Hồi xưa vác mấy con về giờ nó bạc phếch ra hết mịa Tung Của là nơi lừa đảo lớn nhất thế giới
Vấn đề là bác thỉnh ở đâu, Đức Thắng Môn hay là ở quầy lưu niệm, 5000 tệ hay 200 tệ
Hihi em nghĩ lí do mà con kỳ hươu nó không ị, không phải là nó không muốn, mà là nó không...ị được
Mỗi nơi đặt tên nó 1 khác, theo khẩu âm ở địa phương. Ngày xưa thời còn chế độ phong kiến, con Kỳ hươu đặc biệt được yêu chuộng vào thời Minh và Thanh. Nó là con vật biểu tượng cho giai cấp vua quan. Nếu dân thường mà thỉnh Kỳ hươu thì sẽ phạm vào tội diệt tộc. Các triều đại nhà Thanh, vì cấm dân chúng sử dụng kỳ hươu để trấn trạch, sợ ảnh hưởng đến long mạch đế vương của mình nên đã đổi tên là Thao Thiết ( đấy là em phiên âm ra tiếng Việt chứ chữ Hán của em 1 chữ không cần bẻ đôi em cũng ứ biết nó là chữ gì
) Và như thế sau một vài trăm năm, dân chúng đã quên đi con Kỳ hươu này, vì vậy vào những triều đại cuối cùng của nhà Thanh, kỳ hươu chỉ xuất hiện trong Tử Cấm thành, Di Hòa Viên, và trong phủ của Hòa Thân ( Cúng Vương Phủ ) mà thôi. Còn trong dân gian chỉ còn lại các hình ảnh sư tử đá và kỳ lân mà thôi. Có lẽ vào triều đại Mãn Thanh, hình tượng Kỳ Hươu chỉ đứng sau hình tượng Rồng của hoàng đế mà thôi. Trước khi Thanh binh nhập quan ải tiến chiếm giang sơn Đại Minh ( hồi đó còn là Mãn Châu - tộc Nữ Chân dòng Đại Kim ) đã nghiên cứu rất kĩ về văn hóa, phong thủy, biết rằng nhà Đại Minh long mạch đế vương còn thịnh lắm, nếu không phá được phong thủy của Bắc Kinh thì không thể nào chiếm chọn Trung nguyên được, mà có chiếm được cũng không thể giữ được vì Trung Nguyên rông lớn, Mãn Châu sẽ nhanh chóng bị nuốt chửng và bị đồng hóa. Trong truyền thuyết, Lưu Bá Ôn đã từng để lại lời dặn cho nhà Minh rằng muốn Đại Minh trường tồn thì phải giữ gìn đặt con Kỳ Hươu trên lầu thành Đức Thắng Môn, mặt ngoảnh về phía Vạn Lý trường thành để trấn áp dân Hung Nô, dân Nữ Chân. Chừng nào mặt Kỳ Hươu còn ngoảnh về phương ấy thì Đại Minh còn.
Mãn Châu biết được truyền thuyết ấy, biết được Sùng Chinh rất tin tưởng vào con Kỳ hươu này, nên nghĩ ra 1 kế, cho 1 đại sư về phong thủy của mình, lập kế chiếm được lòng tin tưởng của Sùng Chinh, sau đó mới xui Sùng Chinh xoay lại con Kỳ Hươu vào, hướng về nội đô. Vận khí nhà Minh đã hết ,và Sùng Chinh đã nghe lời xui khiến , và giặc giã nổi lên khắp nơi, đầu tiên là Sấm Vương Lý Tự Thành ( cũng là 1 anh hùng áo vải ), và sau đó là sự cố Ngô Tam Quế mở ải Sơn Hải Quan, dẫn Thanh binh nhập quan. Nhà Minh tuyệt diệt, Sùng Chinh phải tự tay chém Trường Bình công chúa rồi treo cổ tự vẫn. Đó là nguyên nhân vì sao Đại Thanh lên ngôi, cấm tuyệt dân gian dùng kỳ hươu, và vì sao trên đuôi cờ của Bát Kỳ ( 8 đạo quân thân vương ) đều có thêu hiệu kỳ hươu , bởi vì Kỳ hươu đã đem lại giang sơn cho bộ tộc Nữ Chân, 1 bộ tộc nhỏ, đã bắt 1 dân tộc Hán cúi đầu, thắt bím tóc ( ước gì các "bô lão " VN có kỳ hươu nhỉ - hihi ) Rất tiếc là con kỳ hươu 600 năm đó không thể chụp ảnh -
Sau khi Hòa Thân vương chết đi, phủ Hòa Thân được Từ Hi thái hậu tặng cho Cúng Thân vương ( thưởng cho lòng trung thành của ông này trong cuộc dẹp biến cố chính trị ). Sau khi phát hiện ra kho tàng trong 1 hòn giả sơn trong Cúng vương phủ này, Từ hy đã khai quật và phát hiện ra 1 kho tàng bảo vật lớn hơn cả quốc khố của Hòa Thân, trong đó có 1 đôi Kỳ Hươu trấn giữ, từ đấy đôi Kỳ Hươu này lọt vào tay Từ Hy. Các bạn sẽ đặt câu hỏi, vì sao Kỳ hươu trấn giữ mà Hòa Thân sau này vẫn bị xử tội chết - như vậy thì linh nghiệm ở đâu. Xin thưa với tội lớn tày trời, tham ô tài sản lớn hơn cả quốc khố, vậy mà cuối đời sau khi Càn Long băng hà mới bị xử tội chết 1 mình, gia tộc vẫn bình an, thử hổi có phải là phúc trạch lớn đến nhường nào. Với thời bấy giờ, tội này phải diệt tộc rồi, âu cũng là có phước trong họa vậy.
Lan man sang sử Tàu nhiều quá, có bác nào thích nói chuyện về sử Ta không vậy, 1 lịch sử cũng oai hùng lắm, kể từ thời Lĩnh Nam Hai Bà Trưng khởi nghĩa. Có người Trung Quốc hỏi em : Trụ đồng Mã Viện đặt tại đâu và để làm gì ( vì trong sử Trung Quôc đoạn sử này cũng mơ hồ lắm ) có bác nào trả lời giúp em với.
Mấy năm trước, tớ cũng viết một số bài về Thiên văn học phương Đông, đã từng ngồi dịch Thiên Quan Thư của Tư Mã Thiên. Nhưng cũng lâu nên bỏ mất khá nhiều. Bài viết hiện vẫn còn ở một site Thiên văn. Nhiều lúc cũng muốn sửa chữa bổ sung mà không còn đủ tâm sức được nữa.
Bác Hungisu có tài liệu nào về Thiên Văn học Trung Hoa không? Thiên Văn học thực sự, tức là các phần tài liệu mang tên "Thiên Quan thư", "Thiên Văn chí", "Thiên văn thư", "Thiên văn đồ" ấy, chứ không phải Tử vi đâu ạ.
Tử vi không phải là Thiên văn.
@ bác chitto : riêng về môn này em chịu thua rồi, không có 1 chút nào, hì hì bác có không cho em ké với