Đoàn quân với 12 phượt tử, mang theo hành trang là những cuộc chinh phục Fansipan, Tà Sùa.. khá nhẹ nhàng, đã kiêu hãnh dấn thân.
Và đối mặt giờ đây là ngọn Putaleng đầy ngạo nghễ.
Putaleng là núi cao thứ 2 Việt Nam sau Fansipan, với đỉnh 3.049m (thông tin khác là 3.096m, tên gọi khác là Phutaleng, hoặc Pú Tả Lèng có lẽ chính xác hơn). Ngọn núi cheo leo, hiểm trở, vắng dấu chân người, và không biết bao nhiêu đoàn đã phải ngậm ngùi dừng bước.
Núi Putaleng
Các thành viên đều đã có kinh nghiệm. Đoàn chuẩn bị khá nhanh, đơn giản, và đầy tự tin. Tôi và có lẽ nhiều thành viên khác chỉ dành vài tiếng trước lúc khởi hành để gói ghém mọi thứ cho vào balo, vì hầu hết đã có sẵn. Một số đồ chung của đoàn đã phân công chuẩn bị. Lên lịch, xách ba lô và đi, đơn giản và quyết liệt bằng tư duy hành động, nhưng không kém phần bài bản và chuyên nghiệp, như phong cách dân phượt.
Và chúng tôi đã được 1 bài học quý về sự tôn trọng núi rừng.
Đoàn chia đôi.
Một nhóm đi xe máy để trải nghiệm hết các cung đường không kém phần mê hoặc, vượt qua 2 trong tứ đại đỉnh đèo: 30km đèo Khau Phạ ở độ cao 1200-1500m qua Mù Cang Chải, và 50km đèo Ô Quy Hồ hoang dại ở độ cao trên 2000m khi rẽ về Sapa.
Nhóm còn lại đi xe khách từ Mỹ Đình.
Đèo Khau Phạ đã nhắc nhở cả những người đang ngon giấc trên xe khách về sự hiện hữu và vị thế của nó. Dù đêm tối mịt mùng, đoạn đường qua đèo không lẫn vào đâu được, với những cú lắc, giật, quay ngoắt của xe liên tục qua những góc cua, đoạn dốc. Khó có thể giữ không văng khỏi giường nếu không bám chặt vào thành xe.
Đó là những trải nghiệm khó khăn đối với bất cứ ai. Nhưng với dân leo núi, đó là những trải nghiệm rất khó quên và đầy sức hút, và cùng với những khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, nguyên sơ và huyền ảo, những bản làng, đồng quê và gương mặt trẻ thơ bình yên, những phút cảm nhận vinh quang của kẻ chinh phục và vượt lên chính mình, chạm tới những giới hạn... , tất cả trở thành những men say, ngây ngất. Đó cũng là sự rèn giũa cho một thể chất và tinh thần dẻo dai, bền bỉ, cho tư duy hành động, và nuôi dưỡng những giá trị nhân bản, vốn không dễ tìm trong cuộc bon chen.
Và dù có gian nan mấy, sẽ không có nước mắt và thở than, vì đó đã là y/c tối thiểu đối với những người dám dấn mình vào cuộc chơi này.
Đoàn quân với 12 phượt tử, mang theo hành trang là những cuộc chinh phục Fansipan, Tà Sùa.. khá nhẹ nhàng, đã kiêu hãnh dấn thân.
Và đối mặt giờ đây là ngọn Putaleng đầy ngạo nghễ.
Putaleng là núi cao thứ 2 Việt Nam sau Fansipan, với đỉnh 3.049m (thông tin khác là 3.096m, tên gọi khác là Phutaleng, hoặc Pú Tả Lèng có lẽ chính xác hơn). Ngọn núi cheo leo, hiểm trở, vắng dấu chân người, và không biết bao nhiêu đoàn đã phải ngậm ngùi dừng bước.
Núi Putaleng
Các thành viên đều đã có kinh nghiệm. Đoàn chuẩn bị khá nhanh, đơn giản, và đầy tự tin. Tôi và có lẽ nhiều thành viên khác chỉ dành vài tiếng trước lúc khởi hành để gói ghém mọi thứ cho vào balo, vì hầu hết đã có sẵn. Một số đồ chung của đoàn đã phân công chuẩn bị. Lên lịch, xách ba lô và đi, đơn giản và quyết liệt bằng tư duy hành động, nhưng không kém phần bài bản và chuyên nghiệp, như phong cách dân phượt.
Và chúng tôi đã được 1 bài học quý về sự tôn trọng núi rừng.
Đoàn chia đôi.
Một nhóm đi xe máy để trải nghiệm hết các cung đường không kém phần mê hoặc, vượt qua 2 trong tứ đại đỉnh đèo: 30km đèo Khau Phạ ở độ cao 1200-1500m qua Mù Cang Chải, và 50km đèo Ô Quy Hồ hoang dại ở độ cao trên 2000m khi rẽ về Sapa.
Nhóm còn lại đi xe khách từ Mỹ Đình.
Đèo Khau Phạ đã nhắc nhở cả những người đang ngon giấc trên xe khách về sự hiện hữu và vị thế của nó. Dù đêm tối mịt mùng, đoạn đường qua đèo không lẫn vào đâu được, với những cú lắc, giật, quay ngoắt của xe liên tục qua những góc cua, đoạn dốc. Khó có thể giữ không văng khỏi giường nếu không bám chặt vào thành xe.