What's new

[Chia sẻ] Rong chơi ba nước Cambodia Thái Lan Lào - từ thủ đô đến cố đô (01/2023)

Sơ phát rong chơi ba nước Đông Nam Á
Dự định tranh thủ dịp nghỉ Tết Nguyên Đán Quý Mão năm 2023 tôi đi. Vài ngày lên kế hoạch cung đường chuyến rong chơi ba nước Đông Nam Á. Tuyến đi theo hướng từ Sài Gòn qua Cambodia qua Thái Lan sau đó đến Lào. Lần này chọn cung đường bộ bàng xe buýt và tàu hỏa với các thành phố sẽ tới như sau. Sơ phát cung đường theo dự định Sài Gòn, Phnom Penh, Siem Reap, Bangkok, Ayutthaya, Sukhothai, Chiang Mai, Vientiane, Luang Prabang. Chủ yếu sẽ sử dụng xe buýt với tàu hỏa, chưa rõ sẽ có trở ngại chuyện mua vé không?
Ba nước láng giềng
Khác với những lần trước lang thang trong một nước mua vé đầy đủ một lần. Lên đường chỉ việc thực thi theo tiến độ đã đề ra. Lần này chỉ mua vé từ Sài Gòn qua Phnom Penh, qua đó mua tiếp từng chặng. Lang thang qua ba nước, chuyện tiền tệ luôn là vấn đề quan ngại. Trong vòng hơn hai tuần sẽ phải sử dụng năm loại tiền tệ khác biệt. Tiền đồng Việt Nam phải chuyển qua tiền đô la Mỹ dự trữ. Từ đó qua mỗi nước sẽ chuyển sang đồng Riel Cambodia, đồng Bath của Thái Lan và đồng Kíp của Lào. Các mệnh giá tiền bản xứ đều cao hơn đồng tiền Việt Nam. May mắn càng về cuối năm kiều hối Việt Nam càng dồi dào, tỷ giá Việt – Mỹ có hạ một chút.

resized_2023_01_12_21_47_IMG_5021a.JPG

Cung đường rong chơi ba nước Cam – Thái – Lào. Photo Samgoshare
Đối với dân du mục phượt dài ngày tỷ giá luôn là vấn đề quan tâm. Rong chơi mỗi nước chưa đến một tuần nên tỷ giá cao thấp không đáng lo lắng. Trong ba nước phiêu du chuyến này chỉ có nước láng giềng Lào, tôi chưa đến. Campuchia và Thái Lan đã từng đến tham quan từ khá lâu. mười mấy năm trước. Nay muốn chia sẻ cũng không có được chút cảm xúc nào để múa bàn phím. Thật tội nghiệp! Hy vọng lần trở lại này sẽ thắp sáng chút ký ức đâu đó còn sót lại giữa đời thường biến động. Liệu mười mấy năm qua đời sống hai nước này đã ổn định chưa. Hơn nữa sau trận đại dịch lịch sử liệu du lịch đã phục hồi được phần nào chưa?
Khu vực bình an
Người xưa có câu “bán anh em xa mua láng giềng gần” nhắc nhỏ cách đối nhân xử thế với hàng xóm. Suy rộng ra trên một bình diện quốc gia cũng vậy. Giữ hòa khí chân thành tin tưởng giúp người dân các nước giao thương, du lịch với nhau. Một khu vực có kinh tế phát triển sẽ kéo theo đời sống người dân khá hơn lên. Hơn bốn thập kỷ trước chiến tranh đã tàn phá và đe dọa hàng trăm triệu người dân quanh khu vực Đông Nam Á. Hiện nay Đông Nam Á đã và đang trở thành một khu vực hòa bình, hợp tác năng động phát triển nhất của toàn cầu. Chính phủ các nước trong khối Asean đã tin tưởng dỡ bỏ thị thực giúp sự giao thương du lịch thuận lợi hơn rất nhiều.

Mỗi năm Tết đến người ta hay nói đến đoàn viên, đoàn tụ. Ai trong năm chưa về quê đều mong đã từng về nhiều cũng thường. Riêng tôi Tết về như một dịp được khám phá những miền đất mới. Năm nay tôi chọn các nước láng giềng làm mục tiêu quan trọng của hành trình. Rong chơi mà không bận rộn với thị thực nhập cảnh luôn như một ước mơ cố hữu của dân mê phượt. Khi những dòng chữ này lên blog cũng là lúc tôi đang ngồi trên chuyến xe bắt đầu hành trình từ Sài Gòn. Thầm cười một mình cho vài công tác chuẩn bị.
 
Dạo quanh chùa Bạc tại Phnom Penh
Sau khi tham quan cung điện hoàng gia Cambodia trời bắt đầu nắng gắt. Tiếp tục đi theo đường dẫn dạo quanh chùa Bạc tại Phnom Penh Cambodia. Chạnh nghĩ cách đây hơn một thế kỷ các nước vùng Đông Nam Á còn là thuộc địa của những cường quốc. Cuộc sống nhân dân còn nghèo, công trình cung điện hoàng gia so với châu Âu vẫn còn một trời một vực. Hơn nữa quá trình cai trị có sự khác biệt tôn giáo giữa Công giáo và Phật giáo. Hệ lụy lịch sử vẫn còn vương vấn đến hôm nay.

Lâu ngày chưa đi bộ nhiều nên khá mệt việc vác balo và máy ảnh trong thời tiết nắng nóng. Sang ngày thứ hai của chuyến rong chơi phải cố gắng thở thôi, rèn luyện bản thân được lúc nào hay lúc ấy.
Chùa Bạc Phnom Penh
Trưa ấy trời cao xanh vời vợi, nắng nóng nhanh khác lúc hồi sáng. Người dân đất nước Cambodia vốn theo đạo Phật nguyên thủy rất đông. Từ lâu đền chùa được nhân dân xây dựng khắp nơi trên đất nước này. Hoàng thất lấy đạo Phật làm quốc giáo tôn trọng giáo dân. Trong quần thể di tích hoàng cung còn ngôi chùa Bạc nổi tiếng nằm liền kề. Giá vé 10 USD đã bao gồm cả hai. Theo sử liệu sở dĩ mang tên chùa Bạc vì lát nền bằng 5329 miếng “gạch bạc”. Mỗi miếng có trọng lượng 1125 gam được làm bằng thủ công.

2023_01_13_11_22_IMG_5162.JPG

Chùa Bạc Phnom Penh Cambodia. Photo Samgoshare
Ngoài tên chính thức chùa Preah Morakat, dân gian còn goi chùa Vàng do có tượng Phật Di Lặc được đúc bằng 90 kg vàng ròng và gắn 2086 viên kim cương hay chùa Phật ngọc lục bảo vì có bức tượng Phật làm bằng ngọc lục bảo cực kỳ trân quý.

Từ hoàng cung qua sẽ gặp ngay dãy hành lang bao quanh chùa Bạc. Trang trí tranh tường sử thi Ramayana của Ấn Độ, theo dấu thời gian đã hư hại nhiều. Cạnh phía bên kia chùa Bạc có lùm cây xanh tươi tốt thật ngạc nhiên. Một quả đồi nhân tạo nhỏ tượng trưng cho núi Kailassa có tên đồi Mondop. Tương truyền trên đỉnh ngọn tháp nhỏ có gian thờ chứa đựng một dấu chân lớn của đức Phật. Phía trước chùa có mô hình thu nhỏ bằng đá của di sản Angkor Wat rất tinh xảo.
Xào xạc tiếng gió trưa
Điều đáng tiếc hôm ấy, họ không mở cửa chùa Bạc cho khách tham quan. Không vào quan sát được bên trong, đành loanh quanh bên ngoài thấy vài bảo tháp. Mỗi bảo tháp là lăng mộ của gia đình hoàng gia Cambodia qua nhiều thời kỳ. Bảo tháp phía sau bên phải, lăng vua Ang Duong (1796- 1860) được xây dựng năm 1908, người đặt nền móng cho triều đại hiện nay. Lăng này mang tính chất biểu tượng còn mộ thật nằm nơi khác. Bảo tháp bên trái, lăng vua Norodom I (1834-1904), nơi chứa đựng hài cốt nhà vua Norodom I (Ang Vody) xây dựng cùng năm.

2023_01_13_11_36_IMG_5182.JPG

Lăng mộ công chúa Kantha Bopha. Photo Samgoshare
Gần đồi Mondop bảo tháp nhỏ duyên dáng, lăng công chúa Kantha Bopha con gái yêu quý của nhà vua Sihanouk (1922-2012) mất lúc nhỏ. Trưa chang nắng vẫn cố chụp thêm bảo tháp lớn nhất xây theo hình trụ, trang trí đẹp mắt. Lăng mộ vua Suramarit và vương hậu Kossomak, cha mẹ của vua Sihanouk hay ông bà của quốc vương Sihamoni hiện tại. Bên cạnh chùa Bạc có thư viện nhỏ đang đóng cửa. Bức tượng cưỡi ngựa oai phong của nhà vua Norodom I (1834-1904) đang được trùng tu.

2023_01_13_11_01_IMG_5146.JPG

Đền đá Angkor Wat thu nhỏ và tháp lăng vua Suramarit và vương hậu Kosomak. Photo Samgoshare
Loanh quanh mõi chân ngồi bên ghế đá dưới hàng cây xanh. Các bảo tháp dưới trời ngập nắng, chợt chạnh long mông lung nghĩ về kiếp người. Các bụi cũng trở về cát bụi, dù chôn cất trong lăng mộ cao quý hay nằm đâu đó giữa đời. Người đời có đến viếng cũng như bóng mờ hư ảo thoáng qua dưới ánh mặt trời.

Cập nhật thêm video (05/03/2023)
 
Last edited:
bên dòng sông Tonle Sap của thủ đô Phnom Penh
Từ Hoàng Cung ra nghỉ trưa bên dòng sông Tonle Sap của thủ đô, tôi ngồi nghĩ ngợi lung tung. Chỉ các nước trong khu vực Đông Nam Á mà thể chế, tôn giáo đã khác nhau rất nhiều. Lịch sử quá trình phát triển đôi khi khác nhau đến lạ. Bốn nước Cambodia, Thái Lan, Malaysia, Brunei vẫn còn giữ được hoàng gia. Ba nước Việt Nam, Lào, Miến Điện mỗi nước mỗi khác hoàng gia đều lưu lạc xứ người và kết thúc. Các nước nhiều tôn giáo như Phật giáo. Hồi giáo, Thiên Chúa giáo, Ấn Giáo đã từng hưng thịnh và suy tàn theo tiến trình phát triển. Chung quy người dân vẫn còn nặng nợ đa đoan với bộn bề mưu sinh trong kiếp sống.
Nhà lưu niệm hoàng gia
Chuyến tham quan hoàng cung Cambodia kết thúc bằng việc ghé vào nhà truyền thống. Theo đường dẫn dạo bộ hết chùa Bạc gặp khu vực nhà lưu niệm các vật dụng xưa. Nơi đây đang trưng bày một khung cửi về nghề dệt vãi. Có nhân viên đang ngồi dệt như biễu diễn cho khách xem. Xung quanh có thêm các hiện vật đơn giản của hoàng gia. Chiếc xe kéo bằng gỗ xa xưa, cái kiệu thủ công, cái nơm và ngôi nhà sàn truyền thống. Bên trong nhà trưng bày có tượng con voi trắng cùng vài tranh vẽ. Một phòng khác tranh ảnh gia đình hoàng gia qua các thời kỳ. Tất cả giúp du khách hình dung sơ bộ về những giai đoạn lịch sử của đất nước Cambodia.

2023_01_13_11_44_IMG_5206.JPG

Nhà lưu niệm các triều vua Cambodia. Photo Samgoshare
Trước khi bước ra khỏi quần thể hoàng cung Cambodia lịch sử, tôi xem lại bản đồ Google Maps. Chưa đến giờ ăn trưa, thong thả dạo bộ theo phía trước. Băng qua công viên nhỏ, tôi gặp dòng sông Tolesap nổi tiếng tại thủ đô Phnom Penh. Con sông Tonle Sap là một nhánh được tách ra từ con sông Mê Kong hùng vỹ chảy qua đất nước Campuchia trước khi đổ vào đồng bằng miền Nam Việt Nam. Khúc sông giao nhau giữa Me Kong và Tonle Sap nhìn rất rộng như biển. Nó chảy dọc theo từ thủ đô đến tận cố đô Siem Reap với điểm cuối cùng tạo thành Biển Hồ.
Bên dòng sông Tonle Sap
Hồ cũng được mang tên con sông. Hai mùa mưa nắng con sông Tonle Sap chảy vào và ra từ sông Mê Kong giúp điều tiết lũ lụt. Mỗi con sông thường chảy một dòng từ cao xuống thấp. Riêng sông Tonel Sap tùy theo mùa chảy ngược xuôi rất lạ. Nhờ vậy nguồn cá nước ngọt được thay đổi nơi cư trú tỏa đi khắp nơi. Dòng sông Me Kong nổi tiếng dài bắt nguồn từ cao nguyên Thanh Tạng. Con sông Tonle Sap thừa hưởng một phần phù sa như cái van điều tiết mực nước toàn vùng. Mùa này nước sông đang cạn dần mang màu đục ngầu phù sa vương vấn.

resized_2023_01_13_12_07_IMG_5248.JPG

Bên dòng sông Tonle Sap ở Phnom Penh. Photo Samgoshare
Theo đường chim bay, trước mặt hoàng cung Cambodia là đoạn tách ra của hai con sông. Trưa nghĩ ngợi nhìn những đàn chim bồ câu bay nhảy rợp trời ven sông. Chim bồ câu dạn dĩ hiếu kỳ, các em cho ăn bao nhiêu cũng hết. Chúng bay thành bầy đậu đen cả một bờ sông rộng. Người ta thiết kế bờ sông nghiêng thoải với lớp bê tông bảo vệ. Có thể mỗi chiều ai đó phải dọn vệ sinh bởi lũ chim sinh sôi ngày một đông. Mười mấy năm sau trở lại, tôi gặp những gương mặt người Cambodia khác xa ngày trước rất nhiều. Người dân tuy còn nghèo nhưng dung dị phảng phất nụ cười thiện lương của các em học sinh.

Creator Samgoshare Music Vanny Vabiola – Lebih Baik Berpisah
 
Hai bữa sáng trwua tại thủ đô Phnom Penh
Rong chơi tự do phiêu du một mình nên chuyện ăn uống không có thời gian chờ đợi. Không cầu kỳ tìm kiếm, thuận tiện chỗ nào, lúc nào được là a lê hấp. Ghi lại hai bữa sáng trưa tại thủ đô Phnom Penh như một cách điểm danh. Một nhà hàng của Nhật đối ẩm với một quán chợ bình dân. Một món ăn ngoại nhập song hành với một món ăn bản địa giữa chợ đời bụi bặm. Người ăn vui vẻ nhập cuộc trải nghiệm hai nơi giữa đời thường rộn ràng của đất nước Cambodia.
Bữa sáng mì Udon Nhật
Ngày ấy nhật ký ghi lại “Chiều mỏi chân ngồi trong bảo tàng quốc gia Cambodia một chút. Nhớ lại sáng dậy sớm nhìn trời mưa mà rầu. Cố gắng viết được đôi dòng chợt nắng lên đầy bất ngờ. Kế hoạch thăm cung điện hoàng gia tưởng xong om ai ngờ có thể lên đường. Sửa soạn lại ba lô với các thiết bị cần thiết. Trước hết tìm chỗ ăn sáng, nhớ quán mì Udon của Nhật Bản trên đường dạo bộ về Nangkol Village chiều qua. Quán gần nơi tạm trú đi bộ tập thể dục vài phút là đến. Nhân viên quán đang sửa soạn chuẩn bị, tôi trở thành người đầu tiên vào ăn.

2023_01_13_09_21_IMG_5030.JPG

Tô mì Udon Nhật tại Phnom Penh. Photo Samgoshare
Chọn món mì Carry Udon theo hình ảnh trên bảng quảng cáo tại quán. Em gái lấy vắt mì Udon, trụng nước sôi cho vào tô múc thêm nước dùng. Tự lấy khay tự bưng bê đến chỗ gia vị thêm gì tùy ý luôn. Nhiều chai gia vị quá, biết nêm loại nước gì vào mì Udon. Đành để nguyên lấy thêm chút hành tây đã xắc và ớt cho có lệ. Nhìn tô mì khá hấp dẫn nhưng thưởng thức lại khác biệt. Không ngon cũng không dỡ chỉ biết không có chút ấn tượng nào ngoài hình thức trang trí của quán. Người Nhật ăn uống vốn sạch sẽ trang trí cầu kỳ. Ra nước ngoài làm ăn mang theo phong cách ấy.

Chỉ tiếc so với giá ấy, thua xa một tô phở hay tô bún bò Huế ở Sài Gòn
.”

Tô bún giữa chợ Phsar Thom Thmei
Thuê xe Tuk Tuk từ bờ sông Tonle Sap đến thẳng chợ Phsar Thom Thmei. Ngôi chợ trung tâm được xây dựng từ năm 1937 có kiến trúc mái vòm rất độc đáo. Phsar Thom Thmei nổi tiếng với mái vòm cao vút ở giữa như Babylon Ziggurat. Diện mạo sửa sang gần đây với trần sơn màu vàng nhạt cùng các cạnh thông gió tự nhiên rất hay. Chợ có nhiều gian hàng từ quàn áo, nữ trang, kim hoàn, thực phẩm, đồ thủ công mỹ nghẹ, hoa giày dép. Hàng hóa gia dụng đa dạng phong phú thể hiện sức sống hồi sinh mãnh liệt của người dân thủ đô Phnom Penh. Ngôi chợ Phsar Thom Thmei tôi đã hơn hai lần vào tham quan từ những năm trước.

2023_01_13_13_27_IMG_5272.JPG

Chợ Phsar Thom Thmei tại Phnom Penh. Photo Samgoshare
Lần này dạo dọc theo nhánh chợ bán thức ăn, chọn thử một quán. Nồi nước dùng khá lớn với nhiều loại bún phở miến khác nhau. Bất ngờ cô bán hàng là người Việt ở Trà Vinh qua đây lập nghiệp được mười mấy năm. Chọn tô bún thập cẩm tùy ý chủ quán thường bán. Cô múc tô bún nóng hổi trao đổi bằng tiếng Việt, tự nhiên thấy quê hương gần chi lạ. Dạo này cũng ế lắm chú ơi chưa bằng lúc trước dịch. Tô bún nấu theo kiểu Cambodia với nhiều thứ rau vừa quen vừa lạ. Nước đậm màu ngòn ngọt kiểu miền Tây, miếng huyết heo vài miếng chả, thoảng thoảng mùi quê hơn phố thị.

2023_01_13_12_34_IMG_5256.JPG

Tô bún Cambodia tại chợ Phsar Thom Thmei. Photo Samgoshare

Yêu quí hiện tại
Trưa ngồi ăn giữa chợ đời xứ lạ, nhìn cô bán hàng cho vài khách nữa mà thương cho kiếp người. Mưu sinh xứ ta hay xứ người cũng đều vất vả. Chọn được nơi chốn nương thân qua ngày đoạn tháng cũng mừng cho phận tha phương cầu thực. Một ngày nhớ hai bữa sáng trưa tại thủ đô Phnom Penh cũng sống được. Ngẫm lại rong ruổi ba tuần sẽ có nhiều bữa ăn nữa sẽ qua. Mỗi không gian thời gian đã trôi qua đều không trở lại bao giờ. Hiện tại luôn trân quý từng phút giây trải nghiệm trong lúc dạo bộ hay ngồi ăn.
 
Cám ơn bạn đã chia sẻ. Những bài sau mong bạn chia sẻ giá cả hàng hóa, đồ ăn uống, xe cộ... mà bạn đã trải nghiệm nhé. Khi viết đến đoạn làm thủ tục xuất và nhập cảnh tại cửa khẩu Cam- Thái mong bạn chia sẻ chi tiết phần làm thủ tục. Riêng thủ tục nhập cảnh đường bộ vào Thái có còn yêu cầu kê khai bằng giấy nữa không và có bị hỏi han gì không. Trong trường hợp có khai thì bạn khai ô "Xuất Cảnh" như thế nào vì bạn đi đường bộ nên chưa có vé và ngày ra khỏi Thái?
 
Cám ơn bạn đã chia sẻ. Những bài sau mong bạn chia sẻ giá cả hàng hóa, đồ ăn uống, xe cộ... mà bạn đã trải nghiệm nhé. Khi viết đến đoạn làm thủ tục xuất và nhập cảnh tại cửa khẩu Cam- Thái mong bạn chia sẻ chi tiết phần làm thủ tục. Riêng thủ tục nhập cảnh đường bộ vào Thái có còn yêu cầu kê khai bằng giấy nữa không và có bị hỏi han gì không. Trong trường hợp có khai thì bạn khai ô "Xuất Cảnh" như thế nào vì bạn đi đường bộ nên chưa có vé và ngày ra khỏi Thái?
Chào bạn.
Cám ơn đã theo dõi. Mĩnh chia sẻ nhanh các nơi xuất nhập cảnh.
Từ Việt Nam qua Cambodia tại cửa khẩu Mộc Bài ... thủ tục tự làm cũng dễ dang... nhưng nhà xe gom lại làm giúp hành khách trên xe. Xong lấy pP ra găp anh hải quan kiểm tra ...dứng chờ kiểm tra xe. Lên xe qua cửa khẩu Cambodia cũng vậy nhân viên nhà xe gom lại làm giúp chung khá nhanh. Chở đến nơi quán ngồi ăn cơm trong khi chờ Hải quan Cambodia đóng dấu.
Từ Cambodia qua Thái Lan tại cửa khẩu Poipet ... xuất cảnh Cam và nhập cảnh Thái chẳng hỏi han giấy tờ Covid hay vé trở về gì cả. Nhanh chống và đơn giản
Từ Thái Lan qua Vientiane tại cửa khẩu Nong Khai cũng vậy ... Xuất cảnh dễ dàng lên xe buýt chạy qua cầu hữu nghị hết 30 Bath và nhập cảnh vào đất Lào dễ dàng.
Từ Lào về lại Sài Gòn phải ngang qua Cambidia lần nữa và nhập cảnh vào Việt Nam tại cửa khẩu của tỉnh Bình Phước. Tên gọi chi tiết các cửa khẩu và phương tiện xe tàu đã chia sẻ ở bài trước.
Chuyến rong chơi đi và về hoàn toàn bằng đường bộ với xe buýt, tàu hỏa , tàu cao tốc ở Lào và xe máy thuê các nơi tham quan. Giá cả ăn uống nói chung rất bình thường không đắt đỏ, xem xem hoặc rẻ hơn Sài Gòn.
 
Ấn tượng bảo tàng quốc gia Cambidia tại Phnom Penh
Thoáng qua lịch sử đất nước láng giềng đã từng đứng trước họa diệt vong đầy bi thương. Liệu sau vài chục năm thoát khỏi họa diệt chủng của Khmer Đỏ, bảo tàng quốc gia Cambodia tại Phnom Penh sẽ còn lại gì? Dân tộc Khmer đã từng có những giai đoạn kiêu hùng mà lãnh thổ chiếm trọn một vùng rộng lớn bên dòng sông Me Kong. Di sản văn hóa nghệ thuật lẫn kiến trúc huy hoàng từ đế chế Khmer để lại cho hậu thế còn mãi lưu danh.

2023_01_13_16_03_IMG_0493.JPG


Góc cổng chính bảo tàng quốc gia Cambodia. Photo Samgoshare
Samgoshare đã từng bước chân lang thang vào nhiều bảo tàng các nước mỗi dịp ghé thăm. Tính hiếu kỳ thích khám phá, bảo tàng luôn có hấp lực vô hình dẫn dắt trái tim tôi tìm về quá khứ. Những gì của bảo tàng liệu có phản ánh được lịch sử oanh liệt xa xưa.

Nơi lưu giữ quá khứ vàng son

Rong chơi trên các nẽo đường gió bụi vẫn không quên tìm hiểu lịch sử văn hóa tại mỗi đất nước. Một triều đại, một giai đoạn lịch sử, một ký ức thăng trầm đôi khi ẩn chứa trong một bức tượng. Cổ vật vài trăm năm, thậm chí hàng ngàn năm trôi qua. Quá khứ của một dân tộc may mắn còn lưu giữ đó đây trong hình hài của bảo vật. Những gì còn lại đôi khi mang nhiều ẩn đố làm đau đầu các thế hệ đời sau. Theo thông tin tìm hiểu nơi đây đang lưu giữ bộ sưu tập nghệ thuật Khmer lớn nhất. Các hiện vật sưu tập tìm được trong nhiều đợt khảo cổ đã thay lời muốn nói cho nền văn hoá, lịch sử lâu đời của đất nước Cambodia.


2023_01_13_15_47_IMG_0486.JPG

Sân vườn trong bảo tàng Cambodia. Photo Samgoshare
Sau khi ăn trưa, nghĩ ngơi đôi chút với ly nước mía ngọt lịm giữa chợ đời. Ngồi trên chiếc xe Tuk Tuk chạy từ chợ Phsar Thom Thmei đến bảo tàng quốc gia. Tôi của một chiều, lòng cứ băn khoản bước chân vào bảo tàng quốc gia tại thủ đô Phnom Pênh. Mua vé vào cổng tham quan đến mười đô Mỹ như hoàng cung. Gởi ba lô máy ảnh tại quầy có chút lo lắng. Bước nhẹ chân vào sân bảo tàng mang nét kiến trúc Khmer lẫn Pháp. Bảo tàng được xây dựng vào năm 1917-1920 trong thời kỳ Pháp đô hộ ảnh hưởng nhiều đến kiến trúc.

Thăm bảo tàng quốc gia Cambodia

Mái lợp ngói mang mau đất nung nhiều lớp xếp chống vút cao nhọn góc. Các mặt tam giác trang trí phù điêu lẫn khung hình có yếu tố hình học được sử dụng tối đa. Cột vách tường ngoài sơn màu nâu thẩm rất lạ hòa hợp với màu mái mang nét đặc trưng cổ kính riêng có. Quanh bảo tàng sân vườn cây cối xanh tươi cùng hồ nước trong xanh. Nó trang điểm thêm nét dung dị miền thôn dã, giúp người xem hoài niệm quá khứ xa xăm.

2023_01_13_14_56_IMG_5357.JPG

Các hiện vật của bảo tàng Cambodia. Photo Samgoshare
Bước chân vào bên trong bảo tàng tôi đối diện với các tác phẩm nghệ thuật Khmer cổ từ thế kỷ IV đến thế kỷ XIII. Đứng trước các bức tượng đá mang linh hồn văn vật từ ngàn xưa của đế chế Khmer. Tôi sững sờ đến bàng hoàng trước những bức không còn nguyên vẹn hình hài. Rất nhiều tượng đá về vị chân tu tuyệt đỉnh của Phật giáo. Vật liệu đá tưởng như lạnh lùng vô tri vô giác. Qua bàn tay nghệ nhân thưở xưa đã chân truyền sức sống mãnh liệt đến nhiều đời sau.

2023_01_13_15_41_IMG_5467.JPG

Góc nhỏ trong bảo tàng Cambodia. Photo Samgoshare
Phần lớn các cổ vật được tìm thấy qua khảo cổ từ di sản văn hóa Angkor Wat - Angkor Thom. Đế đô hùng mạnh vĩ đại đầu tiên của dân tộc Khmer. Tôi loanh quanh trong bảo tàng quốc gia Cambodia quan sát nhiều cổ vật thú vị. Lòng bồi hồi liên tưởng đến quá khứ vàng son oanh liệt của đất nước Cambodia. Hy vọng vào tương lai không xa, người dân xứ này sẽ tìm lại được ánh hào quang đã mất từ lâu.
 
Dạo chơi phố xá Phnom Penh bằng xe Tuk Tuk
Hôm đầu tiên có bài viết về phố đêm taị thủ đô Phnom Penh. Lý do đơn giản do tài xế xe tuk tuk lạc lối, lòng vòng qua những nẽo dường xa lạ trong đêm. Ban ngày chủ động đi từ điểm này đến điểm khác. Loanh quanh bằng xe tuk tuk từ dòng sông Tonle Sap đến chợ Phsar Thom Thmei. Dạo chợ xong lại từ đây về thẳng bảo tàng quốc gia Cambodia. Dù vô tình hay cố ý, ngồi trên xe tuk tuk vẫn quan sát được phố xá Phnom Penh sau tháng ngày xa cách. Tôi mừng thầm khi nhận ra đất nước Campuchia đang hồi sinh từng ngày.
Chợ trung tâm thủ đô
Chứng thực rõ ràng nhất lúc loanh quanh dạo chợ Phsar Thom Thmei, một nơi du khách đến thăm Phnom Pênh không thể không ghé qua. Dẫu rằng sau đại dịch Covid 19 sức mua của người dân lẫn du khách chưa phục hồi. Tuy nhiên chợ trung tâm đã được sửa sang sạch sẽ, hàng hóa trưng bày ngăn nắp trật tự. Tôi ngồi ăn tô bún bữa trưa, uống nước mía giải khát mà như đâu đó ở quê mình. Đặc sản địa phương phong phú, đa dạng. Cộng thêm nét buôn bán gọn gàng thể hiện rõ nhất về văn hóa giao thương của người Cambodia. Đặc sản côn trùng bán giữa chợ trung tâm thủ đô Phnom Penh, gặp rất nhiều lần vẫn chưa dám trải nghiệm.

2023_01_13_13_29_IMG_5284.JPG

Món ăn côn trùng đặc sản Cambodia. Photo Samgoshare
Tôi dạo một vòng quanh chợ trước khi ngủ ngồi ở ghế ngay cửa ra vào. Người dân thân thiện lẫn phong cách buôn bán dân dã góp phần tạo nên nét khác biệt tại đây. Các món ăn chế biến từ côn trùng mà tôi từng sợ hãi cũng ít xuất hiện hơn. Dạo một vòng mõi chân ngồi trên ghế trống. Trưa nắng gắt, nghỉ chân cơn gió hiu hiu mát mẻ giúp tôi ngủ thiu thiu trong thoáng chốc. Du khách trẻ vẫn háo hức tràn về selfie bên các góc chợ. Du lịch bụi phát triển, các bạn trẻ từ nhiều quốc gia tự tìm tòi khám phá. Họ đã lan tỏa sức sống vui vẻ tươi trẻ của thế hệ mới.
Phố xa Phnom Penh
Nhớ lại lúc xe tuk tuk chạy dọc theo dòng sông Tonle Sap dài ngoẵng. Cảnh quan đường phố hòa chung với sông nước rực nắng. Cây cảnh hai bên đường loang loáng pha với nét sinh hoạt giúp khách lãng du cảm giác thật an lòng. Mỗi lần sử dụng xe tuk tuk như một lần khám phá cung đường mới. Các tòa nhà mọc lên nhiều, vĩa hè đường phố tương đối rộng rãi, xe hơi đậu đầy đường. Những phút giây ngắm nhanh thành phố trên xe tuk tuk cũng quý như lúc thư giãn bên ly cà phê.

2023_01_13_10_03_IMG_5037.JPG

Đường phố Phnom Penh Cambodia. Photo Samgoshare
Nhìn thoáng qua các con đường ở thủ đô Phnom Penh đang trở mình thay da đổi thịt. Tự nhiên đưa tôi nhớ lại bàn tay năm ngón của em gái bán hàng năm nào bên chuyến xe buýt chật chội của thuở ấy. Đất nước khó khăn trẻ em luôn bị thiệt thòi nhiều nhất. Hy vọng quá trình mưu sinh đã rèn luyện thêm nghị lực cho em. Chắc em ấy giờ đã trưởng thành có ích xã hội. Lang thang với xe tuk tuk chạy thoáng qua các con phố Phnom Penh giúp tôi hồi tưởng lại những ký ức đã bỏ quên từ lâu. Bên cạnh những con đường to lớn bóng loáng vẫn còn nhiều con đường bình dị dân dã. Nơi ấy người dân buôn bán mưu sinh các thứ cơ bản cần thiết cho đời sống sinh hoạt người dân phố thị.

Creator Samgoshare Music Lara Fabian – Quedate
 
Last edited:
Viếng chùa Wat Phnom linh thiêng tại thủ đô Phnom Penh
Hôm nay lang thang tham quan thủ đô Phnom Penh từ sáng đến chiều miệt mài khá mệt. Tôi vẫn phải cố gắng tiếp tục đến một nơi rất linh thiêng không thể bỏ qua của đất nước láng giềng Cambodia. Vào cuối ngày viếng chùa Wat Phnom linh thiêng nhất thủ đô Phnom Penh và đất nước Cambodia.

Theo xe tuk tuk từ bảo tàng Cambodia đến chùa Wat Phnom trong chiều đang buông dần. Ngôi chùa Wat Phom được xây dựng từ thế kỷ XIV gắn liền với tín ngưỡng Phật giáo. Chùa nằm trên ngôi đồi nhỏ cao so vói xung quanh. Trước chùa du khách viếng thăm đang dạo chơi bên cạnh những người bán hàng rong các phẩm vật dâng cúng. Một số khách đang xuống cầu thnag bộ khá dốc ở trước chùa. Có hai hướng lên chùa, tôi vòng ra phía sau lên đường ít dốc hơn. Cây cối bao quanh xanh um mát mẻ, đông đúc người dân đến cúng bái cầu nguyện ngôi chùa linh thiêng.
Nơi chốn linh thiêng
Tín ngưỡng tâm linh của mỗi vùng đất, mỗi quốc gia luôn xuất phát từ những chuyện ban đầu đơn giản. Theo dòng lịch sử truyền lại sự ra đời chùa Wat Phnom khá ly kỳ và đậm chất tín ngường dân gian. Thiên hạ truyền miệng rằng, một ngày trời mưa năm 1372 bà thương nhân Yea Penh giàu có ra bến sông. Tình cờ nhìn thấy khúc gỗ Koki trôi trên nơi hội tụ của ba con sông, Tonle Sap, Mê Kong và Bassac. Bà nhờ dân làng vớt được, không ngờ bên trong cây gỗ có 4 tượng Phật nhỏ bằng đồng, một tượng đá cẩm thạch và tượng thần Vishnu. Bà tin vào thần Phật phù hộ độ trì thuê đắp ngọn đồi và xây ngôi chùa nhỏ bằng gỗ dành thờ cúng các “ báu vật” ấy.

2023_01_13_16_44_IMG_5480.JPG

Chùa Wat Phnom tại Phnom Penh Cambodia. Photo Samgoshare
Nhờ các nhà sư gia trì ban phước và họ đặt tên am thất là Wat Phnom. Nguyên nghĩa Phnom là đồi và Wat là chùa. Dần dà theo thời gian, người dân Cambodia tha phương cầu thực rời bỏ cố đô Angkor Wat vì hạn hán. Họ cư trú xung quanh vùng này có thói quen gọi khu vực này là Đồi bà Penh. Lâu ngày trở thành tên gọi Phnom Penh như ngày nay. Chuyện đặt tên tương tự như tên gọi “ngã tư Bảy Hiền” ở Sài Gòn. Thuở trước khu vực này chỉ đường mòn và ruộng lúa. Ông Bảy Hiền giàu có bố thí giúp đỡ người nghèo khó. Tại khu vực này người dân quen miệng gọi luôn thành địa danh.
Chùa Wat Phnom
Leo lên chùa gặp người dân đang dâng lễ vật cúng bái trong đền bên cạnh chùa Wat Phnom. Ngôi chùa nhỏ có hai con linh sư phía trước, mái trước tam giác được xây dựng lại váo năm 1926. Cây phướn có dãi vải vàng đang treo cao cùng chiếc trống dài nằm bên phải. Bước vào trong chùa, tường được vẽ trang trí khéo léo. Bức tượng Phật bằng đồng đang ngồi tĩnh tọa uy nghiêm. Người dân kính cẩn vào hành lễ cầu xin ban phước lành. Chọn cho mình một góc, tôi ngồi yên trong không gian yên tĩnh mát rượi thư gián trong chiều đang buông nắng ngoài kia. Mặc cho không thời gian có trôi qua bao lâu, nghĩ chân và an tĩnh riêng mình.

2023_01_13_16_51_IMG_5497.JPG

Nội thất chùa Wat Phnom tại Phnom Penh Cambodia. Photo Samgoshare
Thời gian sau bước ra ngoài sân, từ đây nhìn bao quát xuống đường, chiều vãng khách bán hàng rong. Bên cạnh chùa Wat Phnom còn ngôi đền thờ thiêng rất nhiều người thấp phương đến cúng bái cầu xin. Họ dâng mâm hoa quả nhỏ, thắp đen cầy, thắp hương cúng Phật cầu nguyện. Vài tình nguyện viên hỗ trợ giúp làm lễ thành kính.

2023_01_13_17_00_IMG_5525.JPG

Bảo tháp vua Phohea Yat phía sau chùa. Photo Samgoshare
Phía trước có vài am miếu nhỏ đông người quỳ van vái. Tản bộ ra phía sau có vài bảo tháp đã cũ kỹ. Một bảo tháp lớn nhất chứa tro của vua Phohea Yat (1421-1462). Người đã ra lệnh di dời kinh đô từ Angkor về Phnom Penh. Hàng năm theo lịch Tết mừng năm mới của người dân Khmer. Khu vực chùa Wat Phnom trở thành trung tâm của các lễ hội tại thủ đô Phnom Penh.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,679
Bài viết
1,135,101
Members
192,376
Latest member
Luluannghi
Back
Top