Quy Nhơn - các tháp Chàm - thành Đồ Bàn - Gành Đá Dĩa - Tuy Hòa - Đại Lãnh
Hành trình bắt đầu lúc 17 giờ, xe Phương Trang đi từ Bến xe Miền Đông, giá 170k/vé. Xe tốt, ghế ngồi thoải mái. Xe có dừng lại ở Đồng Nai để ăn tối, bữa cơm này đã tính trong tiền vé. Cơm nấu cũng ok, quá tốt so với cơm qua đường, có đến 6 món và canh trên bàn.
Sau một tối và một đêm trên xe, ê ẩm cả người, mình đến Quy Nhơn vào buổi sáng. Hành trình khám phá Quy Nhơn của mình bắt đầu với một tô bún sứa chả cá ngon không chịu được và to vật vã ở đường Trần Phú, ngay đối diện Tỉnh Ủy Bình Định. Lúc này đói quá nên đã không kịp lấy máy ra chụp. Quán ăn này do cô bạn Quy Nhơn dẫn đi, nói là ngon hơn ở Tăng Bạt Hổ, rất đông, bún cá 10k/tô, bún sứa 15/tô. Cô bạn nói gọi bún sứa, thì ra trong tô bún sứa có cả chả cá. Ngon thật.
Ăn xong đi Ghềnh Ráng. Ghềnh Ráng là một mũi đá nhô ra biển, dài vài trăm mét. Từ Ghềnh Ráng tầm nhìn thật đẹp, phía Nam với những dải núi xanh xanh trải từng lớp ra đến biển, phía Đông là biển xanh thẳm, mênh mông, chếch phía Bắc là bán đảo Phương Mai. Ghét một cái là chặn ngay tầm nhìn phía là nhà hàng, phía là khu resort của Hoàng Anh Gia Lai. Haiz.
Ở Ghềnh Ráng có bãi tắm Hoàng hậu, còn gọi là Bãi Đá Trứng, toàn là đá đủ kích cỡ, tròn tròn như trứng. Cô bạn đồng hành nói trước có nhiều trứng hơn nhiều, do người ta mang về nhà cất giùm mấy cục trứng to đẹp nên giờ không còn nhiều cục đá đẹp như trứng chim nữa.
Ở Ghềnh Ráng có mộ Hàn Mạc Tử, mà nghe nhiều người nói là Hàn nằm ở nơi khác, nên mình cũng chả viếng.
Từ Ghềnh Ráng, sau một ly cafe đậm đà, hai anh em chạy ra Nhà trưng bày gốm Lò Sành nhưng chả hiểu sao đóng cửa.
Đi tiếp đến Tháp Đôi, cụm tháp Chăm nằm ngay trong thành phố, gồm 2 tháp. Tháp Đôi còn gọi là Tháp Hưng Thạnh, niên đại vào khoảng cuối thế kỷ XII đầu thế kỷ XIII, thời gian mà Chiêm Thành bị Chân Lạp (nước của người Khơme) chiếm. Người Pháp thì gọi là Tháp Khơme do tháp chịu ảnh hưởng kiến trúc Khơme. Tháp Nam thấp và nhỏ hơn tháp Bắc một chút, cả 2 tháp đều có cửa hướng về hướng Đông.
Cửa tháp rất đẹp và độc đáo với thiết kế dạng vòm chồng:
Mình thấy Tháp Đôi khá đẹp, to lớn, những nét chạm khắc thì không còn nhiều, phần phục chế và trùng tu lại chán quá. Đứng dưới chân tháp Bắc, ngước nhìn lên mái có thể thấy những nét chạm vũ nữ nhảy múa. Những nét chạm ở tháp Nam thì không rõ lắm.
Theo tài liệu thì cụm tháp Đôi ngày trước có đến 3 tháp, cách bố trí và kiến trúc rất giống tháp Dương Long, nhưng đã sụp đổ 1 tháp.
Rời Tháp Đôi, hai anh em chạy xe qua cầu Thị Nại, đến bán đảo Phương Mai rồi chạy xe về. Cầu vượt biển dài, gió lộng, cảm giác chạy xe mà lạng gió, vừa thích vừa sợ.
Hành trình bắt đầu lúc 17 giờ, xe Phương Trang đi từ Bến xe Miền Đông, giá 170k/vé. Xe tốt, ghế ngồi thoải mái. Xe có dừng lại ở Đồng Nai để ăn tối, bữa cơm này đã tính trong tiền vé. Cơm nấu cũng ok, quá tốt so với cơm qua đường, có đến 6 món và canh trên bàn.
Sau một tối và một đêm trên xe, ê ẩm cả người, mình đến Quy Nhơn vào buổi sáng. Hành trình khám phá Quy Nhơn của mình bắt đầu với một tô bún sứa chả cá ngon không chịu được và to vật vã ở đường Trần Phú, ngay đối diện Tỉnh Ủy Bình Định. Lúc này đói quá nên đã không kịp lấy máy ra chụp. Quán ăn này do cô bạn Quy Nhơn dẫn đi, nói là ngon hơn ở Tăng Bạt Hổ, rất đông, bún cá 10k/tô, bún sứa 15/tô. Cô bạn nói gọi bún sứa, thì ra trong tô bún sứa có cả chả cá. Ngon thật.
Ăn xong đi Ghềnh Ráng. Ghềnh Ráng là một mũi đá nhô ra biển, dài vài trăm mét. Từ Ghềnh Ráng tầm nhìn thật đẹp, phía Nam với những dải núi xanh xanh trải từng lớp ra đến biển, phía Đông là biển xanh thẳm, mênh mông, chếch phía Bắc là bán đảo Phương Mai. Ghét một cái là chặn ngay tầm nhìn phía là nhà hàng, phía là khu resort của Hoàng Anh Gia Lai. Haiz.
Ở Ghềnh Ráng có bãi tắm Hoàng hậu, còn gọi là Bãi Đá Trứng, toàn là đá đủ kích cỡ, tròn tròn như trứng. Cô bạn đồng hành nói trước có nhiều trứng hơn nhiều, do người ta mang về nhà cất giùm mấy cục trứng to đẹp nên giờ không còn nhiều cục đá đẹp như trứng chim nữa.
Ở Ghềnh Ráng có mộ Hàn Mạc Tử, mà nghe nhiều người nói là Hàn nằm ở nơi khác, nên mình cũng chả viếng.
Từ Ghềnh Ráng, sau một ly cafe đậm đà, hai anh em chạy ra Nhà trưng bày gốm Lò Sành nhưng chả hiểu sao đóng cửa.
Đi tiếp đến Tháp Đôi, cụm tháp Chăm nằm ngay trong thành phố, gồm 2 tháp. Tháp Đôi còn gọi là Tháp Hưng Thạnh, niên đại vào khoảng cuối thế kỷ XII đầu thế kỷ XIII, thời gian mà Chiêm Thành bị Chân Lạp (nước của người Khơme) chiếm. Người Pháp thì gọi là Tháp Khơme do tháp chịu ảnh hưởng kiến trúc Khơme. Tháp Nam thấp và nhỏ hơn tháp Bắc một chút, cả 2 tháp đều có cửa hướng về hướng Đông.
Cửa tháp rất đẹp và độc đáo với thiết kế dạng vòm chồng:
Mình thấy Tháp Đôi khá đẹp, to lớn, những nét chạm khắc thì không còn nhiều, phần phục chế và trùng tu lại chán quá. Đứng dưới chân tháp Bắc, ngước nhìn lên mái có thể thấy những nét chạm vũ nữ nhảy múa. Những nét chạm ở tháp Nam thì không rõ lắm.
Theo tài liệu thì cụm tháp Đôi ngày trước có đến 3 tháp, cách bố trí và kiến trúc rất giống tháp Dương Long, nhưng đã sụp đổ 1 tháp.
Rời Tháp Đôi, hai anh em chạy xe qua cầu Thị Nại, đến bán đảo Phương Mai rồi chạy xe về. Cầu vượt biển dài, gió lộng, cảm giác chạy xe mà lạng gió, vừa thích vừa sợ.
Last edited: