Về nhà dân thì em không đi được nhiều, có mấy kiểu khá đặc trưng như nhà thị dân, nhà của lái buôn, nhà nông dân vùng núi, nhà nông dân vùng đồng bằng, nhà samurai, cung điện của daimyo v.v. Nếu bác muốn tìm hiểu về nhà ở dân gian thì ở Kyoto có một công viên (hình như ở Ninjo-jo, cũng có thể không chính xác) có một khu dựng lại các mẫu nhà dân gian. Ở Edo gần Tokyo cũng có một khu công viên như vậy nhưng quy mô hơn.
Nhìn chung nhà dân truyền thống ở Nhật tường trát đất khung tre (sẽ là mẫu cho dạng tường trát thạch cao chống cháy của các lâu đài), hệ khung gỗ chịu lực, các cây gỗ để nguyên hình dạng uống éo chứ không chọn cây thẳng tắp và bào tròn đều như ở đình chùa. Mái độ dốc lớn để trôi tuyết đọng cho nhanh, mái cao và có các thanh giằng gỗ nẹp dọc nằm trên phần tấm lợp bằng rơm rạ hay vỏ cây (để chống gió tốc, đôi khi họ còn đặt thêm các tảng đá lớn trên mái cho việc này). Chính hệ mái này làm ý tưởng cho các đền thờ Shinto.
Trình em còi, không dám viết thêm nữa. Sách về món này thì nhiều, cũng không dám đọc nhiều.
Nhìn chung nhà dân truyền thống ở Nhật tường trát đất khung tre (sẽ là mẫu cho dạng tường trát thạch cao chống cháy của các lâu đài), hệ khung gỗ chịu lực, các cây gỗ để nguyên hình dạng uống éo chứ không chọn cây thẳng tắp và bào tròn đều như ở đình chùa. Mái độ dốc lớn để trôi tuyết đọng cho nhanh, mái cao và có các thanh giằng gỗ nẹp dọc nằm trên phần tấm lợp bằng rơm rạ hay vỏ cây (để chống gió tốc, đôi khi họ còn đặt thêm các tảng đá lớn trên mái cho việc này). Chính hệ mái này làm ý tưởng cho các đền thờ Shinto.
Trình em còi, không dám viết thêm nữa. Sách về món này thì nhiều, cũng không dám đọc nhiều.