Bali có gì?
1. Biển
Trước khi đến đây, điều đầu tiên mình nghĩ mỗi khi nhắc tới Bali là biển. Biển Bali có đẹp không nhỉ? Bãi biển dài, nước xanh biêng biếc; nhưng bãi dốc, cát không sáng và sóng vỗ bờ rầm rập, tung bọt trắng xóa. Biển thế này nên chẳng có ai bơi, cũng chẳng có ai lội nghịch nước, chỉ có các gái mặc bikini nằm dài tắm nắng và các giai ôm ván đi lướt sóng. Sầu một nỗi, các giai có thể nhảy múa, nhào lộn trên sóng như cá thì toàn là dân địa phương, nhỏ thó, đen sì như cục than. Còn các giai cao to, mắt sâu, da đỏ như tôm luộc, ngực vạm vỡ, bụng 6 múi thì toàn amateur. Đội nắng đứng rình mãi mà chỉ thấy các ảnh ôm ván nằm chờ sóng, sóng đến thì lại đu ván thay phao, dạt vào bờ như cá chết trôi. Buồn không để đâu cho hết.
Để ngắm được bình minh, hoàng hôn trên biển ở cái xứ đảo này cũng muôn phần gian truân. Ngày nào cũng phải mướt mải chạy xe cả tiếng đồng hồ để đến được chỗ đẹp, rình cái sự thức sự ngủ của anh mặt giời. Vậy mà, không có lần nào niềm vui được trọn vẹn. Mặt trời cứ gần tròn thì mây ở đâu lại lũ lượt kéo đến, xoắn xuýt với anh giời, làm tan nát cõi lòng của bao nhiêu ống kính máy ảnh.
Túm lại, với cá nhân mình thì về phần biển, Bali xách dép cho Boracay. Boracay có biển xanh ngắt trong veo, có cát trắng mịn như đường tinh luyện, có cá từng đàn tung tăng bơi lội rỉa chân du khách. Boracay có hàng dừa tăm tắp ven biển, có dàn thuyền buồm xanh trắng đậu san sát, có dãy nhà hàng quán xá đông vui, nhộn nhịp. Boracay có bình minh rực rỡ, có hoàng hôn ma mị mê hoặc mà chỉ cần chạy bộ 5 phút là có thể chiêm ngưỡng được. Haizzz, lại thèm trở lại Boracay quá!
2. Đền đài và lễ nghi tôn giáo
Các nghi lễ tôn giáo có tầm quan trọng tối cao ở Bali này (một đảo, đừng quên, với bảy núi lửa không dự đoán được trên đó - các bạn có thể cầu nguyện nữa). Người ta ước tính là một phụ nữ Bali điển hình dành một phần ba thời gian thức của mình để hoặc chuẩn bị cho nghil ễ, tham gia vào một nghi lễ hoặc dọn dẹp sau nghi lễ. Cuộc sống ở đây là một chu kỳ liên miên những cúng dường và nghi thức. Ta phải thực hiện tất cả chúng, theo thứ tự chính xác và với tâm ý đúng đắn, nếu không toàn thể vũ trụ sẽ mất cân bằng. Margaret Mead đã viết về "sự bận rộn không thể tin được" của người Bali, và điều đó đúng - hiếm khi có một giây phút an nhàn trong một khu nhà Bali. Ở đây có các nghi lễ phải được thực hiện năm lần một ngày và những nghi lễ khác phải được thực hiện mỗi ngày một lần, mỗi tuần một lần, mỗi tháng một lần, mỗi năm một lần, mỗi mười năm một lần, mỗi trăm năm một lần, mỗi một ngày năm một lần. Tất cả những ngày tháng và nghi thức này được các thầy tu và những bậc chân tu sắp xếp với sự tham khảo một hệ thống phức tạp với ba loại lịch riêng biệt.
Ở chỗ khác có thể ‘một mét vuông có chín thằng ăn cắp’, chứ ở cái đất Bali này, một mét vuông có khi có đến mười cái đền. Người ta thống kê, ở Bali có đến 20.000 ngôi đền lớn nhỏ, mỗi làng mạc đều có ít nhất 3 ngôi đền. Đi đến đâu cũng thấy bóng dáng đền đài, và bất cứ thời điểm nào trong ngày cũng dễ dàng bắt gặp người dân xì xụp hương khói, khấn vái. Đến cả ở sân bay, cái đập vào mắt đầu tiên cũng là “Pray Room”. Chưa cần làm thủ tục vội, bước xuống máy bay là rửa tay chân, vào phòng quỳ mọp, lầm rầm cái đã. Đối với một đứa không tín ngưỡng như mình, đấy thực sự là cái gì đó mê muội thái quá, vô bổ, tốn thời gian, công sức và tiền bạc. Nhưng đó là tự do tôn giáo, tín ngưỡng của người ta, mình rất tôn trọng!
3. Ubud
Ubud nằm ở trung tâm Bali, trên núi, được bao quanh bởi ruộng bậc thang và vô số những ngôi đền Hindu, với những dòng sông đi tắt qua những hẻm núi sâu của rừng rậm và núi lửa hiện rõ ở chân trời. Từ lâu Ubud được xem là trung tâm văn hóa của đảo, là nơi hội họa, múa, chạm khắc Bali truyền thống và những nghi lễ tôn giáo phát triển mạnh. Ubud không gần bờ biển nào cả, nên những du khách đến Ubud là một đám đông chọn lọc và khá ưu tú; họ thích xem một nghi lễ đền cổ hơn là ngồi uống pina colada trên bãi cát. Có lẽ đây là một nơi đáng yêu để sống một thời gian.
Bali là một đảo Hindu nhỏ nằm giữa quần đảo Indonesia dài hai ngàn dặm, cái nôi của một dân tộc Hồi giáo đông dân nhất trên thế giới. bali do vậy là một thứ kỳ lạ và lạ thường; thậm chí lẽ ra nó đã không tồn tại, vậy mà nó tồn tại. Đạo Ấn của đảo được du nhập từ Ấn Độ bằng con đường Java. Những nhà buôn Ấn đã mang tôn giáo này về phía Đông vào thế kỷ thứ tư. Những vị vua Java đã thành lập một triều đại Hindu hùng mạnh mà rất ít thứ của nó còn lại đến ngày hôm nay trừ những tàn tích đền đài ấn tượng ở Borobudur. Vào thế kỷ mười sáu, một cuộc đảo chính dữ dội của lực lượng Hồi giáo đã tràn qua khắp vùng và hoàng tộc Hindu thờ Shiva đã trốn khỏi Java, chạy tới Bali, làm thành những đoàn người trong cái về sau sẽ được nhớ đến như là cuộc Di cư Majapahit. Những người Java đẳng cấp cao, tầng lớp trên chỉ đem theo đến Bali hoàng tộc, những thợ thủ công và thầy tu - vì vậy nên không phải là phóng đại tùy tiện khi người ta nói tất cả mọi người ở Bali đều là con cháu của hoặc một ông vua hoặc một thầy tu hoặc một nghệ sĩ, và rằng vì vậy mà người Bali có sự kiêu hãnh và tài hoa đến thế.
Mình thực sự muốn nhấn mạnh một lần nữa “Balicó Ubud”. Ubud là thị trấn nhỏ xinh đẹp và yên bình. Nơi ấy ngập tràn màu xanh của cây cối, đồng ruộng; màu đỏ, màu vàng, màu tím của hoa cỏ; màu rêu phong của những mái nhà, cánh cổng. Nơi ấy ngoài cái vẻ bình dị như bao làng quê khác còn có cái tài hoa đặc trưng. Mỗi người dân là một nghệ sĩ, mỗi căn nhà là một xưởng nghệ thuật - tinh tế đến từng chi tiết. Bọn mình đã thực sự cảm thấy thư thái và nhẹ nhõm khi lang thang theo những con ngõ nhỏ của Ubud, thực sự cảm thấy trầm trồ, mê mẩn khi lướt qua những cửa hàng vải, cửa hàng chạm khắc gỗ, hàng chế tác bạc, hàng gương kính, hàng thủy tinh… Bất kỳ chất liệu nào vào tay người Ubud, họ sẽ sáng tạo chúng thành những tác phẩm nghệ thuật tinh xảo tuyệt vời. Nếu có dịp trở lại Bali, mình nhất đinh sẽ dành nhiều thời gian hơn nữa ở Ubud. Còn bạn, hãy thử một lần đến và cảm nhận nơi này, chắc chắn bạn sẽ thấy rằng bấy nhiêu lời khen đó mình dành cho Ubud là chưa đủ.
4. …
“When you are walking down the road in Bali and your pass a stranger, the very first question he or she will ask you is, "Where are you going?" The second questionis, "Where are you coming from?" To a Westerner, this can seem like arather invasive inquiry from a perfect stranger, but they're just trying to getan orientation on you, trying to insert you into the grid for the purposes ofsecurity and comfort. If you tell them that you don't know where you're going,or that you're just wandering about randomly, you might instigate a bit ofdistress in the heart of your new Balinese friend. It's far better to pick somekind of specific direction -- anywhere -- just so everybody feels better.
The third question a Balinese will almost certainly ask you is, "Are youmarried?" Again, it's a positioning and orienting inquiry. It's necessaryfor them to know this, to make sure that you are completely in order in yourlife. They really want you to say yes. it's such a relief to them when you sayyes. If you're single, it's better not to say so directly. And I reallyrecommend that you not mention your divorce at all, if you happen to have hadone. It just makes the Balinese so worried. The only thing your solitude provesto them is your perilous dislocation from the grid. If you are a single womantraveling through Bali and somebody asks you,"Are you married?" the best possible answer is: "Not yet."This is a polite way of saying, "No," while indicating youroptimistic intentions to get that taken care of just as soon as you can.
Even if you are eighty years old, or a lesbian, or a strident feminist, or anun, or an eighty-year-old strident feminist lesbian nun who has never beenmarried and never intends to get married, the politest possible answer isstill: "Not yet.”
Ở Bali, có một thứ văn hóa rất đặc trưng nữa, nhưng có lẽ ít người biết. Nếu bạn đến Bali cùng chồng, người yêu, hoặc đi tour đông người thì bạn chắc sẽ không có cơ hội để trải nghiệm cái văn hóa này đâu: Văn hóa tán tỉnh. Lúc trước, đọc Ăn, Cầu nguyện, Yêu thì đã thấm nhuần đc 3 câu hỏi thông thường của người Bali: Đi đâu? Từ đâu đến? Lấy chồng chưa? và đã học thuộc sẵn câu trả lời. Nhưng trải nghiệm cho thấy ba câu nói đã được modify như sau: Where are you from? You are so beautiful/ so sexy. Go to the bar/ night club with me tonight! Từ bạn dạy lướt sóng trên bãi biển, đến bạn bồi bàn trong quán ăn ở Jimbaran; từ bạn du khách Nhật gặp ở chỗ rửa tay trước cửa toilet đến bạn du khách Úc tình cờ gặp trước cửa khách sạn đều theo form mẫu đó. (Phải mở ngoặc bạn này một tí, bạn đã ở Bali 2 tuần và lần này là lần 21 bạn đến đây. Bạn chắc cũng phải over 60 rồi, thế mà vẫn tự hào vỗ ngực bồm bộp: I’m a single man và rủ đi bar). Thế mới hiểu tại sao người ta lại đúc kết là “Everyone has a little love affair in Bali”
(Những đoạn in nghiêng mình trích trong cuốn Ăn, Cầu nguyện, Yêu của Elizabeth Gilbert)