What's new

So lo núi Lu Bu-lên xuống mịt mù đường lên đỉnh

Chắc mọi người không còn lạ gì QL20, ngay dưới chân đèo Bảo Lộc nhiều người sẽ chú ý đến 1 ngọn núi lạ, trên đỉnh có một hòn đá to mọc sừng sững, cong cong như sừng tê giác.

Lubu_zpsd8b1daa0.jpg


Hôm đi 722R về, dưới chân đèo Bảo Lộc có dừng lại đổ xăng. Chỉ núi Lu Bu cho ôm thấy, ôm chỉ "Ừ" gọn lỏn vì đang bận... trả tiền xăng =)) Theo tâm lí chung dường như ít người quan tâm đến nó, chắc không có gì nổi bậc. Nhưng...
Vài năm trước, có 4 tay vừa từ Đà Lạt về, dừng chân ăn uống dưới chân đèo Bảo Lộc, nhìn thấy ngọn Lu Bu khá thu hút. Đứa thì thắc mắc làm sao leo lên được, đừa thì khẳng định không thể, đứa thì đùa rằng chỉ có đi trực thăng đáp xuống đó thì có (NO) Đứa thì đề xuất cả nhóm leo lên chơi. Ai cũng lè lưỡi vì mới leo Langbian đủ phê rầu. Thấm thoắt mà 4 đứa 4 phương trời, còn mỗi 1 đứa này thì leo thế quái nào nhỉ??? :gun

Leo thế nào chưa biết nhưng cứ tìm hiểu thông tin đã. Kết quả là rất... rất ít thông tin về nó. Trên phuot.vn chính thức chưa có ai viết về nó. Chẳng phải vì nó quá khó, mà có lẽ vì quá thường chăng? Đang thám thính và chuẩn bị tiền trạm thì trên phuot có 1 nhóm lên plan để leo. Nhiều người đăng kí với mục đích nói rõ là để... luyện thể lực leo Phăng :( Như ôm của mềnh chả bận tâm đến, cũng vậy thui... Nhưng với cá nhân thì chỗ này đáng leo, leo cho thỏa ước nguyện ngày trước. Không có ai chung mong ước thì... cứ leo một mình :D Vẫn chưa bỏ được cái thói tự kỉ :))

Thám thính trên phuot là một chuyện nhưng đến lúc đi tiền trạm lại hoàn toàn khác. Thích khác người thì sắp được mãn nguyện (c) Leo từ tháng 1 đến tháng 10 mới viết hồi ức thì đúng là khác người =)) Mà cơ bản chỉ định viết blog về Lu Bu là đủ, đợi mãi chả ai viết hồi ức nên đâm đầu làm phát. Bị dòng đời xô đẩy í mà :))
 
WTF ??? Lubu= 1/3 bà đen ??? Ái chà!!! Cục đá đó cao khoảng 200m, mà cả ngọn núi cao có 1079m => tới chân cục đá là khoảng 879m( tính từ mực nước biển, mà cả khu đó lại là vùng đồi núi :) ). Đúng là thấp hơn núi bà đen thật. Nhưng nhìn quảng đường đi thì ko dễ tí nào nhỉ. ý định của em là ngọn núi đó thôi, còn đà lạt thì... hên xui :) . Mà giờ đợi bên bảo vệ giải quyết thế nào đã, nếu có xe mới thì mới tính tiếp anh à, 2 thằng kia thì chắc ko còn hứng thú rồi, nhìn xùi xùi cũng thấy chán :( .
Chuyến đi bà đen rồi em "lận lưng" có 200k, mua hết 95k quà về tới nhà còn 5k ( quá tiết kiệm ) , nhưng xém tí nữa là chôn thây ở đó rồi :)) . Đúng là tích luỹ kinh nghiẹm leo núi.
Chắc không nhẹ đến mức đó. Tại anh leo Lu Bu tà tà cả ngày nên thấy nhẹ, còn Bà Đen thì phải làm 1 phát luôn :gun Tại anh vừa leo Bà Đen cảm giác như... 10 cái Lu Bu =)) Ở Lu Bu anh quên mất dưới chân núi cao bao nhiêu, nhưng chênh lệch cao độ với đỉnh không bằng Bà Đen. Thôi cứ coi như 1/3 đi để mọi người khỏi nản chí :D
Tạm thời không có xe vậy em chờ làm ôm của nhóm nào đó. Hi vọng có người hứng thú lập cung này. Chúc em may mắn :)
 
Chắc mọi người không còn lạ gì QL20, ngay dưới chân đèo Bảo Lộc nhiều người sẽ chú ý đến 1 ngọn núi lạ, trên đỉnh có một hòn đá to mọc sừng sững, cong cong như sừng tê giác.

Lubu_zpsd8b1daa0.jpg

Nghe nói theo truyền thuyết có một người đàn ôg đi đánh trận bị chết, người vợ chưa kết hôn nhưng mà có chửa hoang, vì vậy cô lên núi và sinh nở rồi bỏ đưa bé sơ sinh trên núi. Sau này đứa trẻ đã hóa đá như thế. :D
 
Nghe nói theo truyền thuyết có một người đàn ôg đi đánh trận bị chết, người vợ chưa kết hôn nhưng mà có chửa hoang, vì vậy cô lên núi và sinh nở rồi bỏ đưa bé sơ sinh trên núi. Sau này đứa trẻ đã hóa đá như thế. :D

Truyền thuyết của bác nghe ghê qué :( Hôm trước tôi search cái Đăng Lugu 708m lại dính tới Lu Bu 1079m, lại dính tới các truyền thuyết, copy về cho anh em đọc chơi :D
------------0000000--------------
Báo TTVN - 10/07/2013 14:45
Núi Lú Mu - "thánh địa của các vị thần"

Cùng với những ngọn núi thiêng như: Yên Tử, Nghĩa Lĩnh, Côn Sơn… ở miền Bắc hay Thiên Cấm sơn (An Giang), núi Bà Đen (Tây Ninh) Tà Cú (Phan Thiết), Lang Biang (Đà Lạt)… ở miền Nam, ngọn núi hoa cương Lú Mu là nơi hội đủ những yếu tố “địa linh” mà thiên nhiên đã tích tụ và thiên tạo từ hàng vạn năm qua. Từ lâu, người dân ở xã Đạmri đã xem ngọn núi Lú Mu là thánh địa của các vị thần, là nơi thực hành tâm linh.

images716330_Avu__1__zpsa7202ab2.jpg


Núi Lú Mu còn có nhiều tên gọi khác nhau như Lu Bu, Lugu…Nằm ở độ cao 1.079m, ngọn núi này được mệnh danh là “nóc nhà” của huyện Đạ Huaoi. Trên đỉnh có một đỉnh đá lớn có thể nhìn thấy rõ từ QL20.
Dù chưa được nhiều du khách biết đến nhưng ngọn núi hoa cương ở xã Đạmri này có ý nghĩa quan trọng về văn hóa tinh thần của người dân trong vùng, hơn thế nó còn được xem là đỉnh thiêng của vùng cận Đông Nam bộ.
Để lên được đỉnh núi Lú Mu, du khách phải băng qua ba ngọn đồi, vượt qua nhiều con suối và men theo con đường mòn quanh co, hiểm trở và phải mất 5 giờ đồng hồ mới lên đến ngọn núi hoa cương trên đỉnh núi. Theo người dân ở đây, tảng đá hoa cương sừng sững ngự trên đỉnh núi có chiều cao hơn 200m , để đi hết một vòng quanh tảng đá phải mất nhiều giờ đồng hồ . Đứng từ đỉnh núi bạn có thể chiêm ngưỡng những ngọn đồi với những tán rừng nguyên sinh vẫn còn đậm nét nên thu hút được sự tò mò khám phá của khá nhiều đoàn du khảo nước ngoài. Thiên nhiên ở đây thật hùng vĩ, cảnh núi non, rừng cây phủ kín, tiếng kêu hoang dại của muông thú... Đâu đó tiếng rì rào của thác, những làn hơi nước bốc lên tựa như những đám mây mờ ảo... Tất cả hòa quyện vào nhau tạo thành một cảnh tượng tuyệt mỹ, một bản hùng ca hùng vĩ của núi rừng.

images716332_DQD_4024_zps5df17ae8.jpg


Từ trên đỉnh núi, bạn có thể nhìn bao quát quốc lộ 20 nối TP. Hồ Chí Minh với Đà Lạt. Yếu tố phong thủy cùng những huyền thoại đẹp xung quanh ngọn Lú Mu từng được bác sĩ Paul Néis kể lại trong nhật ký thám hiểm của mình sau hành trình tìm về thượng lưu sông Đồng Nai năm 1880: “... Đỉnh núi hoa cương Lú Mu gần Đạmri ngày xưa là một hòn núi rất lớn. Đỉnh núi mọc đầy chuối quả ngon. Dân cư trong vùng đến hái quả, nhưng một con quỷ khổng lồ vồ họ và ăn thịt hàng trăm người. Không biết cách nào để chống trả, người Thượng vội đi kêu cứu người Khơ-me. Người Khơ-me đến và đào trong núi một lỗ sâu đến tận trung tâm, rồi chất bông và thuốc nổ, châm lửa đốt. Núi vỡ ra thành 7 mảnh nghiền nát con quỷ khổng lồ. Núi Chứa Chan, Da-bakna và những mô đất ở phía sau làng Dong-ly là những mảnh của núi này. Sau khi nghe kể chuyện, chúng tôi có dịp đến nơi nhưng nhận thấy các địa điểm này được coi như chốn linh thiêng, người Thượng không bao giờ dám đến gần…”
Lú Mu là ngọn núi thiêng liêng có từ ngàn xưa. Dưới lăng kính phong thủy, địa thế của ngọn núi là nơi “thủy tụ” và là nơi có thế “long bàn hổ cứ” (rồng cuộn hổ ngồi). Có nghĩa là: rồng cuộn khúc quay đầu nhìn lại và cọp (ngồi trên đồi cao) rống vang để hình dung địa thế hùng tráng, linh thiêng.

images716333_P1050868S_zps201300b3.jpg


Đặc biệt, từ trên ngọn núi Lú Mu có mạch nước ngầm chảy xuống đồng bằng, tạo thành dòng suối uốn lượn theo triền núi mà người dân quanh vùng gọi là suối Hạ Sanh. Theo dòng chảy từ thượng nguồn, suối tạo nên nhiều dòng thác lớn nhỏ khác nhau. Đến gần chân núi, dòng suối chảy qua một khe đá lớn tạo nên một dòng thác tuôn chảy rất mạnh, tạo thành một bãi tắm rất tuyệt vời, với nhiều khoáng chất tinh khiết. Người dân nơi đây cho rằng, những ai có bệnh tật hay mệt mỏi trong người, thường xuyên tắm suối này sẽ được khỏe mạnh và sảng khoái.
Tương truyền cứ mỗi độ xuân về, cư dân nơi đây cùng các cộng đồng dân tộc anh em từ các nơi xa xôi cũng lục đục kéo về vùng đất ở đỉnh núi Lú Mu này để cùng nhảy múa quanh đống lửa, trình diễn những vũ điệu thần linh, bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến các thần linh đã giúp họ có được một năm mùa màng bội thu và chuẩn bị cho một năm mới nhiều tốt lành. Để đến và tham dự lễ hội dưới chân núi Lú Mu, các bộ tộc phải băng rừng lội suối, vượt qua những gian khổ trong suốt hành trình với một tinh thần quả cảm như minh chứng cho sự tôn kính của họ đối với thần linh của núi Lú Mu. Với họ, đó là một trải nghiệm, vượt qua mọi thách thức của cuộc sống, cũng như nhận được chìa khóa để đến nguồn suối thiêng hầu tắm gội hết bụi trần trước khi vào lễ hội…

images716334_BLAO_zpsb5904794.jpg


Nếu ai đó có chút phiêu linh hay nhìn ngọn núi bằng một chiêu cảm tâm linh thì người đó không chỉ thấy đủ cả ba chiều lập thể với áng mây vờn mà còn có thêm một chiều thứ tư sâu thẳm, đó là sự thần bí ngự trị trên đỉnh núi. Những điều mà ta cho là mơ hồ như sự tồn tại của thần thánh hoặc những cuộc hành hương vô hình của các đấng siêu phàm lướt qua các đỉnh núi… là điều hiển nhiên đối với chốn này.
Bảo Anh (TTVN)
Tổng hợp


Đụng tới chỗ linh thiêng là ngán liền :) Nào rồng, nào cọp... Leo lên cục đá không khéo lại mang tiếng đè đầu cưỡi cổ cọp :shrug:
 
Cũng ko biết có đúng ko chứ tượng hòn vọng phu người ta còn phá mà.

Chuyện tâm linh ở những địa danh ta cứ "ra vẻ tin" đi, cho chuyến đi thêm phần đặc sắc :) Đa số người bản địa tin, liên quan đến lịch sử, truyền thống dân tộc họ, nói không tin họ đuổi cổ về khỏi khám... và phá luôn ấy chứ (NO) Có nhiều hòn vọng phu, nhưng giờ dân phượt chỉ cần quan tâm 1 cái là đủ mệt rồi. Nó chưa bị phá, vì khó tới quá (c) Còn nếu sợ dân xẻ mất cục đá trên đỉnh thì tranh thủ leo nhanh: Chư Mư - Vọng Phu nhé
 
về quê dưỡng bệnh hơn 6 tháng trời. giờ mới lên lại SG. Không biết cung này còn ai hứng thú ko. Anh HailuaSG còn muốn lei lên cục đá đó nữa ko vậy. Cuối năm nay mình làm nốt luôn nha.
 
Dự kiến tuần sau sẽ trở lại núi này khảo sát cục đá đỉnh. Ai muốn đi cứ post đăng kí trong này, hoặc các bạn có thể tự tổ chức đi ngày giờ theo ý thích. Liên hệ người dẫn đường: Anh Lộc, sđt: 0163 609 4550
ps: mùa mưa đường rất dốc và trơn, nên tranh thủ leo mùa nắng nhé.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,672
Bài viết
1,171,054
Members
192,336
Latest member
hakhaclinh
Back
Top