1. Nếu theo tư tưởng của bạn thì lên miền núi bạn nhìn mấy cái cột BTS, cột 110 KV trên đỉnh núi bạn cũng nghĩ là trực thăng cẩu lên chắc. Có khi bạn đến chân cột nghĩ nát óc cũng chả biết cách nào mà những cái cột đấy mọc lên được đâu vì đâu còn dấu vết gì để lại đâu ngoài cái chân móng là 4 trụ thép vươn lên trời.
2. Còn việc xả rác nếu làm cabin theo kiểu kín vừa ngăn xả rác lại ngăn ai đó thích bay ra ngoài bằng "đôi cánh của chính mình".
3. Các dự án thủy điện ở chỗ khác thế nào không biết chứ ở huyện mình ít nhất nó cũng để lại được con đường cấp phối dài gần 20 km vào trung tâm xã mà trước đây khi không có dự án thủy điện thì nó chỉ là con đường mòn mưa xuống thì chả khác gì cái ruộng và từ đầu năm đến giờ cái thủy điện đóng góp cho ngân sách huyện cũng gần 1 tỷ đồng tiền thuế rồi đó.
4. Nói ra thì bảo nói xấu nhà nước nhưng phần lớn các dự án tư nhân hiệu quả hơn các dự án của nhà nước nhiều đó bạn.
5. Còn nói về bảo tồn nếp sống văn hóa dân tộc thì mỗi thời mỗi khác cách nghĩ khác cách sống khác... Và nhiều rất nhiều các bạn kêu rằng bà con dân tộc giờ "khôn ranh lắm" không còn chân chất thật thà như trước, trẻ con thì biết chèo kéo đeo bám khách... nào đâu có biết rằng những cái đó là do các bạn tạo nên đấy... còn tạo nên bằng cách nào đừng hỏi tôi mà nên xem lại chính các bạn...
1. Bạn lại nhầm, cột BTS hay cột 110v lắp ráp khác với trụ cabin cáp treo, cái to cái nhỏ, kết cấu khác nhau rõ rệt, chưa kể còn phải làm ga hành khách đến và đi cho cáp treo. Ngoài ra ở nơi làm cột BTS người ta không làm chùa, cũng không xây sân golf và resort, mà cái này là cái đáng ngại. Nhà đầu tư đã tuyên bố sẽ xây dựng một khu du lịch tâm linh ở đỉnh núi. Liệu bạn có chắc người ta không bê tông hóa đỉnh núi Fansipan như đang làm ở Bà Nà ?
2. Cabin kín nhưng lên đến đỉnh liệu bạn ngăn được người ta không xả ra ? Chỉ đơn thuần ngày khai trương có 1 ngàn người tò mò lên đỉnh, có nhu cầu đi vệ sinh mà đỉnh núi bé, không đáp ứng nổi
thì sao, đó là ví dụ nhỏ ?
3. Quê mình Lao Cai bạn ạ, mình đang nói vấn đề ở Lao Cai. Ngân sách đóng góp nhiều, kể cả nhà bạn mình cũng đầu tư xây thủy điện mini, lợi cho ngân sách là đúng, doanh nghiệp giàu, cũng chuẩn, chỉ mỗi dân khổ vì đất canh tác cằn, môi trường bị phá. Chủ trương phát triển là đúng, nhưng tiến hành ồ ạt, bỏ qua mọi thứ dẫn đến tiền thì có vào túi một số, còn số khác thì đói (vì đất cằn trồng cái gì được)
4. Mình chưa hiểu ý bạn nói hiệu quả ở đây ? tư nhân thì tăng cường bóc lột và tàn phá hơn để giảm chi phí đầu vào chứ (Nicotex Thành Thái, hay các làng ung thư ở Phú Thọ... mình ko cần dẫn link ra nữa nhỉ ?)
còn nhà nước và tư nhân mình đều không ủng hộ ở chỗ họ đang xâm phạm khu rừng quốc gia, là nơi dự trữ sinh quyển, nhiều loài thú, chim quý. Bạn có thể tìm trên mạng về vườn quốc gia Hoàng Liên có bao nhiêu chim, thú đặc hữu, liệu nó có thành món đặc sản treo lủng lẳng ở cổng khu cáp treo giống như lan rừng, lợn rừng, hay hươu nai chùa Hương
Nếu chưa đủ khả năng để làm cho tốt thì hãy dừng lại, để đời con cháu nó làm, chứ đừng vì lợi trước mắt, bán hết cả thiên nhiên, môi trường giống như ta đang làm là móc quặng, móc khoáng sản lên bán với giá rẻ mạt (Lao Cai nhà mình đường xá nát hết vì quặng đồng và titanium bị chở hết sang TQ). Hay ví dụ khác là bauxite Tây Nguyên, cho thuê đất chiến lược quốc phòng an ninh ở Lạng Sơn là những ví dụ khá nhạy cảm của việc ngu dôt+nhiệt tình=phá hoại.
5. Bạn đang nói về hiện tượng chứ chưa nói về nguyên nhân và giải pháp. Mình ủng hộ, rất ủng hộ phát triển đời sống bà con, nhưng bằng cách tăng cường giáo dục, dạy nghề, giúp bà con phát triển kinh tế bền vững và giữ được bản sắc, giống như dân tộc ở các nước khác, họ vẫn đi xe hơi, vẫn dùng máy tính, tuy nhiên vẫn giữ được văn hóa lễ hội bản sắc. Mình rất muốn khi đến một vùng nào đó, bà con có thể có học, có tivi, vi tính, nhưng vẫn giữ được nét văn hóa chứ hoàn toàn không muốn họ khổ sở bần cùng để giữ vẻ nguyên sơ, không hề có chút mâu thuẫn nào ở đây.
Do phát triển du lịch vội vã, cả du lịch thường lẫn du lịch bụi mới là nguyên nhân khiến bà con bị "khôn ranh hóa" như bạn nói, một số nơi, một số vùng họ không làm gì cả, chỉ chờ hỗ trợ của người Kinh, của từ thiện đó bạn. Rồi họ cũng chuyển sang đi rừng kiếm những cây mà "người Kinh thích", buôn những thứ mà người Kinh ưa ... lưu manh,chèo kéo ... rồi vì thiếu học mà họ đem bán những cổ vật quý, rồi trẻ con lai Tây ... đó chẳng phải hậu quả của vội vã đó sao.
Vẫn xin lặp lại một lần nữa "nếu chưa đủ khả năng khai thác tốt, thì đừng khai thác", hãy phát triển nơi khác, như thị trấn Sa pa, các huyện vùng xa, tăng cường giáo dục, văn minh... đỉnh núi Fansipan đợi đến khi chúng ta được như Mỹ, như Nhật làm liệu đã muộn chưa ?
Vườn Quốc gia Hoàng Liên là một trong những khu rừng đặc dụng quan trọng của Việt Nam. Diện tích vùng lõi của vườn gần 30 ngàn héc ta, gồm một hệ thống núi cao thuộc dãi Hoàng Liên Sơn trong đó có đỉnh Fansipan cao 3143 mét. Vùng đệm của vườn rộng gần 38 ngàn héc ta gồm thị trấn Sapa, một số xã thuộc huyện Sapa, một phần huyện Văn Bản tỉnh Lào Cai, và hai xã thuộc huyện Than Uyên tỉnh Lai Châu.
Vườn quốc gia Hoàng Liên là một trong những trung tâm đa dạng sinh học bậc nhất của Việt Nam. Ngoài hệ thực vật phong phú, Vườn quốc gia Hoàng Liên có 66 loài thú, 347 loài chim, 41 loài lưỡng cư và 61 loài bò sát.
Vườn quốc gia Hoàng Liên của Việt Nam cũng là Vườn Di sản ASEAN.