What's new

[Cung TM] Tà Hách – Nơi chưa từng thực sự đón tết – ngày 19 – 20/01/2013.

Cung do leader chuyên nghiệp tạo, có tính phí
Vô tình nói chuyện với 1 người bạn về vùng biên giới Việt – Cam mới nhớ lại hồi Mùa Hè Xanh khi còn đi học đại học. Nhớ ấp biên giới Ấp Tà Hách – An Phú – Huyện Hớn Quản – Bình Phước.
Lên google tra lại xem ở đó phát triển thế nào rồi. Kiếm hoài kiếm mãi vẫn không thấy được thông tin gì ngoài những thông tin khái quát về huyện. Đành làm 1 chuyến trở lại với những người con của buôn làng vậy.
• Nhớ ánh mắt các trẻ em người dân tộc anh em khi lên rẫy.
• Các gương mặt ngây ngô của các em khi lội qua các con suối, ngọn đồi để đến trường.
• Nhớ nhựng cái nắm tay thật ấm bên đống lửa đước cái se se lạnh của 1 vùng núi biên giới.
• Nhớ những tình cảm của người con buôn làng dành cho sinh viên thật ấm như ánh lửa của người S’tiêng
• Nhớ mãi những giọt nước mắt của ngày chia tay của thầy và trò để trở về với cuộc sống hằng ngày.
• Chỉ hoài niệm “Nhớ và Nghĩ”
Khi thầy trở lại thì các con đã lớn.

Mục đích chuyến đi:
1 trải nghiệm sống với người đồng bào dân tộc anh em.
Tổ chức 1 sân chơi dành cho tất cả các em thiếu nhi
Tổ chức 1 đêm giao lưu với người dân tộc S’tiêng

Ngày 19/01/2013
6h00 Tập trung tại – Khởi hành đi Bình Phước (120km) – Ăn nhẹ trên đường
11h30 Ăn trưa trên đường.
12h00 Di chuyển vào ấp của người dân tộc S’tiêng – Nghỉ ngơi (Lều + Võng + nhà cộng đồng).
14h00 tập trung tai khu vực sân chơi.
• Tổ chức sân chơi chơi cho 400 em thiếu nhi (tô tượng, tranh cát, trò chơi, thả diều)
• Tổ chức hớt tóc và làm đẹp đón tết.
• Tổ chức thăm hỏi 70/300 hộ gia đình đặc biệt.
• Thăm và tặng quà cho các hộ gia đình nghèo.
Ăn chiều (cơm lam + thịt nướng)– Chụp hoàng hôn Camphuchia
Lửa trại + tặng quà vui cho các em thiếu nhi
Giao lưu với người dân tộc S’tiêng + BBQ và giao lưu với cán bộ ấp + xã.

Ngày 20/01/2013
Dậy sớm – Bình minh Camphuchia – Ăn sáng + Café.
Tham quan một số điểm di tích và cảnh đẹp thiên nhiên của tỉnh
• Khu di tích Tàu Ô
• Mộ 7 liệt sĩ có công lớn với Bình Phước.
• Nghĩa trang với hơn 3.000 người nằm xuống
• Thác số 4
• Khu dui lịch sóc xiêm
• …………………
Ăn trưa trên đường – 19g00 Về đến tphcm

Chi phí chuyến đi: 350.000đ gồm:
• Ăn sáng ngày thứ 2
• Ăn trưa,tối và tiệc nhẹ ngày đầu tiên
• Đêm giao lưu với người dân tộc S’tiêng = Rượu + rượu cần + thịt nướng
• Chi phí tổ chức sân chơi cho thiếu nhi
• Chi phí đất trại.

Đăng ký:
Họ tên :
Ngày tháng năm sinh : (có gì AE xưng hô cho dễ)
Địa Chỉ : (tiện cho việc sắp xếp xe)
Y!M: .....................
SDT: ...................
Số Lượng:.............. Xế/Ôm...............
Do tính chất chúng ta sẽ ở trong buôn làng của người dân tộc s’tiêng nên BTC không nhận đặt gạch qua chuyển khoản mà không off.
Chốt đoàn ở con số 40mems


Mọi chi tiếc xin liên hệ:

Chủ thớt: Caonguyen_dom 0908.38.06.12 – Ya: ngcaonguyen2002
Hoạt động: long_vinasun 0908.078.080, Nam Đế, Người Xấu,….
Hậu cần + thủ quỹ: TócXù74 0909.603.785, Willow Nguyen,…
Nhận tài trợ: caonguyen_dom, TócXù74, Người xấu: 0907 23 bố ba bảy bảy, Me ơi sữa đâu: 0906.849.bảy tám bảy
Thư ký: Seven Day.

Off đóng tiền và gút danh sách ngày 17/12/2013 lúc 18h00 - 20h00 tại cafe Hi-End bên trái nhà hát hòa bình
 
Last edited:
Re: Tà Hách – Nơi chưa từng thực sự đón tết – ngày 19 – 20/01/2013.

Công nhận bác Seven chuẩn thiệt, cập nhật danh sách liên tục (c)

P/s: Tình hình là BQA's không vào SG kịp nên đã chính thức lỡ hẹn với chuyến này, anh Seven thấy bạn nào trong danh sách chưa có xế thì xếp cho em nhé.
 
Re: Tà Hách – Nơi chưa từng thực sự đón tết – ngày 19 – 20/01/2013.

*Nhảy vào* Chụp lấy anh BQA =]]]]]]]]]]]]]]

Em hiện giờ là đang xếp chung xe với một chị đk làm ôm ;____; nên em ko biết chị đó có thể chạy xe được không nên anh BQA làm xế cho em nhé *mắt trái tim* em ở khu vực gần Hàng Xanh đó anh
 
Re: Tà Hách – Nơi chưa từng thực sự đón tết – ngày 19 – 20/01/2013.

Đã nhận gạch nha bé mikmik. Nếu ở gần Hàng Xanh thì sáng thứ Bảy anh qua đón :D giờ tới tối thứ Sáu nhắn cho anh cái địa chỉ hay địa điểm đón em: 0986566116.(c)
 
Re: Tà Hách – Nơi chưa từng thực sự đón tết – ngày 19 – 20/01/2013.

Ok, sẽ chỉnh sửa lại theo sự thống nhất giữa 2 bạn ;)
 
Re: Tà Hách – Nơi chưa từng thực sự đón tết – ngày 19 – 20/01/2013.

cứ cầu bình triệu chạy thẳng là tới ngã tư bình phước đúng không mọi người?
có ai xuất phát từ SG thì đi cùng cho vui đi. hehe.
 
Re: Tà Hách – Nơi chưa từng thực sự đón tết – ngày 19 – 20/01/2013.

cứ cầu bình triệu chạy thẳng là tới ngã tư bình phước đúng không mọi người?
có ai xuất phát từ SG thì đi cùng cho vui đi. hehe.

Có mình nè, mình xuất phát từ quận 5 nè
 
Re: Tà Hách – Nơi chưa từng thực sự đón tết – ngày 19 – 20/01/2013.

a. Nguyên ơi, tìm xế cho e với, e dc xếp đi chung với pechuot_nt mà e í báo tin là tìm được xế rồi. Bơ vơ ơi là bơ vơ, có xế nào thích chở ôm mũm mĩm cho đằm xe thì mình xin giơ tay :D
 
Re: Tà Hách – Nơi chưa từng thực sự đón tết – ngày 19 – 20/01/2013.

Các bạn chịu khó đến hết thứ 5 nha, rồi sẽ gom cho gọn lại và kiếm chổ gởi xe tại Bình Triệu để đội hình không quá rườm rà.
 
Re: Tà Hách – Nơi chưa từng thực sự đón tết – ngày 19 – 20/01/2013.

CÁC BẠN NÊN NGHIÊNG CỨU KỶ CÁC LUẬT TỤC NGƯỜI S'TIÊNG VÌ CHÚNG TA TIẾP XÚC VỚI PHẦN LỚN NGƯỜI S'TIÊNG

Văn hóa người dân Stiêng

Trong mối quan hệ với cộng đồng, người S’ tiêng rất quý tình cảm bạn bè, dòng họ, một số lễ cúng liên quan đến cộng đồng này vẫn được người S’ tiêng duy trì. Trong xã hội S’ tiêng đã từng tồn tại các lễ lớn như: lễ đâm trâu, lễ quay đầu trâu...

Trước đây địa bàn cư trú của người S’ tiêng được phân bố trải dài từ vùng núi Bà Đen (Tây Ninh) đến Bà Rá (Sông Bé cũ). Ngày nay địa bàn sinh tụ của người S’ tiêng bị thu hẹp dần và tập trung chủ yếu ở tỉnh Bình Phước. Theo thống kê mới nhất trên toàn địa bàn Bình Phước có 70.504 người S’ tiêng chiếm trên 20% dân số toàn tỉnh. Tập trung đông nhất vẫn là huyện Phước Long, Bù Đăng. Đặc biệt sóc Bom Bo (Bù Đăng), số lượng người S’tiêng chiếm phần lớn, tạo cho Bom Bo có một nét văn hóa rất khác biệt. Vậy người S’ tiêng có những nét văn hóa riêng gì?

Tín ngưỡng người S''Tiêng

Người S’tiêng trước đây theo tín ngưỡng cổ truyền đã tiến hành cả 3 lễ cúng trong năm, gồm lễ chuẩn bị chọn đất làm rẫy (Pôl- nong) ; lễ cầu mùa (Broh ba) ; lễ cúng cơm mới (Pư ba khiêu). Lễ cúng lúa được người S’ tiêng vùng cao (Bù lơ) gọi là Lớp Prăk pa, vùng th ấp (Budek) gọi là Nktao R he. Nếu như trước đây, lễ cúng được tiến hành 3 lần trong năm và cứ 3 năm đảo lệ, người S’ tiêng lại tổ chức lễ lớn hơn các năm khác. Tuy nhiên kể từ năm 1990 trở lại đây, hầu hết người S’ tiêng ở các huyện Bù Đăng, Bình Long, Phước Long... chỉ còn cúng một lần trong năm, lễ cúng vào ngày thu hoạch được gùi lúa đầu tiên.

Người S’ tiêng tin tưởng vào thần linh (Prak) có chức năng bảo hộ, giúp đỡ và tạo cho hạt lúa thật to, cây lúa nặng hạt. Đó là thần rừng (Bri) ; thần đất (The), thần trời (Nar) ; thần lúa (Pa)... trước khi chọn nơi gieo hạt, người S’tiêng cúng vái ông bà rừng để được phá rừng làm rẫy. Trong chu kỳ sinh hoạt của một đời người, từ khi sinh ra cho đến lúc qua đời, người S’tiêng vẫn lưu giữ được các hình thức tín ngưỡng dành cho một thành viên của cộng đồng như các lễ: cúng ngày sinh, cúng đầy tháng, đầy năm, cúng đặt tên, cúng cà răng, cúng khi có bệnh, cúng sau khi cưới. cúng bỏ ma...

Lễ đâm trâu là một lễ lớn, hầu hết các nhà của người S’ tiêng đều có cột đâm trâu, có nhà phía trước có 5,6 cột, hoặc có nhà 2,3 cột đâm trâu. Mâm treo lễ vật, cây thương dùng đâm trâu, cột đâm trâu, vẫn còn giữ trong các nhà dài của người S’ tiêng thuộc xã Dak ơ (huyện Phước Long).

Luật tục S''Tiêng

Người S’tiêng cũng như nhiều dân tộc ít người khác ở Tây nguyên và Đông nam bộ, có cả một hệ thống những quy tắc quy định về các quan hệ ứng xử giữa cá nhân và cộng đồng. Những quy tắc đó, được lưu truyền qua nhiều thế hệ và những câu nói vẫn có điệu, đầy hình tượng bóng bẩy. Luật tục của người S’ tiêng là cơ sở để vận hành xã hội, luật tục Người S’ tiêng coi 4 tội sau đây là nặng nhất: Ma lai (chă), đó là những người ban đêm biến thành ma quỷ đi hút máu làm người khác ốm đau, chết chóc. Người S’ tiêng có nhiều cách thử như đổ chì vào lòng bàn tay, hoặc lặn nước... Người bị nghi là ma lai sẽ bị dân làng đưa vào rừng thủ tiêu bằng cách chặt đầu hoặc chôn sống, vợ và con sẽ bán đi nơi xa làm tôi tớ.

Xâm phạm sự cấm kỵ (Lăh cang rai), người S’ tiêng có nhiều điều cấm kỵ, họ sợ đụng chạm đến thần linh, ma quỷ, như trong làng có người đàn bà đang sinh đẻ, làng có nhiều người đau ốm thì cấm người lạ vào nhà, vào làng. Dấu hiệu cấm là một nhành gai, nhành lá xương rồng treo ở cổng làng, ở cầu thang nhà. Nếu người lạ bất chấp dấu hiệu đó cứ vào làng, vào nhà sẽ bị phạt bằng các lễ cúng gà heo, có khi cả trâu nộp cho chủ làng, chủ nhà.

Loạn luân (Đoăng ih), trong quan hệ hôn nhân người S’tiêng không cho phép những người cùng dòng họ kết hôn với nhau, hoặc có quan hệ tính giao. Việc kết hôn giữa những người cùng dòng họ được xem là loạn luân, người S’tiêng coi đó là nguồn gốc sinh ra các dịch bệnh, thiên tai như lũ lụt, trượt đất... gây tổn hại cho buôn làng. Những người loạn luân sẽ bị phạt nặng, phải nộp heo gà để cúng thần linh, và phải ăn cơm, thức ăn được đổ trộn vào một máng dành cho heo, dân làng chứng kiến và nhổ nước bọt vào kẻ loạn luân.

Lừa đảo, trộm cắp, người S’tiêng rất ghét những kẻ trộm cắp, lừa đảo, vì vậy nếu bắt được kẻ trộm cắp, lừa đảo, kẻ đó sẽ bị cả làng bắt phạt. Hình phạt thường là phải tổ chức lễ cúng thần linh và đền bù gấp nhiều lần cho người bị hại.

Ngoài ra, tội ngoại tình cũng bị người S’ tiêng phạt nặng. Những kẻ chủ mưu dụ dỗ người khác vào cuộc ngoại tình, dù đàn ông hay đàn bà đều phải nộp phạt cho người bị hại. Nếu có con, kẻ chủ mưu sẽ phải cung cấp thức ăn, quần áo cho đứa bé và nuôi đứa bé cho đến khi đứa bé khôn lớn.

Đời sống của người S''tiêng

Trong nội bộ cộng đồng người S’ tiêng thường phân biệt nhau theo nhóm dân cư địa phương, trước đây được chia thành 4 nhóm chính: Bulơ, Budek, Bulap và Bu biet, sau này họ chỉ phân thành 2 nhóm: Bulơ và Budek. Đến với một địa danh khá nổi tiếng, gắn liền với lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc Việt Nam, đó chính là sóc Bom Bo (huyện Bù Đăng) nơi cư trú chủ yếu của bà con người S’ tiêng thuộc tỉnh Bình Phước. Chúng ta vẫn tìm lại được khung cảnh: " Đuốc lồ ô bập bùng trong ánh lửa, sóc Bom Bo rộn rã tiếng chày khuya" như thuở trước. Toàn xã Bom Bo có 7 ấp với diện tích 12.680 ha, có 1.678 hộ với 7.479 nhân khẩu. Đa số đồng bào S’ tiêng ở Bom Bo nói riêng và Bù Đăng nói chung đều có cuộc sống khó khăn, lương thực cũng chỉ đủ dùng trong 6 đến 8 tháng, thực phẩm thì lại rất thiếu, bữa ăn trong gia đình rất sơ sài, có khi cũng chỉ có mỗi một món canh mướp rừng. Thậm chí trong món canh rau rừng không có thịt cũng không có cá mà chỉ dùng bột ngọt làm gia vị, đây là món ăn chủ yếu của hầu hết các gia đình người S’tiêng ở sóc Bom Bo này. Nguyên nhân của sự thiếu đói lương thực là do cây trồng ít được chăm sóc một cách kỹ lưỡng bằng phân bón cũng như các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh. Vì thế sản lượng luôn ở rất thấp, lúa thì lép hạt, điều thì thường là hạt non. "Cái khó bó cái khôn" đã làm cho các thôn ấp của người S’ tiêng khó đạt được tiêu chuẩn ấp văn hóa. Chính ông Đỗ Hữu Xuân - Phó giám đốc Sở văn hóa và thông tin tỉnh Bình Phước đã bức xúc: "Xây dựng thiết chế văn hóa là điểm yếu nhất của người dân S’ tiêng, điều đó cũng dễ hiểu thôi bởi đời sống của họ quá thấp lo cái ăn cái mặc còn không đủ, làm sao đóng góp xây dựng trường học, trạm xá, nhà thờ... nên tiêu chuẩn thứ 7 luôn là nỗi ám ảnh của đồng bào người Stiêng". Sự thật đã chứng minh ở thôn Sơn Hòa xã Thọ Sơn huyện Bù Đăng đã 3 năm liền được công nhận là Khu dân cư xuất sắc mà vẫn không đạt được Khu dân cư văn hóa, như lời ông Điểu Hà Điệp - trưởng thôn Sơn Hòa tâm sự: " Mặc dù tôi là người rất có uy tín với đồng bào S’ tiêng ở đây, nói gì họ cũng nghe và làm theo, bảo bãi bỏ tập tục lạc hậu, thực hiện môi trường xanh sạch, nếp sống văn minh... tất cả đều thực hiện một cách răm rắp, nhưng bảo họ đóng góp xây dựng cơ sở vật chất thì đồng bào S’ tiêng không làm nổi, mặc dù mỗi năm tỉnh Bình Phước đều có chương trình xây dựng 2000 căn nhà tình thương cho đồng bào dân tộc ít người, nhưng cái nghèo vẫn cứ đeo đuổi người dân S’tiêng quê tôi"
 
Re: Tà Hách – Nơi chưa từng thực sự đón tết – ngày 19 – 20/01/2013.

Cần tuyển:

Nhận sự chuyển hàng về 2 đểm tập kết: q8 và tân bình, số lượng không giời hạn => mỗi người 1 tay. Liên hệ: Bụng bự=> 0908.078.080

Sáng thứ 6 xe tải sẽ chuyển hàng tài trợ xuống tà hách trước, các bạn nào thu xếp đi được vui lòng thông báo với mình nha 0908.38.06.12
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,765
Bài viết
1,137,637
Members
192,661
Latest member
socialmaniashop
Back
Top