@ ego1210
Gọn nhất là gửi đồ ở ga nhưng phiền cái là phải quay lại chỗ cũ lấy đồ.
Còn nếu xách theo valy kéo thì bạn chỉ nên lôi 1 cái valy thôi, kích thước vừa phải là được (đừng đeo, quàng thêm bất cứ túi giỏ gì lên người, nhìn rất ...hớt ha hớt hải, ha ha ha). Thật ra mình thấy trên tàu điện (tàu thường dùng để đi làm) nhiều người Nhật vẫn lôi theo valy, có cái to oạch, hoặc có người bê cả cây đàn bự bự (có hộp), hoặc mấy em học sinh vác cả cây cung (cung Nhật dài hơn 1 thước) lên tàu mà. Quan trọng là thái độ họ giữ ý, đứng khép nép, gọn gàng và "ép" cái hành lý đó theo sát người tránh quơ quào đụng rồi làm phiền người khác thôi. Nếu bạn chỉ 1 valy/người thì không sao, nhưng lại là vấn đề ...sức khỏe của bạn có tha nó theo nổi không thôi.
Trong ga hay từ đường tàu di chuyển ra ngoài cổng soát vé thì tùy ga lớn nhỏ, nhưng đa phần có đủ thang bộ, thang cuốn và thang máy. Ở mỗi đường tàu sẽ có bản sơ đồ đường tàu ghi chỗ nào có thang bộ, thang cuốn, thang máy bạn nhìn và đi theo là được. Tuy nhiên mình thấy những người khỏe mạnh kéo valy thường đi thang cuốn chứ không đi thang máy. Thang máy chỉ để các cụ già, người ngồi xe lăn hoặc các bà mẹ đẩy xe nôi em bé dùng thôi, theo mình quan sát là vậy. Mà thang máy ở ga hơi hơi hay
là có 2 cửa : vào 1 cửa ra cửa đối diện. Nói tới đây cái muốn 888 chút. Thang máy 2 cửa là để những người ngồi xe lăn không phải ...lăn thụt lùi khi đến nơi
, bởi vậy mới thấy người ta thật là chu đáo luôn đặt mình vào vị trí người khác để thiết kế sao cho tiện lợi. Cũng như trên nãy bạn Eizan có nói khu nhà của bạn ý lót gạch có khía khiến bạn ý kéo tê cả tay. Mình đoán không phải nguyên cái vỉa hè toàn khía mà chỉ 1 bên mép lề đường thôi phải không bạn ? Cái khía đó dùng cho người khiếm thị, có dấu hiệu hết để khi họ dùng gậy dò đường sẽ biết chố nào đi thẳng tiếp được, chỗ nào sắp đến điểm giao nhau giữa các đường. Ở các nút giao thông đèn xanh đèn đỏ thì đèn xanh bật lên sẽ phát ra tiếng tít tít tít liên tục tới khi đỏ lại mới ngưng. Người khiếm thị dọ đường tới chỗ có dấu hiệu giao lộ mà nghe tít tít tít thì cứ băng qua, còn không nghe tít tít thì đứng lại chờ khi nào tít tít mới đi. Ở Nhật người tàn tật vẫn có thể sinh hoạt đi đứng tự 1 mình được, không cần trợ giúp nhiều của người khác là vậy.
Haida, lo 88 nên lạc đề rồi. Thôi túm lại bạn cứ cân nhắc gửi đồ hay lôi theo (gọn gàng) nhé. À có đeo ba lô sau lưng thì khi bước lên tàu phải hạ xuống chân nhé.