http://www.thesaigontimes.vn/Home/kinhdoanh/thuongmai/29929/
(TBKTSG Online) – Tập đoàn hàng không giá rẻ lớn nhất châu Á, AirAsia, xác nhận đã mua 30% cổ phần của hãng hàng không tư nhân VietJet Air để thành lập liên doanh VietJet AirAsia.
Với việc thành lập liên doanh VietJet AirAsia, Việt Nam sẽ trở thành quốc gia thứ tư mà AirAsia tham gia liên doanh hàng không tại khu vực ASEAN sau Malaysia, Thái Lan và Indonesia.
Theo thông cáo báo chí của tập đoàn AirAsia gửi đến Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online tối ngày 10-2, VietJet AirAsia đang trong quá trình hoàn tất thủ tục và công tác chuẩn bị về đường bay, tần suất bay cho các chuyến bay trong nước và quốc tế.
Thông qua VietJet Air, tập đoàn AirAsia sẽ mở rộng tầm hoạt động của mình tại Việt Nam, là thị trường hàng không tiềm năng mà AirAsia luôn muốn khai thác nhiều hơn như lời khẳng định của Tổng giám đốc của tập đoàn, ông Tony Fernandes, với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online năm 2009.
Hiện tập đoàn AirAsia và các hãng hàng không thành viên đang khai thác các đường bay trực nối Malaysia, Thái Lan và Indonesia với Việt Nam. AirAsia cũng đang khai thác các chuyến bay tới Cambodia, Lào, Myanmar, Singapore, Brunei, Philippines, Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Sri Lanka và Úc.
VietJet Air được Bộ Giao thông Vận tải cấp phép vào tháng 12-2007 với số vốn là 600 tỉ đồng và là hãng hàng không tư nhân đầu tiên được cấp phép tại Việt Nam. Năm 2009, Tổng giám đốc của hãng là ông Nguyễn Đức Tâm đã khẳng định với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online rằng mọi thủ tục và các khâu chuẩn bị đang được hoàn tất để hãng cất cánh vào tháng 5-2010.
Với việc đầu tư của AirAsia, VietJet Air sẽ hoạt động theo mô hình hàng không giá rẻ và sẽ cạnh tranh trực tiếp với chính hãng hàng không giá rẻ trong nước là Jetstar Pacific. Tập đoàn AirAsia đã từng không thành công với kế hoạch cùng tập đoàn Vinashin thành lập một liên doanh hàng không giá rẻ tại Việt Nam mặc dù cả hai bên đã ký ý định thư để thực hiện kế hoạch này vào tháng 8-2007.
Tuy nhiên, AirAsia vẫn không từ bỏ ý định thành lập liên doanh hàng không giá rẻ tại Việt Nam và tập đoàn đã thành công với VietJet Air khi hãng hàng không trong nước này đang rất cần cả vốn, nhân lực và kinh nghiệm để thực hiện chuyến bay thương mại đầu tiên vào tháng 5-2010 nếu không muốn bị rút giấy phép bay.
Đầu năm nay, Cục Hàng không đã rút thương quyền bay của Hãng hàng không tư nhân Đông Dương sau một thời gian hãng ngừng bay và không đáp ứng các điều kiện về tài chính cho các hoạt động bay.
(TBKTSG Online) – Tập đoàn hàng không giá rẻ lớn nhất châu Á, AirAsia, xác nhận đã mua 30% cổ phần của hãng hàng không tư nhân VietJet Air để thành lập liên doanh VietJet AirAsia.
Với việc thành lập liên doanh VietJet AirAsia, Việt Nam sẽ trở thành quốc gia thứ tư mà AirAsia tham gia liên doanh hàng không tại khu vực ASEAN sau Malaysia, Thái Lan và Indonesia.
Theo thông cáo báo chí của tập đoàn AirAsia gửi đến Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online tối ngày 10-2, VietJet AirAsia đang trong quá trình hoàn tất thủ tục và công tác chuẩn bị về đường bay, tần suất bay cho các chuyến bay trong nước và quốc tế.
Thông qua VietJet Air, tập đoàn AirAsia sẽ mở rộng tầm hoạt động của mình tại Việt Nam, là thị trường hàng không tiềm năng mà AirAsia luôn muốn khai thác nhiều hơn như lời khẳng định của Tổng giám đốc của tập đoàn, ông Tony Fernandes, với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online năm 2009.
Hiện tập đoàn AirAsia và các hãng hàng không thành viên đang khai thác các đường bay trực nối Malaysia, Thái Lan và Indonesia với Việt Nam. AirAsia cũng đang khai thác các chuyến bay tới Cambodia, Lào, Myanmar, Singapore, Brunei, Philippines, Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Sri Lanka và Úc.
VietJet Air được Bộ Giao thông Vận tải cấp phép vào tháng 12-2007 với số vốn là 600 tỉ đồng và là hãng hàng không tư nhân đầu tiên được cấp phép tại Việt Nam. Năm 2009, Tổng giám đốc của hãng là ông Nguyễn Đức Tâm đã khẳng định với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online rằng mọi thủ tục và các khâu chuẩn bị đang được hoàn tất để hãng cất cánh vào tháng 5-2010.
Với việc đầu tư của AirAsia, VietJet Air sẽ hoạt động theo mô hình hàng không giá rẻ và sẽ cạnh tranh trực tiếp với chính hãng hàng không giá rẻ trong nước là Jetstar Pacific. Tập đoàn AirAsia đã từng không thành công với kế hoạch cùng tập đoàn Vinashin thành lập một liên doanh hàng không giá rẻ tại Việt Nam mặc dù cả hai bên đã ký ý định thư để thực hiện kế hoạch này vào tháng 8-2007.
Tuy nhiên, AirAsia vẫn không từ bỏ ý định thành lập liên doanh hàng không giá rẻ tại Việt Nam và tập đoàn đã thành công với VietJet Air khi hãng hàng không trong nước này đang rất cần cả vốn, nhân lực và kinh nghiệm để thực hiện chuyến bay thương mại đầu tiên vào tháng 5-2010 nếu không muốn bị rút giấy phép bay.
Đầu năm nay, Cục Hàng không đã rút thương quyền bay của Hãng hàng không tư nhân Đông Dương sau một thời gian hãng ngừng bay và không đáp ứng các điều kiện về tài chính cho các hoạt động bay.