Tự nhiên em nhớ lại câu chuyện cách đây 5 năm, nhóm bạn em đi làm dự án du lịch cộng đồng ( CBT) do 1 tổ chức Canada tài trợ ở Lao Chải,Tả Van , Tả Phìn. Cụ thể dự án là giúp đỡ bà con Dao đỏ,Mông đen hoàn thiện về cơ sở vật chất, và tập huấn về dịch vụ,giúp bà con có thể thúc đẩy hoạt động làm homestay cải thiện kinh tế. Sau vài lần khảo sát, nhóm dự án nhận thấy có nhiều vấn đề như là :
- Điều kiện vệ sinh ko đủ tiêu chuẩn,do tập quán sinh sống, nhà ở ko có nhà vệ sinh, buồng tắm, chăn chiếu ít được giặt, ngoài các bác ba lô quen ở bẩn, thì quả thật là khách du lịch không hài lòng khi ngủ trong bộ chăn thổ cẩm nặng trịch,hôi rình.Không biết thật hay đùa,ngày ấy thầy giáo của em bảo do cách nhuộm,người Dao thích giặt quần áo,càng giặt càng lên màu đỏ đẹp,nhưng ko thích tắm; người Mông thì thích tắm,nhưng quần áo càng giặt càng bạc- nhuộm chàm mà, nên ít giặt quần áo.Túm lại là các bác ý hay bị rau mùi.
- Việc phối hợp các dịch vụ ko tốt, có ngủ bản, có tắm thuốc nhưng ăn uống đúng kiểu dân tộc thì lại ko đảm bảo vệ sinh,khẩu vị và chất lượng .
- Ngoài ra, chưa có các hướng dẫn giúp khách thích nghi với phong tục,sinh hoạt của người dân tộc. Các bác nào easygoing thì chỉ cần vài tiếng là lên rừng hái thuốc, nấm hay xuống ruộng kéo cầy với bà con, nhưng không phải khách nào cũng thế, nếu không hiểu được nét đẹp của tập quán, người ta chỉ ngủ 1 đêm, hôm sau lượn,chả đọng lại gì.
- Vấn đề tăng tính thu hút khách sử dụng dịch vụ.
- Và cũng phải tính đến sự ảnh hưởng,mai một của bản sắc dân tộc khi đưa khách vào sinh hoạt cùng bà con.
Lợi thế của dự án chính là tính tự nguyện tham gia các hoạt động du lịch của bà con, cơ sở văn hóa của khu vực và vấn đề giao tiếp với người nước ngoài của bà con ( các bác nào hay vào thị trấn bán đồ thổ cẩm thì tiếng Anh nói sõi hơn cả tiếng Việt)
Nghiên cứu thì to tát, nhưng người nhỏ làm việc nhỏ, chúng em giúp đỡ bà con làm brochure quảng cáo dịch vụ, liên hệ với các công ty du lịch nhằm đưa khách về bản, tạo các conduct ( dạng bảng hướng dẫn) cho khách dễ thích nghi và thể hiện sự tôn trọng với phong tục địa phương.Thuyết phục bà con vệ sinh nhà cửa thường xuyên, và duy trì các sinh hoạt thường xuyên như làm nông, làm thuốc, dệt vải.Ngoài việc chuẩn bị giấy tờ,thuyết trình, bọn em tham gia xây nhà vệ sinh cho bà con.
Thời gian đó thực sự có ý nghĩa, mặc dù nhiều lúc thấy hơi quá sức nhưng vui và tự mình trải nghiệm được nhiều thứ.Mấy năm trời vẫn nhớ như mới cảm giác các cô dân tộc Dao thương lũ sinh viên, chuẩn bị cho mấy nồi thuốc tắm, cứ gọi là bỏng rẫy, tắm xong người đỏ như tôm, chân đi lảo đảo vì say thuốc,nhưng thấy lâng lâng,tràn đầy sức lực.
Sau đó mấy tháng,có đi khảo sát về việc tiến hành hoạt động du lịch của bà con, thấy có kết quả khá tốt.Tuy nhiên có 1 số nhà nhà vệ sinh xây rồi ko dùng, mùa đông để nhốt lợn nhốt gà cho nó đỡ rét.
Hơn 2 năm sau đợt dự án thứ nhất, để cảm ơn các cô, các bác dân tộc đã hỗ trợ tích cực và chăm lo cho lũ sinh viên trong thời gian làm việc, dự án trích kinh phí mời đại diện các cô,bác đi thăm quan Hà Nội và Hạ Long.( Bản thân em thấy ko thiết thực lắm, để cảm ơn thì nên đầu tư thêm giúp bà con là hơn). Trong chuyến thăm quan,mấy đứa có mời các cô đi chơi mua sắm tại Tràng Tiền plaza. Do chuyến thăm quan vào mùa hè,người dân tộc Dao mặc đồ quấn rất nhiều lớp, sợ họ nóng không ngủ được,nên lên Tràng tiền plaza, bọn em đã mua tặng cho mỗi người 1 bộ đồ ngủ.Hôm lên khách sạn thăm,ko thấy các cô ý mặc, cả lũ có hỏi, thì mới biết các cô ý có mặc,nhưng mặc ở trong rồi lại mặc mấy lớp quần áo nữa bên ngoài.
Nhóm có dẫn các cô ý đi thăm Lăng Bác, sau khi thăm quan thì sang hàng nước mía cạnh Lăng ngồi uống. Đang uống thì có 1 cô túm váy chạy thẳng ra bãi cỏ, ngồi thụp xuống. Cả lũ sợ xanh mắt, vì biết người ta hay tiện chỗ nào vệ sinh chỗ ấy, chạy vội ra. Nhưng may quá, chỉ vì cô ấy khi đi qua nhìn thấy bông hoa bé bé mầu vàng, bây giờ muốn ra nhìn kỹ thôi.Phù!
Thật nhớ quá!
Các bác lên thăm bản người dao thì nên tắm thuốc nhé,khỏe người lắm nhưng chống chỉ định các bác cao huyết áp đấy!