Hàng năm, cứ đến giữa tháng năm (Phật lịch), tức là vào ba ngày 13, 14, 15 tháng 4 dương lịch, nhân dân Lào từ bắc đến nam đều tổ chức ngày hội “pi may” hội tháng năm được xem là ngày tết chính thức, do quá trình giao lưu văn hoá, người Lào tiếp thu cái tết cổ truyền ở Ấn Độ và dần dần được dân tộc hoá, địa phương hoá. Thực chất ngày hội này là mừng đón mùa mưa, đón nước của đồng bào hay còn gọi là ngày hội tắm Phật, vì nó là một trong những nghi thức quan trọng để mở đầu của ngày hội. Mọi hình thức trong những ngày tết nói lên sự cầu mong mưa thuận gió hoà để lao động sản xuất, để đem lại sự tươi mát cho vạn vật và ấm no hạnh phúc cho muôn dân, ngày 13 là ngày cuối năm, ngày 14, 15 là ngày đầu năm, ngày giao thừa (không thuộc vào năm nào cả mà là ngày đêm giữa năm cũ và năm mới) ngày 16 là ngày đầu năm mới, tiếng Lào gọi là “mư xăng khun khơn” nhân dân vùng đô thị hay trên báo chí thường gọi những ngày này “két xoỏng can pi may” nghĩa là ngày cuối cùng của một năm cũ sắp hết, năm mới sắp đến.
Nhà vịt sẽ xuất phát vào tối ngày 11/4 và đón các thành viên theo cung đường sau: 1 Hà nội -2 Thanh Hóa -3 Vinh. Ai thích đón ở đâu trong 3 điểm trên đều ok(c) Đi cửa khẩu Cầu Treo bằng xe bust của cty liên vận quốc tế viet laos xe giường nằm cao cấp gồm những điểm như sau: - Viên Chăn - Văng Viêng - Luông PharBang thời gian đi là 7 ngày. chi phí mất khoảng 200us - 250us. tạm tính vậy, các thành viên cứ ( Củ từ ) mà cập nhật thêm chi tiết ở những bản tin sau
)
Giữa tháng 11 tới đây tại lào tổ chức lễ hội rất lớn đó là : Bun that luang. Câu cửa miệng của người Lào là "Khôn Lao mặc muôn" (người Lào thích vui) được thể hiện rõ nét trong phần hội. Hội chủ yếu là vui chơi, giải trí dưới nhiều hình thức từ ẩm thực đến văn nghệ, văn hoá, thể thao, mua bán, triển lãm. Đặc biệt Bun That Luang cũng là thời điểm của Hội Chợ triển lãm tầm vóc quốc tế, kéo dài ba ngày, ba đêm.
Có ai đặt gạnh ( nhào zô )(c)