What's new

[Chia sẻ] Quần đảo Hawaii – Somewhere over the rainbow

Quần đảo Hawaii trở thành tiểu bang thứ 50 của Hòa Kỳ vào ngày 21/8/1959 gồm một chuỗi các đảo và vỉa đá ngầm dài chừng 3300km nằm giữa biển Thái Bình Dương cách lục địa khoảng 3700km về phía tây, cách Tokyo 6500km về phía đông và cách bờ biển Australia 7300km về phía đông bắc. Cùng với Alaska, Hawaii là hai bang nằm riêng rẽ chả có tý dính dáng gì về mặt địa lý đến nước Mỹ quốc cường. Để đi phượt Hawaii từ Việt Nam, nghe ra có màu xa xỉ. Quần đảo du lịch nổi tiếng này vốn là điểm ăn chơi hấp dẫn của dân châu Úc, Mỹ, nghe đâu họ gọi là xứ sở thiên đường. Chi phí trên đảo rất đắt đỏ, taxi, khách sạn tính bằng tiền trăm $, ăn uống cũng không hề rẻ, cho dù bạn có cố gắng tiết kiệm chi tiêu đến mấy thì cũng có lúc muốn điên cái đầu.

attachment.php


(Nguồn ảnh: Internet)​

Thế nên, hành trình 20 ngày với đám trẻ nheo nhóc của chúng tôi kể cũng xem như một kỳ tích "think big" của gia đình với sự giúp đỡ trên cả tuyệt vời của hai vợ chồng một người bạn sống ở phía tây đảo Oahu.

Những ghi chép của tôi về Hawaii, về những nơi tôi đã đến, chỉ là những mảnh ghép không trọn vẹn trong một hành trình – đi – khi – tôi – không – còn – trẻ. Những mảnh ghép rời rạc và lộn xộn tông màu – somewhere over the rainbow

[It’s never enough to say thanks to Ms Thuy Wild honey with her husband TIM Nguyen – a famoust painter in Hawaii]
 
Nói chung, bỏ ra hai tiếng để hiking - trekking cho biết thế nào là Oahu Jungle cũng đáng, lại còn free ticket:

attachment.php

Cái băng đảng bé bỏng này, chúng rất đáng yêu dù cho chúng đi chơi không hề là việc dễ dàng:

attachment.php
 
KO Olina và bữa sáng hụt với chuột Mickey

KO Olina và bữa sáng hụt với chuột Mickey

Mẹ của một cô bé sẽ đón tuổi thứ 5 trên đất Mỹ quyết định đặt ăn sáng với Mickey, một trong những thú vui khá tốn kém mà bọn trẻ con say mê mệt. Bữa sáng buffee có mức giá khá chát 32$/người lớn và 18$ cho trẻ em. Khi chúng tôi có mặt tại Makahiki, Disney Aulani Resort and Spa thì lượng người trên waiting list đã xếp hàng ra cả ngoài sảnh. Quá đông trong khi số bàn ăn là có hạn, nên chúng tôi quyết định chơi loanh quanh đó một là chờ đến lượt, hai là chờ để được chụp ảnh với Mickey, Minnie, Goofy, những nhân vật hoạt hình nổi tiếng của Disney. Hóa ra các bạn tây lông cũng như mình, cũng ham hố mấy trò lẩm cẩm này và sẵn sàng bỏ thời gian vàng ngọc ở Hawaii ra chỉ để có một tấm hình lưu niệm với mấy con thú bông (cá là không phải đến Hawaii mới có).

Nơi ăn sáng nằm ngoài trời, thỉnh thoảng tôi thấy một đoàn trẻ em ầm ĩ đi theo cô chuột Minnie, vừa đi vừa gõ trống, múa hula hay là đại để thế. Đám trẻ thì có vẻ rất say sưa. Tôi thì đinh ninh là tuyệt đối các nhân viên đều phải trong vai nhân vật hoạt hình kia, thế mới xứng tầm thiên đường chứ, tuy nhiên thực tế thì chỉ có vài ba nhân vật đi loanh quanh mà thôi.

Rõ ràng, 32$ (và hơn thế vì có bao giờ bạn đi một mình đâu) cho bữa sáng với Mickey này xem ra quá lãng phí, chúng tôi quyết định bỏ qua bữa sáng và đi xuyên ngang một khu water park hiện đại (The Aulani) đông nghẹt người để xuống bãi biển Ko Olina, một bãi biển đẹp đẽ đến hoàn hảo từ ghế dù, thảm cỏ, hàng dừa xanh, chiếc du thuyền và đến cả những vị khách đang nằm thư giãn đọc sách hay ngâm mình trong làn nước biển xanh ngắt ngằn ngặt kia. Gọi là đẹp đến phát sợ.

Sau này về google mới biết trên dải bờ biển Ko Olina có 4 vịnh biển nhỏ (Lagoon) hình trăng lưỡi liềm được hình thành do “nhân tạo”, một phần của tổ hợp nghỉ dưỡng sang trọng hàng đầu Hawaii có tên là Marriott Resort & Spa. Cát ở vịnh biển này được mang về từ đảo Lanai cạnh đó, một trong 8 đảo chính của Hawaii (quá sợ luôn).


attachment.php


attachment.php


attachment.php


[Nếu phượt hok có nhiều tiền, tốt nhất là gạch cái tên Ko Olina ra khỏi bản đồ du lịch cho nhanh]
 
Last edited:
Re: KO Olina và bữa sáng hụt với chuột Mickey

Em thấy chụp với Mickey thì thôi đi Disney land chụp cho nó nhanh :).
Ko Olina đẹp thật, em có dịp ghé đó nhưng ko đủ xiền ở, với phượt mà ko có xe thì ở đó hơi bất tiện vì xa trung tâm. Em từng nghiên cứu thì thấy từ Waikiki đi bus đến Ko Olina cũng mất cả 1-2 tiếng và đổi chuyến tùm lum @_@
 
Re: KO Olina và bữa sáng hụt với chuột Mickey

Copy mấy tấm hình này từ internet để có cái nhìn toàn cảnh về Ko Olina

4 Lagoons:

attachment.php


Nguồn: Internet

và cận cảnh 1 Lagoon:

attachment.php


Nguồn: Internet


Em thấy chụp với Mickey thì thôi đi Disney land chụp cho nó nhanh :).
Ko Olina đẹp thật, em có dịp ghé đó nhưng ko đủ xiền ở, với phượt mà ko có xe thì ở đó hơi bất tiện vì xa trung tâm. Em từng nghiên cứu thì thấy từ Waikiki đi bus đến Ko Olina cũng mất cả 1-2 tiếng và đổi chuyến tùm lum @_@
 
Oánh dấu..................cám ơn Tím xinh đã share.
Sẽ đọc kỹ hơn. Đang có kế hoạch Hawaii từ giờ đến tháng 10.
 
Chuyện về những chú cá voi

Chuyện về những chú cá voi

Bạn tôi nói, cá voi ở Hawaii thì quá nhiều. Có hẳn những tour đi xem cá voi được tổ chức cho khách du lịch, nhất là vào mùa cá đẻ từ tháng 12 đến tháng 5 hàng năm với chi phí lên tới hàng trăm $$ một người. Nhưng có đâu mà dễ thế, với khách du lịch, để “gặp” cá voi cần có sự đầu tư lớn về tiền bạc và thời gian, thậm chí cả may mắn. Với chúng tôi, 3 lần có mặt trên 3 đảo Oahu, Big Islands và Kua’ai, chúng tôi đều nhờ vào “sự may mắn phi thường” mà có được cái duyên trời cho này.

Lần đầu tiên, khi đang chạy xe trên con đường băng qua bình nguyên nham thạch, bên trái là biển Big Islands xanh đến nhức mắt dưới nắng, đôt nhiên bạn tôi thốt lên: Cá voi kìa! Chiếc ô tô đang chạy rất ngon trớn, như thể bị kẹt phanh, giật nhẹ một cái trước khi tấp vội vào lề đường dừng lại.

Với kinh nghiệm của người đã sống ở Hawaii lâu năm, hai vợ chồng người bạn lập tức lấy ống nhòm và hướng dẫn chúng tôi hướng mắt về phía bờ biển lấp loánh như dát bạc, một trong những điều đầu tiên cần quan sát, đó chính là cột nước.

Cá voi là động vật có vú, chúng cần lấy ô xy trong quá trình hô hấp, nên khi ngoi lên khỏi mặt nước, nó sẽ xả nước qua lỗ mũi để hít vào không khí. Thời gian này, cá voi mẹ và cá voi con thường có xu thế bơi lại gần bờ, vì thế đôi khi đang ở trên đường mà thấy ngoài biển có những cột nước bất ngờ vút lên, lôi ống nhòm ra là có thể quan sát cá voi đang tung tăng bơi lội.

Ở một khoảng cách khá xa, chúng tôi chỉ quan sát được tấm lưng đen óng nhấp nhô trên mặt biển, những cột nước cứ dịch chuyển dần. Dọc theo bờ biển, phải có đến vài ba chỗ có dấu hiệu của cá voi như thế, một cảm giác vui nhộn và rộn ràng tràn ngập xe, cho dù chúng tôi chưa có được may mắn bơi gần con cá voi khổng lồ như một cái nhà hai tầng giữa đại dương mênh mông.

Lần khác, khi cả đoàn đang trên đường trở về nhà từ phía tây West Shore - một nơi cách xa đô thị, xe cộ và du lịch ở Oahu, nơi người ta gọi là phần Hawaii thực thụ còn lại trên đảo thì ngoài biển lại hiện lên những cột nước.

Chiếc xe nhanh chóng tấp vào lề đường, bên những rặng cây khẳng khiu in hình trên nền trời và đại dương xanh biếc, một bức tranh thiên nhiên trong trẻo và tuyệt đẹp ở phía tây thành phố, nơi tôi đã không ngừng nghỉ đặt câu hỏi, tại sao không mở một con đường nối West Shore với North Shore thay vì chúng tôi cứ phải chạy vào giữa đảo Oahu rồi rẽ về phía bắc?
Bạn tôi bảo, Hawaii làm thế, để giữ lại phần “local” thực sự của cư dân Polynesian đang co cụm dần về phía tây.
Kua’ai là hòn đảo thứ 3 trong chuỗi những hòn đảo thuộc quần đảo Hawaii mà chúng tôi đặt chân đến trong chuyến hành trình này. Dừng chân tại một điểm ngắm cá voi ngay bên lề đường, nơi ban sáng có một đoàn nghiên cứu đã hạ ghế ngồi cùng với ống nhòm, trang thiết bị dụng cụ cần thiết cho một buổi “săn tìm” cá voi trên biển. Chúng tôi ngồi trong xe và trò chuyện, không chắc lắm liệu may mắn có tới với mình lần thứ 3.

Thật bất ngờ, một cột nước hiện lên trong tầm mắt. Rồi những cột nước khác tuần tự được thổi lên. Bạn tôi nói, mùa này cá voi mẹ dậy cá voi con bơi nhiều, chúng tự do đi lại trên biển quanh quần đảo Hawaii, chắc chúng biết đây là nơi chúng được chính quyền bảo vệ nghiêm ngặt. Một tấm lưng đen óng khổng lồ uốn cong bật cao lên khỏi mặt nước và trườn về phía chân trời. Trong tích tắc tôi thấy trái tim mình ngừng đập. Một cảm xúc dữ dội vuột ra thành lời cảm thán cùng lúc với bạn đồng hành.

Tôi không biết sau này còn có cơ hội để được tận mắt quan sát cá voi mẹ bơi lội tung tăng với cá voi con hay không nhưng tôi biết, khoảnh khắc này, khoảnh khắc mà một con vật vĩ đại của biển cả hiện lên trong tầm mắt, sẽ là một khoảnh khắc không bao giờ quên.

attachment.php


attachment.php


Ảnh: Bờ Tây Oahu những chiều ngóng đợi cá voi
 
Cám ơn chủ topic, em cũng được đi một lần nhưng vì công việc chả đi thăm được ở đâu cả, bây giờ xem lại càng thấy tiếc xen lẫn bồi hồi, cùng chung một cảm xúc không biết khi nào thì mình sẽ được quay lại.
 
West coast ink with Romeo

West coast ink with Romeo

attachment.php


Đường đến bờ tây

Tôi sẽ nhớ mãi cái cảm giác chờ đợi trên ban công cửa hàng của Romeo –West Coast Ink, khi bên kia đường, hoàng hôn đang xuống. Một khu nhà hai tầng buồn tẻ, một vài quầy hàng đã đóng cửa im ỉm tự bao giờ. Nghệ sĩ tattoo Romeo đang bận bịu với một cô gái trẻ, dân local trong vùng. Hình xăm trên lưng cô khá phức tạp và nhiều họa tiết. Romeo không thể trả lời tôi, rằng khi nào thì anh có thể dành thời gian cho riêng tôi.

Tôi mở cửa bước ra hành lang, quan sát khoảng sân vắng lặng trước mặt đang tối dần. Chiếc cầu thang ngoài trơ trọi giống hệt như một tòa nhà hành chính những năm cuối của thế kỷ 20 ở một tỉnh trung du miền núi phía bắc Việt Nam. Tôi tự bật cười, nhưng mà mình lại đang ở Mỹ cơ đấy, nơi mà khi visa dán vào cuốn hộ chiếu, thì lợi thế thị thực với nhiều nước khác như Nhật, Hàn hay kể cả châu Âu cũng trở nên rộng mở.

Phía sau tòa nhà là bãi biển bờ tây Oahu, không xa lắm đang chìm vào bức mành màu khói thuốc. Chiều tím lịm buông mình trên rãnh núi, bên kia đường, bên kia những sợi dây điện chằng chịt giăng ngang trời. Tôi đã có một hình xăm ở Bali và giờ đây, vào lúc chạng vạng này, tôi đang đợi để có hình xăm thứ hai trên vai.

Tattoo trong tiếng Anh có nghĩa là “hình xăm” nhưng nguồn gốc của cụm từ Tattoo được cho là xuất phát từ chữ “ta” trong ngôn ngữ của người Polynesian có nghĩa là “làm nổi bật một thứ gì đó” ghép với chữ “tatau” trong tiếng Tahiti có nghĩa là “đánh dấu một thứ gì đó”.

Người Polynesian, những cư dân đầu tiên của quần đảo Hawaii nổi tiếng với nghệ thuật xăm mình phức tạp và đòi hỏi nhiều kỹ năng trong thế giới cổ đại. Trong suốt cuộc đời họ, những hình xăm sẽ được vẽ đi vẽ lại, thêm vào và được tô điểm cho đến khi phủ kín toàn bộ cơ thể. Người Samoa dùng hình xăm để ghi nhận những cống hiến, ghi dấu địa vị và thứ bậc trong xã hội. Năm 1787, khi người Pháp gặp người bản xứ Samoa, họ mô tả những người đàn ông Samoa xăm hình trên đùi với nhiều họa tiết cầu kỳ đến mức trông như thể họ đang mặc quần mà thực ra là họ không mặc gì.

Một tộc người khác ở Polynesian là người Hawaii cũng dùng hình xăm để trang điểm và phân biệt địa vị xã hội, ngoài ra còn có thêm mục đích để bảo vệ sức khỏe và linh hồn. Các mẫu tattoo đều dựa trên các hiện tượng tự nhiên hoặc các mẫu hoa văn tinh xảo. Có lẽ vì thế, nhiều người đã xăm cả bản đồ quần đảo Hawaii trông giống như một chuỗi ngọc lên gương mặt mình để khẳng định nguồn gốc quê hương.

Romeo có thêm hai vị khách đến đặt lịch hẹn xăm vào chiều mai. Tôi ra về sau khi biết chắc chàng nghệ sĩ tài năng và chậm chạp này sẽ không thể hoàn thành hình xăm cho cô gái trước nửa đêm. Anh đồng ý sẽ làm việc vào buổi sáng mai lúc 8 giờ sáng, vì đến chiều tôi sẽ có chuyến bay tới Big Islands, dù bình thường, một ngày làm việc của Romeo sẽ bắt đầu từ lúc 12g trưa.

Bác Rùa có việc ra khỏi nhà từ sớm, tiện xe chở tôi ngược lại phía tây đến Tattoo shop. Xe vừa vọt ra khỏi cây xăng trong lúc bác gọi điện thoại cho Romeo để chắc chắn anh vẫn nhớ cuộc hẹn thì tôi thoáng giật mình khi nhìn thấy chàng nghệ sĩ đang đứng chơi trên một bãi đất trống bên đường với rất nhiều thanh niên bờ tây. Quay xe lại một đoạn là gặp luôn Romeo thật, đang mang đồ ăn sáng vào xe với bạn, một chiếc xe cũ kĩ, vừa chạy vừa kêu la hát ca xòng xọc trên đường.

Nắng sớm ở phía tây rất vàng và ngọt. Gió biển mát lịm và bầu trời xanh biếc một màu. Sáng nay, các bạn tôi có kế hoạch đi xem một buổi trình diễn lướt sóng ở cách chỗ tôi tattoo không xa. Khi nào xong, các bạn sẽ tới đón tôi.

Chúng tôi mất hơn 1 tiếng đồng hồ để thống nhất và in ra bản phác họa (sketch). Lúc này tôi mới hiểu sự đủng đỉnh của Romeo. Anh không bao giờ vội vã hay hối thúc chính mình và cả khách hàng, anh tỉ mẩn, cẩn thận và có một sự lơ đãng không hề nhẹ. Cũng như lúc ở Bali, tôi không dùng bất kỳ một loại thuốc giảm đau nào, mũi kim lướt nhẹ trên da thịt, tôi hơi rùng mình, và một cảm giác ran rát ở lại trên da.

attachment.php


Kỷ niệm Oahu

Tôi không chắc bao nhiêu thời gian đã trôi qua, có thể một tiếng cũng có thể là hơn. Năm châu bốn biển đã ở trên vai mình, từ giây phút này, tôi gánh ước mơ “wanderlust” cùng mình đi khắp thế gian.

[I really wanna back toWest Coast Ink to get the new tattoo in my hand if somebody can give me an one way ticket to Hawaii]
 
Last edited:
Re: West coast ink with Romeo

West coast ink with Romeo

attachment.php


Đường đến bờ tây

Tôi sẽ nhớ mãi cái cảm giác chờ đợi trên ban công cửa hàng của Romeo –West Coast Ink, khi bên kia đường, hoàng hôn đang xuống. Một khu nhà hai tầng buồn tẻ, một vài quầy hàng đã đóng cửa im ỉm tự bao giờ. Nghệ sĩ tattoo Romeo đang bận bịu với một cô gái trẻ, dân local trong vùng. Hình xăm trên lưng cô khá phức tạp và nhiều họa tiết. Romeo không thể trả lời tôi, rằng khi nào thì anh có thể dành thời gian cho riêng tôi.

Tôi mở cửa bước ra hành lang, quan sát khoảng sân vắng lặng trước mặt đang tối dần. Chiếc cầu thang ngoài trơ trọi giống hệt như một tòa nhà hành chính những năm cuối của thế kỷ 20 ở một tỉnh trung du miền núi phía bắc Việt Nam. Tôi tự bật cười, nhưng mà mình lại đang ở Mỹ cơ đấy, nơi mà khi visa dán vào cuốn hộ chiếu, thì lợi thế thị thực với nhiều nước khác như Nhật, Hàn hay kể cả châu Âu cũng trở nên rộng mở.

Phía sau tòa nhà là bãi biển bờ tây Oahu, không xa lắm đang chìm vào bức mành màu khói thuốc. Chiều tím lịm buông mình trên rãnh núi, bên kia đường, bên kia những sợi dây điện chằng chịt giăng ngang trời. Tôi đã có một hình xăm ở Bali và giờ đây, vào lúc chạng vạng này, tôi đang đợi để có hình xăm thứ hai trên vai.

Tattoo trong tiếng Anh có nghĩa là “hình xăm” nhưng nguồn gốc của cụm từ Tattoo được cho là xuất phát từ chữ “ta” trong ngôn ngữ của người Polynesian có nghĩa là “làm nổi bật một thứ gì đó” ghép với chữ “tatau” trong tiếng Tahiti có nghĩa là “đánh dấu một thứ gì đó”.

Người Polynesian, những cư dân đầu tiên của quần đảo Hawaii nổi tiếng với nghệ thuật xăm mình phức tạp và đòi hỏi nhiều kỹ năng trong thế giới cổ đại. Trong suốt cuộc đời họ, những hình xăm sẽ được vẽ đi vẽ lại, thêm vào và được tô điểm cho đến khi phủ kín toàn bộ cơ thể. Người Samoa dùng hình xăm để ghi nhận những cống hiến, ghi dấu địa vị và thứ bậc trong xã hội. Năm 1787, khi người Pháp gặp người bản xứ Samoa, họ mô tả những người đàn ông Samoa xăm hình trên đùi với nhiều họa tiết cầu kỳ đến mức trông như thể họ đang mặc quần mà thực ra là họ không mặc gì.

Một tộc người khác ở Polynesian là người Hawaii cũng dùng hình xăm để trang điểm và phân biệt địa vị xã hội, ngoài ra còn có thêm mục đích để bảo vệ sức khỏe và linh hồn. Các mẫu tattoo đều dựa trên các hiện tượng tự nhiên hoặc các mẫu hoa văn tinh xảo. Có lẽ vì thế, nhiều người đã xăm cả bản đồ quần đảo Hawaii trông giống như một chuỗi ngọc lên gương mặt mình để khẳng định nguồn gốc quê hương.

Romeo có thêm hai vị khách đến đặt lịch hẹn xăm vào chiều mai. Tôi ra về sau khi biết chắc chàng nghệ sĩ tài năng và chậm chạp này sẽ không thể hoàn thành hình xăm cho cô gái trước nửa đêm. Anh đồng ý sẽ làm việc vào buổi sáng mai lúc 8 giờ sáng, vì đến chiều tôi sẽ có chuyến bay tới Big Islands, dù bình thường, một ngày làm việc của Romeo sẽ bắt đầu từ lúc 12g trưa.

Bác Rùa có việc ra khỏi nhà từ sớm, tiện xe chở tôi ngược lại phía tây đến Tattoo shop. Xe vừa vọt ra khỏi cây xăng trong lúc bác gọi điện thoại cho Romeo để chắc chắn anh vẫn nhớ cuộc hẹn thì tôi thoáng giật mình khi nhìn thấy chàng nghệ sĩ đang đứng chơi trên một bãi đất trống bên đường với rất nhiều thanh niên bờ tây. Quay xe lại một đoạn là gặp luôn Romeo thật, đang mang đồ ăn sáng vào xe với bạn, một chiếc xe cũ kĩ, vừa chạy vừa kêu la hát ca xòng xọc trên đường.

Nắng sớm ở phía tây rất vàng và ngọt. Gió biển mát lịm và bầu trời xanh biếc một màu. Sáng nay, các bạn tôi có kế hoạch đi xem một buổi trình diễn lướt sóng ở cách chỗ tôi tattoo không xa. Khi nào xong, các bạn sẽ tới đón tôi.

Chúng tôi mất hơn 1 tiếng đồng hồ để thống nhất và in ra bản phác họa (sketch). Lúc này tôi mới hiểu sự đủng đỉnh của Romeo. Anh không bao giờ vội vã hay hối thúc chính mình và cả khách hàng, anh tỉ mẩn, cẩn thận và có một sự lơ đãng không hề nhẹ. Cũng như lúc ở Bali, tôi không dùng bất kỳ một loại thuốc giảm đau nào, mũi kim lướt nhẹ trên da thịt, tôi hơi rùng mình, và một cảm giác ran rát ở lại trên da.

attachment.php


Kỷ niệm Oahu

Tôi không chắc bao nhiêu thời gian đã trôi qua, có thể một tiếng cũng có thể là hơn. Năm châu bốn biển đã ở trên vai mình, từ giây phút này, tôi gánh ước mơ “wanderlust” cùng mình đi khắp thế gian.

[I really wanna back toWest Coast Ink to get the new tattoo in my hand if somebody can give me an one way ticket to Hawaii]

Đọc từ đầu đến cuối. Một trải nghiệm thật ngọt ngào :) Tôi cũng yêu Hawaii. Yêu đến mức muốn sang đấy luôn bạn ạ. Xem bài viết này càng thấy yêu hơn.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,750
Bài viết
1,136,899
Members
192,576
Latest member
NathanBond
Back
Top