What's new

Sách hay trên đường phượt

Trích "Race to Dakar", trang 14

"Tôi biết giải Dakar rất khắc nghiệt. Tôi biết nó sẽ kéo dài 15 ngày. Tôi biết giải đua bao gồm ô tô, xe tải, xe máy, các phương tiện cứu trợ, máy bay trực thăng và nhân viên tổ chức, tất cả khoảng trên 1000 người. Thế nhưng tôi không có khái niệm nào về độ khó khăn, quy mô cũng như giải đua được tổ chức ra sao cho đến khi chúng tôi đến khu tập trung trên sa mạc Sahara

Tôi đi lang thang xung quanh khu tập trung. Quy mô tổ chức lớn hơn rất nhiều so với những gì tôi từng tưởng tượng. Ở một góc sân bay, một chiếc máy bay vận chuyển Hercules loại lớn được cải biến thành nơi làm việc của 27 phóng viên. Với điều hoà không khí riêng biệt, nó được thiết kế sao cho bụi sa mạc không thể chui vào được

Khu tập trung giống như một trại hoá trang. Các hoạt động diễn ra ở khắp mọi nơi, tương đối hỗn loạn. Và mọi sự tập trung, chú ý đều đang dồn về khu vực đón những người từ đường đua trở về. Chúng tôi ngồi đợi 4 tiếng cả thảy. Sau đó, trước khi chúng tôi có thể nhìn thấy bất cứ điều gì, tiếng động cơ yếu ớt của một chiếc motorcycle vang rền qua làn bụi sa mạc. Một phút sau đó, chúng tôi nhìn thấy ánh đèn pha và chiếc xe máy đầu tiên phóng đến, một chiếc Yamaha do David Fretigne điều khiển, đó là người thắng cuộc trong chặng đua này

Trời bắt đầu tối, nhưng chỉ có vài xe máy trở về khu tập trung. Mọi người đều biết rằng khu vực này sẽ được dọn đi đến địa điểm khác trước Tichit (một địa danh trên đường đua - chú thích). Vài người đua xe máy đang bắt đầu gào lên với ban tổ chức rằng người ta đang chết dần chết mòn trong cái mớ hỗn độn trên sa mạc nếu ban tổ chức không làm một cái gì đó ngay lập tức

Chứng kiến điều này, tôi tự hỏi bản thân liệu tôi có thực sự muốn tham gia vào sự kiện điên rồ này. Trong lúc đó thì một chiếc KTM xanh của đội Gauloises về đến. Đó là Alfie Cox, một huyền thoại Dakar mà ngày sinh của anh đúng vào ngày hôm nay.

"Đó là một ngày thật sự vất vả", Alfie hồ hởi nói "Rất căng thẳng, tầm nhìn thấp, và rất nhiều cỏ lạc đà (Camel grass). Sẽ có nhiều người phải đến đêm mới trở về được. Cỏ lạc đà trải dài suốt đường đi, có nghĩa là khoảng 500 cây số chỉ toàn cỏ lạc đà"

Những đám cỏ lạc đà là dấu hiệu quen thuộc trong những chặng đua trên sa mạc. Thông thường thì một đám cỏ rộng khoảng 3 feet và cao 2 feet sẽ rất khó đi, người đi mô tô rất dễ ngã và ô tô thì bị tắc lại. Tôi hỏi Alfie tại sao đi xe giữa những đám cỏ lại khó khăn đến vậy. "Chẳng có gì để bạn nhận ra lối đi", anh ta nói "Lên, xuống, lên, xuống. Bạn không thể tiến. Số 2, số 1, số 2, số 3. Và nếu bạn đâm vào nó thì bạn bay lên không trung"

Trong khi Alfie mất 9h và 23 phút để hoàn thành chặng đua dài 669 km từ Zouerat đến Tichit - chỉ 7 phút chậm hơn Fretigne - hầu hết những người đua mô tô khác phải tốn 24 giờ đồng hồ. 9h tối, còn hơn 80% những người đua còn vật lộn trên sa mạc. Trong số đó rất nhiều người xe đã cạn xăng bởi vì họ không nhận được tin có một thêm điểm checkpoint (là nơi để đổ xăng)

Nửa đêm, những người tổ chức nhận thấy rằng họ đang gặp tai hoạ. Chỉ có khoảng 1 tá xe tải, 1 tá ô tô và một số ít mô tô về đến nơi tập kết. Những người còn lại, hàng trăm phương tiện, vẫn đang mắc trong sa mạc, bị kẹt vì hỏng hóc, kiệt sức hoặc bị thương. Tôi đi về phía lều y tế để xem chuyện gì đang diễn ra và nghe tin một tay đua bị đâm xe và gãy tay. Các bác sỹ đã phẫu thuật nhưng anh ta đã rơi vào hôn mê. Một tay đua khác thì gãy hết xương sườn bên trái..."
 
Cuốn sách tiếp theo em muốn nói đến, có lẽ cũng có nhiều người đã và đang say mê đọc, đó là "Tiếng đàn môi sau bờ rào đá" của Đỗ Bích Thuý



Tác giả Đỗ Bích Thuý



Đối với em, đó là những trang viết về cuộc sống con người vùng Tây Bắc đặc sắc, chân thực và giàu cảm xúc nhất. Đọc, mà ngỡ như tâm hồn mình đang quẩn quanh bên khói bếp, sau những bờ rào, bên bếp lửa, bên nồi thắng cố... Tuy nhiên, truyện thì hay thật, nhưng mà buồn ạ, đọc mà cứ buồn hiu hắt, không hiểu cuộc sống của đồng bào dân tộc vùng cao , nhất là phụ nữ, bao giờ mới thoát khỏi những gánh củi nặng trĩu hai vai, những quanh quẩn bên xó bếp...
 
Em mạn phép trích một bài viết về cuốn sách "Tiếng đàn môi sau bờ rào đá"

"
Những năm gần đây, lần lượt với các truyện ngắn, tiểu thuyết đoạt giải thưởng văn học, các tác phẩm kịch bản sân khấu, điện ảnh gây chú ý, Ðỗ Bích Thúy nổi lên là một cây bút trẻ về đề tài vùng cao với phong cách riêng hấp dẫn bạn đọc. Tập truyện ngắn “Tiếng đàn môi sau bờ rào đᔠ(NXB Công an nhân dân 2005) vừa ra mắt là một tập hợp đầy đủ sáng tác của chị, trong đó truyện ngắn “Tiếng đàn môi sau bờ rào đᔠđược đạo diễn Ðỗ Quang Hải chuyển thể thành tác phẩm điện ảnh “Chuyện của Pao”, tác phẩm đoạt giải Cánh diều vàng 2005 của Hội Ðiện ảnh Việt Nam.


21 truyện ngắn, chị viết rả rích từ những năm còn ngồi trên giảng đường đại học đến nay, lưu dấu ấn từng bước trưởng thành của một ngòi bút đầy ngẫu hứng mà cũng tiềm tàng thiên bẩm.


Ðỗ Bích Thúy sinh ra, lớn lên ở Hà Giang, về học đại học rồi lập nghiệp ở Hà Nội, hiện là biên tập viên Tạp chí Văn nghệ quân đội. Tất cả những truyện ngắn chị đều viết về cuộc sống và con người nơi mảnh đất chôn nhau cắt rốn của mình.


Nét độc đáo, vẻ đẹp đời sống tâm hồn, chiều sâu tâm linh người dân tộc thiểu số được chị thể hiện giản dị mà sâu sắc. Người đọc bắt gặp trong “Những buổi chiều ngang qua cuộc đời” tâm tư, tình cảm của người phụ nữ nghèo cùng chồng con vất vả vật lộn, bươn chải kiếm sống trong một gia đình đằm thắm, chan chứa tình yêu thương. Năm tháng qua đi với những buổi chiều dịu buồn, thấm thía niềm ân ưu, tha thiết với cuộc đời bao gian nan, nhọc nhằn. Câu chuyện thật bình thường mà cảm động, sâu lắng. Truyện “Gió không ngừng thổi” là tấm tình chồng vợ mộc mạc, cao thượng khi người chồng không thể sinh con, đành lòng để vợ có con với người khác. Người vợ thật thà, thủy chung sống dằn vặt trong mặc cảm tội lỗi đến tận cuối đời mà không hề nghĩ chồng mình đã biết. “Cái ngưỡng cửa cao” kể về tình yêu vời vợi thẳm sâu của Sính với người vợ trẻ bỏ anh về xuôi. Dẫu cô đơn, mỏi mòn trong mong đợi, anh vẫn không chịu ngã lòng trước cám dỗ. “Tiếng đàn môi sau bờ rào đᔠthấm đẫm nỗi buồn về cuộc đời âm thầm nhẫn nại đầy hy sinh của "mẹ già" không sinh nở được, hết lòng chăm sóc yêu thương chồng và các con ông, dù vẫn nặng ân tình với tiếng đàn môi của người yêu cũ... Mỗi nhân vật của Ðỗ Bích Thúy là một cảnh đời, tâm trạng dù phức tạp hay đơn giản đều được tái hiện, khắc hoạ rất tinh tế.


“Những buổi chiều ngang qua cuộc đời”, “Sau những mùa trăng”, “Tiếng đàn môi sau bờ rào đᔠcó thể xem là những truyện ngắn hay. Nhân vật phụ nữ trong đó hiện lên với tất cả vẻ đẹp thể chất, tâm hồn và đức hạnh truyền thống của người phụ nữ vùng cao nói riêng, người phụ nữ Việt Nam nói chung. Ðặc biệt, tác giả có một khả năng diễn tả những trạng thái tâm lý, những khoảnh khắc xao động bất chợt trong lòng người rất tự nhiên, biểu cảm. Tâm trạng chênh chao, niềm yêu thương khắc khoải thầm kín của chàng trai trẻ với người chị dâu xinh đẹp goá bụa trong “Sau những mùa trăng” được tác giả thể hiện chân thực, toát lên vẻ đẹp lãng mạn, trong sáng làm rung động lòng người. Ðây là tác phẩm giúp chị đoạt giải Nhất cuộc thi truyện ngắn Tạp chí Văn nghệ quân đội 1999-2000.


Ðời sống vùng cao trong những chuyển đổi trước tác động của cuộc sống thành thị thời hiện đại cùng nền kinh tế thị trường với cả mặt tích cực và tiêu cực đã ít nhiều được phản ánh trong truyện ngắn của Ðỗ Bích Thúy. Những chàng trai, cô gái miền xuôi lên "cắm bản" dạy chữ cho đồng bào. Phong trào xây dựng bản làng văn hóa mới. Ðiện về, thị trấn mới hình thành, hàng quán và cả những tệ nạn... Tất cả đã hiện hình, tác động lên nếp sống, nếp nghĩ trầm tĩnh bao đời của con người vùng cao. “Thị trấn”, “Ngoài cửa trời chưa sáng”, “Mặt trời lên quả còn rơi xuống”, “Con dê bốn mắt”... là những truyện miêu tả khá sinh động về những chuyển đổi đó. Và nổi bật lên trong mỗi hoàn cảnh, ở những môi trường sống nhiều thử thách khác nhau là hình ảnh những con người luôn khát khao tình yêu, khát khao được sống, lao động, đóng góp sức mình xây dựng, gìn giữ vẻ đẹp, sự bình yên của mảnh đất quê hương. Nhất là những người trẻ tuổi như cô giáo miền xuôi trong “Vết chân ngựa trên đường mòn”, anh bí thư đoàn xã tích cực, nhiệt tình với phong trào trong “Mặt trời lên, quả còn rơi xuống”...


Những trang viết của Ðỗ Bích Thúy luôn mang đậm hơi thở cuộc sống vùng cao từ khung cảnh thiên nhiên, đời sống sinh hoạt đến tâm hồn, nếp nghĩ suy của con người qua giọng văn bình dị đầy sức lôi cuốn, đặc biệt ở cách sử dụng ngôn ngữ ví von, so sánh giàu biểu tượng - một đặc trưng trong tư duy người dân tộc thiểu số: "Con gái à, làm dâu mà không làm mẹ thì chỉ là cái cục đá kê chân cột nhà chồng thôi. Ở hai mươi năm, ba mươi năm, ở đến lúc chết cũng chỉ là cục đá kê cột thôi" (Tiếng đàn môi sau bờ rào đá), "Cái đầu ngu thế, ăn bao nhiêu mèn mén, bao nhiêu muối mà vẫn ngu. Vợ mình tự mình mang về, tự mình lấy mất đời con gái người ta như vùi củ sắn vào bếp, giờ bỏ mặc người ta mà nghĩ đến người khác được à?" (Mặt trời lên, quả còn rơi xuống)...


Mảnh đất Hà Giang với núi rừng, làng bản hùng vĩ nên thơ; những chàng trai, cô gái nụ cười hồng như hoa lê, hoa đào trong phiên chợ rộn ràng; những đêm trăng nồng nàn hò hẹn có tiếng đàn môi réo rắt gọi mời; cả những cố gắng, khát vọng của con người muốn nâng niu, gìn giữ vẻ đẹp quê hương, gìn giữ những giá trị đạo đức truyền thống dân tộc. Tất cả đi vào trong những trang viết của Ðỗ Bích Thúy hồn nhiên, gợi cảm. Nó tạo nên sức sống, nét hấp dẫn riêng không thể trộn lẫn nơi ngòi bút chị.


"Ngôi nhà nằm chênh vênh trên cao kia. Già nua cũ kỹ và nhỏ nhoi. Khi nào nhớ về mẹ, tôi cũng hình dung thấy ngôi nhà với chín bậc cầu thang, nơi chân tôi run rẩy, chập chững đi ra cuộc đời và từ cuộc đời đầy giông bão trở về". Ðỗ Bích Thúy đã viết những dòng chân thật, cảm động đó trong “Ngải đắng ở trên núi”. Chính sức nặng của tình yêu thương và những kỷ niệm thiết tha về quê hương đã giúp chị ngày càng trưởng thành trong cuộc sống và cả trên trang viết của mình.
"

(Theo báo "Nhân Dân")
 
Một trong những truyện ngắn ấn tượng đối với em trong "Tiếng đàn môi sau bờ rào đá" là truyện viết về Cột đá treo người. Ở Hà Giang, nghe nói vẫn còn sót lại dấu vết của "Cột đá treo người", không biết có bác nào biết nó nằm ở đâu không ạ?
 
Một cuốn sách mà em rất thích, đó là "Me tây" của Doãn Dũng, hay là bác Cao Sơn trên này, rất chi là hâm mộ :D

Em có một con bạn cùng lớp đại học, cách đây mấy năm thuở các bạn trong lớp còn cắm đầu vào học hành miệt mài, xa lắm cũng chỉ đi quanh quẩn với lớp ở Tam Đảo, Hải Phòng thì bạn ấy đã sớm rong ruổi trên đường phượt, xem ảnh thì thấy có vài độ đi cùng bác Cao Sơn. Hôm trước khi 2 đứa đang chit chat với nhau thì nó đột nhiên rú lên, gửi link cái clip "mỗi ngày 1 cuốn sách" giới thiệu về "Me tây" cho em và khoe "có ảnh tao này". Chắc bác CS vẫn còn nhớ em Tracy sexy hehe

Trở lại với "Me tây", đó là 1 tập truyện mà khi cầm lên rồi thì chỉ có đọc 1 mạch, khó mà bỏ xuống nửa chừng được. Em thích cách hành văn "đời thường" nhưng thâm thuý của bác, lối kể chuyện cuốn hút và tự nhiên, thật giả lẫn lộn ko biết đường nào mà lần :D

Mẹ em hôm trước thấy truyện cũng giở ra đọc, đọc 1 lèo quên xừ mất xem "Chàng trai đa cảm" như thường lệ trên TV :)) , xong rồi nhướn mắt bảo:
- Cái đứa tác giả này cũng hay đi như con nhỉ?
- Vâng, đi kinh gấp trăm lần con
- Thế những đứa đi phượt ai cũng giống như mấy người trong này à?
- Không, các bạn đều ngoan hiền
- Uh, uh thế thì được

:D

Chúc bác Cao Sơn ngòi bút ngày càng "chiến" cho ra đời thêm nhiều "Me Tây" nữa cho bà con thưởng thức ạ. Em mời bác (beer)
 
Một trong những truyện ngắn ấn tượng đối với em trong "Tiếng đàn môi sau bờ rào đá" là truyện viết về Cột đá treo người. Ở Hà Giang, nghe nói vẫn còn sót lại dấu vết của "Cột đá treo người", không biết có bác nào biết nó nằm ở đâu không ạ?

Có phải cái này không bác?

Cây cột đá tử thần giờ đã được an cư tại Bảo tàng tỉnh Hà Giang. Bên con sông suốt ngày đêm gầm thét, cột đá được dựng lại uy nghi với lời thuyết minh được khắc vào tấm bia đá phía dưới: “Tương truyền rằng khoảng giữa thế kỷ XIII (cách đây hơn 200 năm), tại Đường Thượng, huyện Yên Minh, có một thổ ty phong kiến người Mông tên là Sùng Chúa Đà khét tiếng tàn ác, đã sử dụng cột đá này để trừng trị những người vi phạm luật lệ do hắn đặt ra”.

link: http://vietbao.vn/Phong-su/Nhung-bi-an-ve-cay-cot-da-tu-than/20774683/262/
 
@greenline: Cái cột đá ở Đường Thượng này em cũng có nghe qua rồi, nhưng không hiểu ngoài nó ra thì còn lại cái cột nào còn hoang dã giữa rừng núi ko? Bởi tương truyền rằng việc dùng cột đá tra tấn được nhiều chúa đất ngày đó ở Hà Giang áp dụng...
 
Hóa ra em Rosy học chung với em Tracy à?
Em Rosy cứ giả vờ với phụ huynh, chứ hiện tại em đang đi gấp trăm lần "đứa tác giả" Me Tây rồi, hẹ hẹ.
Tác giả ngậm ngùi thời xa vắng mới viết được đám tản văn đấy, có đi được đâu mà chả viết.
 
ROsy khoảng 10 năm nữa mà ngồi viết sách thì tác giả Me Tây lại ngồi đọc há hốc mồm ra, phải gối đầu giường ấy chứ.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,428
Bài viết
1,175,829
Members
192,098
Latest member
vnae888
Back
Top