What's new

[Cung TM] Tết Ka-Tê người Chăm ( 13-15/10/2012 )

Cung do leader chuyên nghiệp tạo, có tính phí
P/s : Xin chào tất cả mọi người , trước khi xem những dòng bên dưới thì xin xem qua và đọc kỉ dòng thông tin này :

- Đây là chương trình do Thịnh làm ra và thu thập các thông tin từ nhiều luồng ý kiến , nên chắc 1 điều là chương trình sẽ không thay đổi thêm 1 lần nào nữa , kể từ ngày nay cho đến lúc đi .

- Những cá nhân nào thấy chương trình này không hợp có thể tự tách đoàn và làm Plan khác phù hợp với mình hơn rủ rê thêm bạn bè cùng đi .

- Em sẽ không tiếp nhận ý kiến nào khác nữa từ nay cho đến ngày đi .

- Vì chương trình có thuê xe nên mỗi cá nhân tham gia đều phải có đầy đủ CMND và giấy phép lái xe , không có chuyện bảo lãnh dùm ở đây .

- Đây là ngày tết và cũng như ngày lễ của 1 dân tộc người nên mong các ACE mang theo đồ lịch sự ( hạn chế quần ngắn xát háng và áo xát nách ) .


Sau đây là Plan tour em vừa làm gửi đến các ACE xem qua :



Tối thứ 7 ( 13/10/2012 ) .
21h : Cả đoàn lên xe đi Phan Rang ( Nhà xe Tân Hoàng Anh ) trên đường Lê Hồng Phong .

Chủ Nhật ( 14/10/2012 ) .

1h sáng : Xe dừng trạm ở Phan Thiết 30’ và tiếp tục hành trình .
5h sáng : Tới TP. Phan Rang , nhận phòng khách sạn ( K/s Tịnh Nguyệt trên đường Ngô Gia Tự ) , tắm rửa và nhận xe máy bắt đầu chuyến hành trình .
- Tự thưởng cho mình 1 tô Bún Sườn trên đường Thống Nhất gần bưu điện TP.
- Làm 1 ly café trên vỉa hè đường 16/4 đối diện công ty xổ số kiến thiết .
Khởi hành đi Vịnh Vĩnh Hy , theo con đường ven biển như sau :
TT.TP Phan Rang => Đường Yên Ninh => TL 702 => Cầu Tri Thủy => Chạy 1 đoạn quẹo phải => Tham quan nhà Thờ Tân An => TL 702 => Thôn Khánh Nhơn => TL 702 => Xã Nhơn Hải => Xăng Dầu Hạnh Phúc => Thạnh Hải => Dinh Bà = TL 702 = Xuyên Rừng QG Núi Chúa => Vĩnh Hải => Vịnh Vĩnh Hy => Bình Tiên => QL 1A => Tháp Hòa Lai => TP. Phan Rang .

- Tham quan Vịnh Vĩnh Hy bằng thuyền đáy kính
- Tắm biển ở Bãi Bà Điên
- Tham quan tháp Hòa Lai

Buổi Trưa :
- Về khách sạn tắm rửa và đi ăn trưa và café
- 12h30’ di chuyển qua Làng Hữu Đức xem lể rước y phục
P/s : Xem rước y cho đến hết chương trình , sau đó thời gian còn nhiều thì tham quan luôn làng Dệt Mỹ Nghiệp và Gốm Bàu Trúc .
- Chiều về khách sạn thay đồ đi tắm biển và ăn hải sản trên biển với giá rẻ .

Buổi Tối :
18h : Đi ăn Bánh Căn Phan Rang trên đường Quang Trung ( Bánh căn mực , bánh căn trứng với nướng chấm cá và nước chấm đậu phộng ) .
P/s : Thì theo ý kiến của những đàn anh / đàn chị đi trước thì vào ngày lễ buổi tối ở các làng người chăm sinh hoạt 1 số nghi thức văn hóa rất hay . Nên em ghi nhận và đem vào lịch trình để chúng ta cùng tham quan thử . Nên lịch trình sẽ được thay đổi như thế này :
- Sau khi ăn bánh căn xong , chúng ta di chuyển vào làng người chăm để xem các tiếc mục văn hóa và nghi lễ cộng đồng , cùng giao lưu với người chăm .

- Tầm 10h tối chúng ta sẽ trở lại TP. Phan Rang với tiết mục nhậu nhẹt , giao lưu các thành viên ( Thực ra đi chơi mà không nhậu , em không chịu được ….. máu Miền Tây có sẵn trong người rồi , nên ACE thông cảm nha ) Hiiii .
- Tầm khuya về khách sạn ngủ để mai tiếp tục hành trình .

Ngày Thứ 2 ( 15/10/2012 )


Hôm nay chính là ngày quan trọng và cốt lỏi của chuyến đi và thông tin của em mới nhận được là lễ KaTê năm nay rất lớn vì có đến 8 Tỉnh tham dự ( Những tỉnh có người chăm sinh sống ) .

- Không biết mấy ACE làm gì , đúng 5h sáng có mặt ở cửa khách sạn và chúng ta cùng di chuyển đi ăn sáng và café .
- 6h chạy lên Tháp PoKlong Giarai ( cách TP 7km theo hướng Ql 27 ) . Để xem những công tác chuẩn bị gần như cuối cùng và xí chổ đứng cũng như chụp hình cho mấy ACE trong đoàn .

P/s : Theo ý kiến của các Anh / Chị thì em sẽ để chương trình tham quan này cho đến khi kết thúc , có nghĩa là chương trình ngày 15 này bắt đầu từ 6h sáng cho đến khi hết lễ , nhưng thiết nghỉ 12h là hết date rồi . Thôi thì cứ cho 12h chúng ta cùng trở về TT.TP ăn trưa và về K/s nghỉ ngơi .

14h : Chúng ta đi thăm Vườn Nho 3 Mọi ( Biết quy trình trồng nho và thưởng thức nho cũng như rượu nho ) .
- Tham quan Đồi Cát Phước Dinh , xong chúng ta cùng trekking qua Cồn Cát này và tham quan luôn Hải Đăng Mũi Dinh .
P/s : Ai đam mê mạo hiểm thì chúng ta chinh phục Mũi Dinh luôn , lên xuống mất 2h đồng hồ ở Mũi Dinh .
Khi về còn thời gian chúng ta tham quan luôn Đồi Cát Nam Cương cách TP. Phan Rang 20’ xe máy .
Về TP. Tự do tắm biển .
18h có mặt đi ăn Cơm gà Hải Nam trên đường Lê Hồng Phong .
- Thưởng thức Café Dư Âm
- Trả xe , làm thủ tục trả phòng khách sạn .
20h có mặt ở nhà xe Tân Hoàng Anh về lại Sài Gòn .

Thông Báo : ACE nào không đi được xe ô tô thì có thể chọn phương tiện đi tàu
Bây giờ có 1 tàu là SNT2 là chạy vào buổi tối và dừng ở ga Tháp Chàm ( Cách TT. TP 7km )

Đi vào lúc 20h và tới ga vào lúc 3h32' sáng ngày hôm sau .

Giá vé như sau :
- Ghế cứng : 200k / Người .
- Mềm điều hòa ( 64 chổ ) : 295k/ Người .
http://vetau.com.vn/pages/?uc=banggiave

Chú Ý Có Thông Báo :
Đến với lễ đón rước y phục của Nữ thần Pô Nưgar- Thần Mẹ xứ sở của người Chăm gắn liền với nhiều huyền thoại, truyền thuyết. Chính Nữ thần Pô Nưgar là thủy tổ của người Chăm, dạy người Chăm làm lúa, trồng bông dệt vải và sinh hoạt lễ hội như ngày nay. Lễ diễn ra tại ngôi Đền thờ (Danok) trong làng, được xây dựng vào năm 1942. Nơi đây, sẽ diễn các cuộc đón rước, trao báu vật của Nữ thần Pô Nưgar và giao lưu văn hóa giữa người Chăm và người RagLai. Thời gian diễn ra vào ngày 14/10/2012 tại làng Hửu Đức

Thông tin tại tháp Po Klong :
+ Lễ khai mạc: (có bắn pháo hoa và truyền hình trực tiếp trên VTV)
- Thời gian: vào lúc 20g00 ngày 14/10/2012;
- Địa điểm: Tại Khu Du lịch Tháp Po Klongirai.
+ Lễ bế mạc: (truyền hình trực tiếp trên VTV)
- Thời gian: vào lúc 20g00 ngày 16/10/2012;
- Địa điểm: Tại Khu Du lịch Tháp Po Klongirai.

ACE tham khảo rồi cho ý kiến nha .... quyết định là vào Làng tham gia cùng người chăm vào tối 14 hay là đi xem lễ khai mạc tại tháp Po Klong nha .

Update Chi Phí Chuyến Đi :
- Vé xe : 150k/1 vé / 1 người / 1 chiều / Giường Nằm / Nhà Xe Tân Hoàng Anh X 2 = 300k ( Khứ hồi )
- Khách Sạn : Tịnh Nguyệt đường Ngô Gia Tự : 55k /1 người / 1 đêm
- Xe Máy : 250k / 2 ngày / = 125k / 1 người .
Ngày 1 :
- Ăn Sáng : 25k
- Cafe : 10k
- Vịnh : 50k
- Ăn Trưa : 25k
-Cf : 10k
- Ăn Chiều : 30k
- Cafe : 15k
- Nhậu : 50k

Ngày 2 : Ăn X 3 = 90k
Cafe X 2 ( Sáng / Trưa : 30k )
Tiền xăng : 2 ngày = 200k/2 = 100k
TCCP là : 905.000 Ngàn (Chín Trăm Lẻ Năm Ngàn Nhưng Dự Trù 1 Triệu Như Lúc Đầu Vì Chưa Tính Ăn Hải Sản )
 
Last edited:
Re: [ Ninh Thuận ] Ăn Tết Ka-Tê của người Chăm - Pa ( 13-14-15 / 10 / 2012 )

Thịnh ơi có lẻ chị em mình phải tính lại chương trình một chút ,vì mục đích chuyến đi lần này là tìm hiểu về lễ hội ka te của người CHĂM ninh thuận,.

Có gì chị Sáo PM thông báo nhé. Để em thu xếp xem dư lào.:)
 
Re: [ Ninh Thuận ] Ăn Tết Ka-Tê của người Chăm - Pa ( 13-14-15 / 10 / 2012 )

Quote Originally Posted by I-love-bicycle-t Xem bài
Chào bạn Thịnh
Mình rất mê du lịch tìm hiểu về văn hóa,nay mới có dịp.
mình tên Tín sdt:09-35-35-66-99 Ở Đà Nẵng.
cho mình đặt gạch mềm nhen.
Mình còn tính toán một ít việc và đặt vé máy bay.
Thân ái.

Bạn Thịnh :
Bạn ơi !!!! Mình rất vui khi bạn cùng tham gia đó , Nếu bạn muốn tiết kiệm thì đi xe ô tô ấy , bạn dô trước vài ngày . nếu rảnh mình dẫn bạn về quê mình chơi , nhà trọ mình cũng rộng nữa , nấu ăn nữa đó . Nếu được thì đi cùng nhé . Mình nhận đăng ký của bạn .

Cảm Ơn bạn đã có lời mời về quê và đã nhận đăng ký của mình.
Mình sẽ đến sớm vài ngày nếu có thể.
Như bạn đề nghị đi ô tô cũng tiện.
thanks Thịnh nhen.
Thân.
 
Re: [ Ninh Thuận ] Ăn Tết Ka-Tê của người Chăm - Pa ( 13-14-15 / 10 / 2012 )

Hiện thời , em đang bị sốt nên chưa làm lại Plan được . Mai em tranh thủ làm lại Plan gửi đến mọi người xem thử .

2 các pác!
Copy đc ít thông tin, hy vọng có ích cho mọi người hihi!

"Bắt đầu từ ngày 14/10 tới, VietJetAir sẽ đồng loạt tăng chuyến các đường bay nội địa của hãng, cụ thể đường bay Tp.HCM – Nha Trang tăng lên 2 chuyến khứ hồi/ngày, Tp.HCM – Đà Nẵng tăng lên 3 chuyến khứ hồi/ngày và Hà Nội – Đà Nẵng tăng lên 2 chuyến khứ hồi/ngày. Đồng thời, hãng sẽ thực hiện chương trình siêu khuyến mại “Tưng bừng tăng chuyến, Bay là Thích ngay! giá chỉ với 99.000 đồng” cho tất cả các đường bay giữa Tp.HCM – Nha Trang, Tp.HCM – Đà Nẵng và Hà Nội – Đà Nẵng."
 
Re: [ Ninh Thuận ] Ăn Tết Ka-Tê của người Chăm - Pa ( 13-14-15 / 10 / 2012 )

P/s : Chương trình là chốt đoàn tại đây nghen các bạn .
Minh sẽ update thường xuyên và làm lại Plan .
 
Last edited by a moderator:
Re: [ Ninh Thuận ] Ăn Tết Ka-Tê của người Chăm - Pa ( 13-14-15 / 10 / 2012 )

Mình rất thích cái áo của Pác Thịnh bận vì nó cũng là từng là 1 thời của mình.

Nếu có thể được thì chúng ta thu xếp đi trước 1 tý và về trể 1 tý.
Vì khi đi trước 1 tý, mà chúng ta vào các buôn làng thì chúng ta có thể cảm nhận được không khí chuẩn bị cho lễ hội và đồng thời hòa mình vào các gia đình nhỏ trong buôn, để cảm nhận cuộc sống và sinh hoạt của người con buôn làng. Sau khi đã có được vị trí rồi thì mình sẽ có thông tin chi tiết và ưu tiên cho vấn đề chen chân vào lễ hội thuận tiện hơn.
Về trể 1 tý: Chúng ta quay về lại với buôn làng và gia đình => Chúng ta sẽ được đối đã như là là thành viên của gia đình đó.
Chúc chuyến đi thành công !!!!
 
Re: [ Ninh Thuận ] Ăn Tết Ka-Tê của người Chăm - Pa ( 13-14-15 / 10 / 2012 )

Một số thông tin tìm được và chia sẽ


Lễ hội của người Chăm ở các Đền - Tháp

Hệ thống lễ hội ở đền tháp Chăm bao gồm có 4 lễ như sau: Lễ mở cửa tháp (pơh bang yang) được tổ chức vào tháng giêng; lễ cầu đảo (yuơr yang) được tổ chức vào tháng 4; lễ hội Katê được tổ chức vào tháng 7 và lễ hội cúng Nữ thần (Chabun) được tổ chức vào tháng 9 lịch Chăm. Tất cả 4 lễ nêu trên, xét về nghi thức hành lễ, lễ vật cúng tế đều có điểm chung như nhau, chỉ khác nhau về tên gọi, mục đích, ý nghĩa, quy mô và một số tiểu tiết nghi lễ.

I. Lễ mở cửa tháp Chăm (Pơh băng yang):
II. Lễ cầu đảo (Yuơr - Yang) ở các đền tháp Chăm:
III. Lễ hội Katê:
IV. Lễ hội Chabun - Lễ hội cúng nữ thần mẹ xứ sở:


III. Lễ hội Katê:
Mục đích của lễ hội Katê: Lễ hội Katê được tổ chức mỗi năm một lần vào tháng 7 lịch Chăm. Đây là lễ hội của người Chăm nhằm tưởng nhớ các vị nam thần như Po Klaung Garai, Po Rame... và tưởng nhớ ông bà tổ tiên, trời đất đã phù hộ độ trì cho con người.
Không gian của lễ hội Katê: Katê là lễ hội lớn của cộng đồng người Chăm, được diễn ra trên một không gian rộng lớn từ đền tháp (Bi mon, kalan) – làng (palei) - đến gia đình (mưngawôm). Lễ hội được lần lượt tổ chức theo thứ tự trước sau tạo thành một dòng chảy của lễ hội Chăm phong phú, đa dang.
* Lễ hội Katê ở Tháp Chăm:
Tháp Chăm là nơi diễn ra lễ hội chính thức và long trọng. Lễ hội Katê được diễn ra ở cả 3 đền tháp Chăm như tháp Po Inư Nưgar (Hữu Đức - Ninh Thuận), tháp Po Klaung Garai (Đô Vinh - Ninh Thuận) và tháp Po Rame (Hậu Sanh - Ninh Thuận)...
Tất cả đền tháp Chăm đều diễn ra lễ hội Katê cùng ngày cùng giờ với nhau và kể cả bước hành lễ như lễ rước trang phục, lễ mở cửa tháp, lễ tắm thần, lễ mặc trang phục, đại lễ, hội và kể cả thành phần ban tế lễ ở các tháp đếu khác nhau. Ở đây chúng tôi xin mô tả lại lễ hội Katê ở tháp Po Klaung Garai (Đô Vinh - Ninh Thuận).
Ban tế lễ và lễ vật cúng Katê: Lễ hội Katê ở đền tháp được điều hành bởi ban tế lễ chức sắc nhóm Chăm Ahiêr (Chăm ảnh hưởng Bàlamôn) bao gồm:
- Thầy cả sư (Po Dhia) trụ trì đền tháp làm chủ lễ.
- Thầy kéo đàn Rabap (On Kadhar) hát thánh ca.
- Bà bóng (Muk Payâu) dâng lễ vật lên các vị thần.
- Ông Từ (Camưnay) chủ trì lễ tắm tượng.
- Và cùng một số tu sĩ Paseh phụ lễ.
Lễ vật dâng cúng Katê tại đền tháp bao gồm:
- 01 con dê
- 03 con gà làm lễ tẩy uế đất tháp
- 05 mâm cơm, canh cúng với thịt dê
- 01 mâm cơm với muối vừng (lithey thap)
- 03 cỗ bánh gạo và hoa quả
Ngoài ra còn có rượu trứng, trầu cau, xôi chè...
Sau khi lễ vật đã chuẩn bị xong, ban tế lễ đã sẵn sàng thì lễ hội bắt đầu tiến hành theo các bước sau:
Lễ rước trang phục (Rauk aw khan Po yang):
Tất cả các trang phục của vua chúa thờ ở đền tháp Chăm đều do người Raglai cất giữ. Do vậy khi đến ngày lễ Katê thì người Chăm phải làm lễ đón rước người Raglai chuyển trang phục về lại các đền tháp Chăm. Đây là nghi lễ mở đầu cho ngày hội diễn ra rất trọng thể.
Lễ rước trang phục diễn ra ở 3 đền tháp: Đền Po Nưgar (Hữu Đức), Tháp Po Rame (Hậu Sanh) và tháp Po Klaung Garai (Đô Vinh, Tháp Chàm).
Trong ngày lễ rước trang phục Po Klaung Garai vào buổi sáng tại đền thờ Po Klaung Garai ở Phước Đồng (Ninh Phước - Ninh Thuận), đoàn người Raglai đã tập trung đầy đủ, ông Camưway (Ông từ giữ đền) dâng cúng lễ vật rượu trứng xin phép thần linh cho rước trang phục về tháp Po Klaung Garai cúng lễ. Khi lễ đón rước kết thúc thì trang phục vua Po Klaung Garai được đưa lên kiệu để đưa về tháp. Đoàn rước đi trên con đường dài 4km từ đền thờ làng đến tháp Po Klaung Garai. Đoàn rước lễ có đội múa hơn 100 người quạt tập thể trong tiếng trống Ginăng, kèn Saranai... Khi đoàn rước kiệu vua Po Klaung Garai về đền tháp thì đội múa lễ của đoàn múa mừng trước tháp. Đây cũng là điệu múa mừng khi kết thúc một công đoạn trong nghi thức hành lễ của người Chăm.

Lễ mở cửa tháp (Pơh băng yang): Sau khi kết thúc lễ rước trang phục thì các tu sĩ xin phép thần Siva (Po Ginôr Mưtri) làm lễ mở cửa tháp. Lễ này được diễn ra trước cửa tháp, được sự điều hành bởi cả sư (Po Dhia) và ông từ giữ tháp (Camưney). Lễ vật cúng xin mở cửa tháp gồm có: rượu trứng, trầu cau, nước tắm thần có pha trầm hương và các hương vị khác. Trong không khí trang nghiêm thầy cúng tế (Kadhar) hát cầu lễ thần linh.
Sau khi đọc xong lời cầu nguyện ông Camưnay cầm lọ nước tắm thần tạc lên tượng phù điêu thần Siva trên vòm cửa chính của tháp. Tiếp đó, thầy kéo đàn Kadhar kéo đàn Rabap và Bà bóng (Pajau) tiến đến trước cửa tháp chính ngồi bên tượng bò thần Nadin để hát lễ xin mở cửa tháp.
Khi đoạn hát lễ kết thúc, thì đoàn lễ tiến vào tháp, bà bóng (Pajau) và ông Từ (Camưnay) bắt đầu mở cửa tháp trong khói hương trầm toả ra nghi ngút. Lễ mở cửa tháp kết thúc.

Lễ tắm tượng thần (Mưney yang): Lễ tắm tượng thần được diễn ra bên trong tháp. Lễ này gồm có thầy cả sư (Po Dhia), thầy Kadhar kéo đàn Rabap, bà bóng (Pajau), ông Từ (Camưnay) và một số tín đồ nhiệt thành thực hiện. Khi mọi người đã ngồi vào bàn lễ, xung quanh bệ thờ thần thì bà bóng rót rượu dâng lễ, thầy kéo đàn Rabap bắt đầu hát lễ theo.
Trong tháp thầy kéo Kabap đang hát thì ông từ cầm lọ nước tắm lên pho tượng đá, mọi người bắt tay cùng nhau tắm thần. Lúc này những tín đồ nhiệt thành lấy nước từ trên thân tượng bôi lên đầu, lên thân thể mình để cầu sức khoẻ, tài lộc, may mắn.

Lễ mặc trang phục cho tượng thần (Angui khan aw Po yang): Sau khi lễ tắm thần kết thúc thì đến nghi lễ mặc áo cho thần. Lễ thức được tiến hành theo lời hát thánh ca của thầy Rabap. Lời thầy hát lễ đến đâu thi trang phục thần được mặc vào đến đó. Đầu tiên là lễ mặc váy, áo, khăn đội, thắt dây lưng, rồi mang giầy, đội mão...
Khi thầy Kadhar kéo đàn Rabap hát thì ông (Camưney), bà bóng (Pajau) mặc váy, áo cho tượng thần, cứ tuần tự như vậy đến đội vương miệng thì kết thúc bài hát.

Đại lễ (mưliêng yang): Sau khi lễ mặc trang phục hoàn tất, lúc này tượng thần đã mang trên mình bộ long bào lộng lẫy, thì cũng là lúc vật dâng cúng được bày ra trước bàn thờ. Đại lễ bắt đầu, lúc này cả sư (Po Phia) làm chủ điều khiển nghi lễ, bà bóng dâng lễ vật, thầy kéo đàn Rabap hát mời các vị thần về dự lễ. Các vị thần được mời là các vị thần có công với dân với nước được dân làng ngưỡng mộ suy tôn như thần Po Nưgar (Thần mẹ xứ sở) , thần Po Klaung Garai, Po Par (tướng quan văn)... Mỗi vị thần được mời về dự thì bà bóng dâng lễ vật, thầy kéo đàn Rabap hát bài thánh ca, bà con dự lễ chấp tay cầu thần phù hộ độ trì cho họ sức khoẻ, mùa màng.
Cứ như thế thầy kéo đàn Rabap hát mời trên 20 vị thần về dự, mỗi vị thần là một bài hát lễ. Thầy cả sư thì làm phép đọc kinh cầu nguyện xin thần về hưởng lễ vật mà phù hộ độ trì dân làng. Phần đại lễ kết thúc bằng vũ điệu múa thiêng của bà bóng.
Trong lúc bà bóng đang xuất thần điệu múa thiêng trong tháp để kết thúc đại lễ thì bên ngoài bắt đầu mở hội. Những điệu trống Ginăng, kèn Saranai cùng vang lên, đánh nhịp say xưa với những điệu múa, những dòng dân ca Chăm làm hấp dẫn, say mê lòng người. Không khí hội cứ thế mà náo nhiệt, rộn ràng cho đến lúc mặt trời ngả về chiều thì lễ hội Katê trên các tháp Chăm kết thúc.
 
Re: [ Ninh Thuận ] Ăn Tết Ka-Tê của người Chăm - Pa ( 13-14-15 / 10 / 2012 )

* Lễ hội Katê ở làng:
Sau khi lễ Katê ở tháp kết thúc, thì không khí hội lại bùng lên ở làng Chăm. Trước ngày lễ dân làng phân công nhau quét dọn đền thờ, nhà làng, chuẩn bị sân khấu, sân bãi... Làng xóm như thay da đổi thịt. Cùng với việc trên, một bộ phận khác chuẩn bị lễ vật cúng thần. Các cô thợ dệt làng Mỹ Nghiệp (Ninh Phước – Ninh Thuận) xem xét kỹ lưỡng khung dệt, tơ sợi, một số khác chuẩn bị chum (Buk) để dự thi đội nước, thi dệt (thi tay nghề) do dân làng tổ chức.
Buối sáng ngày lễ, mọi người làm lễ cúng Katê ở “nhà làng” để cầu mong thần linh phù hộ cho dân làng làm ăn phát đạt. Tương tự như người Việt, mỗi làng Chăm đều thờ một vị thần riêng... Chẳng hạn làng Mỹ Nghiệp thờ thần Po Riyak, làng Hữu Đức thờ Po Klaung Halâu (Ninh Phước – Ninh Thuận). Lễ vật cúng tế Katê làng gốm có: 01 cặp gà (có làng cúng 1 con dê), 5 mâm cơm, bánh tét, hoa quả, rượu trứng... Trong lễ cúng tế thần làng, chủ tế lễ không phải là chức sắc tôn giáo mà thường là chủ làng (Po palei) hoặc già làng có uy tín và tinh thông chữ nghĩa, am hiểu phong tục tập quán. Ông thay mặt dân làng cúng lễ vật cho thần và cầu mong thần phù hộ độ trì dân làng.
Lễ Katê ở làng palei là dịp tụ họp các vị bô lão, chức sắc, trí thức, nhân hào nhân sĩ Chăm. Ở lễ này không có sự tham gia cúng tế của hộ gia đình. Tất cả người dự lễ đều cầu nguyện với thần làng phù hộ độ trì cho dân làng sức khoẻ bình an, được mùa màng, thịnh vượng. Lễ Katê làng chỉ diễn ra trong buổi sáng. Khi kết thúc lễ, mọi người ăn uống cộng cảm với nhau, chia tay chuẩn bị về họp mặt với Katê gia đình.
Nếu như Katê ở đền tháp nặng về phần lễ, thì Katê ở làng phần lễ rất đơn giản, còn phần hội đóng vai trò quan trọng. Ở làng Chăm phần hội diễn ra các trò chơi như thi dệt, đội nước, đá bóng, văn nghệ... Chẳng hạn như làng Mỹ Nghiệp (Ninh Phước - Ninh Thuận), nhiều trờ chơi và những cuộc thi diễn ra trên một sân bãi rộng. Khi cuộc khi dệt bắt đầu thì các khung cửi đã được xếp thành hàng. Các cô gái dự thi đã chuẩn bị sẵn tơ sợi, trong hơn một giờ đồng hồ nếu cô nào dệt được một tấm vải dài nhất, đẹp nhất thì sẽ thắng cuộc. Những chiếc thoi đưa hối hả, những sợi chỉ giăng mắc đủ màu tạo nên nền vải Chăm muôn màu, muôn sắc. Ở một địa điểm khác, cuộc thi đội nước diễn ra sôi động. Các cô gái Chăm duyên dáng khéo léo đội chum nước thi nhau về đích với một nét văn hoá độc đáo. Các chàng trai đấu bóng và đặc biệt chương trình hát văn nghệ đua tài với những dòng dân ca, dân vũ của những chàng trai, cô gái Chăm kéo dài đến tận đêm khuya mới kết thúc. Hội làng tan dần. Mọi người hân hoan trở về mái ấm gia đình để họp mặt gia tiên.

* Katê ở gia đình:
Khi lễ Katê ở làng kết thúc thì lễ Katê gia đình mới được tổ chức. Xưa kia ngày hội Katê kéo dài đến một tháng. Trong thời gian này gia đình nào có điều kiện thì mới tổ chức, nếu gặp lúc kinh tế khó khăn thì có thể mỗi dòng họ cử một gia đình để tổ chức, chứ không nhất thiết gia đình nào cũng làm. Ngày nay Katê gia đình đã được rút ngắn trong thời gian 01 tuần.
Cũng như lễ cúng thần làng, lễ vật cúng Katê ở gia đình cũng là 01 cặp gà 05 mâm cơm, bánh tét, hoa quả, trầu cau, rượu trứng... Chủ lễ cúng Katê là người trong gia đình hoặc là người lớn tuổi trong tộc họ. Vào ngày lễ này mọi thành viên trong gia đình đều có mặt đông đủ cầu mong tổ tiên thần linh phù hộ cho con cháu làm ăn phát đạt, tránh rủi ro, gặp nhiều may mắn trong cuộc sống. Đây cũng là dịp ông bà, cha mẹ giáo dục cho các thế hệ con cháu nhớ ơn, kính trọng tổ tiên. Trong dịp này, mỗi gia đình cũng chuẩn bị, bánh trái mời họ hàng, bạn bè đến thăm viếng, chúc tụng nhau. Làng Chăm chìm trong niềm vui, thân thiện, tình đoàn kết xóm giềng. Họ thực sự quên đi những vất vả, lo âu của đời thường để tận hưởng những giây phút thăng hoa ngắn ngủi trong cuộc sống còn nhiều khó khăn, bề bộn...
 
Re: [ Ninh Thuận ] Ăn Tết Ka-Tê của người Chăm - Pa ( 13-14-15 / 10 / 2012 )

Cám ơn anh Caonguyen_dom rất nhiều về sự chia sẽ thông tin trên . Thật ra , đây là lần đầu tiên em đi .... Em muốn mình đi và cảm nhận để rút riêng cho mình một kinh nghiệm để chuyến sau được tốt hơn . Mình không phải là nhà nghiên cứu nên cũng không cần phải ôm đồm hết như vậy đâu anh . Vì em biết 1 số bạn đi chuyến này cũng chĩ để biết KaTê là như thế nào thôi ?. Chứ không như em . Thời gian thì em không có và lại rơi vào Thứ 2 nên em chỉ đi được bao nhiêu đây thôi .
Nói chung , nghe và rút ra kinh nghiệm của những người đi trước như anh và TunBo thì cũng tốt , nhưng sẽ làm em bị rối đó ....Hiii
Thôi thì thất bại là mẹ thành công , đi để thất bại rồi chuyến sau đi tiếp . Chứ đi mà thành công chuyến sau làm gì có cái mà đi .
Nói chung Topic này đưa lên đã hơn cả sự mong đợi rồi , Thịnh xin cám ơn mọi người đã '' chiếu cố '' đến chương trình này . Topic bây giờ rất có nhiều sự thay đổi cần làm .... nên em thiết nghĩ nên đi theo 2 Lead thì tốt hơn chăng ?. Vì mỗi người có 1 cách đi khác nhau .
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,316
Bài viết
1,175,116
Members
192,041
Latest member
yyuten
Back
Top