Em xin thông tin cho các bác một chút về Subic nhá.
Vào thập niên 80 và đầu 90 thì Cái tên Subic hay được nhắc đến thường xuyên trên báo đài vì những cuộc thương lượng căn thẳng giữa chính phủ 2 nước Hoa Kỳ và Phi về việc tiếp tục duy trì căn cứ quân sự Subic hay kg cũng như đấy còn là nơi đón nhận dòng người thuyền nhân tị nạn Đông Dương từ Việt Nam, Lào và Campuchia trước khi được nước thứ ba chấp nhận cho định cư.
Nằm cách thủ đô Manila 110km về hướng Bắc, có những dãy núi bao quanh và là cảng tự nhiên nước sâu đã tạo nên 1 vị trí chiến lược hết sức quan trọng cho Vịnh Subic, hơn nữa với vị trí quá thuận lợi ở biển Đông và ra Thái Bình Dương cũng gần, cảng tự nhiên nước sâu Subic đã lần lượt vào tay của Tây Ban Nha, rồi đến Anh Quốc, rồi quân đội Nhật trong thời gian ngắn trước khi rơi vào tay Hoa Kỳ trải qua từ các cuộc chiến tranh thế giới thứ I, rồi thứ 2, đến chiến tranh Việt Nam và sau cùng là chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991.
1979 đánh dấu sự thay đổi lớn khi mà chính phủ Philippine đòi hỏi chủ quyền trên cả vùng vịnh rộng 24,000 hecta nhưng Hoa Kỳ chỉ đồng ý giảm xuống 6,300 hecta. Tuy nhiên, vào ngày 15 tháng 6, năm 1991, khi tro của ngọn núi lửa Pinatubo gần đó bốc lên cao 16km và phủ kín khu vực vùng Vịnh đã vô tình phá hỏng toàn bộ các cơ sỡ vật chất nơi đây cũng như căn cứ không quân Clark gần đó. Cùng lúc đó Thượng viện Phi đã áp lực cho Quốc hội và tổng thống Corazon Aquino chấm dứt hiệp ước 1947 với Hoa Kỳ. Sau nhiều tháng trời tranh luận và bàn cãi thì cuối cùng ngày 16 tháng 9 năm 1991 đã chứng kiến lể hạ quốc kỳ của quân đội Mỹ trên Vịnh và chấm dứt sự tồn tại 9 thập kỷ của quân đội Hoa Kỳ trên đất Phi.
Đường Đến Vịnh Subic
Từ thủ đô Manila, đón xe Jeepney đến trạm xem bus Victory Liner (Quận Pasay), mua vé xe đến tỉnh Olongapo, vé mỗi khách là 225 peso (tương đương hơn 100 ngàn đồng Việt Nam) xe chạy mất trên 2 giờ. Từ trạm xe bus Victory Liner ( tỉnh Olongapo), đón xe Jeepney màu xanh phía sau trạm xe với giá mỗi người từ 8 đến 12 peso là vào thành phố Subic. Nhìn chung hạ tầng giao thông của Philippine khá tốt, đi đường ít gặp CSGT, và dĩ nhiên không có cảnh tài xế ra hiệu nhau là có hay không có CSGT như các bác tài nhà ta.
Trong Thành phố Subic:
Có thể thuê xe Honda, hoặc xe 3 bánh thì 1 ngày là hết cái vịnh. Sau khi được trao trả cho Philippine thì chính quyền nước này đã biến khu này thành 1 hải cảng tự do, phục vụ bốc dở hàng hóa, đóng tàu và các dịch vụ quân cảng cho tàu bè. Ngoài ra, nó như 1 thành phố nhỏ với hơn 3 ngàn dân, có trường học, ngân hàng, siêu thị,…..
Đường vào Subic Bay Freeport
[/IMG]
Hầu hết bảng tên đường trong khu vực Vịnh đều có kèm theo tiếng Hàn Quốc để phục vụ cư dân người Hàn, vốn là nhân viên và gia đình của những người làm việc trong ngành đóng tàu biển.
Ngoài các bến cảng, đường bay quân sự giờ trở thành bãi đáp trực thang, máy bay chiến đấu, máy bay thương mại. Trong Vịnh còn có các khu tham quan giải trí như sân khấu biểu diễu thú (Ocean Adventure), công viên thú (Zoobic Safari), trung tâm hướng dẫn những kỹ năng sinh tồn trong rừng ( ngày xưa là trung tâm đào tạo đặc công của lính Mỹ),..
Sân bay Subic trong một chiều mưa gió
Sau khi thăm thú xong vịnh Subic, đối với người Việt Nam chúng ta thì không thể bỏ qua Khu công nghệ Bataan (Battan Technology park). Dù mang cái tên nghe có vẽ công nghệ Hi Tech, nhưng đấy hiện giờ vẫn là khu đất trống là nơi lưu dấu bao kỹ niệm của đồng bào thuyền nhân Việt Nam chúng ta vào thập niên 1980 và những năm đầu 1990. Đấy là một trong những trại tị nạn dành cho những cư dân Đông Dương mà trong đó dân Việt Nam là đa số sau khi vượt hàng ngàn cây số trên đại dương cập bến vào Bataan và cùng với một số thì sau khi đã được sang lọc từ những trại khác chuyển qua trước khi đi định cư ở nước thứ ba. Tên đầy đủ của trại là Trung Tâm xử lý thủ tục người tị nạn Đông Dương tại Philippine (Philippine Refugee Processing Center – mà dân tị nạn hay gọi tắt là trại PRPC). Cùng với trại khác ở đảo Palawan thì cả 2 trại này còn lưu nhiều vết tích một thời là điểm đau nhói trong lịch sử Việt Nam hiện đại mà ít được nhắc tới.
[/IMG]
Nằm cách vịnh Subic gần 15km ở thành phố Morong thuộc tỉnh Bataan, Trung tâm PRPC nằm trên 1 ngọn đồi, có rừng bao quanh và 1 con suối chạy ngang qua. Phong cảnh y chang vùng Tây Bắc và Đông Bắc Việt Nam,. Trại được thành lập do nguồn ngân sách của chính phủ Hoa Kỳ để tiếp nhận người tị nạn Đông Dương mà phần lớn là thuyền nhân từ VN, Lào và CPC vốn dĩ là nạn nhân của cuộc chiến tranh Việt Nam do Hoa Kỳ khởi xướng. Với chiều dài hơn 3km và chiều ngang gần 1km, trại bao gồm những ngôi nhà dành cho người tị nạn, trường học, bệnh viện, thư viện, nhà hàng, trung tâm thể thao, chợ búa, và cả nhà giam dành cho những người vi phạm nội qui trại với tên gọi là nhà Khỉ (Money house),…..
Sau khi dòng người tị nạn giảm hẵn thì trại bị người dân sống xung quanh vào hôi cửa và đã bị bỏ hoang 1 thời gian trước khi được chính quyền địa phương biến thành khu công nghệ cao Bataan. Sự hoang tàng của khu này cũng 1 phần do không ai muốn duy trì cái phế tích của nước khác trên đất nước Phi.
Chỉ riêng khu vực từng là nơi làm việc và khu vực văn phòng quản lý trại tị nạn trước đây thì khá tươm tất. Tại đây người ta dựng lên 1 bảo tàng lưu giữ những hình ảnh và con số thống kê về trại. 1 chiếc thuyền chở người tị nạn trước đây cũng được trưng bày.
[/IMG]
[/IMG]