Re: Du lịch Hàn Quốc và những thông tin bổ ích
Ngôi nhà của Quý ngài Nhà Vệ sinh
Nhà vệ sinh ở Hàn Quốc đã trải qua một chặng đường dài đi lên từ những khu nhà xí ngoài trời bẩn thỉu phổ biến cách đây khoảng 60 năm. Tuy nhiên, vẫn không ít người “có nhu cầu” cảm thấy phân vân đứng giữa hai lựa chọn đó.
Những nhà vệ sinh kiểu ngồi xổm (xí bẹt – squat toilet) mặc dù đã được nâng cấp để có thể đạt tiêu chuẩn của thế kỉ 21 nhưng vẫn có vẻ gì đó hơi nguyên thủy đối với du khách nước ngoài. Mà hơn nữa, sử dụng những nhà vệ sinh kiểu này cũng là một thách thức – nhất là đối với chị em phụ nữ, những người vốn thiếu kinh nghiệm “ngắm trúng mục tiêu”.
Tuy vậy, những thiết bị đầy tính tương lai lại được trang bị với những ngăn chứa với rất nhiều chuông và còi giống như một chiếc điều khiển từ xa đầu DVD vậy. Thêm vào đó, tất cả những tính năng ấn tượng, như hệ thống sưởi ấm chỗ ngồi và vòi nước rửa, đều được viết bằng tiếng Hàn khiến cho các vị khách nước ngoài càng thuận tiện hơn trong việc nhấn nhầm nút.
Bất kì ai đã từng bị tấn công bởi một vòi phóng nước từ bồn cầu có thể chứng thực rằng đó là trải nghiệm chẳng lấy gì làm thoải mái cho lắm.
Cuộc cách mạng nhà vệ sinh
Tại các nước đang phát triển, vấn đề làm thế nào để đáp ứng nhu cầu về chất lượng vệ sinh thường được ít quan tâm nhất.
Tuy nhiên, đó lại là mối quan tâm lớn nhất của ông Sim Jae-duck, một nhà chính trị ở Seoul, người đã khởi động một chiến dịch toàn cầu nhằm cải thiện hệ thống thoát nước thải và đưa cuộc cách mạng nhà vệ sinh lên một tầm cao hơn trước.
Ông đã bắt đầu một phong trào mang tính văn hóa trước tiên bằng cách thay đổi tên mình thành Quý ngài Nhà vệ sinh (Mr. Toilet), sau đó thành lập Hiệp hội Nhà vệ sinh Thế giới và xây dựng một bồn cầu vệ sinh khổng lồ lớn đến mức mà ông có thể sống luôn tại đó – và đó thực sự là những gì ông đã làm
Ngôi nhà triệu đô đã thu hút hàng loạt hàng tít lớn trong giới truyền thông trên toàn thế giới khi được hoàn thành vào năm 2007. Khi ông Sim Jae-duck qua đời vào tháng 1 năm 2009, vợ của ông đã quyên tặng nhà vệ sinh đắt giá này cho thành phố Suwon. Cho đến hôm nay, Ngôi nhà của Quý ngài Nhà Vệ sinh đã trở thành một viện bảo tàng mở rộng cửa chào đón khách tham quan ghé thăm.
Chuyện hài hước bên bồn cầu
Nhấn mạnh sự “nghỉ ngơi” cần thiết trong các nhà vệ sinh là một phần trong kế hoạch vĩ mô của Quý ngài Nhà Vệ sinh. Bởi thế, bảo tàng Haewoojae với cái tên mang ý nghĩa “nơi có thể giải quyết những nỗi lo lắng của bạn” đã làm nổi bật một nơi kín đáo mà một số nền văn hóa xem là một điều cấm đoán.
Một trong những nhiều thứ được triển lãm ở đây là một cái gì đó giống như bộ giải mã trong mơ giúp đưa ra những viễn cảnh khác nhau. “Người Hàn Quốc không thích nói về…”, vừa mới bắt đầu, Lee Youn-sook, phát ngôn viên của bảo tàng, đã vội bịt miệng và thì thầm “…về việc đại tiện”.
Tuy nhiên, nếu người Hàn Quốc nằm mơ thấy phân, đó lại là chuyện khác, người phát ngôn của bảo tàng giải thích “Điều đó nghĩa là họ sẽ có nhiều tiền hoặc việc kinh doanh của họ sẽ thành công”.
Một triển lãm nghệ thuật phổ biến tại bảo tàng đã cho trưng bày một bộ sưu tập các biển hiệu thông báo nhà vệ sinh dành cho nam và nữ trên toàn thế giới. Có một số mẫu hình nữ tính hay cơ bắp được thể hiện giống hình ảnh thực hơn nhiều biển hiệu khác.
Phần lớn đều khắc họa hình ảnh nữ giới ngồi còn nam giới thì đứng. Có một bộ đôi biển hiệu từ Mỹ thì lại vẽ hình một bộ bikini và đôi quần lót. Úc và Tây Ban Nha có biển hiệu nhà vệ sinh khá giống nhau với hình một cậu bé và một cô bé có khuôn mặt sợ hãi và chân thì co lại với nhau, cố gắng “giữ lại trong mình”.
Khách ghé thăm bảo tàng sẽ cảm thấy rất khó lưỡng lại trước một chiếc camera màn hình cảm ứng. Một bồn cầu vệ sinh sẽ tự động làm khung hình cho bức ảnh chân dung của bạn khi bạn mỉm cười để chụp ảnh. Nếu mà bức ảnh không làm bạn hài lòng thì chỉ cần nhấn nút xả ở bồn cầu là xong.
Những vấn đề nghiêm túc
Mái nhà của viện bảo tàng được xây theo hình một bồn cầu với một hàng rào những lá cờ của 66 quốc gia thành viên của WTA. Các nhà hoạt động môi trường, các chính trị gia và các chuyên gia vệ sinh đã từng có cơ hội gặp mặt tại Seoul để tham gia buổi lễ thành lập Hiệp hội Vệ sinh Thế giới (WTA) vào năm 2007 với mục tiêu cứu sống sinh mạng con người nhờ việc sử dụng nước sạch.
“Hơn 2.6 tỉ người sống mà không có nhà vệ sinh. Và nhiều người trong số đó sống ở khu vực châu Á và châu Phi”, bà Lee Youn-sook chia sẻ và cũng cho biết thêm rằng đã có khoảng 2 triệu người chết do các bệnh liên quan đến nguồn nước bẩn do hệ thống vệ sinh yếu kém.
Bài thuyết trình gây xúc động nhất chính là chúc thư mà Quý ngài Nhà vệ sinh đã hoàn thành trước khi qua đời. “Trước” là những bức hình về các cơ sở thiếu vệ sinh và “Sau” là những hệ thống vệ sinh hiện đại cùng được treo theo thứ tự trên một bức tường trong bảo tàng. Những dự án làm đẹp này được tài trợ thông qua tổ chức WTA diễn ra tại Mông Cổ, Trung Quốc, Nam Phi, Kenya và Ghana.
Khách tham quan được vào cửa miễn phí, nhưng bạn cũng sẽ có cơ hội được quyên góp một phần tài chính nào đó thông qua tổ chức gây quỹ Be a Toilet Angel (Hãy là một Thiên thần Nhà Vệ sinh). Hành động của bạn sẽ giúp tổ chức tiếp tục những nỗ lực giúp đỡ người dân tại các quốc gia đang cần họ nhất.
Thị trưởng Nhà vệ sinh
Cái tên “Quý ngài Nhà Vệ sinh” cũng không hẳn là một bước nhảy cực lớn của một người đàn ông vốn được mọi người gọi với biệt danh “Gaettongi” trong tiếng Hàn Quốc có nghĩa là “phân chó”. Huyền thoại về ông kể rằng ông được sinh ra trong một nhà xí ngoài trời ở nhà bà mình. Có lẽ đó là lý do tại sao nhà vệ sinh luôn là một phần đặc biệt luôn ở bên trái tim ông.
Hãy đến đây
Trong một chiều thứ Bảy giữa mùa thu, bảo tàng chỉ có một vài khách tham quan, họ ngắm nhìn và mỉm cười khúc khích. Những nhà tổ chức trong bảo tàng thường chào đón những em nhỏ tiểu học ghé qua trong chuyến đi thực tế ngoài trời, nhưng họ cũng luôn chào mừng những vị khách quốc tế. Khi bạn đến thăm, hãy ghé vào bên trong một trong những nhà vệ sinh thanh bình nhất tồn tại trên Trái Đất. Âm nhạc cổ điển reo du dương khi bạn bước vào khu vực trung tâm của bảo tàng. Để tạo không gian riêng tư, mặt kính cửa sổ được phủ sương đục sẽ hiện ra chỉ với một cú nhấn nút trong một căn phòng làm bằng kính. Những chậu cây cực lớn cũng được dùng để trang trí ở đây, tuy nhiên khung cảnh ngắm ra khu vườn ngoài kia mới đúng là một cảnh quan khiến người ta ngừng thở.
Công viên cũng sẽ là nơi triển lãm những hình ảnh của tương lai. Một nhà vệ sinh sẽ được thiết kế giống như một gốc cây. Một nhà vệ sinh khác thì lại sẽ có hình bô tiểu. Và đương nhiên sẽ có một nhà vệ sinh trông giống như một nhà vệ sinh – kiểu xí bệt.
Nguồn ThongTinHanQuoc.com