What's new

[Chia sẻ] Sài Gòn và những con đường không biết tên.

3-8.jpg


Tôi vào Sài Gòn trong khoảng thời gian mà mọi người cho là đẹp nhất, lúc giao mùa giữa mùa mưa và mùa khô. Cái nắng không gắt và không ướt át nhìn trời lúc nào cũng mươn mướt xanh.

16-1.jpg


11-4.jpg


Đi công tác tranh thủ ngày cuối cùng để thăm Sài Gòn, nhưng tôi vốn mù đường lại đúng thứ Hai nên ai cũng đi làm và tôi đi một mình tự mò mẫm quanh quanh Sài Gòn với những con đường không biết tên và vô tình lạc vào.

2-6.jpg
 
Tớ xin bổ xung thêm thông tin con đường này:

Ngày xưa, bây giờ và cho đến tận mai sau này nó là khu vực làm ăn của mấy chàng Gay đi kiếm ăn đêm. Chỉ cần mình chạy từ từ vào khoảng 20h tối cho đến tận nữa đêm thì thấy dưới cái gốc cây có vài kcu cậu đứng lấp ló với dáng vẻ thư sinh :D.

Ngày xưa và ngày nay nhiều lúc túng quẩn quá tớ định ra đó định đi dù vài chuyến kiếm tiền đi Phượt , ai ngờ chưa kiếm được mối nào thì bị tụi nó dí đòi đánh cho 1 trận vì dành đất với nó nên tớ chạy thục mạng, từ đó về sau bỏ ý định đó luôn =)).

:)):))

Trời, làm chi ra đó cho khổ em. Cứ rủ thẳng thằng Quắn là đc à. Nó hạp cái vụ này với em lắm đó :)
Anh té
 
Đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, từ Nguyễn Hữu cảnh đến Lê Duẩn, trước đây đều là những công trình từ Pháp để lại.
Trong giai đoạn năm 2002 trường Trương Vương có xây lại nhưng những bức tường vẫn được sơn màu vàng nên vẫn giữ được nét xưa. Và gần đây thì Ma Sơ cũng vậy.(c)
Bực nhất là nhà số 7 và nhà 1-5 Lê Duẩn, những tòa nhà hiện đại mọc lên làm mất đi nét cổ xưa ngày nào:gun

@anh Tí: Anh có đổi ý thì nói em nhé. Bào đảm a sẽ được vị trí tốt:D
 
Last edited:
15-2.jpg

Vậy là Bác lanky vào SG trước khi cầu Thị Nghè găp sự cố à?
Nếu có dịp vào, lần nữa, Bác nên tham quan Quận 5, 6 cho kiến trúc cổ và Quận 7 của Tí Chuột cho các kiến trúc mới. Và đừng quên ăn hàng rong, uống cà phê Bệt..., đây là nét đẹp khác của SG đấy Bác ạ.:D

Chắc là còn vào Sài Gòn nhiều dịp nữa chỉ mong không tranh thủ đi công tác rồi chỉ có vài h lang thang Sài Gòn. Đã biết cafe bệt còn chưa thử hàng rong. Có phải món Hủ tiếu gõ là món rong đặc trưng của Sài Gòn không vậy nhỉ :)
 
17-1.jpg


Đây là ngôi trường đã đi vào Thơ Nhạc của Sài Gòn xưa. Trong đó mình thích nhất bài: Trưng Vương Khung Cửa Mùa Thu - Lời Việt: Ns. Nam Lộc). Lời Anh nội dung tầm phào, đua xe...tai nạn...trăng trối lại là: Tell Laura, I Love Her (Tác giả: Jeff Barry & Ben Raleigh), lời Việt nhẹ nhàng dễ thương, mơ mộng trong sáng. Sở dĩ ngôi trường này được các anh để mắt đến vì nó là trường Nữ Sinh Trưng Vương lại có vị trí đắc địa là...gần Đại Học Văn Khoa (nay là Đại Học Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn)- nơi học hành của nhiều tài năng ngày cũ. Thời mình là sinh viên, học một ngôi trường gần đó, thỉnh thoảng "cúp cua" lang thang xuống đây, lảng vảng ngó nghiêng rồi vào Thảo Cầm Viên, mua một cây kem vừa ăn vừa xem khỉ!:)

Con đường này rất đặc trưng bởi có hàng cây đẹp và nét cổ ở một số ngôi nhà nên các bác mới dễ nhận ra như vậy.
 
Chắc là còn vào Sài Gòn nhiều dịp nữa chỉ mong không tranh thủ đi công tác rồi chỉ có vài h lang thang Sài Gòn. Đã biết cafe bệt còn chưa thử hàng rong. Có phải món Hủ tiếu gõ là món rong đặc trưng của Sài Gòn không vậy nhỉ :)
Tớ thì nghĩ SG ko có món ăn đặc trưng vì SG là mảnh đất trung tâm văn hóa của nhiều dân tộc, vùng miền. Bạn thấy món hũ tiếu gõ hay rao tớ cũng thấy món bánh dò, bánh chưng cũng hay rao.....
 
Tớ thì nghĩ SG ko có món ăn đặc trưng vì SG là mảnh đất trung tâm văn hóa của nhiều dân tộc, vùng miền. Bạn thấy món hũ tiếu gõ hay rao tớ cũng thấy món bánh dò, bánh chưng cũng hay rao.....

Câu đầu tiên có thể đồng ý nhưng những món ăn từ các vùng miền vào đến đất SG bị pha tạp hết không còn như ban đầu. Món hủ tiếu gõ nghe tiếng lóc cóc khác đó bác chứ không như bánh chưng, bánh dò..thường người Bắc vào miền Nam rao bán. Em nhớ hồi xưa hồi sinh viên từ tầng 4 nằm trong phòng vẫn nghe tiếng lóc cóc, gõ mời mua hủ tiếu. Âm thanh này không ở đâu có được.:)
 
Trời, làm chi ra đó cho khổ em. Cứ rủ thẳng thằng Quắn là đc à. Nó hạp cái vụ này với em lắm đó :)
Anh té

Anh té thì em cũng chết mất. Nghe lạnh cái xương sống rồi anh ơi.


@anh Tí: Anh có đổi ý thì nói em nhé. Bào đảm a sẽ được vị trí tốt:D

Anh thích đi với chú cơ.

Sài gòn là 1 thành phố trẻ, đa văn hóa, mỗi con đường, khu vực là một nét văn hóa riêng.

Tớ vẫn còn nhớ 1 phần câu nói:

" Ăn quận 5, nằm quận 3, ca hát quận 1....." mà người SG chúng tớ ngày xưa thường nhắc tới. Nhưng giờ đây nó cũng có phần nào thay đổi theo sự phát triển của nền kinh tế thị trường.

Bạn chủ topic chia sẽ thêm những con đường đi, nếu tớ biết về con đường nào thì tớ sẽ múa phụ họa cho.
 
Vậy hỏi các bác luôn thể, mấy con đường quanh cái hồ con Rùa này tên là gì vậy ạ? Và tại sao nó lại có tên là hồ con Rùa trong khi Lanky có nhìn thấy tượng con rùa nào đâu :D
18-1.jpg
 
Con rùa đấy bị đánh bom bay mất tiêu rồi còn gì.
Còn tại sao lại là hồ con rùa thì theo tớ được biết là để đè lên đuôi con rồng, ko cho nó dãy, đầu rồng đó là Dinh độc lập (Phủ đầu rồng). Chính vì thế mới bị đánh mìn.
 
Vậy hỏi các bác luôn thể, mấy con đường quanh cái hồ con Rùa này tên là gì vậy ạ? Và tại sao nó lại có tên là hồ con Rùa trong khi Lanky có nhìn thấy tượng con rùa nào đâu :D
18-1.jpg

Các con đường bao quanh Hồ Con Rùa:
1. Phạm Ngọc Thạch
2. Trần Cao Vân
3. Võ Văn Tần.

Chiều tối và về đêm bạn có thể ra đây ăn khô mực nướng, gỏi cuốn...ngày xưa tớ hay ra chổ này ăn ốc, nhưng công an dí quá nên không còn bán nữa.

Về cái tên Hồ Con Rùa thì nó như thế này:

Nguyên thủy ban đầu, tại vị trí Hồ Con Rùa hiện nay, vào năm 1790 là vị trí cổng thành Khảm Khuyết của thành Bát Quái (còn gọi là thành Quy). Về sau Minh Mạng đổi tên thành cửa Vọng Khuyết. Tuy nhiên, sau cuộc nổi loạn của Lê Văn Khôi (1833-1835) thì vào năm 1837, Minh Mạng đã cho phá thành Bát Quái và xây dựng một ngôi thành nhỏ hơn mang tên là thành Phụng. Vị trị cửa Khảm Khuyết trở thành một điểm ở ngoài thành và nối thẳng con đường ngoài mặt tây thành xuống bến sông [2].

Sau khi người Pháp chiếm được thành Gia Định (là tên chính thức của thành Phụng), họ đã cho san phẳng ngôi thành này vào ngày 8 tháng 3 năm 1859. Sau khi chiếm được 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ, người Pháp bắt đầu xây dựng thành phố vào năm 1862. Dựa trên những còn đường có sẵn dọc ngang trong thành Quy cũ, người Pháp đã quy họach khu hành chính của mình. Vị trí Hồ Con Rùa hiện nay nằm ngay vị trí cuối con đường dẫn ra bến sông được đánh số 16. Trên con đường này, dinh Thống đốc đầu tiên được xây dựng vào năm 1863. Năm 1864, Nha Giám đốc Nội vụ (Direction de I’ Intérieur - người dân đương thời gọi là “Dinh Thượng thơ”), được xây dựng ở phía đối diện dinh Thống đốc. Vào ngày 1 tháng 2 năm 1865, Thống đốc Nam Kỳ, Phó đô đốc Hải quân Pháp Pierre-Paul de la Grandière (1807-1876) đã đặt tên con đường số 16 là đường Catinat [2].

Vào năm 1878, một tháp nước được xây tại vị trí Hồ Con Rùa ngay nay để phục vụ nhu cầu cung cấp nước uống cho cư dân trong vùng. Từ ngày 24 tháng 2 năm 1897, đoạn đường từ phía sau nhà thờ Đức Bà đến tháp nước đổi tên thành đường Blancsubé. Đến năm 1921 thì tháp nước bị phá bỏ do không còn đủ sức đáp ứng nhu cầu cung cấp nước nữa và con đường được mở rộng nối dài đến đường Mayer (nay là đường Võ Thị Sáu) và khúc cuối này có tên là đường Garcerie. Từ đó vị trí này trở thành giao lộ như ngày nay, với tên gọi là Công trường Maréchal Joffre (cắt giao lộ là đường Testard - nay là đường Võ Văn Tần - và đường Larclauze - nay là đường Trần Cao Vân). Tại vị trí này, người Pháp đã cho xây dựng một tượng đài ba binh sĩ Pháp bằng đồng với hồ nước nhỏ, để đánh dấu cuộc xâm chiếm và biểu tượng của việc người Pháp làm chủ Đông Dương. Do đó, người địa phương ở đây thường gọi nó là công trường ba hình. Các tượng đài này tồn tại đến năm 1956 thì bị người Việt phá bỏ, chỉ còn lại hồ nước nhỏ. Giao lộ cũng được đổi tên thành Công trường Chiến sĩ [2].

Thời điểm xây dựng Hồ Con Rùa chưa được xác định chính xác. Một số tài liệu cho là nó được xây dựng vào năm 1965, vài tài liệu khác thì cho là 1967.

Từ 1970 đến 1974, Hồ Con Rùa thực sự được trùng tu và chỉnh trang trong đó gồm việc dựng thêm và điều chỉnh 5 cột bê tông cao có dạng năm bàn tay xòe ra đón đỡ giống như các cánh hoa đón đỡ một nhụy hoa. Công trình mới này còn bao gồm một vòng xoay giao thông với đường kính khoảng gần 100 mét, được trang trí bởi cây xanh và hồ phun nước hình bát giác lớn với 4 đường đi bộ xoắn ốc đồng hướng đến khu vực trung tâm là đài tưởng niệm và hình tượng con rùa bằng hợp kim có đỡ trên lưng bia đá lớn với các dòng chữ ghi công những người đã hy sinh cho chế độ Việt Nam Cộng Hoà. Do đó mới có tên gọi dân gian là Hồ Con Rùa.

Sau khi xây dựng xong thì ban đầu khu giao lộ này được đặt tên là Công trường Chiến sĩ Tự do, đến năm 1972 thì đổi tên thành Công trường Quốc tế.

Sau năm 1975, các dòng chữ trên tấm bia bị đục bỏ. Và vào đầu năm 1976 (hay 1978), tấm bia và con rùa bị phá hủy trong một vụ nổ, tuy con rùa không còn nhưng người dân vẫn quen gọi là Hồ Con Rùa, thay cho tên gọi chính thức.

Nguồn: wikipedia
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,682
Bài viết
1,135,136
Members
192,382
Latest member
Khoa11zz
Back
Top