What's new

[Chia sẻ] Tây bắc - Kỳ 1: Trần gian là chốn nao? Thiên đàng ở đây!

Sau nhiều ngày lo toan bon chen với bộn bề công việc, Quỷ cũng thu xếp được ít ngày để tiếp tục thực hiện niềm đam mê của mình: Những nẻo đường khám phá quê hương. Tây Bắc cũng không còn xa lạ với nhiều chuyến đi rồi, song cứ sau mỗi chuyến đi lại cảm thấy rằng còn quá nhiều điều kỳ diệu ở vùng đất xa xôi này. Vậy nên lần này lại tìm về Tây Bắc, nơi hùng vĩ với chập trùng núi cao, huyền ảo với mây trời, mê hoặc với những ruộng bậc thang đương mùa óng ả. Và lần này lại thêm những vùng chè cổ thụ từ hàng trăm năm đến hàng nghìn năm tuổi với muôn huyền thoại và cả những câu chuyện kỳ dị hoang đường.
Với gần 1 tuần rong ruổi Quỷ cảm thấy như lạc vào thiên đường ở hạ giới, trong sự sững sờ choáng ngợp ngỡ ngàng và ngất ngây cảm xúc bỗng phải thốt lên rằng:" Trần gian là chốn nao? Thiên đàng ở đây!".

HTCD13.jpg

Những dãy núi xanh như lững lơ giữa mây trời huyền ảo, lẩn khuất trong đó một con đường dẫn đến thiên đàng, một lần đến Suối Giàng (Giàng có nghĩa là trời) uống ngụm trà tiên.

HTCD13.jpg

Sững sờ chết lặng rồi ngơ ngẩn chẳng biết được ta đang tỉnh ở chốn thiên đàng hay mệt nhoài trong giấc mơ thần tiên nơi hạ giới!

HTCD21.jpg

Nếu thật sự có một con đường dẫn đến thiên đàng chắc hẳn là đây.:)

HTCD22.jpg

Đây đường chúng ta đi. :)

HTCD25.jpg

Từ trên trời cao phóng tầm mắt nhìn xuống cõi trần, những thung lũng vàng óng ả những con đường trần uốn lượn, trước cảnh này liệu còn ai dám nói:"Thôi về đi, đường trần đâu có gì"?
 
HTCD28.jpg

Từ dưới thung sâu rồi bắc lên chất ngất đỉnh trời, những nấc thang lên thiên đường thật say đắm lòng người.

SuoiGiang22.jpg

Nói đến chè Shan tuyết hẳn rất nhiều người biết và đã từng thưởng thức qua nhưng mấy ai tận mắt thấy những cây chè này, đây là những cây chè Shan tuyết cổ thụ từ 400-700 năm tuổi ở nhà anh Huân và chị Giàng Thị Xá ở Suối Giàng (Yên Bái).

HTCD16.jpg

Hình ảnh tuyệt đẹp của người thiếu nữ Mông hái chè trên Xứ trời.

HTCD15.jpg

Thưởng thức chén trà ngon lại thêm yêu ánh mắt thuần khiết của cô thiếu nữ Mông xinh đẹp

HTCD14.jpg

Hình ảnh đặc trưng của những chàng trai cô gái người Mông hái chè Shan tuyết.
 
HTCD17.jpg

Những em bé ở Bản Giàng Cao đùa vui sung sướng, tuổi thơ và cả cuộc đời các em luôn gắn bó với những cây chè cổ thụ.

SuoiGiang33.jpg

Đây hình ảnh một trong những cây chè cổ thụ lâu năm nhất của Bản Giàng Cao,

HTCD19.jpg

Yêu lắm ánh mắt nụ cười nơi xứ Trời.:)

HTCD11.jpg

Để đến được bản vùng cao Tà Si Láng phải vượt qua con đường lên chất ngất đỉnh trời này.:)
(còn tiếp)
 

Mờ trên lưng chừng núi cao lại là con đường lên Bản Phình Hồ - Yên Bái nơi quanh năm mây mù bao phủ và cũng là một vùng chè cổ thụ huyền thoại.


Quanh năm bản Phình Hồ lẫn khuất trong mây, lúc ẩn lúc hiện. Song con người lại chân thành thân thiện.


Một thân chè cổ thụ trên Bản Phình Hồ đã hơn 500 năm tuổi.


Háo hức mà sợ hãi, run rẩy mà sững sờ, tỉnh mà như mơ là một phần cảm xúc thú vị khi vượt qua cung đường đèo hùng vĩ và cao nhất VIệt Nam Ô Quy Hồ trong một đêm trăng sáng, Đây là hình ảnh Quỷ chụp nơi cổng trời Ô Quy lúc hơn 8g đêm trong cái lạnh chừng 15 độ.


Gian nan không thể nào kể xiết trong suốt hành trình đi tìm rừng chè cổ kì dị chưa mấy người biết đến trên dãy Hoàng Liên Sơn, những cây chè cao hơn 20m có tuổi thọ từ hàng trăm năm đến hàng ngàn năm là huyền thoại cho đến một ngày...
 

khi quỷ được tận tay chạm vào lớp vỏ xù xì râu phong và ẩm ướt. tận mắt nhìn thấy những thân chè cao ngất mà đọt thì biến mất trong mây mù, lúc ấy mới biết huyền thoại là sự thật.


Ngôn từ sao mà tù túng qua để diễn tả hết được cảm nhận khi lang thang trong rừng chè, ôm lấy từng thân cây, mân mê từng lá chè rồi bồi hồi suy tưởng. Trong khoảng khắc ấy chỉ mong thời gian lắng đọng để cảm giác này còn mãi.


Mệt mỏi rã rời khủng khiếp không biết nói gì hơn...


Thôi thì, xin hãy đến đây, tôi kể cho nghe, cây chuyện về những ngày, tôi ngất ngây.:)

Một lần đến thiên đàng để những câu chuyện cổ tích biến thành hiện thực, để những câu hỏi thời ấu thơ không còn băn khoăn nữa, để tin nơi đó đẹp lắm, và cũng để biết đó là nơi đến rồi quay về bởi ở đó thiếu một tình yêu.:)
 
Quỉ mà lên thiên đàng thì quỉ thành gì ;)
Mấy cây chè cổ thụ đẹp quá, cô sơn nữ hái chè nom xinh nhỉ. Quỉ sướng thật đấy.
Có lần đọc ở đâu đó nói về cây chè tím mọc gần với chè shan, một bài báo thì hơi ít thông tin. Tôi có hỏi mấy ông bạn ở Lao Cai, nghe nói là không phải chè, thật chẳng biết thế nào. Chưa có dịp đi, nên nhờ bạn để ý xem thế nào. Cám ơn nhiều.
 
Cũng chẳng biết từ bao giờ lại có cái thú đam mê hết sức "già cỗi" đó là uống trà. Cảm giác ngồi rửa ấm, đun nước, pha trà rồi nhấm nháp từng ngụm trà nhỏ thật thú vị quá đỗi. Đọc nhiều sách vẫn thường nghe nói về Trà đạo Nhật Bản, trà nghệ Trung Hoa, nhưng nói về trà Việt Nam lại muôn vàn tranh cãi. Việt Nam có trà đạo hay không?
Câu hỏi này dễ mà khó, bởi kết luận cuối cùng của các nhà nghiên cứu là nói có cũng đúng mà nói không cũng không sai. :). Kể hậu bối như mình thì chỉ biết uống thôi, trước là uống theo thói quen, sau là uống vì đam mê.
Cái nôi các giống chè Việt không đâu khác là các tỉnh phía bắc. Hà Nội thì có "Giếng nước hè, chè Cam Lâm", Sơn La có chè Tà Sùa, chè Tô Múa "Gái Mường Tè, chè Tô Múa", Thái Nguyên lại có chè Tân Cương, "Chè Thái gái Tuyên" mà lại. Cao Bằng có chè đắng. Hà GIang có Shan Tuyết Vị Xuyên, Yên Minh. Rồi thì chè Bắc Kạn, Lào Cai, Lạng Sơn... đủ cả, Nhưng có lẽ không đâu có chè Shan tuyết nổi tiếng bằng Suối Giàng - Yên Bái.
Quỷ từng mong ước một ngày được chạm tay vào những cây chè cổ thụ Shan tuyết hàng trăm năm tuổi, và mong ước đó đã thành hiện thực. Tạm dẹp bao bon chen tất bật để đến "Xứ Trời" một ngày thu, con đường lên Xứ trời mờ ảo trong làn mây trắng.



Mây vây quanh mình, mây phủ kín núi non, con đường lên đỉnh Chông Páo Mùa như dải lụa nhỏ vắt ngang lưng chừng trời.


Xã Suối Giàng quanh năm ở độ cao 1400m là nơi tập trung nhiều nhất chè Shan tuyết cổ thụ của tỉnh Yên Bái


Vừa đến xã Suối Giàng đập ngay vào mắt là ngôi nhà nhỏ với 7 cây chè Shan tuyết cổ thụ trong vườn. Đó là nhà anh Luân và chị Giàng Thị Xá.


Theo anh Luân kể lại thì những cây chè trong vườn đã có rất lâu đời có cây hơn 400 năm, có cây đến gần 700 năm tuổi. Xưa là ông cụ tổ ở đây cũng làm nghề hái chè làm chè, truyền bao đời cho đến tận bây giờ.


Những thân chè cổ thụ xù xì như minh chứng cho bao cuộc bể dâu,
 
sừng sững đó, hiên ngang giữa đất trời,


trải qua hàng trăm năm nhưng những cây chè vẫn xanh tốt xum xuê.


đây những búp chè non tươi xanh mơn mởn


đây những là chè già nhưng chẳng phôi pha, xanh mướt mà lại rất dày. Thường các búp chè non sẽ được sao làm chè khô, còn các lá già thì để uống tươi, còn gì thú vị bằng một sớm tinh sương, nhen bếp lửa đun ấm chè xanh, thong dong nhấm nháp rồi nhấn nhá chuyện "bàn dân thiên hạ".:D


Hoa chè khoe mình trong nắng sớm, nổi bật trên nền xanh là những cánh hoa trắng muốt điểm xuyến nhị vàng.


Trái chè thì không xinh đẹp như thế, nhưng lại mang trên mình trọng trách thiêng liêng "sinh sôi nảy nở".


Ở độ cao này, cả bản Suối Giàng gần như quanh năm mây mù bao phủ, thân chè, lá chè cũng vì thế mà hấp thụ tinh hoa của đất trời, người Mông tin rằng sự sống những cây chè Shan tuyết có một nửa là từ đất một nửa là từ trời. Thân chè hấp thụ khí trời mà thêm vững chãi. Lá chè hấp thụ mây sương mà thêm xanh thêm dày.
Nâng chén trà là như ôm cả đất trời vào lòng. Uống ngụm chè Shan tuyết Suối Giàng là uống cả tinh hoa đất trời nơi đây.
 
Ở độ cao này, cả bản Suối Giàng gần như quanh năm mây mù bao phủ, thân chè, lá chè cũng vì thế mà hấp thụ tinh hoa của đất trời, người Mông tin rằng sự sống những cây chè Shan tuyết có một nửa là từ đất một nửa là từ trời. Thân chè hấp thụ khí trời mà thêm vững chãi. Lá chè hấp thụ mây sương mà thêm xanh thêm dày.
Nâng chén trà là như ôm cả đất trời vào lòng. Uống ngụm chè Shan tuyết Suối Giàng là uống cả tinh hoa đất trời nơi đây.


Trước đây quỷ đã được nghe và đọc nhiều cách lý giải về tên gọi vì sao gọi là Shan tuyết, nhưng lên đây mới hiểu tường tận hơn. Gọi là Shan tuyết vì ở mỗi đọt chè sẽ có một búp non trắng và có lông tơ mịn, khi sương quanh năm bao phủ tạo nên một lớp mỏng li ti trên búp non làm búp nhìn trắng như tuyết, bên cạnh đó, khi búp non này đem sao thì không biến thành màu đen mà vẫn nguyên màu trắng. Chính búp non này mà chè được gọi là Shan tuyết.:)

(Còn tiếp)
[/SIZE]
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,425
Bài viết
1,175,794
Members
192,098
Latest member
vnae888
Back
Top