What's new

Tây Nguyên – Độc hành bằng xe máy từ Sài Gòn tháng 2/2010.

Đầu năm nay em bỗng nhiên nổi hứng muốn làm quả Tây Nguyên độc hành bằng xe máy thế là gói gém hành lý ( cả xe) lên xe đò từ Nghệ An vào Sài Gòn rồi xuất phát từ SG đi lên Tây Nguyên trong 8 ngày.
Thông tin về Tây Nguyên thì có nhiều nhưng em thấy nếu chịu khó tìm thì trên Phượt là đủ, nhiệt tình, vô tư, có những bạn còn gọi đt chỉ bảo tận tình như Nhanvan¬_hoang cho thông tin về ngã 3 Đông Dương...v.v.
Mình đi vào tháng 3 nên theo như thông tin thì đây là mùa đẹp nhất trong năm ở Tây Nguyên.Đây là chuyến Phượt đầu tiên đi xa và cũng là lần đầu đi TN nên cứ mạnh dạn lên đường.
Lịch trình đi trong 8 ngày (lịch này là sau khi đi về đúc kết lại:
Ngày 01- Sài Gòn- Đồng Xoài- Sóc Bom Bo – Bù Lạch- Gia Nghĩa.
Ngày 02- Gia Nghĩa – Buôn Ma Thuột.
Ngày 03- Buôn Ma Thuột – Pleiku theo đường tỉnh lộ 1 vào Bản Đôn rồi theo lối mòn qua rừng Easup sang Gia Lai, cunng này phê lắm, em sẽ kể cho các bác sau.
Ngày 04- Pleiku-Biển Hồ- Thuỷ điện IaLy – Măng Đen –Kon Tum.
Ngày 05- Kon Tum- Ngọc Hồi – sang Lào tí xíu – cột mốc Đông Duơng- quay lại Pleiku.
Ngày 06- Pleiku- Buôn Ma Thuột – Đà Lạt.
Ngày 07 – Đà Lạt- Bảo Lộc.
Ngày 08- Bảo Lộc- ngã 3 Ông Đồn(Xuân Lộc)- Sài gòn.

Có thể có người bảo đi gì mà khiếp thế nhưng theo em nghĩ hạnh phúc không phải là đích đến, đơn cử như khi em đi từ Gia Nghĩa lên BMT để vào thác Draysap thì trên đường đi khối chuyện hay nhưng vào thác thì chán chết, nước ít quá vì mùa khô thuỷ điện không xả nước, nói chung là con thác này đang hấp hối, một cách ngắn gọn là như vậy để các bác thấy là đích đến dở hơn trên đừong đi. Em lại có sở thích là đi xe máy mấy cũng không chán nên nhiều khi đến khu du lịch nhưng dò hỏi thông tin thực tế (cái này có những lúc khác với thông tin trên mạng đấy nhá) không thích là không vào chứ không theo cái kiểu tới Sài Gòn là phải vào Ding Độc Lập đâu. Lan man hơi nhiều để các bác đợi nha, bây giờ ta vào chủ đề chính nào, ảnh ọt..v.vv.
 
Theo đánh giá của những đôi chân lão làng trong đoàn zichzac thì Gia Bắc là con đèo khủng nhất trong mấy chục con đèo dốc gần 1200km chúng em đi. Gần 60km lên tới tận DiLinh là dốc hết, các bác chỉ có đi xe đạp mới cảm nhận hết cái dốc của nó.Bác Nam Bình Dương bảo đèo Hải Vân là hàng con cháu, bác ý leo Hải Vân vừa leo vừa hát.Đèo Đại Ninh chỉ là nguy hiểm thôi chứ dốc chưa chắc đã bằng.

Thôi nhé, em xin dừng QL28 ở đây để ta xuôi Bảo Lộc. QL 28 lên ĐĂK NÔNG em chưa đi nên không biết, bác nào đi rồi thì xin cho anh em tí thông tin nhé.!!
 
Qua khỏi TT DiLinh là những đồi chè xanh ngát.

P1090143.jpg


P1090140.jpg


P1090153.jpg


Rẽ trái vào xã Hoà Trung , Hoà BẮC.

P1090168.jpg


P1090169.jpg


Trời lúc này cũng đã sẩm tối nhưng em cứ tha thấn kệ nó,cứ từ từ, đi đâu mà vội, đàng nào tối nay cũng ngủ Bảo Lộc.

P1090170.jpg


Qua chợ Hoà Ninh là hết Di LINH vào xã Lộc An của huyện Bảo Lâm, huyện này thòi ra một tí ngay QL20 , ngày trước Bảo Lộc và Bảo Lâm là một.

P1090171.jpg
 
Tuy rằng có mấy cây số nhưng cũng phải chào hỏi đàng hoàng chứ không như Đam Rông khách buồn lắm,sắp tối rồi.

P1090174.jpg


Em cũng đang cố gắng thành tiên nè...phượt tiên í.gần rồi đó.

P1090177.jpg


Những cây chè cảnh chờ du khách.

P1090183.jpg


P1090185.jpg


P1090186.jpg


P1090190.jpg


P1090191.jpg
 
Tối rồi nhưnh vẫn nấn ná làm hàng bằng được mới thôi.

P1090197.jpg


P1090210.jpg


Trạm dừng chân Tâm Châu đang xây dựng (2/2010).

P1090212.jpg


P1090213.jpg


Qua cầu Đại Nga vào ngoại ô thị xã Bảo Lộc.

P1090218.jpg


Một khu du lịch sinh thái của tư nhân ngay bên phải cầu Đại Nga.

P1090223.jpg


P1090221.jpg
 
Ngã 3 Đại Bình là điểm cuối của QL55 . Từ đây rẽ trái vào để về Bình Thuận, ngày mai em sẽ về SG theo con đường này.

P1090231.jpg


P1090233.jpg


P1090241.jpg


Tối đó em nghỉ KS Mai Quyên gần bến xe Bảo Lộc.

P1090245.jpg


Mất công các bác chờ em về Phan Thiết xong quay lên nên bây giờ em đưa các bác vào thác ĐANBRRI chơi rồi ta quay ra Bảo Lộc sau nhé, em thích Bảo Lộc hơn Đà Lạt đấy, khí hậu vừa chứ không lạnh như ĐL.
 
Khu du lịch thác Damb’ri (Đam Bri) nằm ở phía tây bắc thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng. Sau khi đi qua 16 km đường nhựa quanh co bên những nương dâu, đồi trà, cà phê xanh ngát, du khách sẽ được đắm mình trong phong cảnh thiên nhiên trong lành hùng vĩ bởi một quần thể thác nước xen giữa khu rừng nguyên sinh rộng hàng ngàn hécta với hàng trăm loài động thực vật quý hiếm đặc trưng của núi rừng Tây Nguyên. Theo truyền thuyết, từ rất xa xưa, trong vùng rừng núi nơi đây có hai bộ tộc cùng sinh sống, nhưng quan hệ giữa hai bộ tộc không được thuận hoà, thường xảy ra những cuộc xung đột, tranh chấp.
Hai bộ tộc lại có đôi trai tài gái sắc yêu nhau tha thiết, chàng tên là K’Dam, nàng là B’Ri. Song họ không thể chung sống với nhau dưới một mái nhà, làm chung một cái rẫy, sinh con đàn cháu đống và sống bên nhau được.
Vào một ngày kia, vì buồn bã cho số phận, không lấy được người mình yêu, chàng K’Dam đã lặng lẽ rời bỏ buôn làng đi sâu vô rừng. Nghe được tin, nàng B’Ri vội vã đi tìm chàng K’Dam. Vượt bao cánh rừng, lội bao con suối, qua bao con trăng tròn, qua bao mùa rẫy, nàng cứ đi tìm hoài, tìm mãi nhưng không thấy chàng đâu mà chỉ thấy con chim rừng than oán cho số phận của nàng.
Trong nỗi thất vọng, nàng trở về ngồi ở khu rừng gần buôn làng, than khóc, đợi chờ, hy vọng chàng sẽ trở về với nàng. Nhưng rồi nàng cứ ngồi khóc hoài, khóc mãi cho đến khi thân xác tan biến thành đất thành đá của núi rừng, nước mắt nàng chảy mãi, chảy mãi tạo thành dòng suối, dòng thác của ngày hôm nay.
Từ đó, vì thương cảm và tưởng nhớ đến tình yêu chung thuỷ của đôi trai tài gái sắc, dân làng hai bộ tộc đặt tên cho dòng thác là thác Damb’ri. Cũng từ đó, hai bộ tộc sống hoà thuận với nhau, con cháu họ có thể cùng sống chung một mái nhà, làm chung một cái rẫy, cùng sinh con đàn cháu đống.
Đến hôm nay, con cháu họ chính là bà con dân tộc Mạ - một trong những dân tộc thiểu số bản địa của tỉnh Lâm Đồng.
Từ đầu năm 1990, thấy được tiềm năng du lịch sinh thái, du lịch văn hoá quý giá của khu thắng cảnh thác Damb’ri, Tổng công ty dâu tằm tơ Việt Nam (TCTDTTVN) thành lập đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch với tên gọi ban đầu là Khu nghỉ dưỡng Damb’ri, là doanh nghiệp trực thuộc văn phòng TCTDTTVN quản lý. Đến ngày 31-5-1997, đơn vị chính thức được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra quyết định thành lập Công ty Du lịch Damb’ri, đơn vị thành viên của TCTDTTVN với nhiệm vụ chủ yếu là quản lý gần 3.000ha rừng và đất rừng (trong đó bao gồm cả Khu du lịch thác Damb’ri), kinh doanh dịch vụ du lịch, khách sạn, nhà hàng. Với phương châm tôn trọng và giữ gìn thiên nhiên, đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng thỏa mãn nhu cầu đa dạng của du khách, trong những năm qua, Công ty đã tập trung đầu tư phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa; đồng thời đầu tư một số dịch vụ vui chơi giải trí hiện đại, mới lạ hấp dẫn; xây dựng và mở rộng khách sạn - nhà hàng Damb’ri đạt tiêu chuẩn 2 sao phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng của du khách; ngày càng nhận được sự hưởng ứng, đồng tình của đa số du khách trong và ngoài nước.
* Rừng nguyên sinh Damb’ri bao gồm hàng trăm loài thực vật đặc thù của vùng nhiệt đới với những cây cổ thụ có tuổi thọ hàng trăm năm, to đến 3 – 4 người ôm không xuể, trong đó có những loại gỗ quý hiếm như: sao, kiềng, dổi, hồng tùng, bạch tùng,…Về hệ động vật, rừng Damb’ri có đến hàng trăm cá thể với hàng chục loài động vật khác nhau, trong đó có những loài quý hiếm cần được bảo tồn như: công, chồn mực, voọc, gấu ngựa, các loài khỉ,…
Thác nước Damb’ri là thác chính nằm ngay trung tâm Khu du lịch với chiều cao 57m, mặt thác rộng gần 30m. Đây là thác nước cao nhất ở Lâm Đồng.
Thác Dasara (Đạ Sa-ra) nằm cách trung tâm Khu du lịch Damb’ri khoảng 500m gồm 7 tầng với tổng chiều cao trên 60m.
Thác Daton (Đạ Tồn) nằm cách khu trung tâm Khu du lịch gần 700m, chiều cao thác 25m, bắt nguồn từ một dòng suối nhỏ có thượng nguồn gần khu rừng già, núi đá cao nên nước trong vắt, quanh năm mát lạnh.
Khu hang động cây hoá thạch nằm dưới tầng ba của thác Damb’ri, cách trung tâm Khu du lịch 300m. Hang sâu 50m có thể chứa được khoảng 100 người. Trên đỉnh hang là hàng loạt gốc cây hoá thạch nằm giữa những phiến đá.
Đồi Cù - Đồi Sim rộng 150ha cách trung tâm Khu du lịch 8km, bao gồm ba đồi cỏ nối tiếp nhau với diện tích khoảng 20ha. Trên đồi mọc rải rác những cụm thông tạo cho du khách có cảm giác như ở Đà Lạt. Qua hết Đồi Cù là khu rừng thông bạt ngàn.
Làng dân tộc người Mạ “Một thoáng Tây Nguyên” nằm cách trung tâm Khu du lịch 200m. Đây là khu làng được xây dựng trên một diện tích gần 1ha, ven dòng suối Damb’ri, bao gồm các khu: nhà sàn, nhà rông, khu chế biến rượu cần, khu dệt thổ cẩm, khu đua ngựa, cưỡi voi, sân biểu diễn lễ hội cồng chiêng,…
Khu Vườn Thú - Đảo Khỉ rộng 10ha cách trung tâm Khu du lịch 200m. Đến đây, du khách có dịp tham quan cuộc sống thiên nhiên hoang dã của một số loài chim, thú quý hiếm đã được thuần dưỡng như: khỉ, hươu, nai, cá sấu, công, phượng,... Ngoài ra, du khách còn được tham quan một số loài chim thú quý hiếm đặc thù của núi rừng Tây Nguyên như: gấu, báo, vượn, chồn, cheo, ba ba, kỳ đà,... Đặc biệt, du khách có thể vui đùa, chụp hình lưu niệm với các chú khỉ tinh nghịch, những chú nai vàng ngơ ngác hay chú gấu ngựa nặng trên trăm ký. Sau khi tham quan Vườn Thú – Đảo Khỉ, du khách mua vé xem xiếc với chương trình biểu diễn xiếc thú - ảo thuật vui nhộn, hấp dẫn.
Dịch vụ dã ngoại có hai loại hình:
-Ngủ tại khách sạn Damb’ri; tham quan toàn bộ Khu du lịch Damb’ri, thác Damb’ri, thác Dasara, thám hiểm hang động cây hoá thạch, tham quan làng dân tộc, Đồi Cù - Đồi Sim bằng xe Jeep, voi, ngựa,…; du ngoạn trên hồ Damb’ri bằng ca-nô.
-Ngủ lều trại có nệm, sinh hoạt lửa trại, xem biểu diễn cồng chiêng của người Mạ; tham quan toàn bộ Khu du lịch Damb’ri.
Dịch vụ thang máy là công trình đầu tư xây dựng theo công nghệ của Italia - Nhật đưa vào hoạt động từ năm 2000. Thang máy cao 50m có lồng kính bao quanh, đưa khách từ đỉnh thác xuống chân thác và ngược lại. Đứng trong thang máy, du khách thưởng ngoạn dòng thác đổ.
Dịch vụ này đặc biệt tiện lợi cho người già, trẻ em và người có sức khoẻ yếu vẫn có cơ hội chiêm ngưỡng dòng thác Damb’ri ở những góc độ kỳ thú, đẹp mắt.
Dịch vụ khách sạn - nhà hàng gồm 2 khu nhà hàng:
-Nhà hàng khách sạn Damb’ri nằm ngay trung tâm Khu du lịch với kiến trúc hiện đại, thoáng mát, có thể phục vụ 200 khách cùng một lúc. Khách sạn có 10 phòng ngủ đầy đủ tiện nghi.
-Nhà hàng Kơnia nằm gần Vườn Thú - Đảo Khỉ, lẫn khuất trong khu rừng nguyên sinh, với kiến trúc dạng hoang sơ, đặc thù của Tây Nguyên. Đặc biệt, nhà hàng chuyên phục vụ các món ăn đặc sản Tây Nguyên, rượu cần. Đây là nơi các bạn trẻ đến liên hệ tổ chức cắm trại, sinh hoạt lửa trại, xem lễ hội cồng chiêng, tìm hiểu, giao lưu văn hoá với các bạn trẻ Châu Mạ. Dịch vụ vui chơi giải trí bao gồm một số dịch vụ vui chơi giải trí hiện đại, mới lạ, hấp dẫn, phù hợp với mọi lứa tuổi (xe điện đụng, thuyền đụng, ca-nô,…) hay một số sinh hoạt mang đậm dấu ấn Tây Nguyên như: cưỡi voi tham quan thác, rừng nguyên sinh, câu cá trên hồ Damb’ri

Nguồn: http://dulichdalat.com.vn/Thac/Damri.html
 
Em vào mùa mưa 2008 nên thác rất đẹp, chảy ầm ầm . Khi đó cũng chưa chụp hình tùm lum như bây giờ nên không có hình từ BL vào, chỉ đến Thiện viện bát nhã mới làm hàng.

Thiền viện Bát Nhã trên đường vào thác.Khi đó em đi với đứa cháu.

DSC01285.jpg


DSC01287.jpg


Những đồi chè xanh mát quanh thiền viện.

DSC01281.jpg


DSC01283.jpg


DSC01282.jpg
 
Nhân nói tới vụ chè chuối em cũng tiếp thị vài tấm về đồi chè Thanh Chương- Nghệ An . Hôm trước ta đã so sánh 2 con đèo Chuối xem chjuối nào ngon hơn rồi nên hôm nay em đưa vụ chè để các bác so sánh xem chè nào chát hơn nghe...khà kàh..

P1400172.jpg


P1400175.jpg


P1400173.jpg


P1400138.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,813
Bài viết
1,138,933
Members
192,774
Latest member
HappyKids
Back
Top