What's new

[Chia sẻ] Quy Nhơn - Độc Hành Ký

Chia sẻ - Thông Tin - Hình Ảnh - Du lịch Quy Nhơn

30-4-2013
I chia sẻ một số thông tin về du lịch bụi QN cho các bạn có nhu cầu đi du lịch bụi:

1. Vé xe Sài Gòn – Quy Nhơn:
- 340.000đ/người/gế cứng – Giá dịp lể
- Mình khuyên bạn nên chọn các hãng xe lớn SG – QN : giường nằm giá giao động khoãng 300.000đ/người/giường
+ Loan Phượng (xe đẹp nhất sạch sẽ nhất trong Bến xe Quy Nhơn) 0935.25.11.77 like mạnh
+ Phương Trang – 300.000đ – sđt 0562.242.424
+ Thuận Thảo: 0903.714.014
+ Hùng Dũng: …………….
+ Mạnh Mùi: 0914.162.008
2. Khách sạn Phương Đông: 150.000đ/phòng/đêm sđt
Ngay cạnh ĐH Quy Nhơn – Gần chợ đêm – Khu này hostel nhiều lắm tha hồ mà chọn – mình thấy có nhiều chổ giá chỉ có 100.000đ
3. Giá thuê xe máy Du lịch Miền Trung: 500.000đ/tiền đặt cọc.
- Dream: 100.000đ/ngày
- Wave: 120.000đ/ngày
- Tay ga: 150.000đ/ngày
4 Vé tham quan các khu du lịch
- Tháp đôi: 7.000đ/người/xe
- Tháp Bánh ít: 12.000đ/người/xe
- Hầm Hô: 27.000đ/người/xe
+ Ngoài ra nếu muốn đi xuồng thì chi phí: 25.000đ/người
-Tháp Cánh Tiên: 7.000đ/người/xe
-Eo gió: 3000đ/xe
- Khu du lịch ghềnh ráng: ~17.000đ/người/xe (nếu các bạn có xe máy thì nên chạy xe vào trong luôn đê tiện đi qua bãi biễn Tuy Hòa)
- Bãi tắm Tuy Hòa: ~5.000/người/xe
+Chi phí thuê bạc picnic trên biển: 10.000đ/tấm bao gồm chi phí vệ sinh
+ Võng :10.000đ/người/võng – Nằm thoãi mái – người ta nhớ mặt nên muốn đổi võng nào thì đỗi – đi đâu tý lại nằm cũng được … Mấy Chị làm dịch vụ dể thương lắm.
5 Đặc sản
-Rượu Bào Đá: các bạn đừng mua bên đường nên lựa chổ uy tín mà mua, theo chỉ dẫn của Dân địa phương rượu bào đá nên mua ở “ An Nhơn“ nơi đây là chuyên SX để bán cho những chổ khác – nếu có phượt ngang đây thì nên hỏi mua nhé. Vì k có thời gian nên mình mua ở tiệm Thanh Liêm trên đường gì quên mất tiu rồi. Giá ~40.000đ/lít +-50độ
Hay làng rượu Bào Đá ở thôn Cù Lâm , Xã Nhơn Lộc , An Nhơn . trích bài viết của bạn thinhduyquach
https://www.phuot.vn/threads/62739-Làng-Nghề-Bình-Định
-Bánh ít lá gai: ~40.000đ/chục – món này ngon.
-Nem: khoãng 25.000đ/chục Thanh Liêm ra bến xe khoãng 15.000đ/chục.
-Bánh Hồng Tam Quan: khoảng 25.000đ/hợp – cái này mua về ăn ai cũng khen ngon.
- Bánh khoai lang: 20.000đ/chục …cái này ăn không hợp khẩu vị cho lắm
- Và còn nhiều món đặc sản khác……
6 Đồ lưu niệm
- Các bạn nên mua ở Chợ đêm hoặc Chổ Khu du lịch ghềnh ráng bán nhiều lắm.


II Phần Hành trình của mình

Dẹp đi trách nhiệm đối với gia đình – công việc. Mình quyết định hành trình để tìm lại chính mình sau một thời gian dài bị cuộc sống làm thay đổi quá nhiều.
Chuyến đi ngẫu hứng bất chợt – hứng lên đi chã chuẩn bị gì nhiều
Hành trình của mình Bắt đầu từ Quê Hương Đồng Tháp
Từ chổ mình đi xe buýt lên Cao Lãnh 1h30
Từ Cao Lãnh đón xe lên Sài Gòn mất 4h

Cuộc phiêu lưu chính bắt đầu ở Bến xe Miền Tây
– Sau cả một ngày điện thoại đặt vé xe ra Quy Nhơn, gần như tất cả các số đt của các hãng xe trên mạng mình đều Alo hết nhưng đều cháy vé cả – “vì mình đi ngay ngày 27/4 gần như mọi người đều lên đường về quê (nghĩ 5 ngày 27/4 -1/5 )”
– Mình đi liều lên SG, rồi chạy đại ra bến Xe Miền Đông, sau một lúc chen chút mua vé mình mua được vé xe Sài Gòn – Đà Nẵng 340.000vnd
Xe bắt đầu rời bến lúc 19h30, xe chở đồ nhiều người về quê cũng nhiều. Mình chủ động làm quen với 2 chị em bạn A, họ về quê Quy Nhơn nghĩ lể. Mình nhờ họ khi nào xe đến TP Quy Nhơn thì kêu cho mình xuống.Vì đây là lần đầu tiên mình đi Quy Nhơn – đi một mình và đi xa đến vậy. – Lần trước có phượt Huế nhưng đi 2 mình. Trên xe mình cũng trò chuyện và nghe họ nói chuyện “giọng trung nghe thật thân quen và thú vị”
11h sáng hôm sau mình đến Quy Nhơn. Mình bắt đầu đón xe tìm nơi tá túc. Chạy ngay ra Biển Quy Nhơn liền…trưa ở đây k ai tắm biển hết
Biễn Quy Nhơn trời xanh – nắng vàng:
attachment.php

attachment.php

– Sau đó mình lên đường đến công ty du lịch Miền Trung Nhận xe
– Ẻm đây Đầu Dream đuôi Cup : 130.000/ngày khi thuê để lại một CMND và 500.000 tiền đặt cọc
Giá thuê ngày thường em Đầu Dream đuôi Cup này chỉ: 100.000

Nhận xe xong mình update một vài thông tin du lịch Quy Nhơn từ chị P và bắt đầu lên đường khám phá Quy Nhơn
1. Nơi mình đến đầu tiên là Chùa Minh Tịnh – đến vì đây là nơi gần vị trí hiện tại mình nhất - ở đây mình trò chuyện với mọi người và Biết Thêm là Ở Quy Nhơn chùa lớn Nhất là chùa Long Khánh cũng nằm gần đó – Mình tìm đến đó nhưng chạy hoài lạc hoài – nghĩ đi luôn:
Một vài hình ảnh - chùa Minh Tinh
attachment.php

2. Vì cũng xế chiều rồi - thời gian có hạn – Mình chạy liền qua Tháp Đôi
Mình bắt chuyện với cô giử Tháp và được Cô kể cho nghe về Tháp rất nhiều, Cô rất thân thiện và dể gần – Mình cứ nhờ cô theo chụp ảnh cho mình suốt.
Một vài hình ảnh về Tháp Đôi

attachment.php


attachment.php


3. Trời bắt đầu xế chiều mình chạy về tắm biển, nghe nói biễn Quy Nhơn có cá mập, nhưng mọi người tắm rất đông làm mình sôi máu tắm biển – chạy ùn xuống tắm tới tối mới lên.
Biển Chiều Quy Nhơn
attachment.php


Nhận xét:
* Biển Quy Nhơn rất sạch và đẹp (không thấy một miến rác hay võ sò võ óc gì hết, toàn cát vàng với người đẹp). Cứu hộ biễn đứng rất đông, vùng tắm biển có lưới bảo hộ ( khu vực các khách sạn lớn) – nên bạn cứ an tâm tắm biển.
*Thậm chí có nhiều người họ bơi ra rất xa bờ…
 
Last edited:
Theo như hướng dẫn của bài viết này tháng 9 rồi ra Quy Nhơn mình đã đặt phòng ở Khách sạn Phương Đông. Khi mình gọi đặt phòng thì báo giá là 160,000đ nhưng lúc trả phòng tính tiền thì nói là 170,000đ. Mình nói với họ là đã báo giá với mình là 160,000đ lúc đầu nên vẫn được tính giá đó. Phòng ốc cũng sạch sẽ, dù không sang trọng lắm, nhưng vẫn đầy đủ tiện nghi. Chủ khách sạn cũng dễ chịu. Khu vực yên tĩnh, mất chừng 5ph để đi bộ ra biển. Chỉ có điều giá cả nói 2,3 lời nên mình không thích lắm thôi.

Chắc tại cô chủ già quá nên nhớ sai đó. Thôi có 10 ngàn à, để tâm chi cho mệt óc vậy bạn. :D
P/s: Dẫu sao thì cũng 6 năm rồi mình luôn chọn khách sạn này. Dù bây giờ nó rất củ hơn ngày xưa, rất nhiều.
 
Theo như hướng dẫn của bài viết này tháng 9 rồi ra Quy Nhơn mình đã đặt phòng ở Khách sạn Phương Đông. Khi mình gọi đặt phòng thì báo giá là 160,000đ nhưng lúc trả phòng tính tiền thì nói là 170,000đ. Mình nói với họ là đã báo giá với mình là 160,000đ lúc đầu nên vẫn được tính giá đó. Phòng ốc cũng sạch sẽ, dù không sang trọng lắm, nhưng vẫn đầy đủ tiện nghi. Chủ khách sạn cũng dễ chịu. Khu vực yên tĩnh, mất chừng 5ph để đi bộ ra biển. Chỉ có điều giá cả nói 2,3 lời nên mình không thích lắm thôi.

Em ở Khách sạn Chương Dương đầu đường Chương Dương 180k/ phòng đôi 2 giường, có ban công nhìn thẳng ra biển cũng được.
 
Em vừa đi Quy Nhơn về, có mấy tấm ảnh đóng góp, cũng là tỏ lòng với Quy Nhơn, với Bình Định, hẹn một ngày nào đó em sẽ trở lại.
Quy Nhơn xanh ...
IMG_9041_zps8688309c.jpg

Trung tâm Quy nhơn, 6 năm rồi trở lại dường như không đổi thay nhiều
IMG_9048_zps8f332ce2.jpg

Thành cũ không còn, chỉ còn lại cánh tiên trơ trọi
IMG_9098_zps120c1e19.jpg

Phú Lốc có lẽ đã lâu thiếu bóng chân người, cỏ may phủ lối đi, chỉ có ngọn tháp vàng xưa vẫn đứng uy nghi trông về Đồ bàn xưa, về dòng sông Côn và cả một vùng đồng bằng an nhơn rộng lớn
IMG_9138_zps665b7dfd.jpg

Đồ bàn xưa, nay chỉ còn là dấu tích ...
IMG_9137_zps63f33ffd.jpg

Đồng bằng An nhơn - xanh ngút ngàn tầm mắt và đẹp đến mê hồn
IMG_9128_zpsb0ec38b9.jpg

Tháp phụ tháp bánh ít - một vẻ đẹp khó tả
IMG_9150_zps46303be5.jpg

Tháp chính - cụm tháp bánh ít
IMG_9176_zpscde57cc2.jpg

Thủ Thiện dường như đang ngủ quên bên bờ sông côn giữa những cánh đồng bát ngát, chẳng biết còn mấy ai nhớ đến nó ... có lẽ sẽ khó có thể quên hình ảnh hai ông lão, một cô tuổi trung niên và một đứa nhỏ khoảng 15 tuổi ngồi lặng lẽ bên đàn bò, bên tháp thủ thiện, tất cả đều lặng lẽ...
IMG_9191_zpsaf353fea.jpg

Dương Long vẫn tiếp tục trong những ngày tu sửa ... tiếc là không còn tháp mái rêu phong
IMG_9206_zpse57d644f.jpg

................
6 năm trở lại, Quy nhơn cũng đã đổi thay khác xưa, con người cũng có chút gì khác trước
Nhớ ông lão ở An Nhơn dường như bất bình hay lòng đầy tâm sự, cụ kể rất nhiều về An Nhơn xưa và nay mà mỗi câu chuyện đều mang chút gì hoài niệm
Nhớ những người dân bình định đã gặp, người trẻ, người già đều có đủ, khó cắt nghĩa thành lời nhưng có lẽ họ có phong cách riêng, không giống Phú Yên, cũng không giống Quảng Ngãi ...
Nhớ vẻ đẹp trù phú của cánh đồng lúa Tây Sơn, dòng sông Côn
.... Có lẽ một ngày, lại trở lại Quy Nhơn
 
Em cũng vừa đi Quy Nhơn về tháng trước, phải gọi là cực kì mãn nguyện với Quy Nhơn xinh đẹp...

Bãi tắm đối diện Đại học Quy Nhơn
1186941_590165364379390_299458353_n.jpg


Cổng vào nhà thờ Lòng Sông - Nhà thờ Lòng Sông với những kiến trúc Pháp cổ long lanh
557541_590170561045537_79746385_n.jpg


Nắng chiều trên cầu Thị Nại
1231605_590166674379259_1249215302_n.jpg


Trên đỉnh Vũng Chua
1184988_590170057712254_1041468181_n.jpg


Dạo chơi trên đồi cát Nhơn Lý
1236768_590211597708100_904086395_n.jpg


Eo gió
575233_590209027708357_1337866197_n.jpg
 
Nhà Quê rất yêu thích bài viết của em Bao Bao (Đồng Tháp) .. Vì vậy, sau khi đọc đã có ghi chép lại xem như một tư liệu mới về Tỉnh Bình Định và dự kiến sẽ đưa vào chương trình phượt của mình trong cuối năm này.
Nhân đây cũng xin chia sẽ với Bảo Bảo và quý ACE về một số thông tin về các điểm tham quan nhằm để hiểu và biết thêm về các di tích tại Bình Định
Qua đây giúp thêm cho các ACE có sự lựa chọn riêng cho mình khi các ACE có dịp đến với: "Ai về Bình Định mà xem - con gái múa võ cầm roi dạy chồng"
Những bài viết này được đăng trên báo Thanh Niên và kèm theo ngày tháng phát hành.
Xin cám ơn mọi người đã đọc và chia sẽ.
 
Những di tích kỳ bí - Làng chài được yểm bùa - 21/10/2013 01:04

Làng chài Hải Giang (xã Nhơn Hải, TP.Quy Nhơn, Bình Định) có nhiều dấu tích của người Chăm đến nay vẫn chưa được giải mã. Nhiều người cho rằng đó là những lá bùa để giữ đất, giữ làng.
Pho tượng cổ bí hiểm

Điểm đến hấp dẫn nhất ở Hải Giang là chùa Linh Sơn, nơi thờ pho tượng cổ bằng đá mà dân gian quen gọi là tượng Phật Lồi. Pho tượng có hình dáng một vị tu sĩ trong tư thế ngồi thiền, tay trái đặt lên đùi, tay phải cầm tràng hạt, mình trần, thân đeo một mảnh vải vắt chéo qua vai trái. Tượng cao 0,82 m, ngang 0,46 m. Đặc biệt, lưng tượng là một tấm bia hình ngũ giác (cao 60 cm, rộng 45 cm), có 12 dòng chữ Chăm cổ đến nay vẫn chưa ai đọc được.

Theo ông Trương Long (81 tuổi, ở Hải Giang), người được giao giữ chìa khóa trông coi chùa Linh Sơn, tượng Phật Lồi lộ ra từ lòng đất khi một người dân Hải Giang cày ruộng canh tác và cả làng cùng nhau lập đền để thờ. Sau nhiều lần di chuyển lên cao dần, vị trí đặt tượng ngày nay cách địa điểm phát hiện pho tượng khoảng 300 m. Chùa Linh Sơn được xây dựng từ đó, nay đã hơn 200 năm. Chùa ngày càng được mở rộng dần, người ta hiến tặng các tượng Phật, bồ tát để thờ chung với pho tượng cổ.

Ông Trương Long kể: Năm 1945, khi quân Nhật chuẩn bị rút về nước, viên sĩ quan chỉ huy quân Nhật tại Quy Nhơn dẫn một toán lính sang chùa Linh Sơn để khiêng pho tượng đi. Nhưng bọn chúng có cố đến đâu, huy động hết sức lực cũng không khiêng được pho tượng nên đành phải bỏ đi. “Do ông hiển linh, muốn ở lại với dân làng Hải Giang nên không ai có thể dời ông đi nơi khác được. Những đối tượng trong làng bị người dân nghi ngờ có tham gia vụ trộm tượng lần lượt nhận cái chết “bất đắc kỳ tử” rất thê thảm sau đó một thời gian”, ông Long kể lại câu chuyện nhuốm màu huyền thoại.

“Tượng Phật Lồi ở Hải Giang là tượng thần Shiva do người Chăm tạc, có niên đại khoảng thế kỷ 11 - 13. Viện Viễn Đông bác cổ ở Pháp sang cũng đã lấy mau chữ đằng sau pho tượng Phật Lồi về nghiên cứu nhưng vẫn chưa có kết quả.”

(Theo TS Đinh Bá Hòa, Giám đốc Bảo tàng Tổng hợp Bình Định)

Đến năm 1999, tại Hải Giang xuất hiện vài người lạ đến phối hợp cùng một số người trong làng săn tìm đồ cổ, đồ đồng đen... Một đêm, họ phá khóa gian thờ chính điện, định khiêng tượng Phật Lồi đem đi bán, nhưng mới khiêng tượng được vài mét bỗng dưng không tài nào di chuyển được nữa. Bọn trộm dùng búa đập đứt đầu tượng Phật Lồi thì phát hiện tượng làm bằng đá xanh chứ không phải đồng đen nên bỏ đi. Sáng hôm sau, thấy tượng nằm lăn lóc bên hông chùa nên người dân khiêng vào chánh điện, dùng xi măng gắn đầu tượng lại.

Ngôi làng của người Chăm cổ

Ở phía bắc làng Hải Giang, trên một khối đá nhô ra biển gần hang Bà Dăng có Hòn Đá Chữ giống hệt một tấm bia đá lớn. Hòn Đá Chữ được ngăn thành hai phần riêng biệt, một bên khắc 3 hàng chữ Chăm, bên còn lại khắc 4 hàng chữ Chăm. Những dòng chữ này đã bị đục xóa hoặc bị xi măng trám lên rất mờ, càng khó nhận diện. Có người cho rằng những dòng chữ trên vách núi chỉ dẫn đến kho báu trong hang Bà Dăng nên vào trong hang đào xới. Theo ông Trương Long, các đời trước truyền lại rằng những dòng chữ trên vách núi và trên lưng tượng Phật Lồi có mối quan hệ với nhau, đều là bùa yểm. Pho tượng được phát hiện phía nam của làng, còn các dòng chữ ở phía bắc làng nên có thể là người Chăm dùng nó để trấn yểm, bảo vệ làng Hải Giang.

Người dân Hải Giang cho rằng vùng đất mình đang sinh sống trước kia là khu vực lưu trú của người Chăm. Gần mép biển và trên ngọn núi xung quanh làng Hải Giang có dấu tích của một tường thành cổ được cho là của người Chăm xây dựng nên. Tại các khu vực như Gò Thịnh, Gò Luôn, Ụ Đầm Bé, Gò Giếng Hời... mỗi khi đào đất lên canh tác có rất nhiều gạch Chăm, bình hũ sành... Những khu vực này mùa mưa thì giữ nước dẫn đến sình lầy, mùa nắng thì khô cằn không thể canh tác được do lớp đất canh tác rất mỏng, phía bên dưới là lớp gạch của người Chăm cổ.

Chân núi dưới chùa Phật Lồi có 2 ngôi mộ cổ, khoảng hơn 100 tuổi, có bia bằng chữ Hán, do dân vạn chài từ nơi khác mang đến chôn. Khoảng hơn chục năm trở lại đây, hai ngôi mộ này không còn ai đến hương khói. “Hai ngôi mộ này đã chiếm mất long mạch của Hải Giang nên người dân trong làng làm ăn không phất lên được. Hiện 2 ngôi mộ này bị đục phá bởi ai đó muốn lấy lại long mạch cho làng Hải Giang hoặc cũng có thể là bọn ăn trộm đồ cổ gây ra”, ông Trương Long nói.

Tại khu vực Hố Giang (ở thôn Thành Sơn, xã Hoài Châu, H.Hoài Nhơn, Bình Định) có hòn đá Chữ, trên đá có khắc 15 hàng chữ của người Chăm cổ đến nay vẫn chưa được các nhà khoa học giải mã. Trong khu vực này, có nhiều di tích như giếng nước cổ, những đoạn tường thành cổ... Nhiều người trong vùng đồn đoán khu vực này có kho báu của nước Chămpa nên đào xới để tìm vàng. Một số nhà sử học có nghi vấn rằng khu vực Hố Giang là nơi vua Indravarman 5 (Vương triều Chămpa) đóng quân bí mật sau khi cho đốt kho lương, bỏ trống kinh thành Đồ Bàn để chống quân xâm lược nhà Nguyên (Trung Quốc) vào cuối thế kỷ 13.

Hoàng Trọng

(Có hình minh họa như rất tiếc là không biết cách đưa hình: các bạn có thể gõ tên bài viết vào google sẽ thấy được bài viết kèm hình ảnh đầy đủ)
 
Những di tích kỳ bí - Kỳ 2: Chuyện ông Đỏ, ông Đen - 22/10/2013 03:20


Chùa Nhạn Sơn (thôn Nhạn Tháp, xã Nhơn Hậu, TX.An Nhơn, Bình Định) có 2 pho tượng đá cổ, cao khoảng 2,8 m, được người dân địa phương cho rằng rất linh thiêng.
Hai pho tượng ông Đỏ, ông Đen trong chùa Nhạn Sơn - d
Hai pho tượng ông Đỏ, ông Đen trong chùa Nhạn Sơn - Ảnh: Hoàng Trọng


Truyền thuyết Song nghĩa tự

Theo hòa thượng Thích Thị Hoàng, trụ trì chùa Nhạn Sơn, hai pho tượng cổ này có từ thời người Chiêm Thành (người Chăm) còn đóng đô ở thành Đồ Bàn (thuộc xã Nhơn Hậu). Do chiến tranh, hai pho tượng đã bị chôn vùi trong lòng đất hàng trăm năm. Sau đó, mưa nắng xói mòn nên hai búi tóc của các pho tượng lộ dần lên khỏi mặt đất. Trẻ con chăn bò thấy lạ đào bới, phát hiện tai, mũi, mắt, miệng, rồi dân làng đào lên được 2 pho tượng liền lập chùa để thờ lấy tên là Thạch tự công, nghĩa là chùa thờ ông Đá. Thời gian sau, người dân biết câu chuyện lý giải về 2 pho tượng đá này nên đổi tên chùa thành Song nghĩa tự, tức là chùa thờ hai anh em kết nghĩa.

Đến thế kỷ 16, vùng An Nhơn bị hạn hán kéo dài, Tuần phủ địa phương cho dân lập đàn tràng cầu mưa. Hòa thượng Chí Mẫn được người dân giới thiệu đứng ra chủ trì việc lập đàn cầu mưa và kết quả đã có mưa giải hạn. Hòa thượng Chí Mẫn được quan Tuần phủ mời ở lại lập chùa và ông đã chọn Song nghĩa tự. Tên chùa được hòa thượng Chí Mẫn đổi thành Nhạn Sơn Linh Tự vẫn còn đến ngày nay, nhưng người dân địa phương thường gọi là chùa Ông Đỏ Ông Đen.

Hòa thượng Thích Thị Hoàng kể: Hai anh em kết nghĩa là ông Đỏ, ông Đen trong câu chuyện được dân gian và nhà chùa lưu truyền có tên là Huỳnh Tấn Công và Lý Xuân Điền, sống vào đời nhà Trần ở nước Việt. Huỳnh Tấn Công (pho tượng có màu sơn đỏ) là con một nhà nho nghèo ở Quảng Nam. Trên đường ra Thăng Long thi, khi đi ngang qua tỉnh Quảng Bình thì bị bệnh, ngất xỉu giữa đường. Một vị điền chủ giàu nổi tiếng ở Quảng Bình đi thăm ruộng vào sáng sớm phát hiện và đưa Huỳnh Tấn Công về nhà chữa trị. Con của vị điền chủ tên là Lý Xuân Điền (pho tượng sơn màu đen) cũng ra Thăng Long thi nên hai người cùng lên đường.

Trên đường đi, hai người thấy tâm ý hợp nhau nên kết nghĩa làm anh em. Cả hai đều thi đỗ và được làm quan to. “Huỳnh Tấn Công làm quan văn nên tay cầm cây giản (là một cây lịnh), có nghĩa là ra vào trong triều không ai gạn hỏi. Ông Lý Xuân Điền cầm cây kiếm lệnh tức là làm quan võ, được quyền tiền trảm hậu tấu. Điều này chứng tỏ hai ông đều làm quan rất có uy tín trong triều, được nhà vua tin cẩn”, hòa thượng Thích Thị Hoàng phân tích.

Hai ông có thân quen với vua nước Chiêm Thành nên vào thăm. Gặp lúc vua Chiêm Thành bị bệnh, các danh y trong nước không chữa được nên ông Huỳnh Tấn Công và Lý Xuân Điền dùng thuốc nam chữa khỏi. Lại gặp lúc Xiêm La (Thái Lan ngày nay) đem quân xâm lấn biên giới nước Chiêm Thành, hai ông xin cầm quân đánh giặc. Dù đánh đuổi được giặc nhưng tướng Lý Xuân Điền lại bị Xiêm La bắt. Sau đó, Hoàng tử Xiêm La cầu hôn em gái ông Huỳnh Tấn Công nên ông yêu cầu dùng Lý Xuân Điền làm lễ vật cầu hôn. Hai người gặp lại nhau và cùng trở về nước Việt. Vua Chiêm Thành thương nhớ, biết ơn hai ông nên tạc hai pho tượng để thờ.

Việt hóa tượng Chăm

Câu chuyện về hai pho tượng trong chùa Nhạn Sơn này được cụ Bùi Văn Lang ghi chép trong sách Địa dư mông học tỉnh Bình Định (xuất bản năm 1933 và tái bản năm 1935). Tuy có vài khác biệt về địa danh và một số tình tiết trong câu chuyện nhưng các dị bản này cũng nhằm mục đích lý giải về nguồn gốc hai pho tượng cổ ở chùa Nhạn Sơn.

Chuyện hai pho tượng ở chùa Nhạn Sơn bị Việt hóa, Phật giáo hóa cũng là đặc điểm chung của rất nhiều tượng Chăm cổ còn sót lại ở Việt Nam. Cũng như tượng vị tu sĩ ở làng Hải Giang (được đề cập ở bài trước) bị người dân “biến” thành tượng bồ tát, hai pho tượng chùa Nhạn Sơn được người dân và nhà chùa mặc áo màu vàng và thờ cúng cùng với các vị Phật, bồ tát.

Trong tín ngưỡng của người dân địa phương, hai pho tượng này rất linh nên họ thường đến cúng bái, cầu tài lộc, bình an, học hành đỗ đạt… Những gia đình có con khó nuôi, bị bệnh tật hay thường khóc đêm đều đem đến chùa Nhạn Sơn “gửi bán Phật và hai ngài”. “Năm 1977, đoàn khảo sát từ Hà Nội vào, sau khi nghiên cứu hoa văn ở thắt lưng tượng và nhiều sử liệu khác đã xác định hai pho tượng này có từ thế kỷ 13, thời nước Chiêm Thành còn đóng đô ở thành Đồ Bàn”, hòa thượng Thích Thị Hoàng nói.

Hoàng Trọng

(Có hình minh họa như rất tiếc là không biết cách đưa hình: các bạn có thể gõ tên bài viết vào google sẽ thấy được bài viết kèm hình ảnh đầy đủ)
 
Những di tích kỳ bí - Kỳ 3: Chuyện liêu trai trong ngôi chùa cổ - 23/10/2013 09:00

Chùa Thập Tháp (ở P.Nhơn Thành, TX.An Nhơn, Bình Định) có nhiều câu chuyện truyền miệng hoang đường, nghe đến không ít người phải rùng mình.

>> Những di tích kỳ bí - Kỳ 2: Chuyện ông Đỏ, ông Đen
>> Những di tích kỳ bí - Kỳ 1: Làng chài được yểm bùa

Quần thể di tích Phật giáo

Nhà nghiên cứu Lộc Xuyên Đặng Quý Địch khẳng định chùa Thập Tháp (tên đầy đủ là Thập Tháp Di Đà Tự) do thiền sư Nguyên Thiều (1648 - 1728) kiến tạo rồi làm lễ khai sơn vào năm 1683.

Thiền sư họ Tạ, tự Hoán Bích (người Trung Quốc), theo thuyền buôn đến phủ Quy Ninh (nay thuộc tỉnh Bình Định) năm 30 tuổi. Sau chùa Thập Tháp, thiền sư Nguyên Thiều ra đất Thuận Hóa lập chùa Hà Trung, chùa Quốc Ân, tháp Phổ Đồng rồi mất tại đó. Tên chùa Thập Tháp là do nguyên trước đây trên khu đồi xây dựng chùa có 10 ngôi tháp Chăm đã sụp đổ. Ban đầu, chùa Thập Tháp được xây dựng từ gạch của 10 ngôi tháp cổ này.

Chùa Thập Tháp là di tích kiến trúc nghệ thuật thế kỷ 19 đã được công nhận di tích cấp quốc gia từ năm 1990. Hiện chùa còn lưu giữ quần thể kiến trúc rất độc đáo, như ngôi chánh điện do thiền sư Thiệt Kiến Liễu Triệt cho trùng kiến vào năm 1749, nhà phương trượng do Quốc sư Phước Huệ xây vào năm 1924... Thời hòa thượng Minh Lý trụ trì chùa Thập Tháp (1871 - 1889) cũng đã tạo lập rất nhiều tượng Phật đến nay vẫn còn.

Trong khuôn viên chùa có khoảng hơn 20 tháp mộ của các đời trụ trì với kiến trúc rất độc đáo. Năm 1876, trong lúc tổ chức khai khẩn vùng đất hoang sau chùa, gặp rất nhiều hài cốt của lính Tây Sơn và nhà Nguyễn chết trong trận chiến ở thành Hoàng Đế, hòa thượng Minh Lý cho gom lại, xây một tháp để thờ cúng, ngày nay gọi là tháp Hội đồng.

Trụ trì dính nghi án oan tình

Đến nay, các hòa thượng và người dân trong vùng vẫn còn lưu truyền câu chuyện về ông Bạch Hổ đi tu tại chùa Thập Tháp. Sau khi sư phụ là hòa thượng Minh Giác mất, hòa thượng Thiệt Kiến Liễu Triệt đang làm trụ trì chùa Thiên Mụ (ở Huế) được gọi về làm trụ trì chùa Thập Tháp.

Không những là quần thể kiến trúc độc đáo, chùa Thập Tháp còn lưu giữ nhiều bộ kinh kệ rất quý, như: 2.000 bản khắc gỗ dùng in kinh Di Đà sớ sao, Kim Cang trực sớ, Pháp Hoa khóa chú... và bộ Đại Tạng Kinh do Tổng trấn Hà Tiên Mạc Thiên Tứ cúng dường, bộ Đại Tạng Kinh Cao Ly và bộ Đại Tạng Kinh Đài Loan.

Một thời gian sau, trong đêm mưa gió, có hai mẹ con nằm trước cổng chùa Thập Tháp. Người mẹ bị câm nên không ai hỏi được gì. Hòa thượng Liễu Triệt cho xây một cái am gần chùa cho hai mẹ con nương náu. Từ đó, người dân trong vùng đồn đoán rằng trong thời gian làm trụ trì chùa Thiên Mụ, hòa thượng Liễu Triệt thường được chúa Nguyễn Phúc Khoát mời vào cung và đã có tơ tình với một phi tần. Kết quả mối tơ tình này chính là đứa con, còn phi tần kia là người mẹ bị câm. Hòa thượng Liễu Triệt không một lời giải thích.

Cũng trong thời gian này, đêm nào chùa Thập Tháp cũng có một con Bạch Hổ đến ngồi trước chánh điện nghe kinh khiến ai cũng sợ hãi. Hòa thượng Liễu Triệt bảo mọi người đừng sợ vì con cọp này không hại ai rồi ra ngoài nói với con cọp: “Hỡi Bạch Hổ! Vì nghiệp nặng phải làm thân súc sinh, hãy cố gắng nghe kinh tu hành có ngày sẽ được thoát kiếp”.

Thời gian sau, chúa Nguyễn triệu hòa thượng Liễu Triệt ra Huế để giảng dạy Phật pháp. Đêm trước khi đi, hòa thượng nằm mơ thấy một ông lão đến nói: “Xin thầy ở lại vài hôm để làm lễ cho con, tuổi thọ của con còn ngắn, con ở sau chùa”. Vài hôm sau, không thấy Bạch Hổ đến nghe kinh, hòa thượng biết cọp đã thoát kiếp nên sai đệ tử đi tìm và phát hiện được xác cọp sau vườn chùa. Hòa thượng cho mai táng con cọp tại chỗ, xây tháp và làm lễ đúng 49 ngày. Ban đầu, tháp Bạch Hổ được xây dựng bằng gạch Chăm nhưng đã bị sụp đổ, hiện đã được xây dựng lại, còn bộ xương thì bị kẻ gian lấy mất trong những năm kháng chiến chống Pháp.

Trước khi viên tịch, hòa thượng Liễu Triệt tập trung đệ tử lại dạy dỗ lần cuối và đưa ra lời bảo chứng: “Người đời nói oan cho ta dính án tình với cung phi. Ta một đời tu hành thanh tịnh, sau khi xả bỏ báo thân này, tháp của ta cũng sẽ luôn luôn tinh bạch”. Quả nhiên, cho đến ngày nay, tháp của hòa thượng Liễu Triệt vẫn còn trắng và mọi người quen gọi đó là Tháp Trắng.

Hòn đá chém oán hờn

Tương truyền rằng, sau khi chúa Nguyễn Ánh chiếm được thành Hoàng Đế, liền chiêu dụ những người trong hoàng tộc nhà Tây Sơn ra đầu thú với lời hứa hẹn sẽ không trả thù. Nhiều người ra trình diện thì Nguyễn Ánh nuốt lời, mang ra chém sạch. Tảng đá dùng để kê đầu tôn thất nhà Tây Sơn lên chém được đặt ngay cổng thành Hoàng Đế. Từ đó, hằng đêm trong tảng đá vẳng ra tiếng than khóc ai oán, đòi mạng thống thiết, người dân và quan quân nhà Nguyễn không ai dám đi ngang qua cổng thành.

Để cứu chúng sinh, một vị trụ trì chùa Thập Tháp xin được lập đàn cầu siêu để giải nỗi oan khuất. Sau 3 ngày đêm kinh kệ, nhà sư cho người mang hòn đá kia về chùa Thập Tháp. Hòn đá được đặt cạnh cây thị cổ thụ 300 năm tuổi nằm phía nam tường thành của nhà chùa và được đặt tên là Hòn Đá Chém. Nhưng nỗi oan khiên trong Hòn Đá Chém vẫn còn vất vưởng. Vào những đêm mưa gió, người ta thường thấy một phụ nữ mặc áo cụt trắng, quần đen bước ra từ Hòn Đá Chém. Khi chó trong chùa sủa là bóng người phụ nữ kia biến mất.

Đến thời hòa thượng Phước Huệ làm trụ trì, Hòn Đá Chém được chuyển vào để ngay bậc tam cấp trước khu Phương Trượng, sau lưng Chánh điện của chùa để thường xuyên được nghe kinh kệ, giải tỏa những oan khiên. Theo nhà sư Mật Hạnh, đệ tử của nhà sư Phước Huệ, cách đây vài chục năm, những đêm nhà chùa tổ chức cúng hành binh, hành khiến hằng năm vào lúc giao thừa trước Tết Nguyên đán, đến khi đổ 3 hồi trống chiêng là tự nhiên có một dải lụa trắng, tỏa ra ánh hào quang sáng rực xuất hiện bay lượn ngang chánh điện một lần rồi mất.

Ngày nay, Hòn Đá Chém vẫn còn đặt tại cửa khu phương trượng của chùa Thập Tháp (cao khoảng 40 cm, dài 1,5 m, rộng 1,3 m) nhưng chuyện ma quái không còn xuất hiện. Hằng năm, đến ngày giỗ hòa thượng Phước Huệ (18 tháng giêng âm lịch), hàng ngàn phật tử đến dự, nhìn Hòn Đá Chém, không ít người rơi nước mắt nhớ đến những anh hùng, hào kiệt thời Tây Sơn.

Hoàng Trọng


(Có hình minh họa như rất tiếc là không biết cách đưa hình: các bạn có thể gõ tên bài viết vào google sẽ thấy được bài viết kèm hình ảnh đầy đủ)
 
Mộ ông nội Tây Sơn tam kiệt được công nhận là di tích - 31/08/2013 03:00

Ngày 30.8, UBND xã Bình Thành (H.Tây Sơn, Bình Định) tổ chức lễ đón nhận bằng công nhận di tích cấp tỉnh đối với lăng mộ Hiển tổ khảo Tây Sơn tam kiệt (ở thôn Phú Lạc, xã Bình Thành).
Lăng mộ này ở phía đông khu di tích Gò Lăng, trước kia là đất của ông Hồ Phi Phúc, thân sinh 3 anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ. Năm 1990, trong quá trình cải tạo đồng ruộng, người dân phát hiện một tấm bia gần ngôi mộ cổ.

Lăng mộ Hiển tổ khảo Tây Sơn tam kiệt đang bị hoang phế

Tấm bia này có 3 hàng chữ Hán, hàng ở giữa được phiên âm “Việt cố hoàng hiển tổ khảo Cang nghị mưu lược minh triết công chi lăng” (nghĩa là: Lăng mộ của Cang nghị mưu lược minh triết công, ông nội quá cố của vua nước Việt).

Dòng phải được phiên âm “Tuế thứ Kỷ Hợi, trọng xuân, cố nhật” (nghĩa là: Năm Kỷ Hợi, giữa xuân, ngày lành). Dòng trái là “Ngự chế” (dịch: Nhà vua tạo lập).

Dựa vào các dòng chữ này và địa điểm của ngôi mộ, các cơ quan chức năng xác định đây là mộ ông nội của Tây Sơn tam kiệt, tức mộ ông Hồ Phi Tiễn, được tạo lập năm 1779, một năm sau khi Nguyễn Nhạc lên ngôi Hoàng đế.

Tin, ảnh: Hoàng Trọng
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,675
Bài viết
1,135,026
Members
192,358
Latest member
nepchongtruot
Back
Top