Thiên đường mặn
Đảo Thiềng Liềng là một ấp nhỏ của xã đảo Thạnh An (thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ), được mệnh danh là đảo trong đảo. Ít ai ngờ rằng, giữa thành phố Hồ Chí Minh sôi động phồn hoa lại có một cù lao nhỏ chỉ với gần 200 hộ dân.
Từ thị trấn Cần Thạnh, phải mất một chuyến đò gần 1 tiếng đồng hồ mới ra tới đảo Thạnh An, và từ Thạnh An tiếp tục tăng bo mất từng đó thời gian trên đò, len lỏi giữa những vạt rừng sác men theo cửa biển mới đến được cù lao Thiềng Liềng. Gọi đây là đảo trong đảo cũng chính vì thế.
Ấp trưởng Thiềng Liềng, Nguyễn Hồng Huỳnh năm nay hơn 60 tuổi, bà con quen gọi là ông Tư Huỳnh, là người đầu tiên đặt chân đến khai phá mảnh đất cù lao này. Lên 7 tuổi ông đã theo cha xây dựng cơ sở cách mạng ở Cần Đước (Long An). Sau đó mươi năm người thanh niên Huỳnh sức bẻ gãy sừng trâu chèo ghe tìm đến hòn cù lao Thiềng Liềng.
Lục lại ký ức của gần 40 năm trước, cả vạt cù lao mênh mông rừng sác bị san bằng bởi bom napal của quân Mỹ. Cây cối xơ xác, đất đai cằn khô như sa mạc giữa biển khơi. Thế nhưng đây lại là những điều kiện tốt để phát triển nghề muối.
“Thời kỳ đó, cả hòn cù lao chỉ lác đác mấy túp lều tranh sống quây quần lại nhau, nương tựa nhau những lúc bão giông, sóng lớn hay đối đầu với thú dữ. Hai vợ chồng tui, gia đình cha mẹ vợ và vài người bà con họ hàng sống lọt thỏm giữa một vùng rừng hoang nước mặn, buổi đêm nghe khỉ kêu, sóng đập”, ông Huỳnh trầm ngâm hồi tưởng.
Điện mặt trời vươn ra đảo xa
Suốt gần 40 năm sau giải phóng, cư dân Thiềng Liềng sống trong cảnh tối tăm. Con đường học hành của lũ trẻ Thiềng Liềng vô cùng gian khổ. Buổi sáng, lũ trẻ phải dậy từ 4 giờ sáng, mang theo nắm cơm nguội nấu từ tối qua lục tục đi bộ ra bến đò để qua xã đảo Thạnh An học. Hiếm hoi lắm mới có đứa lên được cấp 3, thế nhưng lại phải đi 2 chuyến đò để vào thị trấn học. Chính vì vậy con đường đến trường của lũ trẻ Thiềng Liềng chẳng bao giờ liền đoạn.
Cả ấp có hơn 200 hộ nhưng chỉ lèo tèo vài đứa trầy trật lắm mới theo học được đến cấp 3. Bác Nguyễn Văn Tươi, một người dân trong ấp kể: “Tui có 2 đứa con đang học cấp 2, phải ở lại trường, ăn cơm bụi. Mỗi ngày tiền cơm không thôi đã 50 ngàn, trong khi hai vợ chồng gánh muối thuê một ngày chưa được 100 ngàn, thử hỏi sao cố cho nổi.
Chắc cũng dăm bữa nữa cho tụi nhỏ hết học kỳ rồi cũng kêu về gánh muối thôi”. Buổi tối, cả nhà chỉ có mỗi cây đèn dầu phải nhường cho mấy đứa nhỏ học bài. Muỗi Thiềng Liềng to bằng con ruồi, bay vo ve trong đêm tối.
Gần 40 năm nay Thiềng Liềng sống bằng đèn dầu, bằng máy phát điện, mỗi lần tiếp xúc cử tri ở xã tui cũng kêu rất nhiều nhưng Thiềng Liềng xa xôi hẻo lánh quá, lại nằm lẩn khuất kênh rạch chằng chịt, điện lưới quốc gia cũng bó tay không về được.
Thế rồi một hôm, có cán bộ ở trên về, bảo là sẽ mang điện mặt trời về cho dân Thiềng Liềng. Tui mừng quýnh dù chẳng biết điện mặt trời là cái gì cả. Cứ nghĩ mặt trời thì sáng ban ngày thôi, chứ ban đêm biết làm sao? Té ra họ làm thiệt. Ra Tết, Thiềng Liềng nhà nào nhà nấy sáng bừng”, ông chúa đảo cười rạng rỡ.
Vừa rồi, sau gần chục năm chờ đợi, bờ kè chắn sóng bao bọc Thiềng Liềng cũng đã được dựng lên, đúng lúc chỉ còn vài mét nữa là biển cả nuốt luôn mấy chục ngôi nhà. Bà con trên đảo ai cũng biết ơn ông chúa đảo, một mình ông vượt biển cả chục năm liền vào đất liền để kêu gọi mọi thứ cho dân Thiềng Liềng.
Thiềng Liềng về đêm chỉ còn tiếng sóng vỗ dập dềnh ngoài bờ đá. Ru mình theo tiếng đờn kìm đã bên ông trong suốt những đêm hiu hắt gần 40 năm trước, ông chúa đảo trầm ngâm với những hồi ức miên man về một thời rừng hoang nước mặn, chỉ có người và dã thú.
Người ta khi đã qua tuổi xế chiều thường sống bằng quá khứ, đêm nằm mơ thấy một mình quần nhau với cá sấu, mờ sáng đã nghe lũ cháu í ới kêu ông dậy đưa ra bến đò cho kịp buổi đến trường…
Đọc những dòng chữ mà lòng cứ lâng lâng khó tả và tự hỏi “Mình sẽ làm gì khi mình là 1 trong những đứa bé tại Thiềng Liềng”.
Có thể có 1 sân chơi thật sự cho các bé tại Thiềng Liềng không???? Chắc chắn là có => Mình sẽ có mặt ở đó cùng các bạn => và sẽ có 2 ngày cuối tuần thật ý nghĩ với các bé và người dân Thiềng Liềng
Đảo Thiềng Liềng là một ấp nhỏ của xã đảo Thạnh An (thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ), được mệnh danh là đảo trong đảo. Ít ai ngờ rằng, giữa thành phố Hồ Chí Minh sôi động phồn hoa lại có một cù lao nhỏ chỉ với gần 200 hộ dân.
Từ thị trấn Cần Thạnh, phải mất một chuyến đò gần 1 tiếng đồng hồ mới ra tới đảo Thạnh An, và từ Thạnh An tiếp tục tăng bo mất từng đó thời gian trên đò, len lỏi giữa những vạt rừng sác men theo cửa biển mới đến được cù lao Thiềng Liềng. Gọi đây là đảo trong đảo cũng chính vì thế.
Ấp trưởng Thiềng Liềng, Nguyễn Hồng Huỳnh năm nay hơn 60 tuổi, bà con quen gọi là ông Tư Huỳnh, là người đầu tiên đặt chân đến khai phá mảnh đất cù lao này. Lên 7 tuổi ông đã theo cha xây dựng cơ sở cách mạng ở Cần Đước (Long An). Sau đó mươi năm người thanh niên Huỳnh sức bẻ gãy sừng trâu chèo ghe tìm đến hòn cù lao Thiềng Liềng.
Lục lại ký ức của gần 40 năm trước, cả vạt cù lao mênh mông rừng sác bị san bằng bởi bom napal của quân Mỹ. Cây cối xơ xác, đất đai cằn khô như sa mạc giữa biển khơi. Thế nhưng đây lại là những điều kiện tốt để phát triển nghề muối.
“Thời kỳ đó, cả hòn cù lao chỉ lác đác mấy túp lều tranh sống quây quần lại nhau, nương tựa nhau những lúc bão giông, sóng lớn hay đối đầu với thú dữ. Hai vợ chồng tui, gia đình cha mẹ vợ và vài người bà con họ hàng sống lọt thỏm giữa một vùng rừng hoang nước mặn, buổi đêm nghe khỉ kêu, sóng đập”, ông Huỳnh trầm ngâm hồi tưởng.
Điện mặt trời vươn ra đảo xa
Suốt gần 40 năm sau giải phóng, cư dân Thiềng Liềng sống trong cảnh tối tăm. Con đường học hành của lũ trẻ Thiềng Liềng vô cùng gian khổ. Buổi sáng, lũ trẻ phải dậy từ 4 giờ sáng, mang theo nắm cơm nguội nấu từ tối qua lục tục đi bộ ra bến đò để qua xã đảo Thạnh An học. Hiếm hoi lắm mới có đứa lên được cấp 3, thế nhưng lại phải đi 2 chuyến đò để vào thị trấn học. Chính vì vậy con đường đến trường của lũ trẻ Thiềng Liềng chẳng bao giờ liền đoạn.
Cả ấp có hơn 200 hộ nhưng chỉ lèo tèo vài đứa trầy trật lắm mới theo học được đến cấp 3. Bác Nguyễn Văn Tươi, một người dân trong ấp kể: “Tui có 2 đứa con đang học cấp 2, phải ở lại trường, ăn cơm bụi. Mỗi ngày tiền cơm không thôi đã 50 ngàn, trong khi hai vợ chồng gánh muối thuê một ngày chưa được 100 ngàn, thử hỏi sao cố cho nổi.
Chắc cũng dăm bữa nữa cho tụi nhỏ hết học kỳ rồi cũng kêu về gánh muối thôi”. Buổi tối, cả nhà chỉ có mỗi cây đèn dầu phải nhường cho mấy đứa nhỏ học bài. Muỗi Thiềng Liềng to bằng con ruồi, bay vo ve trong đêm tối.
Gần 40 năm nay Thiềng Liềng sống bằng đèn dầu, bằng máy phát điện, mỗi lần tiếp xúc cử tri ở xã tui cũng kêu rất nhiều nhưng Thiềng Liềng xa xôi hẻo lánh quá, lại nằm lẩn khuất kênh rạch chằng chịt, điện lưới quốc gia cũng bó tay không về được.
Thế rồi một hôm, có cán bộ ở trên về, bảo là sẽ mang điện mặt trời về cho dân Thiềng Liềng. Tui mừng quýnh dù chẳng biết điện mặt trời là cái gì cả. Cứ nghĩ mặt trời thì sáng ban ngày thôi, chứ ban đêm biết làm sao? Té ra họ làm thiệt. Ra Tết, Thiềng Liềng nhà nào nhà nấy sáng bừng”, ông chúa đảo cười rạng rỡ.
Vừa rồi, sau gần chục năm chờ đợi, bờ kè chắn sóng bao bọc Thiềng Liềng cũng đã được dựng lên, đúng lúc chỉ còn vài mét nữa là biển cả nuốt luôn mấy chục ngôi nhà. Bà con trên đảo ai cũng biết ơn ông chúa đảo, một mình ông vượt biển cả chục năm liền vào đất liền để kêu gọi mọi thứ cho dân Thiềng Liềng.
Thiềng Liềng về đêm chỉ còn tiếng sóng vỗ dập dềnh ngoài bờ đá. Ru mình theo tiếng đờn kìm đã bên ông trong suốt những đêm hiu hắt gần 40 năm trước, ông chúa đảo trầm ngâm với những hồi ức miên man về một thời rừng hoang nước mặn, chỉ có người và dã thú.
Người ta khi đã qua tuổi xế chiều thường sống bằng quá khứ, đêm nằm mơ thấy một mình quần nhau với cá sấu, mờ sáng đã nghe lũ cháu í ới kêu ông dậy đưa ra bến đò cho kịp buổi đến trường…
Đọc những dòng chữ mà lòng cứ lâng lâng khó tả và tự hỏi “Mình sẽ làm gì khi mình là 1 trong những đứa bé tại Thiềng Liềng”.
Có thể có 1 sân chơi thật sự cho các bé tại Thiềng Liềng không???? Chắc chắn là có => Mình sẽ có mặt ở đó cùng các bạn => và sẽ có 2 ngày cuối tuần thật ý nghĩ với các bé và người dân Thiềng Liềng