What's new

Rong ruổi biên thùy - Chuyến đi về hai cực của tỉnh Lào Cai

Rong ruổi biên thùy - Chuyến đi về hai cực của tỉnh Lào Cai

Văn người ảnh ta vậy. Chuyến đi theo con đường dọc biên giới phía Bắc của hai huyện Mường Khương và Bát Xát, tỉnh Lào Cại

Rong ruổi biên thùy - Chuyến đi về hai cực của tỉnh Lào Cai

Written by Quicshoot


Đêm thứ Năm, một ngày lạnh lẽo giáp Tết, khi đã ngồi lắc lư trên chuyến tầu đêm đi Lào cai, tôi mới được người bạn đồng hành báo cho biết chi tiết lộ trình của chuyến đi. Chúng tôi chỉ có 3 ngày để chinh phục cực Bắc và cực Tây của tỉnh Lào cai.

Mình sẽ đi Pha Long vào sáng mai khi xuống tàu. Pha Long Cực Bắc Lào cai 22o5 1' vĩ độ Bắc thuộc huyện Mường Khương. Người bạn đường mới gặp lần đầu thầm thì trong nhịp xe lửa, bên tập bản đồ chi rất chi tiết chỉ có ở một người từng vượt qua hàng vạn dặm đường.

Nhưng chúng tôi không chỉ có hai người. Một thành viên mà sau này dấu ấn để lại trong suốt chuyến đi đang đợi chúng tôi ở Lào cai.

6h sáng tầu đến Lào cai, thành viên thứ 3 của nhóm đã tới. Tôi cũng mới chỉ gặp mặt lần đầu. 2 “giấc mơ” (xe Dream) đã rất tàng phải cõng chúng tôi vượt qua cung Lào cai – Bản Phiệt – Tà Lạt – Của Chủ - Thanh Bình – Mường Khương – Lùng Pau – Tả Ngải Chồ - Pha Long – Dìn Chin.

Khi bắt đầu một chuyến đi có lẽ bao giờ người ta cũng mang theo tâm trạng háo hức. Tâm trạng lây cả sang 2 “giấc mơ” dù đã qua tuổi “dậy thì” vẫn cõng chúng tôi băng băng trên đường thiên lí với lỉnh kỉnh ba lô đồ cá nhân, túi ngủ và tất nhiên là “Súng ống” (Máy ảnh). Trời mù mịt sương, có lúc hóa ra mưa nhỏ. Nhưng mặt đường tốt. Không lý do gì không mát tay ga một chút.

Đã thấp thoáng những điểm muốn dừng lại “bắn tỉa”. Nhưng đừng có lo mất đi cái khoái của một chuyền đi bằng “Bình bịch” khác hẳn với đệm êm trên xe ô tô máy lạnh là được thoái mái bắn tỉa dọc đường.

Không biết trong suốt chuyến đi này, chúng tôi sẽ được hưởng bao nhiêu trong 7 kiểu và 12 loại sinh khí hậu. Do tính trùng lặp thì phân thành 10 kiểu sinh khí hậu và 43 khoanh vi khí hậu. Chỉ mới kịp thấm cái giá lạnh thì trong mịt mờ hơi sương ngay bên lề quốc lộ 4D một khu chợ nhỏ họp sớm. Chợ bản Phiệt. Đa số là người Mông trắng. Ở miền núi bao giờ cũng vậy, chợ chính là ngày hội lớn nhất. Cả tuần làm việc chỉ để đến phiên chợ. Những bộ quần áo đẹp nhất, sặc sỡ nhất cũng dành để đi chợ. Cả nhưng việc quan trọng trong một đời người như chọn vợ, chọn chông cũng có thể quyết định trong một phiên chợ. Và ngay cả chuyến đi của chúng tôi cũng là hướng tới nhưng phiên chợ. Rồi! Rồi! Sẽ đi chợ Pha Long sáng thứ 6 và rồi rồi sẽ đi lên Y Tý để kịp phiên chợ Mường Hum sáng Chủ Nhật. Chúng tôi chụm đầu thầm thì bên tấm bản đồ trong mỗi chặng nghỉ.

Ở đây tôi gặp cả nhưng em bé mới 1 tháng tuối cũng nằm trong địu theo mẹ ra chợ. Chợt nghĩ tới những đứa trẻ thành phố nếu 1 tháng tuổi thì ôi thôi còn kiêng kỵ đủ thứ. Chúng nó có được tắm trong sương lạnh như thế này không? Có lẽ bản năng đã tạo ra chúng để thử thách với nhiệt độ trung bình từ 23oC đến 2oC, lượng mưa trung bình từ 1.400mm đến 1.700m. Trên lưng những người mẹ trẻ mà nhìn thoáng qua chỉ như mấy cô học sinh nhỏ ở thành phố. Chúng ngủ ngon lành mà hương không khí náo nhiệt vui tươi của một buổi chợ (Còn tiếp)
 
Chợ bản Phiệt bên đường


527437128_542a9c596a_o.jpg




Đường đi Pha Long

527437136_cf72a83a8b_o.jpg
 
Những cung đường uốn lượn rồng rắn dưới tay ga đã ngủ yên lâu ngày bởi nhưng bận bịu, lo toan đời thường nay đã vào nếp, đã thức dậy sự tự tin lướt qua những khung ruộng bậc thang dày đặc. Sẽ qua lại ! Sẽ quay lại vào mùa lúa chín, chúng tôi thầm thì với nhau mỗi khi chộp được một nhóm trẻ H’Mông bên đường hoặc một thung lũng trù phú. Lời hứa sẽ quay lại của chúng tôi có khác gì một phần thường vô hình cho những con người đã bỏ bao công sức đẽo gọt không biết bao nhiêu đồi núi. Người bạn đường mà bước chân đã từng qua nhiều miền đất nước cũng phải thốt lên thán phục sự cần cù của đồng bào dân tộc ở đây: “Không ở đâu nhiều ruộng bậc thang như nơi đây ! ”

Giờ đây khi mọi sự còn êm xuôi, xe bon bon trên đường, quần áo khô ráo ấm áp, súng ống chạy “rốt đa” ngon lành ở chợ bản Phiệt. Cả nhóm chúng tôi đều hào hứng. Không ai biết điều gì đang chờ đợi chúng tôi.

Nếu mọi việc đều chỉ có vậy, nếu mọi cung đường đều uốn lượn êm ái như vậy, ruộng bậc thang trù phú như vậy, chợ đồng bào dân tộc vui vẻ sặc sỡ như vậy etc.. bạn sẽ còn lại gì sau chuyến đi? Và sau nhiều năm bạn sẽ còn nhớ gì về chuyến đi đó?

Chúng chỉ làm tôi thêm nhớ Mù Cang Chải. Hai người bạn đường của tôi thì cười nói “Đó là Mù Cang Chải của bác 6-7 năm về trước bác ơi ! Bây giờ đường đi dễ rồi đâu còn thách thức gì nữa”. Nhưng sẽ là có lỗi nếu sớm quên thung lũng Dìn Chin tuyệt vời, sẽ là có lỗi với phiên chợ biên thùy Pha Long trong ánh nắng trói gắt ngay từ sáng sớm, sẽ là có lỗi với những người lính biên phòng đã cho chúng tôi ngủ nhờ đêm đông trong cái lạnh mà nói ra đây ít người tin. Ở đó lạnh tới mức chị hàng cơm suốt ngày rửa bát rửa rau với nước lạnh có thể thò tay vào nồi nước đang luộc trứng lầy ra mà không vấn đề. Không tin phải không? Tôi cũng thấy khiếp. Nhưng chị chủ quán nói không sao mà. Tôi cũng liều nhúng tay vào nước lạnh ở đó rồi lấy 1 chén nước rót từ trong phíc thử vào tay mình. Ôi trời !!! Không vần đề. Rồi chị nhẹ nhàng khẳng định bên này rét thế này thì Sa pa chắc phải có tuyết rơi. Tôi sẽ quay lại ! Chúng tôi sẽ quay lại !

Mọi thách thức nằm ở cung đường thứ 2. Gần 2h chiều thứ 7, chúng tôi men theo hữu ngạn con sông Hồng. Chúng tôi phải chinh phục cung Lào cai - Bát xát – Trịnh tường – Bả Vược – A Mù Xung – Y Tý. Lúc thì bò trên sườn của dãy Hoàng Liên Sơn đồ sộ, lúc lại lang thang ở các vùng thấp chủ yếu là thung lũng dọc ven sông, ven suối lớn địa hình máng trũng có bề mặt dạng đổi. Bên cạnh thung lũng dọc sông Hồng là các thung lũng nhỏ hẹp bị bao bọc bởi các sơn nguyên, dãy núi đây là nơi cư trú của các dân tộc Tày, Thái, Nùng, giãy, Lự, Bố y, Mường, Dao, Hà Nhì, Phù Lá, Kháng La, La Chí....

Chúng tôi đang đi trên những gạch chấm của đường biên giới. Chúng tôi muốn tới được nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt, muốn tới được nơi có người Hà Nhì sống.

Sau này nghĩ lại, tôi thấy thật có lỗi với người bạn đường vì lo lỡ độ đường, trong ánh ngày tắt nhanh vùn vụt, trong sự hụt hơi của hai “Giấc mơ”. Tôi đã vội thúc mọi người đi sớm làm lỡ dịp trên 1 bờ vực dựng đứng, anh muốn “tè” sang bên kia biên giới.

Những đoạn đường “siêu” hiểm trở đã làm chúng tôi lạc lối đến với Lũng Pô “Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt”. Nơi không chỉ là truyền thuyết mà thực tế có một cây cầu thiên tạo vào mùa nước cạn sông Hồng nơi đó 1 bên Việt, 1 bên Trung thắt lại bởi 1 phiến đá chỉ còn là một khe hẹp dân chúng vần thường qua lại khi xưa. Vậy là tôi sẽ phải quay lại nơi đó vì trong tôi một phần lớn lên nhờ nguồn nước con sông này.

Từ Trịnh Tường con đường không còn là một trò chơi nữa rồi. Những con dốc dựng đứng 1 km không có khúc quanh. Mặt đường như đã bị lãng quên từ một thủa nào. Những bờ vực sâu hun hút. Gió núi hú lên dưới vành mũ bảo hiểm đã đưa chúng tôi lạc bước Lũng Pô. Chỉ còn cách A Mù Xung một quãng. Mới gần 5h chiều (5h chiều ở miền núi không còn sáng sủa lắm đâu) lại mang tâm trạng của một kẻ lạc lối. Rồi ! Thế là sẽ không có đồn biên phòng, khác với 2 người bạn đường chu đáo và kinh nghiệm. Tôi không có túi ngủ.

Khi còn cách A Mù Xung vài cây số chúng tôi gặp một người thợ mộc quê ở Yên bái lên đây làm việc để hỏi đường đi Y Tý. Thông tin không được mấy rõ ràng. Rồi một ông già Mường to béo xuất hiện. May sao ông nói được tiếng kinh (Kinh nghiệm: Đi miền núi nên hỏi đương đàn ông. Ở miền núi phân đông con trai được đi học). Hai người bạn đường ranh mãnh hay tốt bụng tôi không rõ gạ ông già cho ông đi nhờ xe về A Mù Xung vừa để hỏi đường vừa để thăm dò xin ngủ nhờ.

Thung lũng A Mù Xung đã hiện ra dưới chân. Ngôi nhà mái tôn xanh của ông già người Mường hiện ra be bé. Còn bao xa đến Y Tý ông ơi ! Lời ông lão bồng bềnh trong gió núi. “Phải đi 10km nữa, mất 1 tiếng rưỡi tới nơi”. Tôi nhao nhao phản đối. “Ông ơi sao có 10 km mà đi lâu thế. Đường thế nào hả ông. Cháu tưởng chỉ đi 1 tiếng là quá đủ rồi”. Bằng tiềng Việt không sõi ông trả lời “Đường thế này thôi, đá to hơn, phải vượt qua ngọn núi kia, ông chỉ tay …Nếu đi nhanh thì 1h đến được”.

Lúc này đã hơn 5h30. Hai “giấc mơ” lại lên đường. Trong ánh chiều trạng vạng. Ai biết điều gì sẽ đợi chúng tôi phía trước nếu bẹp lốp trên đỉnh núi này. Tôi không muốn để lỡ độ đường. Nhưng cũng không thể đi nhanh . Nếu có xòe ở phố HN thì người bạn đường ngồi sau (Con gái) cũng chỉ mất duyên tí tẹo thôi. Nhưng nếu xòe ở đây á…Bố Mẹ có thương lên tìm được xác, mang được xác về cũng không dễ và tốn kém đấy. Đi cho tập trung trong đầu tôi luôn nghĩ vậy. Và nhưng đỉnh núi đã chứng minh đúng như vậy.

Tôi và hai người bạn đường bình tĩnh nói với nhau gắng vượt qua sườn bên kia quả núi này sẽ thấy mặt trời. Trời sẽ sáng hơn. Giờ đây lúc nào chúng tôi cũng chỉ đi lên. Không biết đi lên trời thật thế nào ? Có ai biết không ? Nhưng thực sự chúng tôi đang trong cảm giác đó. Không phải ngọn núi trước mặt lúc ông già Mường chỉ như chúng tôi nghĩ. Trời thì tối rất nhanh, lạnh rất nhanh. Có khi tôi đi lên 1 con dốc thấy không thể nào còn đường đi lên nữa .. Vậy mà vẫn còn, núi này tiếp núi khác. Bụng đói rồi, xe “chảy” rồi, toàn gào số 1. Đến Future Neo hay Jupiter cũng chảy” nói gì 2 em “Rim” già. Cuối cùng chúng tôi đã đi qua quả núi cao nhất, xa nhất, chỉ thấy mờ mờ trong sương lúc còn ở A Mu Xung. Chúng tôi đã không hiểu đúng ý ông già Mường. Không một bóng người. Không một ánh đèn. Huyện cực Tây Lào cai ở đâu? 103o31' kinh độ Đông thuộc xã Y Tý huyện Bát Xát ở đâu? Nơi cao nhất có dân ở của tỉnh Lào Cai ở đâu?
 
Đến cả thành viên dày dạn nhất cung thốt lên Y Tý đây rồi. Như thường lệ chúng tôi nơi chúng tôi mò đến đầu tiên là Đồn biên phòng Y Tý. Nói không ai tin nhưng chiến sĩ biên phòng đầu tiên mà chúng tôi gặp cũng đã bị Y Tý hóa đang ngất ngư. Cái lạnh và tập tục “Việc không thể từ chối” ngấm vào bất cứ người đàn ông nào đặt chân tới đây. Như tổ tiên họ hàng thế kỉ. Mà không phải 1 mà là 2-3 chiến sĩ và 2 người đàn ông bản sứ vừa tan một chầu.

Người chiến sĩ trực ban không trong nhóm này. Anh lạnh lùng tiếp chúng tôi, nhắc nhở những qui định vùng biên, giữ CMT, tử tế chỉ cho quán ăn, nhã nhặn cho biết chưa chắc được ngủ đồn biên phòng.

Thôi mặc xác, đến đâu hay đến đó. Măm măm cái đã. Tối lắm rồi, lạnh lắm rồi, đói lắm rồi. Thành viên nữ lại sớm phát huy tác dụng. Chẳng khác nào Google. Tin mừng “Có cơm”. Lợn cắp nách đảo cháy cạnh. Canh rau cải chịu chẳng biết loại cải gì. Tươm quá rồi. Trong cái quán người Dao nhỏ bé, cái lạnh thấm qua áo bu dông 3 lớp, thấm qua áo lông vũ khéo cả nhóm và cả anh chủ quán quây quanh bếp hồng. Chỉ có chị chủ quán và một cô gái cùng bán hàng lúi húi nấu nướng, kể về các loại thức ăn, kêu ca vì khó kiếm được gà chân vàng để thắp hương (Vùng này toàn gà chân trì). Trong ánh bập bùng của bếp lửa tôi sớm chú ý đến cô gái. Giọng nhè nhẹ suýt xoa kêu rét. Trang phục Kinh 100% (Sau này được biết cô là người Dao). Sở hữu một vẻ đẹp hiếm gặp lạ lùng.Không có từ gì miêu tả vẻ đẹp đó chính xác hơn là “Bông hoa của núi rừng”. Có biết bao nhiêu vẻ đẹp mà ta từng gặp trong đời, từng làm ta đam mê, lú lẫn và lạc bước. Sẽ đều dừng bước ở đây nếu so về độ thuần khiết. Không một sự trợ giúp nào của trang phục, ko đồ trang sức. Nước da trắng .. chỉ có ở độ cao trên 2000m so với mặt biển, dáng người cao vừa phải. Lấp lánh trong ánh lửa quán nhỏ biên thùy là vẻ đẹp lạ thường của đôi mắt, hàng mi không quá dài nhưng cong hơn cả Đan Lê (Bản tin thời tiết) man mác buồn, xa xa. Như thể ở đây mà lại không thuộc về nơi này. Thật tiếc Nikon ko có ISO thật cao. Người bạn đường đâu phải tay mơ, cũng đã sớm nhận ra hương rừng, sắc núi. May mắn hơn nữa như lời anh bồng bềnh trong gió núi ở một chặng nghỉ “Sáng hôm sau bỏ chiêc mũ len tầm thường. Cô gái đẹp hơn bội phần”. Với tôi cô là cực Tây – Lào cai.

Dẹp! Dẹp! Đẹp cũng dẹp. Chén cái đã đói lắm.2 bát thoắt cái trôi cùng lợn cắp nách mềm mượt, ko một chút mỡ . Ăn thịt mà như ăn môi con gái. Thế mới biết. Mẹ bố cái loại thịt lợn hôi rình nuôi bằng cám con cò. Nó hại không biết bao nhiêu xúc giác của loài người không biết.

Câu chuyện xoay quanh cái đang vây bủa khắp nơi. Cái lạnh. Rồi dịp nào có tuyết roi, có băng, bên kia biên giới là tỉnh nào, có mua được thịt trâu xấy không.

Bữa ăn vụt trôi qua, tạm mang theo phần mệt nhọc của cung đường. Mang đến niềm nuối tiếc Lũng Pô “Nơi con sông Hông chảy vào đất Việt”. Và dĩ nhiên cũng mang đến “Căng da bụng, trùng da… mọi nơi”

Quay lai đồn biên phòng Y Tý nhận tin từ trối cho ngủ nhờ. Phải mò đi tìm nhà nghỉ chị Mỷ hội trưởng hội phụ nữ xa Y Tý. 2 giấc mơ gắng gượng những mét cuối đến căn nhà sàn to rộng vang tiêng Karaok.

Một khuôn mặt phụ nữ Dao tròn vành vạnh với giọng kinh lơ ló đón chúng tôi. Bọn con gái HN mà thấy mác quần “Zin” của chị chắc là phát rồ lên. Chúng nó giỏi lắm chỉ dám gắn vào hai bên mông “Be Be”. Chị hội trưởng hội phụ nữ xã Y Tý chơi hơn nhiều. Dù đầu 3 đít có lẽ vô hạn mà dám gắn trên mông quần chữ “SEX” to tổ bố thì các em HN ko khóc sao được.

Dẫm chân lên sàn gỗ nhà sàn thì lại phải kinh ngạc một lần nữa. Lạnh tới tận xương. Không thể đừng yên một chỗ. Phải liên tục nhảy nhót trên sàn. Lo sốt vó ngủ thế nào được. Nhưng Trời Phật phù hộ chúng con. Ở đây có chăn đệm đầy đủ.

Thành viên nữ tiếp tục phát huy tác dụng. Nhanh tróng sắp xếp vụ ngâm chân nước muối nóng. Ngạc nhiên chưa.

Lôi súng ống ra xem lại những gì “Bắn” được. Ko nhiều đâu. Cung đường vất vả quá mà, dân cư lại thưa thớt. Khoe với chị chủ nhà và cô con gái nhỏ. Dọc đường có những cảnh tuyệt đẹp nhưng ánh sáng ngày tàn.

Chợt có tiếng sột soạt trong 1 góc nhà kèm tiệng ho ngắn. Chị chủ nhà giải thích “Con trai” chị. Giống 1 chiếc ổ chó hơn. Nhìn kỹ thấy 1 đưa bé trai hơn 10 tuổi co ro trong một cái ổ bằng 2 chiếc chăn bông. Chị nói “Nó quen ngủ vậy rồi, ko bắt nó ngủ giường ,ngủ đệm được”. Giớ thì mắt dịp thật rồi. Lùng nhùng trong đầu giọng kể chị kể về bài thuốc là của người Dao. 2 em ‘Giấc mơ” cùng đã yên giấc dưới gậm nhà sàn. Mong hai em đủ sức cõng chúng tôi sáng mai vượt tiếp cung Y Tý- Ngải chồ - Dền sáng – Mường Hum – Bản xéo – Mường Vi – Bản vược – Bản vai – Lào cai.
 
Dưới chân mình là nhà cửa của anh bạn hàng xóm Trung Quốc (muốn tè ở đây nè)


IMG_6444.jpg
 
Thiếp đi trong mệt nhọc, nhưng nhanh chóng bị cái lạnh ghê người đánh thức. Mặc dù đã đắp cả 1 chiếc chăn + áo lông vũ và 1 chiếc bu zông 3 lớp vẫn cảm thấy cái lạnh hiển hiện đâu đó, trâm chích, luồn lạch.

Đầu óc lại lùng bùng giữa những giấc ngủ ngắn, những tên địa danh mơ hồ, cảnh đẹp hoang dại với ruộng bấc thang va những con suối uốn lượn. Hoàng Liên Sơn trùng điệp mù trong sương, nhưng bản làng nghèo khổ như tự hàng bao thế kỷ trước, những đứa trẻ mũi dãi vòng quanh, cởi truồng 4 mùa, ngây thơ và trong sáng lại như hiện lên trong khuôn ngắm.

Đêm như thế chầm chậm trôi qua. Tôi và người bạn đường thức dậy sớm. Thành viên nữ vẫn khò khò. Phải nhảy nhót một lát tôi mới cảm thấy ấm người lên. Rồi cả nhóm lại nai nịt chuẩn bị lên đường.

Ấn tượng duy nhất trong buổi sáng Y Tý là giọng loa phát thanh rất to một giọng hát nam cao người dân tộc hăng say như thể chưa bao giờ được hát dù không nhạc đệm và lời bài hát cũng vô cùng đơn giản gần như chỉ một điệp khúc duy nhất “Lêu ô lêu ô lêu ồ lêu êuuuuuu…..”

Chỏn Ẻn, bản Hà nhì cách Y Tý khoảng 3 km vừa hỏi các lán làm đường. Khi cách bản 1,5km thấy một ông lão ngồi buồn thui trơ vơ trên sườn núi gió lạnh, im lìm như đã ngồi đó tựa bao giờ. Bản nhỏ hiện ra sau một triên dốc thấp không mấy khác so với hình dung của cả nhóm theo một số tài liệu ít ỏi về một dân tộc có nguồn gốc từ Vân Nam Trung Quốc.

Bản vắng tanh. Gần như ko có người. Những căn nhà tường “Trình” bằng đất có khác xưa đôi chút. Không còn mái vòm bằng đất. Mái được lợp bằng ngói Xi măng hoặc lợp rơm rạ. Nhưng vẫn mang đậm dáng dấp của hang động nhiều hơn. Cửa ra vào chỉ cao hơn 2 cái máng lợn một chút. Hoàn toàn không có của sổ. Bước vào một căn nhà cuối bản theo lời mời của anh chủ nhà. Chưa thể quen với bóng tối. Chỉ một vài lỗ thông hơi nhỏ và 2 bếp lò cháy đỏ. Dần dần tôi nhận ra không ít người trong nhà. Người vợ thể hiện rõ uy quyền thống lĩnh trong gia đình Hà nhì. Trông chị nấu nương, cười nói sinh động hơn hẳn ông chồng ngồi co ro trên tấm nửa là phản nửa la sạp bao phủ gần 2/3 sàn nhà. Người chồng trong gia đình Hà nhì chỉ có vai trò phụ, ko đi làm chỉ ở nhà trông con uống rượu mà lại ko phải nấu nướng (Biết thế lấy vợ Hà nhì). Ngồi thu lu trên tấm phản khuôn mặt xị dài chỉ chứng tỏ một điều duy nhất là buồng gan đang bị “chất cay” gặm mòn. Nhưng anh là người duy nhất nói được tiệng Kinh trong nhà (Ở miền núi phụ nữ bận rộn đi làm, chỉ đàn ông là nhàn hạ nên cho đi học). Anh ngỏ lời “Mời anh ở lại dùng cơm với gia đình”. Hay chưa ko phải đi làm, chỉ ở nhà uống rượu, trông con lại còn muốn mời ai vào nhà chơi,dùng cơm thì mời. Giời ơi! Sướng thế không biết.

Hiếm có vật gì cầu kỳ như một chiếc mũ trẻ em Hà nhì. Đã bao ngày, bao cuộc đời , bao thế hệ, có lẽ mạch nguồn cuộc sống khổ cực thiếu thốn nhưng trong sáng, ngây thơ vẫn chảy trong họ dù bên Vân nam hay lẫn trong bộ tộc Lào sủng hay trên triền núi cao Y Tý này . Thật mừng đầu bản có bể nước sạch Unicef.

Đường về lại Y Tý, trơn lầy hơn. Vẫn ông già ngôi im lìm, như thể mọi việc ở đời ông đã làm xong. Như thể ông đã sai trái việc gì bị bà vợ Hà nhì uy quyền đuổi ra đây ngồi chịu phạt.

Ko có ăn sáng. Quán nhỏ quá tải. Rã biệt “Bông hoa núi rừng”. Thôi đành mang bụng đói lên đường cố đến được chợ Mường Hum cho sớm. Hôm qua leo dốc thì hôm nay đổ dốc. Người thì nhịn được nhưng 2 “Giấc mơ” thì ko, phải kiếm nơi đổ xăng. Tìm được nơi đổ xăng lại gặp lái xe Uaot Tráng A Vàng – 099220210 khẳng định sẵn sàng nhận mọi hành trình trong vùng “Xe này đi đâu chẳng được” Anh nói. Tin quá đi chứ. 2 “Giấc mơ” này đổ đầy xăng vào đi đâu cũng được nữa là.

Nhưng ở đời ko phải cái gì cũng suôn sẻ. “Xòe” là cái chắc nếu đổ những con dốc thế này mà ko tập trung. Có lẽ hôm qua trời tối đã che dấu 1 phần mặt đường xấu giúp ta dễ đi hơn chăng. Ban ngày nhìn rõ đá to, đá nhỏ lại khó. Khoảng 10 km từ Y Tý thì ôi thôi cảm giấc tay lái biết rằng thế là “Xì” rồi. Trơ vơ trên một quả núi mà 90% cây cối bị sương muối tàn phá, im lì chỉ âm thanh róc rách của 1 khe nước nhỏ. Lốp sau bẹp dí. Bây giờ một xe phải quay lại Y Tý đón người lên sửa. Thành viên nữ kể về kỳ tích đi xe bánh sau ko hơi trong 1 chuyến đi nào đó. Mất cả tiếng đồng hồ mới gọi được người thay xăm.

Xong rồi lại phới. Mường Hum lại vẫy gọi. Mọi người nghĩ chuyến đi phải có gì trúc trắc mới vui. Bây giờ thì ổn rồi. Nhưng ..vận rủi ko buông tha. Chỉ được 2km khi xe bắt đầu vào một vạt rừng già thì lại lạng đi báo hiệu vụ xịt lốp thứ 2.

Đại ngàn thâm u và kỳ bí biết quay đầu lại hay tiến lên. Thôi đành tháo chân van đi ko xăm vậy. Cô gái chuyển sang xe kia. Nắng sớm ko xuyên được qua lá rừng mang cái lạnh ập đến. Lại đổ dốc, băng qua ngầm, những vũng lầy nhưng lần này bằng “Vành”. Tay và vai ê ẩm, xe dằn trái, dằn phải, lạng trượt như sắp búng người xuống chân dốc hoặc ném xuống vực bất cứ lúc nào. Chỉ 10 km/h thôi là khó khăn rồi. Ko còn lơ đẵng ngắm cảnh. Mọi giác quan đều tê đi. 2 người bạn lặng lẽ chạy sau như một nguồn động viên vô hạn “Ko bị bỏ rơi giữa rừng già”. Lầm lũi như thế 15km tới được khu chợ nhỏ có nơi sửa xe. Thế là lại lỡ hẹn chợ Mường Hum. Tới nơi chợ đã tàn. Nắng đã đỉnh đầu rất khó chụp.

Dù vậy Mường Hum có thể coi là Đông Xuân của vùng Tây Lào Cai. Khu chợ rất lớn buôn bán, ăn uống sầm uất. Đủ mọi sắc phục đân tộc. Mông Trắng, Mông Đen, Mông Hoa, Dao, Hà Nhì, ….

Trên cây cầu sắt bắc qua con suối đầy sỏi cuội, 2 hàng thiếu nữ Dao trẻ trung tươi tắn đi chơi chợ như thể đón chúng tôi những sứ giả tò mò lạ lẫm với lỉnh kỉnh những thứ “Dài dài đen đen” chĩa vào mặt các nàng. Làm các nàng e dè, thẹn sợ.

Giờ đây đường về sao nhanh quá, thêm nhưng con dốc khó đi hơn, nhưng mọi thứ như muốn núi kéo lại. Chia tay thành viên nữ “Google” của nhóm tại Lào cai. Trơ lại 2 gã đực rựa im lìm trong quán ăn sân ga đợi tầu đêm về Hà nội. Cảm xúc lẫn với lời bài “Nigh Train- Gun’N’Roses” vang lên. Rồi chia tay người bạn đường trên sân ga Hàng cỏ để nhớ lại những chuyến đi cô độc

“Có lần tôi thấy một người đi
Chăng biệt đi đâu nghĩ ngợi gì
Một mình cô đơn trong bóng lẻ
Một mình làm cả cuộc phân ly”

Đề tặng thành viên thứ 4 người đã khởi sương chuyến đi, nhưng lại không tham ra.
Đề tặng người bạn đường chưa 1 lần đánh răng trong suốt chuyên đi
Tặng thành viên nữ biệt danh “Google” của nhóm
 
Bản người Hà Nhì

BatXat07_Ban Ha nhi.jpg


Một cậu bé người Hà Nhì

BatXat07_Cau be Ha Nhi.jpg


Một cô gái Hà nhì đứng bên cửa

BatXat07_Co gai Ha nhi.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,751
Bài viết
1,136,920
Members
192,581
Latest member
oldgmailacc7
Back
Top