What's new

tham quan các nơi tại tỉnh Đồng Tháp

Bài của bạn rất hay, chi tiết mình sẽ lấy làm tiền đề cho chuyến đi sắp tới để đến với miền tây . Mình chỉ thích đến những nơi hoang sơ như Xẻo quýt còn những nơi do con người nhào nặn ra thì mình cũng ko thấy thích lắm.

Cám ơn bạn nhiều. hi. Mình thường chỉ toàn là đi " mình ơnh " thôi hà... nên không có các chuyến đi dài ngày như các bạn khác trên diễn đàn được. Thôi thì đành đi thành nhiều chuyến vậy. Nên mình sẽ lập từng Topic riêng về từng tỉnh thành có những điểm tham quan nào, di tích gì đã từng đi qua, và update liên tục khi có các chuyến đi mới. Để được cùng chia sẻ với gia đình Phượt.vn.

Mình cũng đang ấp ủ 1 chuyến tham quan toàn bộ các Đền thờ thánh đường Hồi giáo ở An Giang đây.
 
Ảnh cận cảnh của những đoạn nền gạch cổ đã được khai quật. Và những hố sâu nơi trước đây đã tìm được rất nhiều cổ vật như tượng cổ, bình gốm, phù điêu cổ thời Phù Nam xa xưa.

DSC_0169 by Nguyễn Việt Đoàn 1, trên Flickr

DSC_0170 by Nguyễn Việt Đoàn 1, trên Flickr

DSC_0171 by Nguyễn Việt Đoàn 1, trên Flickr

DSC_0172 by Nguyễn Việt Đoàn 1, trên Flickr

DSC_0173 by Nguyễn Việt Đoàn 1, trên Flickr
 
Rời di tích Gò Minh Sư, mình tiếp tục dời đến địa điểm thứ 6 trong cụm di tích Gò Tháp Mười này. Đó là di tích Miếu Bà Chúa Xứ.

Đây là một dạng tín ngưỡng mang đậm nét dân gian. Lịch sử ngôi miếu đã có từ lâu đời. Miếu bà Chúa Xứ trước kia người dân gọi là Linh Miếu bà.
Hiện nay Miếu Bà Chúa Xứ đang được tiến hành trùng tu xây dựng thêm 1 số hạng mục như cổng chính và các dãy nhà hai bên trong khuôn viên.

DSC_0177 by Nguyễn Việt Đoàn 1, trên Flickr

DSC_0199 by Nguyễn Việt Đoàn 1, trên Flickr

DSC_0200 by Nguyễn Việt Đoàn 1, trên Flickr

DSC_0198 by Nguyễn Việt Đoàn 1, trên Flickr
 
Cạnh bên di tích Bà Chúa Xứ khoảng 100 mét là di tích cuối cùng của khu Gò Tháp Mười này. Đó là di tích Nền gạch tháp cổ thuộc Gò Chúa Xứ.

Địa điểm này trước đây là nền của ngôi Miếu bà chúa Xứ trước kia. Ngày nay ngôi miếu Bà chúa xứ được di dời ra cạnh bên, để các nhà khảo cổ khai quật nền gạch cổ này. Mặt gò của nền tháp cổ này rải rác xuất lộ nhiều viên gạch cổ, một số vật thờ (bệ linga), mảnh tượng vỡ, đá cuội...

Năm 1984 và năm 1995, các nhà khảo cổ đã tiến hành khai quật tại di tích này và phát hiện được nền móng gạch của công trình kiến trúc cổ. Nền có kích thước dài 25m, rộng 13,8m nằm theo hướng đông Tây. Năm 1995, nền được gia cố và xây dựng mái che bảo vệ để phục vụ khách tham quan và tìm hiểu lịch sử của nền văn hóa Phù Nam. Năm 2010, di tích được trùng tu lần thứ hai. Mái che nhìn từ xa có dạng chiếc nón lá úp (hình chóp) lợp tol màu đỏ. Nhìn ngay chính diện có làm các bậc thang xuống tận nền gạch. Cổng di tích được trang trí bằng các phù điêu hình hoa sen cách điệu, tượng Óc Eo tại các pano chắn gió, tạo thêm sự hấp dẫn thu hút khách đến tham quan nghiên cứu. Ngoài ra trước cổng chính và cổng phía nam có dàn hoa dây leo vừa tạo bóng mát vừa tạo cảnh quan đẹp mắt cho di tích.

Đường vào đây ạ... cây mọc um tùm kín lối đi.
DSC_0179 by Nguyễn Việt Đoàn 1, trên Flickr

DSC_0180 by Nguyễn Việt Đoàn 1, trên Flickr

DSC_0181 by Nguyễn Việt Đoàn 1, trên Flickr

DSC_0182 by Nguyễn Việt Đoàn 1, trên Flickr

DSC_0183 by Nguyễn Việt Đoàn 1, trên Flickr
 
Sau khi tham quan hết tất cả các địa điểm trong khu di tích khảo cổ Gò Tháp Mười.

Mình tiếp tục hướng về khu du lịch Đồng Sen Tháp Mười, tọa lạc tại xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười
 
Khu du lịch Đồng Sen, thật ra gồm rất nhiều hộ dân kinh doanh, mỗi 1 ruộng sen là của 1 chủ khác nhau. Và các ruộng sen thì có vị trí sát vách liền kề với nhau, nên tạo thành nguyên 1 vùng sen bao la bát ngát.

Nổi tiếng nhất trong số các ruộng sen ở đây là khu du lịch có tên là Đồng Sen Tháp Mười đã bỏ kinh doanh, trả mặt bằng ruộng sen mà họ đã thuê mướn lại cho 1 Bác nông dân là chủ đất có bằng khoán ở đây.

Nhân tiện nói thêm về vụ này chút, thời gian gần đây báo đâì có đưa tin là đống cửa khu du lịch Đồng Sen Tháp Mười. Làm mọi người hoang mang là sẽ không còn có dịp được đi đến đây ngắm sen nữa. Nhưng thật ra là chỉ đóng cửa 1 ruộng sen có tên là "Đồng Sen Tháp Mười" thôi, còn rất nhiều ruộng sen của các hộ dân khác như : "Chín Theo, Tám Sen .v.v .... ) nằm liền kề sát vách kế bên thì vẫn hoạt động bình thường ạ.... Nên vào mùa sen nở chúng ta vẫn được đi ngắm sen và chụp hình bình thường các bạn nhé...


Vị trí của nguyên khu đồng sen, bao gồm nhiều ruộng sen nằm sát vách nhau, mình chụp lại từ Google Earth để nhà phượt dễ hình dung ạ. (nằm trong vòng chữ nhật màu đỏ).

111 by Nguyễn Việt Đoàn 1, trên Flickr

Để đến được Đồng sen này, mình chạy ven theo đường bờ bao cặp theo 1 con sông.
DSC_0201 by Nguyễn Việt Đoàn 1, trên Flickr

DSC_0203 by Nguyễn Việt Đoàn 1, trên Flickr

trên đường đi gặp 1 trạm bơm nước
DSC_0202 by Nguyễn Việt Đoàn 1, trên Flickr


Con đường này chắc ít người đi, chạy giữa hai dãy cây um tùm vắng hoe gần 4 km, hỏng thấy ai đi ngực lại cả.
DSC_0204 by Nguyễn Việt Đoàn 1, trên Flickr

Gặp khu ruộng sen đầu tiên nè, những chạy qua luôn quên hỏng kịp ghé, thôi chạy tới luôn, đằng trước còn nhiều ruộng khác nữa mừ....
DSC_0205 by Nguyễn Việt Đoàn 1, trên Flickr


Đây là khu ruộng sen đã đống cửa rùi nè. Mình chạy tiếp qua luôn, sẽ ghé cái ruộng sen khác
DSC_0206 by Nguyễn Việt Đoàn 1, trên Flickr


Mình chọn cái ruộng sen này. Có tên là Tám Sen
DSC_0207 by Nguyễn Việt Đoàn 1, trên Flickr
 
Chú bảo giữ xe kiêm bảo vệ, giúp mình đi qua sông để đến ruộng sen bằng chiếc bè gỗ động cơ tay.... Xuống bè rồi là dùng tay nắm cọng dây để kéo qua tới bờ bên kia.
DSC_0208 by Nguyễn Việt Đoàn 1, trên Flickr

DSC_0209 by Nguyễn Việt Đoàn 1, trên Flickr

DSC_0210 by Nguyễn Việt Đoàn 1, trên Flickr

DSC_0211 by Nguyễn Việt Đoàn 1, trên Flickr

DSC_0212 by Nguyễn Việt Đoàn 1, trên Flickr


Tới bờ rồi, lên đi thôi .... đi chơi đi .... thoải mái không cần canh giờ .... chừng nào về kêu chú nhe ... chú kéo dây qua rước
DSC_0213 by Nguyễn Việt Đoàn 1, trên Flickr
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,670
Bài viết
1,171,092
Members
192,337
Latest member
inhopcartong
Back
Top