What's new

Tà cú - Kê gà - Đi tìm chốn thanh tịnh (22-24/06/2012)

Cuối tuần muốn chạy trốn sự náo nhiệt ồn ào, rủ bỏ mọi công việc vác balo lên đường đi tìm chốn yên bình mà tịnh tâm. Dành chút khoảng lặng để nhìn lại bản thân tìm cảm hứng cho ngày mới.

Lịch trình chi tiết:

Ngày 1: (tối 22/06)
- Có mặt đúng 19h30 tại ngã 3 Amata.
- 20h: xuất phát theo hướng QL1A
- 21h30: ăn tối dọc đường
- Dự kiến 23h30 tới chân núi Tà Cú. Tiến hành leo núi đêm.
- Chỗ này chưa leo ban đêm bao giờ nên không chắc về tốc độ, dự kiến leo trong 3h. Ngủ đêm cắm trại trên núi, sáng xuống.

Ngày 2: (23/06)
- 6h: thu dọn lều trại, đồ dùng, vs cá nhân
- Tranh thủ ghi hình tại tượng Phật niết bàn dài 49m.
- Vô Chùa Linh Sơn Trường Thọ.
- 7h30: xuống núi đi Phan Thiết
- Ăn sáng dọc đường
- Ghé chùa Ông (Quan Đế Miếu)
- Lang thang trường Dục Thanh, tháp Chàm Poshanu, lầu ông Hoàng…
- Ăn trưa, kiếm đặc sản như (các món từ con Dông, gỏi ốc Giác, răng mưc…..)
- 15h: quay lại Phan Thiết đi chợ mua đồ nấu nướng cho bữa tối ngoài biển
- 16h: xuất phát đi mũi Kê Gà
- Tìm vị trí hạ trại ngoài biển, chuẩn bị BBQ. Ngủ đêm ngoài biển.

Ngày này nếu còn thời gian ghé Bàu Sen – Bàu Trắng cho biết hồ nước ngọt nơi đây.

Ngày 3 (24/06)

- 5h:dậy đón bình minh, ngắm ông mặt trời
- 6h: thu dọn lều trại, đồ dùng, thu gom rác…
- Làm liveshow hình, các mẫu bikini….
- 8h:xuất phát về lại thành phố theo cung đường ven biển…..
Do lượt về thời gian thư thả nên cứ tà tà mà chạy, tha hồ mà bắn phá làm show trên cung đường này. Dự kiến về nhà trước 18h

Chi phí dự tính:

Khoảng 500k/ người
Xăng: xế-ôm tự chia

Vật dụng cần đem theo:

Về y tế:

- Thuốc trị đau bụng đi ngoài, thuốc cảm, hạ sốt.
- Dầu gió, băng dán cá nhân.

Về đồ đạc cá nhân:


- Giấy tờ tùy thân, giấy tờ xe đầy đủ.
- Khăn tắm, áo khoác, mũ rộng vành, khẩu trang, bao tay, vớ khoảng 3 đôi, vài bộ quần áo gọn nhẹ…
- Lều bạt, túi ngủ.
- Đèn pin, pin dự phòng, bật lửa.
- Kem dưỡng da chống nắng, thuốc chống muỗi.

Đồ dùng chung cho Đoàn:

- Bếp than . Nồi khoảng 2 cái
- Cafe G7, tô chén bằng nhựa, dao…

Note: Thu cọc mỗi mens 100k. Tiền cọc sẽ không hoàn trả vì bất cứ lý lo gì vì vậy cần cân nhắc trước khi đăng kí.
Lịch trình có thể thay đổi phù hợp với hoàn cảnh và thời gian.


Thông báo lịch off, sẽ chốt danh sách vào ngày này vì vậy những mens nào đặt gạch nhưng không đi off coi như cancel. Những mens vắng mặt có lý do chính đáng cần liên hệ với Thớt trước và sau ngày Off.

Lúc 18h ngảy thứ 6 (08/06/2012)
Quán cafe Boulevard
172C Điện Biên Phủ, P.17. Q.Bình Thạnh
 
Last edited:
Thông tin về Núi Tà Cú:

Núi Tà Cú cao 649 m, nằm ven Quốc lộ 1A, thuộc thị trấn Thuận Nam, huyện Hàm Thuận Nam, cách Phan Thiết 28 km về phía Nam là một thắng cảnh và là một điểm leo núi của tỉnh Bình Thuận.
Nhiệt độ trung bình từ 18 đến 22°C. Xưa kia đây là một ngọn núi lửa thuộc đệ nhất nguyên đại nên trong đất có vàng sa khoáng và sulfur.
Để lên tới đỉnh ngọn núi nằm trong khu rừng cấm, du khách có thể cần 2 giờ để vượt qua 2.290 m đường dốc. Bằng Lăng là đoạn dốc cao nhất, nghiêng 45°. Hoặc du khách có thể ngồi 10 phút trong cabin "bay" theo đoạn dây cáp dài 1.600 m ở độ cao 500m, ngắm nhìn khu rừng xanh bao la.
Nằm ở độ cao 563 m (chưa tới đỉnh) là hai ngôi chùa: chùa Trên (Linh Sơn Trường Thọ) và chùa Dưới (Long Đoàn), cùng bậc thang đá cao và những ngọn tháp. Ở đây có bức tượng Phật Thích Ca nằm, làm bằng bê tông, quét vôi trắng dài 49 m. Đây là bức tượng lớn nhất Đông Nam Á, lớn hơn tượng Phật nằm, dài 45 m trong chùa Wat Po ở Bangkok.
theo vi.wikipedia.org/wiki/N%C3%BAi_T%C3%A0_C%C3%BA
 
Chúng ta leo núi ngày 4/5 âm lịch, vì vậy mang theo chút cơm rượu sáng dậy ăn để giết sâu bọ mừng ngày 5/5 âm lịch.
 
Hải đăng Kê Gà (hoặc Khe Gà) ở mũi Kê Gà là một ngọn tháp cao thắp đèn dùng cho tàu thuyền giao thông trong khu vực. Hải đăng nằm trên một hòn đảo thuộc xã Thuận Quý, trước thuộc huyện Hàm Tân, nay thuộc huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận.

Tên gọi

Giả thiết 1: Sở dĩ có tên gọi Khe Gà hay còn gọi là Kê Gà vì mũi đất có khe giống đầu mỏ của một con gà.
Giả thiết 2: Đây là một phần đất tách rời từ núi Cẩm Kê mà trong sách Đại Nam nhất thống chí ghi là Kê Dữ (tức "Đảo Gà"), là vì nơi đây có đàn gà rừng với màu lông sặc sỡ sống bên khe suối có dòng nước ngọt chảy ra biển.
Trong văn bản hành chính thường viết là Kê Gà, nhưng có ý kiến cho rằng, viết đúng phải là Khe Gà
Hòn đảo

Hòn đảo, tục gọi là hòn Bà, rộng 5 ha với hàng trăm cụm đá hoa cương vàng rực muôn hình muôn vẻ và hàng trăm cây sứ đại thụ.
Mũi đất này còn được người dân địa phương gọi là Mũi Điện do ngọn hải đăng ở đây phát sáng bằng năng lượng điện. Tuy nhiên, cái tên Mũi Điện cũng được dùng ở nhiều ngọn hải đăng khác như Đại Lãnh (Nha Trang), Bãi Môn (Phú Yên)...

Hải đăng
300px-H%E1%BA%A3i_%C4%91%C4%83ng_Khe_G%C3%A0.PNG

Hiện nay, hòn đảo Khe Gà và ngọn Hải đăng đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn với du khách khi đến thăm tỉnh Bình Thuận. Hải đăng Khe Gà còn là di tích kiến trúc độc đáo.
Theo lịch sử hàng hải ở khu vực này, Mũi Khe Gà được coi là một vị trí cực kỳ hiểm yếu của vùng biển từ Phan Rang đi Vũng Tàu. Ngay từ các thế kỷ trước đã có rất nhiều thuyền buôn qua lại nơi đây và bị đắm do không xác định được tọa độ, vị trí. Để đáp ứng nhu cầu vận tải của quân đội Pháp cũng như tàu buôn của nước ngoài qua đây, người Pháp đã nghiên cứu và cho xây dựng ngọn hải đăng Khe Gà. Trong thời gian xây dựng hải đăng, có nhiều người thiệt mạng do tai nạn xây cất. Hiện nay, ở đây vẫn còn nghĩa địa nơi yên nghỉ của những người đã chết khi xây dựng công trình này.
Bên trong hải đăng có 183 bậc thang xoáy trôn ốc bằng thép dẫn đến đỉnh hải đăng cùng hàng chục bậc tam cấp dẫn lên đến đỉnh đèn. Xung quanh chân Hải đăng có hai hàng hoa sứ dọc theo lối đi do người Pháp trồng từ cuối thế kỷ trước đến nay còn nguyên, toả bóng mát quanh năm. Vật liệu xây cất được đưa từ Pháp sang, kể cả ngọn đèn trên đỉnh và máy phát điện. Với quy mô này, Hải đăng Khe Gà hiện là ngọn hải đăng cao và cổ xưa nhất Việt Nam nói riêng và vùng Đông Nam Á nói chung.
Thông tin kĩ thuật
Thiết kế: Chnavat (người Pháp)
Thời gian xây dựng: tháng 2 năm 1897 - cuối năm 1898
Bắt đầu hoạt động: năm 1900
Chất liệu: đá
Chiều cao: 35m
Chiều cao toàn bộ tính từ tầm ngọn đèn đến mặt biển: 65m
Kích thước mỗi cạnh (chân): rộng 3m, đỉnh rộng 2,5m
Bề dày tường: từ chân đến độ cao 6m là 1,6m, càng lên cao độ dày càng giảm từ 1,50m và mỏng nhất ở đỉnh tháp là 1m.
Bóng đèn: 2.000W
Bán kính quét sáng trên biển: 22 hải lý, tương đương 40 km, dùng làm tín hiệu hướng dẫn tàu bè qua lại.
Có một tấm đá hoa cương lớn đặt ngay trước cửa vào Hải đăng khắc năm 1899. Tấm đá hoa cương này chưa biết người Pháp đưa từ đâu đến vì trong khu vực không có loại đá này. Không phải chỉ là những viên đá bình thường có 4 góc mà tất cả những khối đá hoa cương dùng xây Hải đăng đều đã được chạm, khắc thành từng ô, từng hình cạnh khớp với nhau. Nghĩa là gần như có sẵn một ngọn tháp bằng đá đã được làm sẵn, khi xây chỉ cần lắp đặt vào đúng thứ tự, góc cạnh từ dưới lên trên và chỉ cần đưa vữa vào là kết dính lại, không cần phải trét sửa chữa
theo: vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BA%A3i_%C4%91%C4%83ng_K%C3%AA_G%C3%A0
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,370
Bài viết
1,175,417
Members
192,073
Latest member
santarivietnam
Back
Top