Re: Ta đã gặp nhau trên cao nguyên lộng gió. Còn lại chút gì gợi nhớ gợi thương!
Vào tham quan phòng truyền thống
[/IMG]
Anh bạn HDV đang giới thiệu đôi nét về phong tục tập quán của bà con dân tộc ở đây,bên tay phải anh ta là 2 tượng đặt trong nhà mồ của người dân tộc.
[/IMG]
Nhà Mồ, và Tượng Mồ, là mảng đặc sắc của văn hóa cổ truyền Tây Nguyên (Nam Trung bộ, Việt Nam). Trong thời gian gần đây, truyền thống dựng nhà mồ-tượng mồ chỉ còn thấy tập trung ở các dân tộc Ba na, Ê đê, Gia rai, Mnông, Xơ Đăng.
Nhà mồ được xây trùm trên nấm mộ và là trung tâm của lễ bỏ mả. Nhà mồ có nhiều loại khác nhau. Trang trí nhà mồ thường sử dụng 3 màu: đen, đỏ và trắng.
Tượng mồ là loại tác phẩm điêu khắc độc đáo bậc nhất của vùng đất này, trong đó tượng mồ Gia rai, Ba na phong phú và đặc sắc hơn cả.
Theo chu trình dựng nhà mồ, để tiến hành nghi lễ bỏ mả, việc đầu tiên của người chủ hộ là đẽo tượng mồ. Ví dụ một ngôi nhà mồ dự định bỏ vào tháng 3 trong năm, thì từ tháng 1 năm đó người chủ hộ đã bắt đầu kiếm gỗ đẽo tượng. Ở những ngôi nhà mồ to đẹp, bề thế trước đây, cột tượng thường được làm bằng loại gỗ tốt như gỗ cây hương, cây cà- chít. Trên đường điền dã tại xã Biển Hồ, thị xã Plâycu những cột tượng bỏ từ năm 1967, cho đến nay, tuy nhà mồ không còn nữa, nhưng những cột tượng vẫn tồn tại. Do yêu cầu, ngôi nhà mồ của người Gia-rai Aráp khi dựng tại khu trưng bày ngoài trời phải bảo đảm tính bền vững, vì vậy cột tượng được đẽo bằng gỗ tốt là gỗ cà- chít, tuy nhiên gỗ đẽo tượng này không được khai thác trong tự nhiên mà mua tại lâm truờng. Vì hiện nay rừng thưa dần do nhiều nguyên nhân: chiến tranh, khai thác không hợp lý, do tập quán đốt rừng canh tác rẫy, những loại gỗ tốt theo đó mà cạn kiệt, người dân không thể kiếm được gỗ tốt. Trên thực tế trong những năm gần đây hầu hết những ngôi nhà mồ khi tiến hành bỏ mả, người Gia-rai sử dụng các loại gỗ tạp, để đẽo tượng, phổ biến là gỗ cây gạo (pơ-lang), vì loại gỗ này mọc nhiều ở vùng người Gia-rai sinh sống, dễ tìm ở xung quanh làng. Theo kinh nghiệm địa phương những cây hương, cây cà-chít có độ tuổi trên 10 năm mới đủ tiêu chuẩn để đẽo tượng vì hai loại cây này phân cành sớm, độ dài của cây nếu chưa đủ tuổi trưởng thành thì không đáp ứng được những yêu cầu của việc đẽo tượng. Những cây gỗ được chọn có độ dài hơn 2 sải tay (1 sải = 160 cm), đường kính lõi khoảng 30 cm. Người Gia-rai dùng rìu, đốn cây, khi đốn xong người ta vận chuyển bằng cách dùng trâu kéo cây từ trong rừng về buôn làng. Việc khai thác gỗ để đẽo tượng có kiêng kỵ, nếu đêm ngủ họ mơ thấy nhà cháy, bến nước cạn kiệt thì sáng hôm sau sẽ hoãn lại việc lấy gỗ, trong khi đi vào rừng lấy gỗ nếu gặp rắn bò ngang qua đường thì họ quay về ngay, người ta cho đó là điềm không lành, dễ có chuyện xấu xảy ra.
Gỗ đẽo tượng được kéo về dựng tại nghĩa địa của làng, bên cạnh ngôi nhà mồ sắp bỏ mả, trước khi đẽo tượng mồ, người Gia-rai có cúng thần nhà rông (yang rôông), thần bến nước (yang ia), xin phép đẽo tượng mồ cho người chết ở trong làng, lễ cúng thường được mổ lợn làm vật hiến sinh. Dụng cụ đẽo tượng hữu hiệu và thông dụng nhất là chiếc rìu (jong), dụng cụ có một đầu lưỡi sắc, một đầu lưỡi tù, cán được tra bằng một thanh gỗ dài. Một loại dụng cụ nữa là cây chà-gạc (loại dao đa năng thông dụng của người Gia-rai) dùng để sửa lại các chi tiết trên mặt tượng. Trong thời gian gần đây phong cách tượng nhà mồ thay đổi, kéo theo những biến đổi về kỹ thuật đẽo tượng. Từ chỗ truyền thống không quan tâm đến thể hiện chi tiết tỷ mỉ, chỉ sử dụng mảng khối trên một thân gỗ cố định, người đẽo chuyển sang xu thế hiện đại thiên về tả thực, gọt đẽo các chi tiết (mắt, mũi, miệng, chân, tay), loại tượng cũng đa dạng hơn trước, mất đi tính mộc mạc nguyên sơ của kiểu tượng truyền thống. Trong một làng của người Gia-rai chỉ có một vài người già biết đẽo tượng đẹp (theo quan niệm của người Gia-rai) và biết làm cho tượng phong phú về mặt loại hình. Theo phong tục của người Gia-rai, thì những người đàn ông chủ hộ thường đẽo tượng cho người chết thuộc gia đình mình, nhưng nhiều trường hợp vì không tin vào khả năng đẽo tượng của bản thân nên họ thường nhờ những người già trong làng có kinh nghiệm và kỹ thuật đẽo giúp.
Người Gia–rai không có số đo chuẩn cho mỗi bức tượng định đẽo, người ta lấy đơn vị đo là sải (tơ-pa) để làm ước lượng. Một bức tượng thường được tính bằng 1 sải rưỡi, 1/2 sải được chôn ở dưới đất là cột chính (byuh) của hàng rào, 1 sải còn lại vừa là phần cột chính nhô lên khỏi mặt đất, phần trên cùng là thân tượng (phun) như thoát ra khỏi cột gỗ đó. Địa điểm đẽo tượng được tiến hành tại khu nghĩa địa, kề ngay sát ngôi nhà mồ chuẩn bị dựng làm lễ bỏ mả. Trong khi đẽo tượng người có kinh nghiệm hơn truyền đạt kỹ thuật, kỹ năng và cách thức đẽo tượng cho người ít kinh nghiệm. Họ không hề giữ bí quyết nào trong cách truyền nghề tạc tượng, những bức tượng trở thành đẹp lại phụ thuộc chính vào "hoa tay" và óc thẩm mỹ của người học nghề và người tiếp thu kinh nghiệm. Việc đẽo tượng cũng có nguyên tắc nhất định, một bức tượng khi hình thành, ngoài việc phản ánh nghệ thuật điêu khắc dân gian, truyền tải những thông tin mang tính chất xã hội của cộng đồng người Gia-rai, về kết cấu lại phải đảm bảo tính vững chắc của hàng rào nhà mồ. Vì bản thân mỗi cột tượng lại đóng vai trò là những cột chính trong hàng rào, để giữ hàng rào chắc chắn bao quanh nhà mồ. Do vậy khi đẽo tượng bao giờ người Gia-rai cũng chủ động tạo ra một khe hở rộng giữa hai chân của bức tượng hình người, khe hở giữa chân và đuôi tượng chim, khe hở giữa hai chân trước và hai chân sau của tượng thú bốn chân. Khe hở đó là nơi xuyên một thanh gỗ dài chạy qua, giống như hệ thống mộng giằng để giữ tất các cột tượng với nhau, và giữ các cột phụ chôn sát cột chính liên kết tạo thành hàng rào.
Quá trình người Gia-rai đẽo tượng, đặc biệt là bức tượng người ôm mặt (kra-kôm), loại tượng được coi là lớp tượng cổ nhất, có thể mô tả như sau: đầu tiên, người thợ dùng rìu, đẽo lấy phần ngực của bức tượng, phần bị đẽo lõm vào của khúc gỗ chính là ngực của bức tượng, sau đó người thợ dùng rìu tạc lấy hai tay của bức tượng người ôm mặt, bằng những nhát bổ trên thân gỗ, hai mảng nổi tiếp giáp nhau là chỗ khuỷu tay và đầu gối sẽ tạo thành một hình thể của người ôm mặt. Khuôn mặt tượng được phạt phẳng, chỗ trán tượng được nhô hơn so với mặt tượng, hai tai được đẽo bằng đường bổ lượn vòng của rìu, phần mắt được khoét bằng với vài nhát đơn giản, sống mũi của tượng nhô lên khi phạt bằng bề mặt tượng. Trước khi hoàn tất công việc, người đẽo dựng đứng bức tượng lên quan sát xem các chi tiết nào trên tượng cần phải sửa chữa. Theo xu thế hiện đại, người ta tu chỉnh mắt, mũi, miệng, tai tượng, với cây chà gạc nhỏ bé. Với các bức tượng có hình dáng khác như: tượng người đánh trống, tượng nam nữ ái ân, tượng chim, thú... cũng được thực hiện theo nguyên tắc trên. Những bức tượng mồ Gia-rai Aráp được đẽo dựng tại hàng rào ngôi nhà mồ của Bảo tàng về kỹ thuật đẽo vẫn giữ nguyên các yêú tố truyền thống như kỹ thuật mà họ vẫn thực hiện tại Tây Nguyên.
(nguồn : Wikipedia )
Một số cách săn bắn của người dân tộc như ném lao, bắn nỏ, thổi phi tiêu… và đây là chiến lợi phẩm
[/IMG]