Về nhà dùng máy tính sửa lại một ít thông tin, mình có thêm một số chi tiết nữa:
- Gambir station có cho thuê locker. Quầy locker nằm ngay giữa mấy quầy fastfood đó.
- Đi từ Gambir Station đến Jalan Jaska chỉ chừng 1km thôi, lưu ý là khúc này đường 1 chiều hơi bị nhìu cho nên tốt nhất là đi bộ sẽ rẻ hơn đi taxi.
- Ở Jalan Jaska mình tìm mãi không ra cái hostel 35 của bác gì giới thiệu, mệt quá luẩn quẩn các nhà gần đó mình đành vào trong Jdody Hotel thuê đại, phòng cũ mèm, giá không AC có WC riêng là 130k Rp/ ngày.
- phố tây ở đâu thì mình không biết, nhưng giá cước taxi rẻ lắm, lại không phụ phí ban đêm. 12h khuya hôm qua mình đi gần 10km mà chưa đến 40k Rp nữa. Ít thời gian cứ dùng taxi cho nhanh, quá rẻ so với vn.
- Nên mua sim Indo để dùng 3G của google map nhé, các tp của Indo đều rộng không tưởng nổi đó, mình chỉ biết trông cậy vào cái map để có gps dẫn đường chứ trên bản đồ nhìn không biết hướng quẹo đâu mà mỗi ngã 3 ngã 4 của tụi nó bùng binh bán kính cả trăm m qua đường sợ lắm. Bus của nó k có tiếng Anh, mình nhảy lên rồi dòm gps, thấy quẹo khác hướng thì nhảy) xuống đi qua giao lộ đón xe khác, đừng mong hỏi đường vì chả mấy người nói tiếng Anh được.
- Indo đang rất nóng, ít mưa nên không cần dù. Nhưng nên mang nón theo, trời nóng và nắng kinh khủng. Không có các vòi nước uống công cộng như Sing đâu nên phải mua nước đóng chai, giá ở siêu thị khoảng 2500 Rp/ chai 600ml.
Bus nhảy lên mỗi lượt 2k còn train là 6k, trừ đi xa như Bogor thì 7k, các tuyến đường dài giá khác nhé, như mình đi Bandung- Jakarta hạng ẽcutive là 70k, Yogja- Bandung là 300k excutive, Surabaya - Yogja ex thì 100k.
- Thức ăn đường phố nhìn bẩn quá và có vẻ để rất lâu nên mình không ăn nổi, khách sạn thì đắt và cái nào tương đối tí về giá lại cũ và bẩn. Nhìn chung mình thấy dịch vụ ở Indo không đáng tiền, trừ taxi thôi he he.
- Mình khen taxi rẻ nhưng không khen taxi tốt nha. Tốt nhất vẫn nên đi Blue Bird dù giá cao hơn mấy thằg khác ( nhảy lên là đồng hồ tính 6000Rp - thằng khác tính 5000 Rp, mỗi 100m tính 300 rp trong khi thằng khác 250rp) nhưng nó đi đúng đường mình yêu cầu. Còn mấy thằng hãng khác hay viện cớ đường 1 chiều này nọ, thậm chí mình dí gps vào mặt nó bảo quẹo nó vẫn không thèm quẹo, tức quá mình bắt nó stop rồi trả tiền đi bộ, vừa tiếc tiền phải đi vòng vèo vô bổ mà vừa tức mình ngu. Đến chừng bay về HCM đi chung với mấy bà dân Indo gốc mấy bà ấy còn bảo người bản xứ phải sợ taxi đi lòng vòng nữa là.
- Đi Indo mình nghĩ chỉ nên đi đến 2 đảo Bali và Lombok gì đó để hưởng thụ dịch vụ. Các bạn đi 2 chỗ này thì mang đồ mát mẻ thoải mái. Chứ đến những thành phố khác thì mình không dám mặc váy ngắn hay áo 2 dây ra đường đó, người dân mặc toàn đồ kín mít, không trùm đầu thì cũng gài cúc áo chemist lên tận cổ ... hic hic ... mình thiếu đồ mặc vì trót mang một số váy ngăn ngắn, cứ tưởng như ở Malay mặc gì cũng chả ai nói, Indo không bị nói nhưng chẳng ai mặc mình cũng không dám manh động, dân lao động tầng lớp thấp ở Indo không được lịch sự lắm, hay chọc gái ngoài đường và ... đông lúc nhúc người bán hàng rong, nói chung mình đi 1 mình là nữ nữa nên không an tâm, thôi thì thủ cho chắc.
- Nơi đáng ghé nhất ở Jakarta thì ngoài cái Monas và Masjid Istiqlal chỉ có Taman Mini Indonesia Indah (TMII) - cách trung tâm chừng 15km. Muốn đi TMII phải lên xe điện mua vé hướng đi Depok giá 6k Rp rồi xuống ngay trạm gần TMII nhất- tên trạm gì mình quên rồi vì lệ thuộc vào gps Google quá rồi, cứ thấy gần nhất là xuống vì có 2 trạm đều gần nó, địa chỉ và hướng của TMII mình cũng search trong map của Google, sau đó bắt taxi đi khoảng 5km nữa ( khoảng 30k Rp) thì đến cổng TMII, nếu mua vé cho taxi vào thì mất 9k Rp, nếu không thì đi bộ vào tà tà, nơi này thực chất là mấy chục cụm bảo tàng và công viên, xin cái info map rồi từ từ đi hoặc lên cáp treo đi ngay đầu cổng í. Một số museum trong TMII phải mua vé, 1 số free, một số đóng cửa ( chắc cuối tuần mở). Sách viết rằng đã ghé TMII rồi thì không còn cần phải đi đâu ở Indo nữa, nó chính là nước Indo thu nhỏ, hihi. Chính vì quyển sách này dụ thế mà mình mất 1 ngày trong TMII, thấy xứng đáng cho công sức cực khổ đi đến đây.
Cái Monas mình thấy mất thời gian xếp hàng mua vé và lội bộ trong khuôn viên rộng thênh thang nắng nóng của nó gần chết. Mất lòng vòng tiếng rưỡi lên đến nơi thì cực thất vọng với đỉnh tháp, nó xây sao mà người cao chưa đến mét 6 như mình đứng nhóng chân vẫn không nhìn thoải mái được cảnh thành phố xa xa qua cái tường rào bảo vệ, thế thì còn ngắm nghía cảnh quan cái gì nữa chứ. Mình hơi ức chế, cộng thêm trời Jakarta cứ mờ mờ sương mù ... túm lại là tiếc thời gian bỏ ra cho cái này.
- Cá nhân mình thì Terminal 3 (hãng AirAsia chuyên trị cái này) rất chán- nhỏ và không có ghế cho khách nghỉ ngơi, nhưng dù sao thì nó cũng to nhất đẹp nhất trong nguyên chùm sân bay của International Airport ở Jakarta, ngủ đêm không có chỗ, khi đã ra khỏi Terminal 3 thì không được quay vào nữa (mình làm xong thủ tục check out là chừng hơn nửa đêm) mà trong đó các quán cafe thức ăn đóng cửa hết, đói rã ruột đành phải ra ngoài có shuttle bus đi qua Terminal 1B, 1C tìm cái ăn. Phải đến 3h sáng thì quầy check in của Terminal 3 mới mở cửa cho vào, ở ngoài thì muỗi bay vo ve thôi rồi ... một lần trải qua mình ngán ngẩm và không hề có ý định bay đêm ở lại sân bay Jakarta nữa đâu. Các sân bay tỉnh khác như Bali, Surabaya ... mình thấy cũng nhỏ xíu, đang hứa hẹn xây dựng to hơn không biết sao chứ thời điểm này đừng mong chờ đợi được thoải mái ở sân bay.
- 2 quán cafe được Lonely Planet recommend là Batavia ( ở khu Kota- Jakarta) và De Daunan ( trong Botanical Garden ở Bogor) gì đó thì ghé cũng được, không chả sao, ăn cũng thường thường mà giá đắt đấy. Những quán kiểu này SG đầy dẫy.
- Yogja thì mình sợ cái con đường Malioboro luôn, xô bồ và bẩn. Người ngựa chen chúc. Ai thích cái kiểu hội chợ tắm sauna hơi người thì sẽ thích Malioboro, còn không thì sẽ có cảm giác như mình. Nhưng Yogja có mấy cái đền Prambanan và Borobodur nên đi, dù ai đi Angkor Wat rồi sẽ không thấy nó hoành tráng bằng.
- Cuối cùng, ấn tượng của mình đối với Indo là ... mệt mỏi với cái sự đông dân của họ. Đông đến mức thấy ngốt kinh khủng, cảm giác mọi người tầng lớp lao động rất khổ sở kiếm sống, hàng rong đông đừng hỏi. Đến thức ăn cũng toàn tinh bột, tinh bột rán, tinh bột chiên, tinh bột xào ... thậm chí bún khô xào cũng coi là thức ăn để chiêu cơm, bánh phồng tôm cũng ăn thay thức ăn để ăn với cơm ... thà ở VN đôi khi vẫn có thịt mà ăn (dù biết thịt bơm thuốc, thịt bẩn ...) hic hic, dân nghèo, dân đông thì ở đâu cũng khổ như nhau.