What's new

[Chia sẻ] Sơn La - những nẻo đường biên ải

Phượt là một hoạt động ẩn chứa nhiều rủi ro, nguy hiểm. Các bạn cần trang bị cho mình những kỹ năng, kinh nghiệm và trang thiết bị an toàn một cách tốt nhất trước khi lên đường để có thể tận hưởng niềm vui một cách trọn vẹn sau những cuộc hành trình.

Đường link những chuyến đi trước:

1. Khám phá rừng quốc gia Xuân Sơn - Phú Thọ, bản Dù: 05-12-2009
2. Khám phá rừng quốc gia Xuân Sơn - Phú Thọ, Bến Thân: 30-01-2010
3. Hà giang - Lũng Tám - Phó Bảng - Lao Sang - chợ phiên Đồng Văn - Lũng Phìn -Mậu Duệ - Du Già: 27-03-2010
4. Tà Xùa - Hang Chú - Pa Cư Sáng: 09-07-2010
5. Mù Căng Chải - Chế Tạo - Bản Mù - Làng Nhì - Phình Hồ, cung đương thử thách tay lái và thần kinh thép: 3-9-2010
6. Hành hương về Tây Yên Tử, lên Ngọa Vân Am chiêm nghiệm Phật Pháp: 09-10-2010
7. Hoàng Su Phì - Pờ Ly Ngài - Nàng Đôn - bản Pá - rẽ mây lên đỉnh núi Tây Côn Lĩnh: 10-12-2010
8. Hồi ức những chiến binh offroad Cò Nòi - Sông Mã - Điện Biên Đông: 08-11-2007
9. Nào cùng offroad lên Hồng Ngài, Y Tý - tận hưởng cuộc sống giữa lưng trời: 10-02-2011.
10. Vãn cảnh chùa Hồ Thiên, tham vấn thiền sư Thích Đạt Ma Trí Thông: 10-04-2011
11. Ka Lăng - Thu Lũm - Coòng Khà, cắt rừng đến với tộc người La Hủ bản Là Si: 29-04-2011
12. Nhật ký hành trình dọc sông Hồng, từ Thanh Trì tới cửa Ba Lạt, thăm VQG Xuân Thủy: 02-07-2011
13. Một vòng Đồng Bằng Bắc Bộ của những kẻ trốn nhà: 06-08-2011
14. Xe đạp địa hình Hà Giang - Hà Nội, thử thách lòng kiên nhẫn: 02-09-2011
15. Du hành tới Sì Lờ Lầu, đón gió lạnh đầu mùa nơi biên ải: 01-10-2011
16. Một thoáng Bình Liêu mùa lúa chín: 11-11-2011
17. Trở lại VQG Xuân Sơn, Phú Thọ, đạp đá tai mèo chinh phục núi Cẩn: 25-11-2011
18. Khe Phương, vùng đất bị quên lãng: 31-03-2012
19. Hà Giang – Cao Bằng, những nẻo đường trong mơ: 15-06-2012
20. Pa Vệ Sủ - Pa Ủ - Tà Tổng những ngày thu nắng và mưa: 03-10-2012

Topic đã được gởi đăng bởi BDK, 17/3/2013
https://www.phuot.vn/content/1274-Sơn-La-những-nẻo-đường-biên-ải
 
Last edited by a moderator:
Qua khỏi đỉnh cao nhất thì con đường xuống dốc liên tục, trời cũng bắt đầu quang đãng hơn.

IMG_6200_zps7a211fb4.jpg


Đỉnh núi mây phủ dần lùi về phía sau.

IMG_6206_zps4c183eca.jpg


Những đám mây ướt át cũng bay cao dần lên.

IMG_6208_zpsa6257024.jpg


Đổ dốc quanh co.

IMG_6213_zpsd62914c7.jpg


Lên rồi lại xuống.

IMG_6217_zps6f207595.jpg


Cây rừng kéo nhau đi đâu hết cả rồi.

IMG_6219_zps4ea0b686.jpg
 
Đến 12h thì chúng tôi tìm chỗ dừng lại nghỉ ăn trưa. Vẫn chỉ là với mấy thanh lương khô và nước lọc mang theo.

IMG_6222_zps9bf142a9.jpg


Bữa trưa chỉ kéo dài chừng 15 phút, đủ để nạp thêm chút năng lượng và nước cho buổi chiều rồi chúng tôi lại lên xe mải miết đi tiếp, tận hưởng từng giây từng phút của cung đường tuyệt vời này.

IMG_6223_zps9d3ac6df.jpg


Đường khô ráo, quang đãng và không khí đỡ lạnh hơn.

IMG_6224_zps07ff04a1.jpg


Thả sức phóng xe.

IMG_6225_zps6f2807d2.jpg


Núi non trùng điệp như bày ra trước mắt.

IMG_6229_zps23849d8c.jpg
 
Đường đi đến đâu, cây rừng bay đi đến đó.

IMG_6232_zpsc0936e20.jpg


Thi thoảng sót lại vài ngọn cây như miếng tóc trái đào của lũ trẻ xưa.

IMG_6234_zps4be95fa3.jpg


Lượn qua một vách đá dựng đứng.

IMG_6238_zpse30dfe84.jpg


Một cây khô chết đứng bên đường.

IMG_6241_zps5c3ea5e7.jpg


Xuống dốc liên tục.

IMG_6243_zps7c3e2bff.jpg
 
Chúng tôi đã đi tới địa phận của huyện Sốp Cộp, một điểm nóng ma túy của tỉnh Sơn La.

IMG_6247_zpsbd666754.jpg


Huyện Sốp Cộp thực ra là một huyện mới của tỉnh Sơn La được thành lập theo Nghị định 148/2003/NĐ-CP ngày 02 tháng 12 năm 2003 tức là được gần 10 năm nay. Sốp cộp có 8 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm các xã Sốp Cộp, Mường Lạn, Dồm Cang, Sam Kha, Mường Và, Mường Lèo, Púng Bánh, Nậm Lạnh.

Sốp cộp là 1 trong 62 huyện nghèo nhất của cả nước.

IMG_6250_zps91143473.jpg


Sốp cộp cũng là huyện những năm qua trồng nhiều thuốc phiện nhất của tỉnh Sơn La.
 
Dưới đây là một số hình ảnh về cây anh túc được trồng ở Sốp Cộp do một người bạn ở Sơn La chụp vào mùa anh túc năm ngoái.

Cây anh túc được trồng lẫn với rau cải cúc trong vườn nhà.

01022012294_1_zpsd0b05df6.jpg


Màu sắc hoa anh túc đẹp lộng lẫy, đúng với cái tên Phù Dung

1EA3nh_3_1_zps849350ab.jpg


Cây anh túc thường được bắt đầu gieo hạt vào khoảng giữa tháng 10 dương lịch và có thể thu hoạch vào khoảng tháng 2 năm sau.

010220122941_zpseb8aa552.jpg


Mỗi ha trồng thuốc phiện thu bình quân 4-5kg nhựa, nếu đất tốt và thâm canh thì thu 7-8 kg/ha, tính ra mỗi ha trồng thuốc phiện thu nhập bình quân 350-400 triệu đồng.

01022012309_zps27250f22.jpg


Một vẻ đẹp ma mị.

01022012301_zps3e66e910.jpg


Thiếu nữ bên hoa anh túc.

xtc_1508_zpsd51d3bf2.jpg
 
Đường chạy qua một khu rừng thông đang ra hoa.

IMG_6255_zpse6450c7e.jpg


Tới đây thì chúng tôi gặp một cái cổng chắn bằng bê tông chắc là để ô tô không đi vào, vậy có lẽ là kết thúc đoạn đường tuần tra biên giới này.

IMG_6256_zps49772879.jpg


Phía trước có một ngã ba đường đất.

IMG_6257_zpsa2a5759c.jpg


Rẽ bên tay trái là một cột mốc biên giới.

IMG_6259_zpsac7926bd.jpg


Cột mốc số 187.

IMG_6263_zps9f507884.jpg


Phía sau cột mốc là con đường mòn dẫn sang Lào.

IMG_6264_zpsbb4d5e5c.jpg


Chúng tôi quay trở ra, theo con đường đất bên tay phải tiếp tục đi.

IMG_6265_zpsbd254a60.jpg
 
Đi được một đoạn thì ôi thôi, một trạm kiểm soát biên phòng chắn ngay trước mặt. Trạm của đồn biên phong 453 Mường Lạn. Thấy vắng vẻ, hai thằng định lẳng lặng phi xe qua trạm kiểm soát. Vừa phóng qua thì bỗng có tiếng gọi giật giọng bắt hai thằng quay lại. Thôi toi rồi..

IMG_1429_zps0c4e8b26.jpg


Có hai anh biên phòng nhảy ra quát chúng tôi quay trở lại để kiểm tra. Hai thằng đành dắt xe vào và ra bắt tay chào hỏi các anh biên phòng như không có chuyện gì xảy ra.

2013-03-03_13-01-37_384_zpsf6620470.jpg


Chúng tôi lấy chứng minh thư ra trình báo và cũng nói rõ là đi từ đâu đến, mục đích là gì...

2013-03-03_13-01-27_5_zps6fa4fa1e.jpg


Tuy nhiên, tôi thấy anh trạm trưởng gọi điện thoại báo cáo lãnh đạo và thấy tình hình có vẻ khá nghiêm trọng, lãnh đạo bảo phải xử lý "như thường lệ".

2013-03-03_13-01-23_459_zps8c7a4f09.jpg
 
Last edited:
Tôi xin nói lại một số điều cần biết về việc đi lại tại khu vực biên giới, có thể đa số chúng ta đều chưa nắm được, thậm chí là chưa quan tâm đến.

Ngày 18 tháng 08 năm 2000, chính phủ có ra nghị định số 34/2000/NĐ-CP Về Quy chế khu vực biên giới đất liền nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong đó tại Khoản 2, Điều 8 quy định: Những người thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định này:

a)Công dân Việt Nam có hộ khẩu thường trú ở khu vực biên giới.
b)Người có giấy phép của cơ quan Công an tỉnh biên giới cho cư trú ở khu vực biên giới.
c)Người thuộc cơ quan, tổ chức, đơn vị lực lượng vũ trang có trụ sở làm việc thường xuyên ở khu vực biên giới.

mới được cư trú, đi lại, hoạt động trong vành đai biên giới; những người khác khi vào vành đai biên giới phải có giấy tờ theo quy định tại Điều 6 của Nghị định này và trực tiếp trình báo Đồn biên phòng hoặc Ủy ban nhân dân sở tại để thông báo cho Đồn biên phòng.

Ngày 31 tháng 10 năm 2006, Chính phủ có ra nghị định số 129/2006/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, theo đó:

Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Người nước ngoài vào khu vực biên giới, vành đai biên giới không có giấy tờ theo quy định;
b) Người Việt Nam, người nước ngoài có đủ điều kiện vào vành đai biên giới nhưng không trình báo cho Đồn Biên phòng hoặc chính quyền sở tại;
c) Cơ quan, tổ chức Việt Nam khi tổ chức cho người nước ngoài vào khu vực biên giới không cử người đi cùng, hoặc không được phép của cơ quan Công an, không thông báo cho Công an, Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh nơi đến.

Như vậy, rất có thể chúng tôi sẽ bị phạt hành chính mỗi thằng 1.000.000 đồng và có thể bị tạm giữ trong vòng 48 giờ để xác minh.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,672
Bài viết
1,134,975
Members
192,355
Latest member
Nguyenvantung99
Back
Top