Burma nơi Đạo Phật đi qua...
Cuối cùng sau bao lần được nghe kể về miền đất Miến điện, bao lần dự định bị hoãn bởi bão, bạo động, công việc, mình đã đặt chân tới miền đất xa này.
2 Tuần khởi hành từ
Hanoi-Bkk <overnight>-Rangoon<ON>-Bagan <2nights>-Mandalay<2nights visit Amapura,Inwa, Sagaing,Mingun>-Inle Lake<2 nights visit lake, Kakku>-Kalaw<2nights visit Pindaya>return.
Bao nhiêu kỷ niệm, bao nhiêu nụ cười và gian khổ...adventure!
Xin visa tại Đsq Myanmar rất nhanh, không gặp phiền phức gì, có lẽ họ nhìn vào hộ chiếu thấy mấy cái visa Cam-Lao-Thai, mặt khác mình nói là làm cho công ty du lịch họ đã khoái rồi. Nộp ngay 20 usd, đúng 3 ngày sau lấy visa lên đường.
Tháng 5 mùa con ong đi lấy mật...trời nóng kinh khủng luôn. Đặt được vé của Việtnam airlines mùa khuyến mại 100 USD HN-BBk-Hn, sau đó ra văn phòng của Airasia tại bờ hồ gươm đặt tiếp vé bkk-Rg-Bkk mất gần 90 usd nữa, nếu đặt được sớm hơn thì còn rẻ nữa, nhưng mình vốn hay quyết định ngẫu hứng, lại chẳng chuẩn bị kỹ mấy cái thứ vé này lắm. Mặt khác cũng chẳng đặt được qua mạng mr Airasia này, mạng lúc nào cũng thấy ê-rơ
am
Chuyến bay từ Bkk đi Rg khởi hành sớm lắm, gần 8h sáng, vì thế phải đặt một khách sạn gần sân bay cho tiện. Mình đặt cái thằng ks Convenient Lodge chỉ mất có 9 phút xe miễn phí của khách sạn. Nhưng giá thì hơi cao gần 6k, nhưng tính ra cũng không đắt lắm, vì nếu đặt ở xa thì lại mất tiền taxi, phải dậy sớm cũng quá tội.
Sân bay Bkk mới có cái tên dài khó nhớ Suvarnabhumi thật hoành tráng, mấy tay kiểm soát thị thực mặt lạnh như tiền, đeo khẩu trang kín mít vì đang có dịch cúm, họ cũng không thể cười nổi vì hàng ngày có hàng vạn vạn khách du lịch đi qua, hơi đâu mà cười được, nếu bắt họ cười thì chỉ có cách là đeo cho họ cái mặt nạ anh tễu há toác miệng. Nhìn sân bay của họ thấy buồn cho chất lượng sân bay của Việt nam...
Sau một h bay lượn với Airasia không có ăn sáng, hay nước uống gì, họ bán hàng trên máy bay kiểu như trên tàu thống nhất của Việt nam, nhưng ta cũng chẳng cần phải ăn uống gì cả. Tới Rangun phải vặn đồng hồ lại 30 phút...
Sân bay mới của Rangun nhìn còn hơn sân bay Nội bài của Vn, gỗ được sử dụng nhiều...
"Minh-la-ba" đó là câu chào của người Miến điện,
Chắc chắn là việc đầu tiên, có nghĩa là tiền đâu, ra khỏi sân bay là có ngay rất nhiều người đổi tiền. Chú ý nhé các bạn tiền bên đó gọi là kyat đọc là chát 1 usd ăn khoảng 1 ngàn 060 chát, tại sân bay bạn không đổi được giá này đâu, nếu muốn đổi được bạn hãy đi vào trung tâm, lượn bộ quanh mấy khúc phố, ngay lập tức xuất hiện một anh chàng mặc longy, váy, nước da đen kiểu gốc Ấn gạ change money, lúc đó bạn có thể đổi được hàng xếp chát.
Nếu chưa đặt trước khách sạn bạn có thể để ý thấy ai mang biển ks ra đón khách, bạn có thể hỏi họ giá cả và đi xe pick up về tới khách sạn. Tốt nhất là đặt trước qua email.
tới nơi này bạn sẽ bị shock ngay về mặt ngôn ngữ, tất cả các biển chỉ đường hay các phương tiện giao thông đều viết bằng chữ pali, cái thứ chữ của đạo phật loằng ngoằng như giá đỗ, như đinh ốc vít lộn xộn này có mà bótoanthan.wikipedia
Vì thế bạn phải có một ít tiếng Anh để giao tiếp, còn nếu không thì phải thể hiện tốt bằng bách chi, ngôn ngữ cơ thể.
=))
Motherland 2 là một lựa chọn cho đêm đầu tiên ở Rangun. Cái khách sạn dành cho turisti ba lô này có giá khoảng từ 5-10 USD tùy theo loại phòng. Nhân viên phục vụ cũng khá vui tính, đặc biệt có một cô-chàng giọng nói oang oang có vẻ không thích giúp đỡ lắm, nhìn chung được 7 điểm. Bữa sáng có bánh mỳ hơi cũ, chuối, nước cam chai <không nên uống nếu bụng không tốt>, và tất nhiên là eggs. Internet và điện thoại ở đây khá đắt, nếu biết chỗ có thể tìm được cửa hàng chát chít giá khoảng 500-1000 chát/1 h tùy theo điện máy nổ hay điện lưới, ở đây phổ biến là điện máy nổ, tất cả thành phố là một nhà máy sản xuất và sửa chữa máy nổ. Những góc phố ám khói, những căn nhà, những hàng cây, và cả những con người cũng ám khói. Trời nóng khủng khiếp, cộng thêm không khí ngột ngạt vì ô nhiễm, rác, khói, tất cả tạo thành rangun một bộ mặt xám đen với hàm răng trắng.
Rangun làm ta liên tưởng tới một vương quốc của những loài kiến. Cái vương quốc này tồn tại với những dòng chảy của người, các loại xe cộ, trừ xe máy. Trung tâm thành phố, những con đường không còn khoảng trống, đâu cũng có hoạt động thương mại, có thể nói hoạt động tràn ngập cả không gian nơi đây đến nỗi bạn sẽ cảm thấy khó thở nếu đứng lâu tại một chỗ nào đó, bạn phải dịch chuyển để tìm một khoảng trống nơi đó có thể hít được ôxi.
Rangun không có một bề dày lịch sử như Hà nội, có lẽ nó làm ta liên tưởng tới Sài gòn của Việtnam, Rangun cũng là thành phố trẻ
Xem qua lịch sử :"Yangon was founded as Dagon in the 6th century AD by the Mon, who dominated Lower Burma at that time. Dagon was a small fishing village centered about the Shwedagon Pagoda. In 1755, King Alaungpaya conquered Dagon, renamed it "Yangon", and added settlements around Dagon. The British captured Yangon during the First Anglo-Burmese War (1824–26) but returned it to Burmese administration after the war. The city was destroyed by a fire in 1841""
Như vậy thành phố này cũng nằm bên một dòng sông đổ ra cửa biển, dòng sông Bago, chính vì vậy nó là cửa ngõ của sự giao thoa về kinh tế, văn hóa. Rangun có nhiều cộng đồng sinh sống, người Miến,người Hoa, người Ấn...một "melting pot" "nồi hầm nhừ" của Miến điện. Nếu đất nước này không bị chiến tranh tàn phá, không bị cấm vận, và chính phủ không độc tài thì Rangun sẽ phát triển như Bankok của Thái lan, như Sài gòn của Việt nam. Dòng sông Bago là cội nguồn của sự sống, là cánh cửa cho thành phố này.
Buổi chiều đó ngồi bâng khuâng tại Shwedagon Paya, dưới bóng mát của tòa chuông lớn, linh khí của Trời đất, suy ngẫm về cuộc sống. Bên cạnh, một người đàn ông Miến điện đang vô tư ngủ, thì ra chùa, cửa phật là nơi con người có thể chút bỏ được nỗi buồn thế thái, lánh xa cuộc sống xô bồ đầy những lo toan. Ở đây dưới cái uy nghiêm của đạo pháp, người ta có thể quay lại bản chất thật của con người.