What's new

[Hỏi đáp] Thông tin cho cung đường Tây Bắc

Re: Mùa này.. Tây Bắc có gì hay...

Chào bạn mình nghỉ ở Tây Bắc đa số các địa điểm du lịch điều đã được khám phá hết rồi, mình không biết còn chỗ nào bí mật không nữa. Nhưng mình thấy có một vài điểm hấp dẫn để bạn có thể khám phá đây:
Khám phá tứ đại đèo của Lai Châu
Đèo Pha Đin

Đèo Pha Đin còn được gọi là Dốc Pha Đin, có độ dài 32km nằm trên quốc lộ 6, một phần thuộc xã Phỏng Lái, huyện Thuận Châu (Sơn La) và một phần thuộc xã Tỏa Tình, huyện Tuần Giáo (Điện Biên).

Tên gọi đèo Pha Đin nguyên gốc xuất xứ từ tiếng Thái, Phạ Đin, trong đó Phạ nghĩa là "trời", Đin là "đất" hàm nghĩa nơi đây là chỗ tiếp giáp giữa trời và đất.

Đèo Pha Đin có độ dài 32km và được coi là nơi tiếp giáp giữa trời và đất.

Người Lai Châu (nay là Điện Biên) và Sơn La từ xa xưa còn lưu truyền câu chuyện kể về cuộc bàn thảo tìm cách vạch định ranh giới của hai địa phương bằng một cuộc đua ngựa vượt dốc Pha Đin. Người và ngựa của cả hai phía đều đồng thời xuất phát từ hai dốc đèo. Hai dũng sĩ và hai con tuấn mã đều có sức mạnh và ý chí như nhau nên khoảng cách mà họ đi được cho tới địa điểm gặp nhau trên đèo không chênh lệch bao nhiêu. Tuy vậy, phần ngựa Lai Châu phi nhanh hơn nên phần đèo thuộc về Lai Châu dài hơn một chút so với phần phía Sơn La.

Đèo có điểm cao nhất là 1.648m so với mực nước biển và địa thế rất hiểm trở với một bên là vách núi, một bên là vực sâu. Lúc lên dốc và xuống dốc, con đường đèo ngoằn ngoèo với 8 cung đường cua hết sức nguy hiểm, bán kính đường cong dưới 15m và bên cạnh đó là vô số các khúc cua tay áo, cua chữ A, chữ Z trong đó có nhiều đoạn chỉ đủ cho một ô tô đi qua.

Trên lưng chừng đèo Pha Đin thường mịt mờ mây phủ, dưới chân đèo là những bản làng lác đác. Đứng trên dốc đèo phía tỉnh Điện Biên nhìn xuống du khách sẽ thấy thung lũng Mường Quài trải rộng với ngút ngàn màu xanh của đồi núi, thấp thoáng những làng bản đầu tiên của huyện Tuần Giáo. Tuy nhiên, khi lên đến gần đỉnh đèo thì hầu như không còn nhìn thấy bản làng nào mà chỉ còn nền trời xanh thẳm và núi rừng hùng vĩ như hòa quyện làm một.

Trong kháng chiến chống Pháp, một trong những tuyến huyết mạch quan trọng tiếp vận vũ khí đạn dược và lương thực cho chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) của ta đi qua đèo này, đã khiến đèo Pha Đin trở thành một biểu tượng của tinh thần gan dạ với hơn 8.000 thanh niên xung phong "quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh". Năm 1954, nhằm chặn đứng tuyến tiếp vận này của ta, suốt 48 ngày đêm ròng rã tướng Pháp Christian de Castries đã cho máy bay oanh tạc đường số 6, trong đó đèo Pha Đin và ngã ba Cò Nòi (di tích lịch sử quốc gia ở huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) là hai nơi hứng chịu nhiều nhất lượng bom đạn đổ xuống. Trên đỉnh đèo Pha Đin hiện còn tấm bia ghi lại dấu ấn lịch sử này.

Đèo Ô Quy Hồ

Đèo Ô Quy Hồ hay còn gọi là đèo Hoàng Liên Sơn hay đèo Mây nằm trên tuyến quốc lộ 4D cắt ngang dãy Hoàng Liên Sơn. Đèo nối liền hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu với đỉnh đèo cũng chính là ranh giới giữa hai tỉnh.

Đỉnh đèo mù sương Ô Quy Hồ với những câu chuyện rùng rợn như chuyện hồ thần rình bắt người...

Tương truyền ở vùng núi này, trước hay hiện diện một loài chim có tiếng kêu da diết, gắn với huyền thoại về câu chuyện tình yêu không thành của một đôi trai gái. Từ đó, theo thời gian, chính tiếng kêu ô quy hồ của loài chim ấy đã được đặt thành tên cho con đèo hoang dại ở độ cao gần 2000m này.

Đèo Ô Quy Hồ có cung đường đèo dài ngoằn nghoèo trên quốc lộ 4D và giữ kỷ lục về độ dài tại vùng núi Tây Bắc Việt Nam - gần 50km. Độ cao, sự hiểm trở và chiều dài của Ô Quy Hồ khiến đèo từng mệnh danh là "vua đèo vùng Tây Bắc". Đỉnh đèo Ô Quy Hồ giữa mây núi ngút ngàn còn được gọi với cái tên Cổng Trời. Những năm trời lạnh, đỉnh đèo Ô Quy Hồ có thể phủ kín băng tuyết.

Con đèo Ô Quy Hồ trước kia, khi chưa được làm rất hiểm trở lại chứ đựng nhiều câu chuyện rùng rợn như chuyện hồ thần rình bắt người khiến ít người dám qua lại nơi này. Tuy nhiên, hiện này, tuyến đường đèo được nâng cấp tốt, trở thành một cung đường xe cộ đi lại nườm nượp. Để đi từ Hà Nội đến Lai Châu, nhiều người chọn cách đáp tàu hỏa lên Lào Cai rồi đi xe khách vượt đèo Ô Quy Hồ.

Mặc dù vậy, với một bên là vực sâu hun hút và phía còn lại thường là vách đá dựng đứng, đèo Ô Quy Hồ vẫn là một thử thách đối với các tài xế đường dài.

Đèo Khau Phạ

Đèo Khau Phạ là đèo hiểm trở và dài nhất trên tuyến quốc lộ 32 với độ dài trên 30km. Nằm ở khu vực giáp giới giữa huyện Văn Chấn và huyện Mù Cang Chải của tỉnh Yên Bái , đèo Khau Phạ đi qua nhiều địa danh nổi tiếng như La Pán Tẩn, Mù Cang Chải, Tú Lệ, Chế Cu Nha, Nậm Có... ở độ cao từ 1.200m đến 1.500m so với mực nước biển.

Đèo Khau Phạ là đèo hiểm trở và dài nhất trên tuyến quốc lộ 32 với độ dài trên 30km. Người HMông coi đèo Khau Phạ là nơi linh thiêng có thể than thấu lòng trời, nên mỗi khi gặp chuyện chẳng lành, mùa màng thất bát, họ lại kéo nhau tới Khau Phạ để khấn Giàng.

Do đèo thường mịt mù sương phủ và đỉnh đèo núi như nhô lên trên biển mây, trong tiếng dân tộc Thái, Khau Phạ có nghĩa là Sừng Trời (chiếc sừng núi nhô lên tận trời) hay Cổng Trời. Những cung đường đèo quanh co giữa những cánh rừng già còn mang đậm nét nguyên sơ và những triền ruộng bậc thang của các dân tộc HMông, Thái.

Khau Phạ đẹp nhất vào mùa lúa chín, khoảng tháng 9 tháng 10. Đây cũng là thời điểm mà nhiều khách du lịch mạo hiểm chinh phục đèo để ngoạn cảnh. Những cánh rừng già tại Khau Phạ còn lưu giữ được nhiều loại động thực vật quý hiếm như thông dầu, chò chỉ và các loại chim muông, thú quý hiếm khác.

Đường đèo Khau Phạ có đến hai phần ba là đường cấp phối, gập ghềnh đá sỏi, chỉ đoạn đi qua Tú Lệ mới được làm đẹp hơn đôi chút. Trong suốt chiều dài của đèo có đến vài chục đoạn cua gấp khúc tay áo. Vào những ngày mây mù, đèo đặc biệt nguy hiểm cho cánh lái xe vì con đèo không có rào chắn hay bất cứ biển cảnh báo nào. Cung đường đèo đã xuống cấp nhiều vì không được sửa chữa thường xuyên, dễ dàng bị sạt lở, sụt lún vì nằm trong vùng đất đỏ bazan, hệ đất yếu. Thêm vào đó là sự nguy hiểm rình rập thường xuyên với những tảng đá từ trên núi cao có thể rơi xuống bất cứ lúc nào. Ít có xe tải lớn qua lại trên con đường này vì độ dốc của đèo khiến cho quãng thời gian đi lại trở nên quá dài.

Người HMông coi đèo Khau Phạ là nơi linh thiêng có thể than thấu lòng trời, nên mỗi khi gặp chuyện chẳng lành, mùa màng thất bát, họ lại kéo nhau tới Khau Phạ để khấn Giàng.

Đèo Mã Pí Lèng

Đèo Mã Pí Lèng thuộc tỉnh Hà Giang là cung đường đèo hiểm trở dài khoảng 20km vượt đỉnh Mã Pí Lèng, một đỉnh núi có độ cao khoảng 2.000m thuộc Cao nguyên Đồng Văn, nằm trên con đường mang tên Đường Hạnh Phúc nối liền thành phố Hà Giang, Đồng Văn và thị trấn Mèo Vạc.

Đây là con đèo xưa, những con ngựa cái leo lên đến đỉnh trụy thai mà chết, nơi dốc cao đến mức con ngựa đi qua phải tắt thở, hoặc đỉnh núi dựng đứng như sống mũi con ngựa.

Con đường dài khoảng 200km này được hàng vạn thanh niên xung phong thuộc 16 dân tộc của 8 tỉnh miền Bắc Việt Nam làm trong 6 năm (1959-1965) với trên 2 triệu lượt ngày công lao động, trong đó riêng đoạn đèo vượt Mã Pí Lèng được các thanh niên trong đội cảm tử treo mình trên vách núi lấn từng centimet để làm trong 11 tháng.

Mã Pí Lèng là tên gọi theo tiếng Quan Hỏa chỉ “sống mũi con ngựa” theo nghĩa đen. Nhưng theo nghĩa bóng tên gọi này chỉ sự hiểm trở bậc nhất của đỉnh núi, nơi những con ngựa cái leo lên đến đỉnh trụy thai mà chết, nơi dốc cao đến mức con ngựa đi qua phải tắt thở, hoặc đỉnh núi dựng đứng như sống mũi con ngựa.

Trước những năm 1960 hơn 8 vạn người Mèo thuộc 4 huyện ở phía sau các dãy núi hùng vĩ của cao nguyên Đồng Văn không có khái niệm con đường. Bao đời họ chỉ biết vượt Mã Pí Lèng bằng cách đóng cọc treo dây trên vách đá để bò qua chín khoanh đèo hun hút, lởm chởm đá tai mèo dựng đứng. Dốc Chín Khoanh leo tới đỉnh Mã Pí Lèng còn gọi là con dốc của Giàng (Trời). Chính nơi đây từng là giang sơn nơi Vua Mèo treo người không phục mình lên cột cho đến chết và sau vua Mèo là thổ phỉ hoành hành, lấy cán bộ mở đường làm bia tập bắn.

Nhằm mục đích giúp vùng núi tiến kịp vùng xuôi, năm 1959, sau 5 năm kể từ năm hòa bình lập lại ở miền Bắc Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, Khu ủy Việt Bắc quyết định mở đường Hà Giang - Đồng Văn - Mèo Vạc. Con đường này, về sau mang tên Đường Hạnh Phúc, được khởi công vào ngày 10/ 9/ 1959 với sự tham gia của hàng vạn thanh niên xung phong và bà con thuộc 16 dân tộc Mèo, Tày, Dao, Pu Péo, Lô Lô... của 8 tỉnh Cao Bắc Lạng (Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn), Hà Tuyên Thái (Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên), Hải Hưng, Nam Định.

Sau khi hoàn thành, Đèo Mã Pí Lèng tuy không dài nhưng là con đèo hiểm trở bậc nhất ở vùng núi biên viễn phía Bắc và cũng được ví như "vua" của các con đèo Việt Nam. Cung đường đèo ban đầu được mở chỉ đủ rộng chỗ cho người đi bộ và xe ngựa thồ, về sau được mở rộng hơn cho ô tô nhưng vẫn rất nguy hiểm vì những đoạn cua tay áo và mặt đường lổn nhổn đá hộc, hai ô tô rất khó tránh nhau.

Hiện, cung đường Mã Pí Lèng nối liền Đồng Văn và Mèo Vạc trong đó có đoạn đèo 9 khoanh dài 20km về sau trở thành một kỳ tích mà nhiều người ví như một Vạn Lý Trường Thành của Việt Nam hay Kim Tự Tháp của người Mèo. Trên đỉnh đèo Mã Pí Lèng, cũng là nơi cao nhất của Đường Hạnh Phúc, hiện có một trạm dừng chân cho du khách ngoạn cảnh và tại đây đặt một tấm bia đá ghi lại những dấu ấn trong quá trình xây dựng đường đèo.
Chúc bạn sẽ tìm được địa điểm hấp dẫn ở Tây Bắc.
 
Re: Mùa này.. Tây Bắc có gì hay...

Bạn zaihuy có thông tin hay phết, em đã đi qua cả 4 đèo này. Cảm giác chinh phục đèo thật bay bổng.
 
Re: Mùa này.. Tây Bắc có gì hay...

Cái hay nhất có lẽ là đi để đỡ cuồng chân , nhất là mùa hè , chứ nghỉ vài tháng đến mùa thu thì sài giật mất.
Chưa kể tới mùa nào lên bản uống rượu cũng có cái thú riêng (beer)
 
Một chuyến đi xa, Tây Bắc tháng 9

Lâu rồi, mà không lâu lắm, có lẽ đây là bài viết đầu tiên mà mình post lên Phượt.com
Cũng khá lâu, mình đã vào đây, như một viewer, đọc, tìm kiếm và tìm kiếm...
Nhân dịp tháng 9 này mình đã lên kế hoạch, và một chuyến đi dài với thời gian dài... chủ yếu là khám phá khu vực miền bắc, miền trung
Kế hoạch là: Gửi xe máy ra Đà Nẵng, từ đây bắt đầu chạy...
Phương tiện: CD125
Nhóm: 3 xe, 3 ôm.
Bắt đầu: 26-08
Kết thúc: 17-09

Tóm tắt hành trình:


Ngày 01: thứ 2 ngày 26/08/2013: Sài Gòn - Đà Nẵng - Huế 100km (2h30’) (Chinh phục đèo Hải Vân):
6h15: Giá 698.000 (bao gồm thuế, 7kg xách tay)
7g30: tới Đà Nẵng, làm thủ tục lấy xe, ăn sáng uống café
8g30: xuất phát đi Huế, trên đường ghé Lăng Cô (cách Đà Nẵng 50km (50’)
9g00: Tới Lăng Cô ăn hải sản (có đặc sản mắm Sò)
14g00: Đi tham Huế
Ngày 02: thứ 3 ngày 27/08/2013: Huế - Quảng Trị 70km (1h20) – Quảng Bình 110km (2h)
(Khám phá đường mòn Hồ Chí Minh)
5g30: xuất phát đi Quảng Trị (ghé đồi cát trắng ở Hải Lăng chụp hình nếu có thời gian)
7g00: Tới Quảng Trị nghỉ ngơi (ăn món đặc sản Quảng Trị)
7h30: xuất phát đi Quảng Bình, theo đường mòn Hồ Chí Minh tới thẳng động Phong Nha
10g30: Tới động Phong Nha, nhận phòng khách sạn, mua vé tham quan động
(Bãi Đá nhảy, biển Nhật Lệ nếu có thời gian sẽ ghé cho biết nhưng hiện chưa có trong lịch trình)
17g30: đi ăn đặc sản bánh xèo gạo lức Quảng Hà
Ngày 03: thứ 4 ngày 28/08/2013: Động Phong Nha – Hà Tĩnh (119km) – Vinh (51,7km) 5g30: Xuất phát từ Động phong nha đi Hà Tĩnh, ăn sáng dọc đường
8g00: Tới Hà Tĩnh, đi thêm 26km về phía Bắc nữa đến chân núi chùa Hương Tích
8g30: Khám phá chùa Hương tích
12g30: ăn trưa, nghỉ ngơi
13g30: Xuất phát đi Vinh (cách Thiên Lộc 32km)
14g15: Tới Vinh, đi tham quan các cụm di tích ở Kim Liên (15km về phía Tây)
Ngày 04: thứ 5 ngày 29/08/2013: Vinh– Vườn quốc gia Cúc Phương (253km)(3h24’) (Khám phá đường mòn Hồ Chí Minh)
5g30: bắt đầu xuất phát đi Vinh, ăn sáng dọc đường, trên đường đi có suối cá thần ở Cẩm Lương
10g00: Bắt đầu tham quan vườn quốc gia Cúc Phương
Ngày 05, 06: thứ 6, 7 ngày 30, 31/08/2013: tham quan Ninh Bình
Tham quan Tam Cốc – Bích Động; Chùa Bái Đính, nhà thờ đá Phát Diệm… (Ninh Bình)
Suối nước nóng Kênh Gà (nổi tiếng)
Ngày 07: chủ nhật ngày 01/09/2013: Ninh Bình – Hà Nội (97km) (1h35’) – Mai Châu (153km) (2h30’)
5g30: bắt đầu xuất phát đi Hà Nội
7g30: Tới Hà Nội, ăn sáng nghỉ ngơi
9g30: xuất phát đi Mai Châu
12g00: Tới Mai Châu, ngủ nhà sàn
Ngày 08: thứ 2 ngày 02/09/2013: Mai Châu – Mộc Châu (64km) – Sơn La (115km)
5g30: bắt đầu xuất phát đi Mộc Châu
7g00: Chơi Mai Châu
Xuất phát đi Sơn La
Ngày 08: thứ 3 ngày 03/09/2013: Sơn La – Mù Cang Chải (138km)
5g30: bắt đầu xuất phát đi Mù Căng Chải
10g00: Tham quan Mù Căng Chải, ăn uống
Ngày 09: thứ 4 ngày 04/09/2013: tham quan Mù Cang Chải
Thác Mơ, Đèo Khau Phạ, Ruộng bậc thang Tú Lệ
(Chiều tắm nước khoáng nóng Tú Lệ, hình như hơi xa nên chắc không đi đc)
Ngày 10,11,12: thứ 5,6,7 ngày 04,5,6/09/2013: Mù Cang Chải – Lào Cai (137km)
Chợ phiên sín chéng - họp vào thứ tư hàng tuần (nếu đi sớm hơn một ngày thì có thể tham gia dc, mọi người xem cân nhắc nhé)
Tham quan Khu du lịch Hàm Rồng, Bãi đá cổ, cổng trời Si Ma Cai, chinh phục PHAN XI PĂNG
Ngày 13: Chủ nhật ngày 07/09/2013: Lào Cai – Hà Giang (227km) (nhớ ăn cháo Ấu Tẩu)
Ngày 14: thứ 2 ngày 09/09/2013: Hà Giang – Quản Bạ (52km) – Đồng Văn (110km) (chợ Phiên Đồng Văn họp vào sáng Chủ nhật cái này cũng hay, mọi người cân nhắc nhé)
Ngày 15: thứ 3 ngày 10/09/2013: Đồng Văn – Lũng Cú (27km) – Đồng Văn
Ngày 16: thứ 4 ngày 11/09/2013: Đồng Văn – Cao Bằng (228km)
Ngày 17: thứ 5 ngày 12/09/2013: tham quan Pắc Pó
Ngày 18: thứ 6 ngày 13/09/2013: tham quan Thác Bản Giốc
Ngày 19: thứ 7 ngày 14/09/2013: Cao Bằng – Bắc Cạn (119km) (hồ ba bể)
Ngày 20: Chủ nhật ngày 15/09/2013: Bắc Cạn – Hà Nội (160km)
Ngày 21: thứ 2 ngày 16/09/2013: Hà Nội – Sài Gòn

Với lộ trình và kế hoạch như vậy, có điểm nào bất cập:
- Mức độ khó khăn do đường xá và phương tiện?
- Thời tiết?
- Các điểm dang lam thắng cảnh cần phải đi?
- Món ăn địa phương cần phải thử?
- Khu vực miền bắc có dễ tìm phòng nghỉ?
- Từ cột cờ Lũng Cú qua Thông Nông đi Cao BẰng có an toàn và dễ đi không?
Nhờ các bạn tư vấn giúp để có một chuyến đi an toàn, trọn vẹn.

Lộ trình di chuyển:



Phương tiện:





Thank you so much.
 
Re: Một chuyến đi xa, Tây Bắc tháng 9

lịch trình của bác chiến quá!!
Bác cho em xin cái map của bác đc ko? link google ấy! Em cũng tính đi nhưng tới cuối năm sau mới có đủ thời gian! Và lịch trình hơi khác 1 chút :D

Cảm ơn bác nhiều trước!
 
Re: Một chuyến đi xa, Tây Bắc tháng 9

Phương tiện của bác rất ngon, nhưng em thấy tốc độ trên đường nhanh quá. Vd: từ Ninh bình tới Hà nội 97km mà bác đi có 1h35ph, thì em bái phục thật. Đường thì đông, tốc độ hạn chế mà bác đi bình quân được 60 thì em dự là hơi khó đấy.
 
Re: Một chuyến đi xa, Tây Bắc tháng 9

Từ Lũng cú cụ quay lại Đồng văn đi Mèo vạc để chinh phục đỉnh Mã pì leng, đây là một cung đường đẹp mê hồn cho những người thích chụp ảnh và chinh phục. Từ Mèo vạc cụ đi sang Bảo lạc về Cao bằng hay thác Bản giốc.
 
Re: Một chuyến đi xa, Tây Bắc tháng 9

Cũng đi 20 ngày từ Đà Nẵng nhưng xem ra bác này sẽ đi nhiều nơi hơn em, thay vì đi Lũng Cú thì em đi A pa chải. Ghen tị với chiếc xe của bác. Hi vọng bác đi về thành công để em hóng hớt kinh nghiệm. Thnks trước :D
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,322
Bài viết
1,175,216
Members
192,046
Latest member
kubetjungleboss
Back
Top