What's new

[Chia sẻ] Tây Nguyên - Đường mòn Hồ Chí Minh

F19_BCS hoàn thành một cung đường Tây Nguyên lần thứ hai.
Khác với lần trước đi theo đường 14, qua các thành thị Pleiku, Kontum, lần này đoàn chạy theo đường 14C, đây mới thực là Đại ngàn Trường Sơn, xuyên qua những cánh rừng và vùng đất đỏ bazan.

Tổng thời gian: 7 ngày 7 đêm, từ tối 27/12/07 đến tối 3/1/08

Hành trình:
Xe khách 700km : Hà Nội - Đà Nẵng (1 đêm)
Xe máy 1450 km : Đà Nẵng - Quy Nhơn (6 ngày 5 đêm)
Tàu hỏa 1000km : Quy Nhơn - Hà Nội (1 đêm 1 ngày)

picture.php
 
Last edited:
Các bạn bình tĩnh nào :)

Bạn quanghuy214 thì đang sốt sắng muốn biết thêm càng nhiều thông tin càng tốt còn bạn Greenline thì chỉ muốn góp ý làm cách nào để mọi người vui vẻ cung cấp thông tin thôi mà, suy cho cùng thì cả 2 bạn cùng đều nhiệt tình chấp nhau câu chữ làm gì, mất vui ;)

Bạn quang214 thân mến! Tớ nghĩ rằng bạn chỉ cần đọc lại thật kỹ topic này và những bài trao đổi tiếp theo là cũng thu thập được khá nhiều thông tin về Đường 14C rồi. Cung đường hơn 400km này hoang vắng và ít người đi, vấn đề lớn nhất là thủ tục, giấy phép. Về nguyên tắc cho đến giờ phút này cũng chưa có quy định cụ thể nào cấm công dân Việt Nam không được lưu thông trên Quốc lộ 14C tuy nhiên đặc thù của con đường này là hoàn toàn chạy sát biên giới 2 nước Việt Nam - Cam Pu Chia do đó phải chịu sự điều chỉnh của các quy định về an ninh biên giới được quy định cụ thể tại Nghị định Số: 34/2000/NĐ-CP ngày 18 tháng 08 năm 2000 của chính phủ.

(Trích Nghị định 34/NĐ-CP)
Chương II
QUY ĐỊNH VỀ CƯ TRÚ, ĐI LẠI, HOẠT ĐỘNG TRONG KHU VỰC BIÊN GIỚI

Điều 4.
1. Những người được cư trú ở khu vực biên giới:
a) Công dân Việt Nam có hộ khẩu thường trú ở khu vực biên giới.
b) Người có giấy phép của cơ quan Công an tỉnh biên giới cho cư trú ở khu vực biên giới.
c) Người thuộc cơ quan, tổ chức, đơn vị lực lượng vũ trang có trụ sở làm việc thường xuyên ở khu vực biên giới.
2. Những người không được cư trú ở khu vực biên giới:
a) Người không thuộc diện quy định tại khoản 1 của Điều này.
b) Người đang thi hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền cấm cư trú ở khu vực biên giới.
c) Người nước ngoài (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết có quy định khác).
Điều 5.
Công dân có hộ khẩu thường trú ở khu vực biên giới được cấp giấy chứng minh nhân dân biên giới theo quy định của pháp luật.
Điều 6.
1. Công dân Việt Nam khi vào khu vực biên giới phải có giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ do công an xã, phường thị trấn nơi cư trú cấp.
2. Cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, cán bộ, công chức của cơ quan, tổ chức khi vào khu vực biên giới về việc riêng phải có giấy chứng minh nhân dân hoặc chứng minh của quân đội, công an.
Trường hợp vào khu vực biên giới công tác phải có giấy giới thiệu của cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý.
3. Những người sau đây không được vào khu vực biên giới:
a) Người không có giấy tờ theo quy định tại các khoản 1, 2 Điều này.
b) Người đang bị khởi tố hình sự, người đang bị Toà án tuyên phạt quản chế ở địa phương (trừ những người đang có hộ khẩu thường trú ở khu vực biên giới)...

Điều 8.
1. Vành đai biên giới được thiết lập để quản lý, kiểm soát các hoạt động của người, phương tiện; duy trì trật tự, an ninh và phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật.
Việc cư trú, đi lại, hoạt động, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các hoạt động khác của nhân dân trong vành đai biên giới phải có quy hoạch, quản lý chặt chẽ nhằm chủ động phòng ngừa, ngăn chặn các hoạt động vi phạm chủ quyền, an ninh biên giới và an toàn của các nước láng giềng.
2. Những người thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định này mới được cư trú, đi lại, hoạt động trong vành đai biên giới; những người khác khi vào vành đai biên giới phải có giấy tờ theo quy định tại Điều 6 của Nghị định này và trực tiếp trình báo Đồn biên phòng hoặc Ủy ban nhân dân sở tại để thông báo cho Đồn biên phòng.
3. Người đến trình báo với Đồn biên phòng hoặc Ủy ban nhân dân sở tại phải nói rõ mục đích, nội dung, thời gian, danh sách người, phương tiện, phạm vi hoạt động ở vành đai biên giới....

Điều 18. Bộ đội biên phòng tiến hành các biện pháp nghiệp vụ, bố trí lực lượng, phương tiện để quản lý, bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia, duy trì an ninh, trật tự ở khu vực biên giới. ở những nơi cần thiết tổ chức các trạm kiểm soát cố định để kiểm tra việc ra, vào vành đai biên giới; khi cần thiết Bộ đội biên phòng căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được tổ chức các đội tuần tra, kiểm soát lưu động để kiểm soát việc ra vào khu vực biên giới..."

Đi vào Đường 14C bạn sẽ gặp nhiều Trạm kiểm soát của Bộ đội biên phòng, (nếu đi từ nam ra bắc thì sẽ gặp trạm Đăk Ken cách Đăk Mil khoảng 2km) và họ có quyền yêu cầu bạn phải xuất trình đầy đủ các loại giấy tờ theo quy định của pháp luật.

Nếu cứ đi bừa thì mọi chuyện sẽ phụ thuộc vào may mắn, nếu không gặp trạm kiểm soát hay đồn biên phòng bạn có thể đi trọn tuyến 14C còn nếu gặp lực lượng chức năng thì họ có toàn quyền mời bạn quay lại (là nhẹ nhàng nhất) hoặc áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật hiện hành.

Lời khuyên chân thành nhất là bạn nên xin giấy phép của BCH bộ đội biên phòng cấp tỉnh (đủ 4 tỉnh trên toàn tuyến 14C nhé) rồi hãy khám phá 14C. Đi chơi mà "may rủi" thì chả thích thú gì hơn nữa trong mọi trường hợp nên tuân thủ pháp luật :)

PS. Tiện đây cũng nói thêm là việc phản ứng với lực lượng bộ đội biên phòng cho rằng họ khó khăn, gây khó dễ thậm chí dùng những lời lẽ thiếu thiện cảm ... là thái độ rất không đúng đắn (do không post trên Phuot nên tớ không nêu cụ thể) bởi vì trong trường hợp này những người đi du lịch đã sai chứ lực lượng biên phòng chỉ làm đúng theo quy định của pháp luật!

Hy vọng những thông tin này hữu ích đối với bạn!
 
Rất cảm ơn bạn về những thông tin trên, mình cũng đã đọc và xem ảnh rất kỹ của topic này. Nhưng để xin được giấy phép của BCH bộ đội biên phòng cấp tỉnh (đủ 4 tỉnh trên toàn tuyến 14C) mới có thể khám phá cung đường 14C thì có lẽ vượt quá khả năng của nhóm mình mất rồi. Bọn mình đều ở HN nên rất khó làm được điều đó. Liệu giấy giới thiệu công tác của 1 công ty Nhà nước (ngành du lịch hay điện lực...) kèm theo danh sách + số CMT cụ thể của các thành viên (Khoảng 8 người) có thể là "bùa" để khám phá con đường này không nhỉ?

Mong sự góp ý, tư vấn thêm của mọi người, thanks!!!
 
Rất cảm ơn bạn về những thông tin trên, mình cũng đã đọc và xem ảnh rất kỹ của topic này. Nhưng để xin được giấy phép của BCH bộ đội biên phòng cấp tỉnh (đủ 4 tỉnh trên toàn tuyến 14C) mới có thể khám phá cung đường 14C thì có lẽ vượt quá khả năng của nhóm mình mất rồi. Bọn mình đều ở HN nên rất khó làm được điều đó. Liệu giấy giới thiệu công tác của 1 công ty Nhà nước (ngành du lịch hay điện lực...) kèm theo danh sách + số CMT cụ thể của các thành viên (Khoảng 8 người) có thể là "bùa" để khám phá con đường này không nhỉ?

Mong sự góp ý, tư vấn thêm của mọi người, thanks!!!

Mình e rằng "bùa" này cũng không giúp được bạn nhiều.

Nhóm của bạn Chitto trước đây cũng có giấy giới thiệu. Tớ cũng có giấy giới thiệu của cơ quan nhà nước và đã đi đến được Đồn 755 (cách Đăk Mil khoảng vài chục km) oánh chén giao lưu chán chê với cán bộ chiến sĩ ở đó nhưng vẫn không thể bỏ qua nguyên tắc được, cuối cùng một giải pháp đẹp cả đôi đường là Đồn 755 cử 1 cán bộ dẫn tớ đi nốt địa phận của mình để gặp đồng chí đồn trưởng 753 và sau khi xem giấy thì mặc dù hết sức thông cảm nhưng tớ vẫn phải quay về ...:(

Hỏi cặn kẽ ra thì tớ hiểu rằng dù bạn có "giấy" gì đi chăng nữa thì cái mà các đồn biên phòng cần nhìn thấy là phê chuẩn của "cơ quan cấp trên trực tiếp" đó là Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng cấp tỉnh.

Tớ cũng muốn đi lại cung đường 14C nhưng cũng chưa bố trí được thời gian để đi đủ 4 cái BCH bộ đội biên phòng của 4 tỉnh, riêng việc này cần ít nhất 3 ngày làm việc, xa xỉ quá ;)

Còn nếu cứ đi bừa thì Tết vừa rồi có một số bạn đi 67 và vespa đã đi được đến Đồn 743 thì cũng được mời quay ra. Khi bạn không có đủ giấy tờ hợp lệ thì bất kỳ lúc nào lực lượng chức năng cũng có thể mời bạn quay lại cho dù khi đó bạn chỉ còn 15km nữa là đi hết tuyến đường, nếu như thế thì ức lắm nên tớ nghĩ là không nên đi bừa :D
 
Hình như nhóm của bạn Chitto cũng chỉ có giấy giới thiệu của Cơ quan mà vẫn có thể đi được cung 14C này (dù chưa hết). Mình post cái lịch trình bọn mình định chạy cuối tháng 4 này, các bạn góp ý hộ mình nhé (những đoạn nào có thể đi được :D)

Hic, việc xin được giấy giới thiệu của BCH bộ đội biên phòng của 4 tỉnh có đường 14C chạy qua là 1 việc....quá sức.

Lịch Trình Xuyên Việt 2

Ngày 1 (24 – 4 – 09) (thứ 6): Hà Nội – Đà Nẵng.

19h50’ tối 24 - 4 lên tàu Hà Nội – Đà Nẵng, xe máy cho lên tàu.

Ngày 2 (25 – 4 – 09) (thứ 7) : Đà Nẵng – Bán đảo Sơn Trà.

Đến Đà Nẵng lúc 12h25’, làm thủ tục nhận xe máy. Chắc cũng phải đến 1h30 mới rời khỏi ga Đà Nẵng được. Nghỉ ngơi, ăn trưa đến 2h30’ rồi lên đường đi Bán đảo Sơn Trà chơi.
Tối về nghỉ ở TP Đà Nẵng, tiếp tục ngắm cầu Sông Hàn thêm 1 lần nữa.

Ngày 3 (26 – 4 – 09) (chủ nhật): Đà Nẵng - Thạnh Mỹ - Khâm Đức - Đak Glei - Plei Kần - Cửa khẩu Bờ Y – Plei Kần.

Chạy dọc đường 14 thuộc tỉnh Quảng Nam, qua Ái Nghĩa, Thạnh Mỹ, ăn trưa Khâm Đức.

Tiếp tục qua đèo Lò Xo sang tỉnh Kon Tum, đến Đắk Grei ngang núi Ngọc Linh, chiều tối đến Plei Kần (Ngọc Hồi), chạy ra ngã ba Đông Dương, lên cửa khẩu Bờ Y với Lào và con đường rẽ sang Campuchia.

Tối nghỉ ở Plei Kần.

Ngày 4 (27 – 4 – 09) (thứ 2): Plei Kần - Chư Mom Ray - Đức Cơ (Chư Ty).

Vào rừng Chư Mom Ray, đồn biên phòng 705, tiếp tục con đường mòn HCM 14C, qua đồn 707, trạm 709 giữa rừng, rồi đồn 711 cạnh suối Nam Sa Thầy.

Nếu tránh đập tràn Sêsan giờ xả lũ thì chạy vòng trong rừng Trường Sơn. Ra cầu Sêsan 4 về Ia Krai, sang tỉnh Gia Lai. Qua đồn 713, 715, 717, 719. Tối muộn đến Chư Ty (Đức Cơ).

Còn không thì cứ chạy QL 14C dọc theo suối Nam Sa Thầy qua ranh giới Kon Tum – Gia Lai, đến M óc Đen, ra cửa khẩu Lệ Thanh trước rồi chạy về Chư Ty (Đức Cơ) nghỉ tối. Nếu muộn thì về luôn Chư Ty rồi sáng mai đi Lệ Thanh.

Ngày 5 (28 – 4 – 09) (thứ 3): Chư Ty - Cửa khẩu Lệ Thanh - Buôn Đôn - Buôn Ma Thuột.

Lòng vòng rừng cao su, lên cửa khẩu Lệ Thanh, qua Đồn 721.
Rẽ đường đất qua rừng cao su, tiếp tục đường 14C, qua đồn 723, 725, 727, 729. Con đường đất đỏ bụi mù, đoạn thì sa lầy vào cát. Rừng thưa dần, đất trống nhiều hơn. Trạm 731 ở cuối tỉnh Gia Lai.
Qua đò sông Ialốc sang tỉnh Đắk Lắk, chạy về Ea Súp, rồi Bản Đôn, đu cầu treo Bản Đôn chán rồi về Buôn Ma Thuột.
Đêm nghỉ ở Buôn Ma Thuột.


Ngày 6 (29 – 4 – 09) (thứ 4): Buôn Ma Thuột - Đà Lạt.

Buôn Ma Thuột - EaT''''linh - Các loại thác Dray Nur - Dray Sap - Gia Long.

Vượt đèo Phú Mỹ, qua Đinh Văn (Lâm Hà) đến Liên Nghĩa. Đà Lạt rực sáng sau núi, hắt lên mây. Có thể đến ngã 3 AYang thì rẽ trái đi theo Tỉnh lộ 422 v ề Đà Lạt.

Cố chạy về đến Đà Lạt trong đêm, nghỉ đêm ở Đà Lạt.


Ngày 7 (30 – 4 – 09) (thứ 5): Đà Lạt – Nha Trang - Đại Lãnh.

Lượn Đà Lạt, theo con đường mới mở chạy về Nha Trang.
Tiếp tục vượt đèo Rù Rì, qua Ninh Hòa.
Vượt đèo Cổ Mã, đến đèo Cả, rẽ xuống Đại Lãnh.

Ngày 8 (1 – 5 – 09) (thứ 6) : Đại Lãnh – Quy Nhơn – Ga Diêu Trì.

Chơi ở Đại Lãnh.
Chạy ven biển đến Tuy Hòa, lên chơi tháp Nhạn, rồi tiếp tục con đường. Gành Đá Đĩa sóng đánh dữ dội, bụi nước trắng xóa.

Ăn trưa Sông Cầu, vượt đèo Cù Mông về ga Diêu Trì. Lấy vé xong chạy ra biển Quy Nhơn, lên Gành Ráng, rồi về ga. Ngủ tít đến 12h đêm thì lên tàu về Hà Nội.

Về đến HN khoảng chiều thứ 7 (2 – 5 – 09) Nghỉ ngơi, sáng thứ chủ nhật (3 – 5 – 09), thứ 2 đi làm bình thường
 
Vấn đề là thời điểm bạn ạ, chuyến đi 14C cách đây hơn 1 năm, lúc đấy còn đang làm đường, xin giấy giới thiệu cẩn thận mà thực ra là không cần thiết vì mấy anh biên phòng bảo :"14C là đường quốc lộ, về nguyên tắc thì mọi công dân đều được quyền đi" , đi toàn được các anh mời rượu với chụp ảnh chung, đến đợt bạn Mì đi cách đây vài tháng đã thay đổi rồi, Tây Nguyên mà.
Thế nên bạn bỏ ngày 4,5 đi, cứ chạy 14B cho nó lành, có điều đi 14B hơi buồn ngủ tí vì đường đẹp quá thôi
 
Hình như nhóm của bạn Chitto cũng chỉ có giấy giới thiệu của Cơ quan mà vẫn có thể đi được cung 14C này (dù chưa hết). Mình post cái lịch trình bọn mình định chạy cuối tháng 4 này, các bạn góp ý hộ mình nhé (những đoạn nào có thể đi được :D)

Đối chiếu với lịch trình F19 chạy (có bản đồ trang 1) thì trùng khít rồi.

Vấn đề là vào thời điểm đó (cuối 2007 - đầu 2008) thì chỉ cần giấy giới thiệu của 1 công ty nhà nước là đi khảo sát du lịch là cũng có thể qua hết được các cửa ải. Lưu ý rằng trước khi "lao vào" thì cũng nhận được nhiều thông tin từ dân là : khó đi lắm, không đi được đâu..., nhưng cuối cùng vẫn đi được (nhờ sự quyết tâm của kẻ-mà-ai-cũng-biết-là-ai).

Tuy vậy, đến thời điểm này, nghe nói rằng vì vụ bauxide ở Tây Nguyên, nên an ninh xiết chặt hơn rất nhiều, không đơn giản như cách đây hơn 1 năm nữa, cho nên không ai có thể dám chắc điều gì.

Bác Mì thì đi vào khu vực này gần đây, thông tin rõ ràng cập nhật hơn, và đáng quan tâm hơn. Nếu quyết tâm, thì tính phương án dự trù, nếu không thể đi được (sau khi đã biết chắc chắn chứ không phải là nghe ai nói lại) thì phải tính đường khác bù đắp cung đường.

Bây giờ ngồi đây, không ai dám chắc điều gì cả.
 
Hey, thanks bạn Chitto rất nhiều. Theo lịch trình thì có ngày thứ 4,5 là sẽ chạy đường 14C, nếu tình hình không khả quan thì bắt buộc fải rẽ sang đường 14B rồi chạy về Buôn Mê Thuột, sau đó lại theo lịch trình cũ vậy.

Bác Chitto cho e hỏi thêm là đợt bác đi, thì đoạn đường 14C qua sông Ialop từ Gia Lai sang Đắc Lắc vẫn fải đi đò ah? E sẽ cố gắng tìm hiểu thêm về đường 14C này, nếu bất khả kháng thì đành chạy 14B vậy.
 
Đường 14C giờ đã tốt rồi, ô tô đi ngon rồi, chỉ cần giấy tờ tùy thân đầy đủ là có thể chạy dọc biên giới. Đó là thông tin từ nhiều người ở Buôn Ma Thuột nói.

Vậy là cung đường trước kia mình chạy với bao khó khăn vất vả, thì nay đã ngon rồi. Cái thông tin đường 14C bị hạn chế do các dự án baucide cũng không chính xác lắm. Có thể đoạn dưới - xuyên qua tỉnh Đăk Nông thì có hạn chế, chứ đoạn trên từ Pleikan đến Buôn Ma Thuột thì không vấn đề gì.

Sau này có khi nào quay lại vùng này, chắc phải cố đi 1 chuyến.

Còn ngã ba biên giới, lại một lần lỗi hẹn.
 
Còn nếu cứ đi bừa thì Tết vừa rồi có một số bạn đi 67 và vespa đã đi được đến Đồn 743 thì cũng được mời quay ra. Khi bạn không có đủ giấy tờ hợp lệ thì bất kỳ lúc nào lực lượng chức năng cũng có thể mời bạn quay lại cho dù khi đó bạn chỉ còn 15km nữa là đi hết tuyến đường, nếu như thế thì ức lắm nên tớ nghĩ là không nên đi bừa :D
tụi em lại sắp "bừa" đó (NT)

Nhóm chúng em đã hoàn tất 1/2 con đường 14C; từ cửa khẩu Bu Drăng đế đồn biên phòng 743- Sêrapok. Mời các bác vào đây xem báo cáo chi tiết

http://www.caravanviet.com/forum/showthread.php?p=41109#post41109
Serepok chứ sê-ra gì :LL
 
Last edited by a moderator:
Bài của nhà Bobbi

Câu chuyện với người lính trinh sát thực ra còn kỳ cục hơn nhiều. Số là khi đến xã Iachía - thị trấn Iagrai thì mọi người đứng lại láo nháo hỏi đường, một số khác đi đổ xăng.

Đột nhiên có một chiếc xe ép xe tớ vào lề đường và nói cái gì đó. Sau lưng có một con xe tải to lù lù chở sắn đang tiến tới. Tớ nhảy phắt ra khỏi xe, phớt lờ đồng chí biên phòng nhảy tọt vào cây xăng dòm xem lên dòng địa chỉ xem mình đang ở đâu(thực ra vì tớ ko biết đó là biên phòng chứ ko thì cũng rúm ró :D). Trong khi đó đồng chí bạn đồng hành thì rồ ga phi xe lên phía trước để tránh con xe tải. Xe của biên phòng lập tức đuổi theo, hỏi cung ngay tại trận.

Rồi khi Chitio nộp tờ giấy giới thiệu, đồng chí lạnh lùng gọi về đồn hỏi "Xử lý tại đây hay đưa về!" Trời, nghe mà lạnh toát cả sống lưng! Thế là tan tành giấc mộng đi đường tắt qua một xã đang có liên hoan mời các bạn pê đê từ SG lên biểu diễn văn nghệ, phải đi theo đường ngoài xa hơn 5km!

Rồi đến đoạn như Chitto kể. 3 xe chạy sau chạy lâu quá còn nghĩ hay là "nó" dắt đến đoạn đường vắng để thịt. Con xe tải đằng trước thì to thù lù, ko làm sao vượt qua được. 2 xe thì chạy trước cùng biên phòng. Đến một đoạn, bphòng bực mình dừng xe vào vệ đường nháy èn tín hiệu yêu cầu con xe tải dẹp vào lề đường để mấy xe máy phía sau vượt lên! Thế mới kin chứ

Sau khi đã ăn cả trận mưa bụi vào mặt và quá lo lắng vì ko biết có đúng là biên phòng không mà nếu đúng thì liệu có rắc rối???

Lý do mà anh biên phòng đang đi tuần tra đuổi theo xe tớ, bắt đầu từ việc đèn xe của anh í rọi vào tóc tớ tháy chói lòa, sáng lóa, vàng óng ánh! Anh lập tức nghĩ, sao lại có cô nào người nước ngoài vào khu vực biên giới thế này, huhuhu, có biết đâu, trên đầu tớ bịt một cái khăn vàng chóe! Thế nên, kinh nghiệm cho thấy, chớ có dùng khăn màu vàng khi đi lên biên giới, sẽ bị biên phòng chú ý và nhầm tưởng...ăk ăk...

Tháng 4/2010 em đi từ Sài Gòn lên định chơi ngược lại các bác, đi từ Chư Ty vào IaChĩa rôì sang Pleikần để ra bắc và cũng bị bắt tại IaChĩa.

P1270295.jpg


Bị hỏi cung gần buổi sáng tại đây ạ.

P1270324.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,317
Bài viết
1,175,062
Members
192,038
Latest member
bepbee
Back
Top