What's new

Sài Gòn - Nam Cát Tiên: Ngày 4-7-2009

Status
Not open for further replies.
Chào các bạn ! Thú7 ngày 04 tháng 07 nhân dịp có vài em gái ở Hn vào nên tớ quyết định dẫn các em đi NCT!
1>Phương tiện: có 2 phương án
- Xe máy: tiện lợi dễ di chuyển nhưng đi hơi xa
- Ô tô: nếu đi taxi thì tốn tầm 300k để di chuyển nếu đi xe dù thì tốn tầm 150k(bù laị được tắm hơi miễn phí)=))
2> Chi phí: nếu đi bằng xe dù hoặc xe máy thì sẽ tầm 600k(đã có cp phát sinh); đi taxi tầm 900k
3>Lộ trình:
- Xe máy :04-07 + 5h sáng ngày 04-07 lên đường từ ngã tư hàng xanh
+ 9H đến cửa rừng đi dạo 1 vòng quang mấy nơi, nghĩ ngơi ăn trưa
+ 12h: quốc bộ vào bàu sấu (16km)
+ 6h chiều vào đến bàu sấu: ăn uống đú đởn ngắm trăng
05-07 + sáng dậy ăn mì gói: ngắm sương mù chèo thuyền hái sen...
+ 12h trưa: ra khỏi bàu sấu
+ 1h30: lên xe trung chuyển về cửa rừng
.................. di chuyển về sg

- ÔTÔ :04-07 + 7h sáng ngày 04-07 lên đường từ ngã tư hàng xanh
+ 9H đến cửa rừng đi dạo 1 vòng quang mấy nơi, nghĩ ngơi ăn trưa
+ 12h: quốc bộ vào bàu sấu (16km)
+ 6h chiều vào đến bàu sấu: ăn uống đú đởn ngắm trăng
05-07 + sáng dậy ăn mì gói: ngắm sương mù chèo thuyền hái sen...
+ 12h trưa: ra khỏi bàu sấu
+ 1h30: lên xe trung chuyển về cửa rừng
.................. di chuyển về sg

Anh em nào muốn đi thì joint nhé hiện đoàn mình đã có 4
 
Last edited:
OK! Vì tiêu chí đi chơi là vui vẻ và an toàn vậy đề nghi anh em tách đoàn riêng. Mọi người đã đi sẽ đi chung 1 đoàn và đi cùng 1 lần!!!

Nếu Acc đã nói vậy thì mình rút tên.
Anh LeHoang va BJ hẹn cung đường khác bằng xe máy nhé.
 
thống nhất chốt danh sách tại đây
1,acc
2,tam
3>danphuong8x
4.tranglong
5,6>likemoon
7>dukesg
8>tienthanh
9.sami
 
Last edited:
Được sự trợ giúp của anh sami vấn đề xe đã ok chúng ta sẽ thuê xe riêng với giá bằng giá bao xe dù cho nên có thể sẽ đón xe ở trung tâm thành phố chứ ko cần ra tận bến xe miền đông, sau khi trao đổi thông tin với tichuot mình vẫn tính là cp chuyến đi dự kiến 600k/người theo hướng ngon bổ rẻ. Chuyện hậu cần cho chuyến đi rất cần ý kiến của mọi người mọi người nhớ đi offline nhé.
Đoàn hiện nay cần tuyển thêm đúng 2 bạn nữa, ai muốn joint thì đăng ký nhé
 
Vài góp ý cho đoàn Acc:
Vào thời điểm đoàn các bạn đi: phòng thường (100k/người) chỉ còn 1 phòng, phòng VIP (200k/người tối đa 4 người) có thể còn phòng bạn nên điện thoại kiểm tra. Ngoài ra nếu có võng mùng, các bạn nên mang theo, ngủ tại sàn quan sát (thu phí 20,000/người) có thể tiết kiệm một phần chi phí.
Nếu ngại mang vác, có thể đặt cơm của kiểm lâm, Acc đã từng đi nên có kinh nghiệm phần này
Mang theo lều thì các bạn dựng lều ở đâu?!
Chúc các bạn có chuyến đi thú vị
 
dựng lều chủ yếu để tránh muỗi thôi anh ạ, em dựng lều ngay trên nhà sàn
 
Nhà 442 vừa ăn chơi nhảy múa ở NCT về, nên có 1 số kinh nghiệm có thể share với các bạn để các bạn có thể yên tâm phần nào.

1. Về chổ ngủ: Hiện nay ở NCT đã kín hết các phòng ngủ, chỉ còn 1 phòng VIP và 1 phòng thường cho thứ 7 và chủ nhật ngày 6 -7/7 này thôi. Giá phòng VIP là 200k/men. Thường là 100k/Men. Theo tớ, do các bạn đi đông nên chỉ cần book 1 phòng thường ( 3 người ở và để đồ : có 3 giường nhưng 1 giường có thể ngủ 2 người: đừng nói gì với Trung tâm du lịch cũng như KL, cứ âm thầm mà làm. Nhưng nếu đợt sau mà nhà 442 có đi sẽ đi theo cách thức sau: chỉ thuê 1 phòng thường để chứa đồ, còn lại các anh em sẽ ngủ Võng. Khi đó các bạn sẽ tiết kiệm được 80k. Vì ngủ võng chỉ tốn 20k nếu mình mang võng và túi ngủ theo. Tuyệt đối không mang lều vô Bàu sấu vì không có chổ. Vì nơi rộng rãi là có thể mắc lều là nơi các anh KL cũng như chúng ta làm nơi ăn uống, nghỉ ngơi nên không mắc lều được, chỉ mắc võng thôi.

2. Về lương thực và thực phẩm: các bạn có thể nhờ các anh KL nấu cơm luôn nhưng phải dặn trước. ( Giá cả thì không biết nhưng nghĩ sẽ khá đắt). Bọn tớ mang gạo, và thức ăn lên đây vừa nấu, vừa nướng nên sẽ ngon hơn nhưng hơi cực khi mang vác)
3. Về nước uống và nấu mì gói: bình thường như cơm sườn và hộp sữa. Nên các bạn không phải tốn 1 chi phí nào cho vấn đề này, nồi thì có sẵn, lữa thì tự nhóm và nấu, cứ thế mà làm. Nhưng quan trọng là các bạn giữ vệ sinh chung là ok.
4. Về chèo thuyền thì các anh KL giao thuyền cho bọn tớ tự bơi, tha hồ mà tung tăng trên Bàu sấu với giá cực rẻ: 50k cho 1 xuồng, bơi chừng nào chán thì lên.
5. Về di chuyển: Đoạn đường từ Trung tâm NCT đến BS là 15km, trong đó 10km là đường trường và 5km và đi trong rừng. Do đó các bạn tính toán thời gian sao cho hợp lí để di chuyển. Có 2 cách để di chuyển tới cửa rừng: 1 là đi bộ 10km mà được nghe tiếng chim hót líu lo suốt chuyến đi, 2 là thuê xe chở đến cửa rừng hình như là 250k 1 chuyến thì phải. Không thuê nên chẳng quan tâm nhưng thuê xe thì chán bỏ bô.
6. Vấn đề nóng hỏi: Vắt, Mùa này ở NCT chưa có nhiều vắt, chỉ có mấy con vắt nhí chẳng làm gì được ai cả. mà nó chẳng leo được lên đôi giày của tớ nói chi đến cắn. Vô tư như nhà sư là các bạn đếm vắt trên đầu ngón tay thôi.

Bao nhiêu thông tin đó chắc cũng giúp cho các bạn phần nào đi chơi vui vẽ
 
Thanks Tichuot, nghe nói ít vắt mừng quá :D

CÓ bài này copy trên mạng để anh chị em tham khảo:

Nguồn: Xuyenviet.c4evn.org -Năm nay chương trình Xuyên việt dọc tuyến đường Trường Sơn, sẻ núi băng rừng. Trước chuyến đi, chúng ta cũng cần chuẩn bị những đồ dùng cá nhân cần thiết, những đồ dùng như đèn pin, dao, kém, bật lửa, la bàn... là những công cụ thiết yếu trước nhiều tình huống. Bài viết cung cấp cho bạn những kĩ năng chuẩn bị đồ dùng, di chuyển trong rừng và việc ăn uống, sinh hoạt...





1.Công tác chuẩn bị

Công tác chuẩn bị chiếm vai trò vô cùng quan trọng, Khi đi rừng cần mang theo các thứ tối thiểu sau:
-Ba lô (tốt nhất là ba lô bộ đội vì dã chiến, bền, nhiều ngăn)
-Quần áo mặc đi rừng là quần áo dã ngoại của quân đội (1 – 2 bộ) gồm: dầy cao su hoặc dép giọ, tất chống vắt==> Tất này có thể mua được ở đâu nhỉ?, quần áo, mũ tai bèo)
-Quần áo lót, tất (đem nhiều, để còn thay khi ướt vì khi ướt, quần áo ngoài có thể uớt còn quần áo lót thì không thể để ướt)
-01 bộ quần áo ấm để mặc khi ngủ ban đêm (vì ban đêm trong rừng rất lạnh)
-Đèn pin,
-Dao
-Kéo
-Thìa, cốc nhựa,
-Bật lửa.
-La bàn
-Áo mưa (phải để ngoài cũng để khi cần có thể lấy thật nhanh)
-Tăng, võng, dây dù (loại võng của quân đội Mỹ (có màn chống muỗi))
-Thuốc (cảm cúm, sốt rét, đi ngoài, tăng lực, chè sâm, cao nóng, kem chống muỗi, thuốc bôi khi bị côn trùng cắn, bông băng, salongpad…)
-01 chai nước uống có hòa chè sâm
(Tuỳ theo số ngày đi rừng dự kiến mà đem số lượng quần áo, thuốc men cho vừa)
Nguyên tắc: đem đủ, vừa phải, thật nhẹ, gọn.

2.Khi di chuyển trong rừng

-Thời gian có thể đi được trong rừng từ 6h sáng đến 4h chiều
Do đó phải căn thời gian để đến đích, chỗ nghỉ cho hợp lý. Sau 4h chiều rừng đã bắt đầu tối. Đây là thời gian để ổn định chỗ ngủ và nấu cơm ăn tối.
-Trước khi đi cần ăn mặc quần áo cẩn thận, kín, áo trong cho vào trong quần.
-Bắt buộc nên thuê dân địa phương đi cùng vì dân địa phương thông thạo địa hình sẽ tránh bị lạc và tìm được nhiều đường đi tắt ngoài ra dân địa phương khoẻ nên sẽ giúp mang đồ giúp. Hơn nữa họ nói được tiếng dân tộc của họ nên họ coi như phiên dịch cho ta khi gặp người dân tộc khác.
-Tuỳ điều kiện thời tiết, trời khô thì dùng giầy, trời mưa đường trơn, nhiều vũng nước thì nên dùng dép.
-Bôi một vòng cao nóng quanh tất chống vắt để chống vắt bò lên trên
-Bất kỳ phần da hở nào (như bàn tay, cổ, mặt) và các phần quần áo như cổ áo, cổ tay áo đều bôi kem chống muỗi giúp cho côn trùng, muỗi không đốt khi di chuyển
-Khi đi trong rừng cần dẫm chắc chân để tránh trơn trượt.
-Đẽo một thanh gậy vừa tay làm “chiếc gậy Trường Sơn”. Chiếc gậy này vô cùng quan trọng, nó sẽ cứu bạn những lúc bị trượt chân đấy và tạo sự chắc chắn khi di chuyển.

3.Khi ăn trong rừng
-ăn trong rừng có phải đảm bảo nguyên tắc ăn chín, uống sôi
-Bữa sáng phải ăn cơm thật no vì bữa này là quan trọng cung cấp chủ yếu năng lượng cho cả ngày
-Bữa trưa thường ăn trong khi đang di chuyển nền chỉ ăn được đồ khô như lương khô, bánh)
-Uống nước, nếu có thì dùng nước tăng lực Bò Húc rất hiệu quả,
-Dọc đường uống chè sâm vừa đỡ khát, vừa khỏe người. Kinh nghiệm cho thấy nếu một buổi đi phải uống 4 chai nước khoáng thì nếu pha thêm chè sâm vào thì chỉ uống hết một chai thôi.

4.Khi ngủ trong rừng

Khi ngủ trong rừng cần thực hiện nguyên tắc sau:
-Chọn thân cây chắc chắn để mắc
-Chọn vị trí có địa hình bằng phẳng, thông thoáng để ngủ. Không chọn chỗ dưới chân núi có nhiều đá.
-Chỗ ngủ phải nằm xen giữa các hàng cây (đề phòng mưa bão, cây đổ đè lên người)
-Mắc võng cao so với mặt đất 0,8 – 1,0 m
-Dưới võng phải phẳng không có tảng đá hay vật nhọn nào (đề phòng võng đứt dây, bị ngã sẽ va, đâm vào vật nhọn)
-Buổi tối ngủ phải nhóm lửa, giúp giữ ấm và xua đuổi thú dữ.
-Khi đi đái phía taluy dương cần ngửa đầu lên nhìn phái trên, đề phòng đá lăn

5. Biện pháp đề phòng và xử lý khi bị côn trùng, thú tấn công

- Đối với vắt
Đối với vắt thì như trên dùng biện pháp bôi cao nóng quanh tất chống vắt để phòng không cho vắt bò lên.
Khi bị vắt cắn rồi thì có thể dùng các biện pháp sau: lấy bật lửa đốt, dùng cao bôi vào con vắt, dùng muối + ớt chấm vào nó…

- Đối với ruồi vàng
Khi bị ruồi vàng đốt phải thật bình tĩnh dùng bật lửa hơ đít con rưồi vàng để nó rút vòi đốt ra khỏi người mình. Nếu theo phản xạ tự nhiên thấy ngứa lấy tay dựt nó ra thì cái vòi của nó vẫn còn lại trong thịt ta. Chỗ thịt đó sẽ thối và sẽ ngứa dai dẳng trong suốt ba năm cơ đấy.


- Đối với hổ
Hổ sợ nhất là vật nhọn (cho nên khu vực rừng nứa, rừng lau thường không có hổ) do đó khi đi trong địa phận có hổ cần đeo sau lưng một cây gậy dựng đứng lên trời. Khi gặp hổ thì cứ cầm con dao nhọn giơ trước mặt hướng mũi dao lên trời.

- Đối với rắn

Khi bị rắn cắn nếu ở tay, chân thì dùng tagô băng ngay.
Khi bị cắn nhưng chỗ không tagô được thì không có cách nào khác là dùng dao rạch đứt chỗ cắn cho rộng ra đê máu chảy thoải mái tự do ra ngoài (giúp máu chảy ngược từ tim ra ngoài đẩy chất độc ra). Khi nào chảy đến ngất thì băng bó lại. ==> Oạch, thế này thì chưa rạch ra đã ngất rồi
 
Status
Not open for further replies.

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,667
Bài viết
1,171,065
Members
192,336
Latest member
xjjrc
Back
Top