What's new

Tây Tạng- Những ngày xanh nắng hạ

Tôi nghĩ ít có nơi nào có nhiều mây trắng giữa trời xanh đến thế

4776008077_a2f452bec4_z.jpg


4775806391_20d058d402_z.jpg


4776437864_29cc9624ed_z.jpg


và bầu trời lại gần với mặt đất đến thế

4775819369_4198a4b951_z.jpg


Một ngày bão giông gió cuốn của Hà Nội càng khiến nỗi nhớ những ngày xanh nắng của một nơi rất xa kia nôn nao nhiều hơn... Tôi sẽ chia sẻ cùng mọi người những kỷ niệm vui buồn đầy ắp trong hành trình đi tìm mây trắng vào những ngày tháng sáu trên xứ sở mái nhà của thế giới- Tây Tạng.

Hành trình của chúng tôi từ Hà Nội (2 người) như sau:

attachment.php


11 /6 : Hà Nội- Nam Ninh- Thành Đô
12/6 : Thành Đô- Lhasa
13/6 : Trên tàu Thành Đô- Lhasa
14/6 : Lhasa
15/6 : Tu viện Drepung và Sera
16/6 : Potala và Jokhang
17/6 : Tu viện Ganden và hồ Namtso (ngủ đêm tại Namtso)
18/6 : Từ Namtso quay lại Lhasa
19/6 : Lhasa- Gyantse, thăm Pelchor Chode, Dzong
20/6 : Shigatse (thăm Tashilhungpo)- Sakya
21/6 : Tu viện Rongbuk và Everest Base Camp (ngủ đêm tại EBC)
22/6 : EBC- Saga
23/6 : Saga- Paryang
24/6 : Paryang- Hồ Manasarovar (ngủ đêm tại khu vực hồ)
25/6 : Tới Darchen
26/6 : Ngày 1 của kora vòng quanh Kailash (ngủ đêm tại tu viện Dira-puk)
27/6 : Ngày 2 của kora quanh Kailash, vượt con đèo cao nhất của hành trình là Drolmo-la (5630m) (ngủ đêm tại tu viện Zutul- puk)
28/6 : Ngày 3 của kora quanh Kailash- Darchen- Tirthapuri- Guge Kingdom
29/6: Thăm Tsaparang, Tholing ở thung lũng Zanda
29/6: Guge Kingdom- Paryang
30/6: Paryang-Zhangmu
1/7 đến 4/7: Kathmandu

Thành Đô là địa điểm chúng tôi hẹn gặp và bắt đầu hành trình tới Tây Tạng cùng 2 nhóm bạn đồng hành bay từ TPHCM qua KL/BKK và 1 nhóm từ Bắc Kinh tới.
 
Last edited:
Peiku-tso

@ Lựu đạn chì: Mỗi khi nhắc đến quê mình là tim lại đập loạn nhịp, một ngày tháng 10 chúng mình lại về quê nhỉ....Đang si nghĩ seriously, còn 3 tuần vẫn kịp, chịp chịp!!!

@ Wild honey: Có thứ còn xanh hơn cả bầu trời nữa này chị ơi

attachment.php


Đó chính là hồ Peiku-tso, một trong những hồ nước mặn đẹp nhất ở Tây Tạng. Có thể nhìn thấy cái hồ này ngay khi rời đèo La Lungla đi về phía Saga

4984920425_f081f6fb68_z.jpg


Peiku-tso nằm ở độ cao 4600m, bao quanh bởi những ngọn núi cao nổi tiếng của dãy Hymalaya trong đó có Shishangpangma (8013m- ngọn núi cao thứ 14 trên thế giới) là cảnh quan thực sự ấn tượng trong hành trình. Ban đầu chúng tôi đã dự tính dành hẳn 1 ngày cho nó trước khi kết thúc hành trình nhưng cuối cùng rất tiếc đã chỉ dừng lại bên hồ chưa đầy 1 giờ đồng hồ.

Bầu trời Tây Tạng vốn dĩ vẫn xanh vậy mà mặt hồ nước lại còn xanh nhiều hơn rất nhiều

attachment.php


attachment.php



Chúng tôi đi lại gần hồ hơn (nói là gần chứ thực ra còn phải đi khoảng 15 phút nữa mới tới gần nó).. màu xanh này liệu có thể gọi là màu xanh ngọc

attachment.php


Khi tất cả lũ chúng tôi nhảy xuống khỏi xe, chạy tới sát tận mép hồ thì tôi không biết gọi màu nước hồ này là màu gì nữa

attachment.php


attachment.php
 
Last edited:
Tưởng bạn June quên mất đoạn hồ này rồi .... :D.

Cảnh ở Tây Tạng thì máy nào chụp cũng đẹp cả, một phần do ở trên độ cao nên trời rất trong và xanh, mây trắng thì cứ lơ lững trôi trên đầu in bóng xuống mặt đất..... có điều ai cũng công nhận là không có máy nào ghi lại được đầy đủ màu sắc ở đây cả....:) ...đến Adobe cũng bó tay.....

Chúng tôi có dịp quay lại hồ Peikutso 2 lần và mỗi lần là 1 vẻ đẹp rất khác nhau, ngay cả sắc trời và hồ thay đổi rất nhanh lúc chúng tôi dừng chân.

Peikutso xa xa

attachment.php


Trên đường về quay lại những chổ cũ chúng tôi mới thật sự "cảm" được khung cảnh xung quanh. Dù phải đi bộ rất xa và thời gian không cho phép nhưng chúng tôi cố gắng đến sát mép hồ để được nhìn, ngắm và tận tay sờ đến mặt nước...... cảm giác như sắp xa quê hương mình vậy.....điều này lý giải vì sao đoàn chúng tôi có hơn phân nữa là quay lại Tibet lần 2.....

attachment.php


Lúc đến gần, màu trắng xung quanh là những tinh thể muối còn sót lại trên bờ hồ, cũng may là nhờ HDV giải thích chứ ban đầu nhìn chúng giống như loại tảo hay nấm nào đó.

attachment.php
 
Last edited:
Paryang- Manasarovar- Kailash

"Chỉ có đường và xe và phía trước là bầu trời, riêng cho mình em, đầy đủ và trọn vẹn. Gia sản quý nhất của con người là đôi mắt, nhưng cũng không giúp con người nhìn thấy con mắt thứ ba. Trái đất có hai địa cực đi phượt hai cực ấy có lẽ cơ may nhận ra chân tâm ít hơn ở xứ Tuyết - địa cực thứ ba này. Cảnh đẹp không đâu sánh bằng, lòng mộ đạo cùng lối sống hình thành và duy trì hàng ngàn năm; ngồi trong diện tích 0.4x0.5 của Tom Cruise có 7 người cùng 3 tủ áo và một tủ thực phẩm mà nhìn ra con đường mây trắng bên ngoài; nhớ lại những phù hoa xa xỉ mà chúng tôi đã kinh qua khi nhìn khách hành hương mang guốc gỗ và tạp dề ngũ thể nhập địa ở bất kỳ đâu làm chậm vó câu con tuấn mã (*) trong tâm trí bạn. Sự tương phản ấy gợi lên cho mỗi người những ý nghĩ riêng.

Em vẫn nghĩ hạnh phúc không phải ở đích đến mà là cuộc hành trình. Hạnh phúc là một khoảnh khắc của cảm xúc mà dư vị của nó đôi khi đủ cho một đời…."


Xin được trích lại đoạn viết của Nếp trong topic "Đường xe qua xứ Tuyết" bởi lẽ tới tận bây giờ tôi vẫn không biết dùng từ ngữ nào chính xác hơn để nói về những gì mình đã nhìn và đã cảm trên còn đường đi tìm mây trắng này.... Và khi hành trình đã gần kề tới đích đến quan trọng nhất, vào khoảnh khắc lần đầu nhìn thấy đỉnh núi Kailash hiện ra chỉ một vài giây giữa đám mây mù và những người tài xế yêu quý lại cúi rạp mình trong thế ngũ thể nhập địa trước ngọn núi thiêng thì tôi lại cảm thấy hành trình của mình mới chỉ như vừa bắt đầu....

attachment.php
 
Tu viện Chiu Gompa và hồ thiêng Manasarovar

Hồ Manasarova nằm cách núi Kailash khoảng 20km về phía Đông Nam. Tên của hồ theo người Tây Tạng có nghĩa là “Hồ ngọc bích vô địch” hay “Hồ Chư Thiên”. Từ “manas” có nghĩa là “trí tuệ” hoặc “tỉnh thức”.

Manasaravar có nghĩa là Hồ tỉnh thức và khai sáng, ở độ cao 4.560m so với mặt nước biển, là hồ nước ngọt cao nhất thế giới. Đây là trú xứ của Thánh Nữ Dorge Phangmo, người phối ngẫu của Demchhok. Còn Demchhok là một hóa thân của Đức Phật Vairocanabuddha có trú xứ là núi Kailash. Demchhok và Dorge Phangmo tượng trưng cho chủng tử âm và dương đầu tiên tạo ra đất trời và vạn pháp. Và đối với Mật tông Tây Tạng thì Núi Kailash và hồ Manasarovar là hai biểu tượng của tình yêu tối thượng. Nó thật sự là Linga và Yoni của trời đất đang hợp nhất ở Sambala tại đạo tràng của Ngũ Trí Như Lai (Nguồn: Internet)

Sau phút giây thoáng nhìn thấy đỉnh Kailash bị mây mờ che phủ và làm động tác ngũ thể nhập địa, Namsay quay sang nói với tôi: Có lẽ hôm nay nhiều người Ấn Độ đi hành hương làm vẩn đục hồ mẹ Manasarovar nhiều quá nên ngọn núi cha Kailash nổi giận và lẩn khuất sau làn mây đen, chúng ta không thể nhìn thấy nữa....

attachment.php


Trong bản đồ vệ tinh có thể nhìn thấy cạnh hồ Manasarovar là ̀ Rakshastal, người Tạng còn gọi là Lha-nag hay Hồ ma quỷ. Đối với những người mộ đạo, hành hương đến ngọn núi thiêng Kailash và 2 hồ thần kỳ tượng trưng cho mặt trời và mặt trăng này là một trải nghiệm thay đổi cuộc sống và là cơ hội để nhìn lại chính mình đồng thời cũng là một cơ hội để được chiêm ngưỡng một số "kỳ quan" của thế giới này. Tuy nhiên theo mỗi tôn giáo, người hành hương tới hồ Manasarovar thể hiện lòng mộ đạo một cách khác nhau. Trong khi người theo đạo Hindu thường trầm mình xuống dòng nước lạnh của hồ hi vọng rửa sạch tội lỗi trần gian và được lên thiên đàng khi chết đi thì người Tạng đi một vòng kora vòng quanh hồ (88km), thăm các tu viện xung quanh hồ thiêng (đã từng có 8 tu viện) với tay quay chuyển pháp luân hoặc làm thế ngũ thể nhập địa, miệng niệm chú Om ma ni pad me hum .

Xe chúng tôi leo dốc lên tu viện Chiu Gompa, một trong những tu viện cổ còn lại cho tới ngày nay nằm trên một ngọn núi ở độ cao 4570m.

attachment.php


attachment.php


Còn chưa lên tới đỉnh núi thì một chiếc xe trong đoàn bắt đầu dở chứng, chúng tôi ra khỏi xe ngắm nhìn Manasarovar trong chiều

attachment.php


Mặt hồ thiêng Manasarovar xanh dịu nhẹ khi nắng tắt

attachment.php


Quanh điện thờ nhỏ trước tu viện xếp đầy những hòn đá nguyện (mani stone)

attachment.php


Và xinh xinh hoa dại khắp đường đi

attachment.php
 
Last edited:
June said:
Manasaravar có nghĩa là Hồ tỉnh thức và khai sáng, ở độ cao 4.560m so với mặt nước biển, là hồ nước ngọt cao nhất thế giới. Đây là trú xứ của Thánh Nữ Dorge Phangmo, người phối ngẫu của Demchhok. Còn Demchhok là một hóa thân của Đức Phật Vairocanabuddha có trú xứ là núi Kailash. Demchhok và Dorge Phangmo tượng trưng cho chủng tử âm và dương đầu tiên tạo ra đất trời và vạn pháp. Và đối với Mật tông Tây Tạng thì Núi Kailash và hồ Manasarovar là hai biểu tượng của tình yêu tối thượng. Nó thật sự là Linga và Yoni của trời đất đang hợp nhất ở Sambala tại đạo tràng của Ngũ Trí Như Lai (Nguồn: Internet)

Sau phút giây thoáng nhìn thấy đỉnh Kailash bị mây mờ che phủ và làm động tác ngũ thể nhập địa, Namsay quay sang nói với tôi: Có lẽ hôm nay nhiều người Ấn Độ đi hành hương làm vẩn đục hồ mẹ Manasarovar nhiều quá nên ngọn núi cha Kailash nổi giận và lẩn khuất sau làn mây đen, chúng ta không thể nhìn thấy nữa....

- Thánh Nữ Dorge Phangmo thực ra là dòng tái sinh nữ hiếm hoi trong Phật giáo Tây Tạng, nếu theo hàng cấp bậc thì chỉ đứng sau Đạt Lai Lạt Ma và Ban Thiền Lạt Ma. Còn việc tạo ra trời đất và vạn pháp khởi nguồn từ đâu thì mang hơi hướng Ấn Độ giáo (cụ thể là đạo Hindu) nhiều hơn là Phật giáo. Mình thấy đoạn này hơi pha lẫn các đạo với nhau :)

- Còn đức Phật Vairocanabuddha nói tiếng Việt là "Đại Nhật Như Lai" nằm trong Ngũ Phương Phật, có lẽ sẽ dễ liên tưởng hơn :)

- Mình ko nghĩ là người Ấn Độ đi hành hương về hồ nhiều đến mức làm "bẩn hồ" :D số lượng người Tạng hành hương đến hồ mới thực là nhiều, nhưng chưa thể so được với số lượng du khách như chúng ta hàng tháng hàng năm kéo đến hồ nói riêng và Tây Tạng nói chung hì
 
- Thánh Nữ Dorge Phangmo thực ra là dòng tái sinh nữ hiếm hoi trong Phật giáo Tây Tạng, nếu theo hàng cấp bậc thì chỉ đứng sau Đạt Lai Lạt Ma và Ban Thiền Lạt Ma. Còn việc tạo ra trời đất và vạn pháp khởi nguồn từ đâu thì mang hơi hướng Ấn Độ giáo (cụ thể là đạo Hindu) nhiều hơn là Phật giáo. Mình thấy đoạn này hơi pha lẫn các đạo với nhau :)

- Còn đức Phật Vairocanabuddha nói tiếng Việt là "Đại Nhật Như Lai" nằm trong Ngũ Phương Phật, có lẽ sẽ dễ liên tưởng hơn :)

- Mình ko nghĩ là người Ấn Độ đi hành hương về hồ nhiều đến mức làm "bẩn hồ" :D số lượng người Tạng hành hương đến hồ mới thực là nhiều, nhưng chưa thể so được với số lượng du khách như chúng ta hàng tháng hàng năm kéo đến hồ nói riêng và Tây Tạng nói chung hì

Cảm ơn Yilka vì giải thích của bạn. We all know about that!!!!

Đây đã là vùng tiếp giáp với biên giới Ấn Độ, là thánh địa của cả 4 tôn giáo lớn là Phật giáo, Hindu giáo, Jains và đạo Bon và là nơi hành hương của các tín đồ Hindu giáo cả hơn 1700 năm qua cho nên việc lý giải có xu hướng pha lẫn các đạo là tất nhiên. Tớ thì không hiểu biết nhiều về tôn giáo, chỉ trích lại sách nói như vậy để dễ hình dung vai trò của nó thôi. Còn việc những người ngoại đạo như chúng ta đi thì "Cớ gì phải có lý do.. Chỉ cần một tiếng hô thôi- LÊN ĐƯỜNG ĐI NÀO"-Che Guevara

Mà Yilka còn chưa đi tới đây sao đã nói về chuyện hồ bẩn như vậy. Đây là hồ thiêng nhất trên đất Tạng, không dễ gì đến được đây vì đường đi vô cùng vất vả mệt mỏi. Tuy lúc đó là cao điểm của mùa du lịch nó cũng rất vắng, không đông nghịt khách du lịch như Namtso, Basum tso hay Yamdrok. Cũng nhiều người Tạng đi hành hương tới Manasarovar song do thói quen chỉ đi kora quanh hồ và quanh núi thiêng, tất nhiên không bao giờ làm bẩn hồ cả trong khi người Ấn Độ đi hành hương tới hồ họ vừa uống nước vừa giặt giũ quần áo, khăn tất bẩn và vứt đồ ăn thức uống vung vãi khắp nơi, thậm chí nhảy xuống hồ tắm. Đó là những thứ mình nhìn thấy tận mắt nên có thể cho rằng lời hướng dẫn viên Namsay nói là đúng
 
- Mình ko nghĩ là người Ấn Độ đi hành hương về hồ nhiều đến mức làm "bẩn hồ" :D số lượng người Tạng hành hương đến hồ mới thực là nhiều, nhưng chưa thể so được với số lượng du khách như chúng ta hàng tháng hàng năm kéo đến hồ nói riêng và Tây Tạng nói chung hì

June kể là Namsay, hướng dẫn viên người Tạng của đoàn nói là người hành hương Ấn Độ làm bẩn hồ, vì người Ấn thường hay xuống hồ tắm để rửa sạch tội lỗi. Đây là mâu thuẫn về cách thể hiện tín ngưỡng của hai đạo, Hindu Ấn Độ và đạo Phật Mật tông Tây Tạng thôi.

Về số lượng người hành hương đến hồ Manasarova, mình không có con số cụ thể nhưng mình gặp một nhân viên khách sạn ở Saga - thị trấn trên đường đến Manasarova và Kailash - anh này nói tiếng anh rất tốt, vì anh chuyên tiếp đón các đoàn hành hương người Ấn. Thêm nữa, đoàn June trekking Kailash gặp một đoàn hành hương trên trăm người Ấn, June nhỉ.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,676
Bài viết
1,135,075
Members
192,365
Latest member
JosephNunn
Back
Top